Xu Hướng 6/2023 # 13 Loại Nước Uống Giải Độc Gan Mà Bạn Có Thể Dễ Dàng Tự Làm Ngay Tại Nhà # Top 11 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 13 Loại Nước Uống Giải Độc Gan Mà Bạn Có Thể Dễ Dàng Tự Làm Ngay Tại Nhà # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 13 Loại Nước Uống Giải Độc Gan Mà Bạn Có Thể Dễ Dàng Tự Làm Ngay Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các loại nước uống giải độc gan luôn là phương pháp thanh lọc gan hiệu quả, giúp gan khỏe mạnh. Vậy phải uống gì để giải độc gan và chế biến chúng như thế nào để giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất?

1. Nước đậu xanh 

Từ lâu đậu xanh đã được biết đến là một loại thực phẩm có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Sách Nam Dược thần liệu của Danh y Tuệ Tĩnh đã viết: “Đậu xanh là thực phẩm không có độc, có tính hàn, giúp thanh nhiệt, làm sạch nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt. Đậu xanh có vị ngọt, thanh, dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn hàng ngày. Tác dụng thanh nhiên của đậu xanh chủ yếu ở phần vỏ. Vì vậy khi chế biến đậu xanh, bạn không nên loại bỏ lớp vỏ của chúng.

Nguyên liệu chế biến nước đậu xanh: 

– 1-2 cân đậu xanh

Cách chế biến nước đậu xanh:

– Bước 1: Nhặt sạch các hạt đậu xanh bị hỏng và lép. Rửa đậu xanh thật sạch với nước, chú ý không đãi vỏ đậu xanh.

– Bước 2: Đun nóng chảo đáy dày, cho đậu xanh vào chảo rang thơm, đun ở lửa nhỏ vừa cho đến khi hạt đậu xanh có mùi thơm.

– Bước 3: Sau khi rang thơm đậu xanh, cho 1,5 – 2 lít nước vào, thêm đường và muối cho vừa miệng.

– Bước 4: Đậy kín nắp vung, đun lửa to cho sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước đậu xanh rang nguội là có thể dùng được.

2. Nước Bồ Công Anh

Trà Bồ Công Anh được biết đến với rất nhiều công dụng như: chữa chứng chán ăn, dạ dày khó chịu, đầy hơi, đau nhức cơ bắp, xương khớp, sỏi mật và chàm. Ngoài ra, trà bồ công anh còn có tác dụng rất tốt trong việc mát gan giải độc.

Nguyên liệu chế biến trà Bồ Công Anh:

– 3.5 gam trà bồ công anh (lá và thân, hoặc rễ).

– 0.5 gam hoa hồng khô/sấy.

– Đường.

– Nước suối nấu trà.

– Dụng cụ: ly, nồi, bếp, rây lọc…

Cách chế biến trà Bồ Công Anh:

– Bước 1: Cho rễ hoặc thân trà + đường vào nước và đun đến khi sôi.

– Bước 2: Khi trà sôi, bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.

– Bước 3: Để nước trà nguội khoảng 60 – 80 độ C, bạn cho cánh hoa hồng khô hãm một lát rồi chắt hỗn hợp trà qua rây vào bình. Thưởng thức trà khi còn nóng.

3. Nước Bí Đao

Bí đao vẫn luôn là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Nhưng ít ai biết được công dụng mát gan giải độc của loại trà được làm từ bí đao. Không chỉ có chức năng lợi tiểu, giảm mụn nhọt, nước bí đao còn là thức uống dễ làm với giá thành siêu rẻ.

Nguyên liệu chế biến trà Bí Đao:

– 1-2 cân bí đao

– Đường phèn

– Muối hạt trắng

– Nước lọc

– Lá dứa

Cách chế biến trà Bí Đao:

– Bước 1: Cắt bí đao thành các miếng to, giữ nguyên vỏ và bỏ ruột

– Bước 2: Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi cùng với bí đao, lá dứa và một chút muối hạt trắng

– Bước 3: Đun lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng, sau đó chắt lấy nước và thêm đường phèn, rồi tiếp tục đun sôi cho đến khi đường tan hết

– Bước 4: Thưởng thức trà sau khi để nguội hoặc cho vào tủ lạnh để thưởng thức trà lạnh

4. Nước táo ép

Nước ép táo có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp da, duy trì nhan sắc, kích thích chức năng tiêu hóa. Không chỉ được biết đến là một loại trái cây bổ dưỡng, táo còn chứa chất pectin giúp phân giải độc tố trong đường tiêu hóa. Từ đó chức năng giải độc của gan sẽ được hỗ trợ tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng acid maclic giúp giải độc cơ thể hiệu quả cũng xuất hiện nhiều trong táo, giảm thiểu gánh nặng giải độc cho gan. 

Nguyên liệu chế biến nước táo ép:

– 1-2 quả táo đỏ, chín tới

– Nước đường

– Siro chanh/quất

Cách chế biến nước táo ép:

– Bước 1: Rửa sạch táo, không bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ

– Bước 2: Pha nước đường và siro chanh/quất theo tỉ lệ 2:1 (cứ 200ml nước đường sẽ pha với 100ml siro chanh/quất)

– Bước 3: Ép táo thành nước với máy ép hoa quả

– Bước 4: Pha khoảng 70ml nước ép táo với 20-30ml hỗn hợp nước đường và siro chanh/quất đã pha trước. Bỏ thêm đá vào cốc và thưởng thức

5. Trà Atiso

Atiso là một loại hoa có tác dụng rất tốt trong việc thải độc, mát gan, thanh nhiệt. Trà Atiso có vị ngọt thanh tự nhiên, không cần bỏ thêm đường khi pha mà vẫn dễ uống. Cách làm trà Atiso tại nhà như sau:

Nguyên liệu chế biến trà Atiso:

– 15 gam trà atiso khô

– 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)

– 20 gam đường phèn

– 15 gam đường cát

– Nước tinh khiết

– Dụng cụ: bình, ly, máy sấy, nồi, bếp, rây lọc…

Cách chế biến trà Atiso:

– Bước 1: Chọn những bông atiso tươi ngon, rửa sạch và để ráo nước. Chọn hoa vừa, không quá già cũng không quá non. Đối với atiso đỏ, chỉ dùng đài hoa, còn atiso xanh, bạn cắt bỏ cuống trước khi phơi hoặc sấy khô.

– Bước 2: Sấy khô bông Atiso ở nhiệt độ ổn định khoảng 50 – 70 độ C, thời gian sấy từ 5 – 7h.

– Bước 3: Cho nước, lá nếp được cuộn tròn, đường cát và hoa atiso khô vào nồi và đun sôi.

– Bước 4: Khi hỗn hợp sôi, bạn cho thêm đường phèn vào đun đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp để nguội một tý.

– Bước 5: Đổ hỗn hợp qua rây lọc vào bình, sau đó rót ra ly và thưởng thức hương vị tuyệt ngon của trà khi còn nóng ấm.

Ngoài cách nấu trà trên, với nguyên liệu trà đã khô sẵn, bạn có thể nhanh chóng có ngay một tách trà atiso nóng bằng cách hãm trà. Cho một ít trà vào ly, 1/2 cốc nước nóng khoảng 80 – 95 độ C và ngâm trà từ 5 – 10 phút. Sau đó cho mật ong, nước cốt chanh vào ly, khuấy đều và thưởng thức.

6. Nước rau má

Rau má được sử dụng hàng ngày với công dụng hạ sốt, làm mát cơ thể và giải độc mát gan. Dân gian thường dùng rau má vào các món ăn, luộc, ăn sống hoặc ép lấy nước. Theo Đông Y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không chứa độc tố gây hại, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, chống viêm.

Có 3 cách làm nước rau má giải độc mát gan thường thấy gồm:

– Cách 1: Nước ép rau má

Bước 1: Rau má tươi đem rửa sạch

Bước 2: Đem xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống thay nước uống hàng ngày.

Với cách này, các bạn chỉ nên dùng rau má với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc gây cảm giác chán ăn….

– Cách 2: Râu ngô kết hợp cùng rau má

Bước 1: Rau má 50g, râu ngô 20g đem rửa thật sạch, cho vào nồi cùng với khoảng 1.000ml nước

Bước 2: Đun sôi cho tới khi còn khoảng 30ml, chia đều uống 2 lần/ ngày.

Bài thuốc này có tác dụng làm mát, giải độc gan, chữa da vàng sạm…. Người bệnh nên uống liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.

– Cách 3: Rau má với đường phèn

Bước 1: Lấy 150g rau má tươi, rửa sạch, đem nấu với 500ml nước

Bước 2: Đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng có tác dụng chữa bệnh viêm gan virus cấp tính, thanh nhiệt làm mát cơ thể….

7. Nước bưởi chanh

Bạn có thể chế biến nước bưởi, nước chanh riêng hoặc kết hợp hai loại quả này với nhau để bổ sung thêm vitamin C và các chất chống oxy hóa. Từ đó tăng cường chức năng chuyển hóa các chất độc hại và đào thải chúng ra khỏi cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan

Nguyên liệu chế biến nước bưởi chanh:

– 1/4 quả bưởi

– 1/2 quả chanh thường hoặc chanh leo

Cách chế biến nước bưởi chanh:

– Bước 1: Bổ bưởi lấy múi, bỏ hạt.

– Bước 2: Ép bưởi lấy nước bằng máy ép trái cây. Vắt chanh để lấy nước cốt

– Bước 3: Đổ nước ép bưởi và nước cốt chanh vào cốc rồi khuấy đều và thưởng thức. Có thể cho thêm đường và đá tùy khẩu vị

8. Nước gạo lứt

Gạo lứt vốn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe, là món ăn quen thuộc của chị em phụ nữ khi muốn giảm cân. Đối với gan, lớp vỏ cám của gạo lứt chính là thành phần mang lại giá trị lớn nhất nhờ có một lớp dầu đặc biệt, có tác dụng giải độc, điều hòa khí áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Nguyên liệu chế biến nước gạo lứt:

– 2 cân gạo lứt

Cách chế biến nước gạo lứt:

– Bước 1: Loại bỏ các hạt gạo bị hỏng, không rửa gạo qua với nước để bảo vệ lớp dầu trên vỏ gạo

– Bước 2: Đổ gạo vào chảo và rang trong vòng 5-7 phút

– Bước 3: Đổ gạo đã rang sang một nồi khác và thêm nước cho ngập mặt gạo. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo mềm và nở ra. Trong quá trình đun có thể thêm một ít muối để cho vị nước dễ uống hơn, và chỉ nên đun lửa nhỏ

– Bước 4: Chắt lấy nước gạo, để nguội và thưởng thức

9. Nước nha đam đường phèn

Công dụng lớn nhất của nước nha đam đường phèn vẫn chính là bù nước và cải thiện tình trạng mất nước trong cơ thể. Chính điều này giúp cho gan có thêm nguyên liệu để thanh lọc cơ thể, tiêu trừ độc tố và từ đó giải độc hiệu quả hơn

Nguyên liệu chế biến nước nha đam đường phèn:

– Lá nha đam

– Đường phèn

Cách chế biến nước nha đam đường phèn:

– Bước 1: Rửa sạch lá nha đam và gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài

– Bước 2: Lấy phần ruột bên trong lá nha đam cắt hạt lựu và ngâm khoảng 15-20 phút trong nước muối

– Bước 3: Rửa lại phần ruột nha đam nhiều lần để giảm độ nhớt

– Bước 4: Nấu một nồi nước sôi và thả đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan

– Bước 5: Thả phần nha đam đã rửa sạch vào cùng với nước đường phèn và tiếp tục đun cho đến khi sôi. Sau đó đổ ra cốc và để nguội hoặc cho thêm đá để thưởng thức

10. Nước dưa hấu

Trong nước dưa hấu có chứa một hoạt chất đặc biệt tên là citrulline, với công dụng chính là nâng cao chức năng gan, thải loại chất amoniac cùng các hóa chất độc hại từ thực phẩm. Thêm vào đó, đây cũng là loại nước uống cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, nhờ vậy giúp gan thêm khỏe mạnh

Nguyên liệu chế biến nước dưa hấu:

– 1 quả dưa hấu

Cách chế biến nước dưa hấu:

– Bước 1: Rửa sạch dưa hấu và cắt thành miếng nhỏ

– Bước 2: Cho dưa hấu cùng đá bào vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi nhuyễn mịn

– Bước 3: Đổ dưa hấu đã xay qua rây để nước nhuyễn mịn hơn

– Bước 4: Đổ nước ra cốc thủy tinh, thêm đá và thưởng thức

11. Nước nho khô

Nho khô vốn là một món mứt quen thuộc với các gia đình Việt trong ngày Tết. Đây cũng là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội, làm sạch gan và loại bỏ độc tố một cách hiệu quả. Nước nho khô khi được chế biến đúng cách cũng sẽ đem tới những công dụng tuyệt vời cho gan

Nguyên liệu chế biến nước nho khô:

– 150g nho khô sạch, không mốc

Cách chế biến nước nho khô:

– Bước 1: Ngâm nho khô vào nước trong khoảng 15 phút và khuấy đều để loại bỏ các chất bẩn, chất bảo quản

– Bước 2: Cho nho khô đã rửa sạch vào nồi và đổ nước ngập bề mặt nho

– Bước 3: Đun sôi nho khô trong khoảng 20 phút

– Bước 4: Tắt bếp và để nước nho như vậy qua đêm

– Bước 5: Chắt lấy nước nho khô để uống

12. Nước mật ong

Trong Đông y, mật ong là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, có công dụng đào thải độc tố rất hiệu quả. Vậy nên đây sẽ là loại nước uống có công dụng tốt với những người bệnh bị viêm gan hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, đang cần làm sạch và loại bỏ các chất độc ra khỏi gan. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân xơ gan, đây lại không phải là một thức uống phù hợp bởi mật ong sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Vì thế, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn loại nước uống này để giải độc gan.

Nguyên liệu chế biến nước mật ong:

– Mật ong

– Nước lọc

Cách chế biến nước mật ong:

– Bước 1: Đổ 1 thìa mật ong vào nước ấm

– Bước 2: Sử dụng vào thời điểm trước bữa sáng hàng ngày để tăng khả năng giải độc

Có thể kết hợp mật ong với nghệ hoặc chanh để nâng cao thêm chức năng giải độc cho thức uống

13. Nước đậu đen

Nước đậu đen không chỉ có hương vị tương đối thơm ngon mà còn là vị thuốc đánh bay độc tố hiệu quả, phù hợp với người bị gan thận yếu, suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu chế biến nước đậu đen:

– 1-2 cân đậu đen

Cách chế biến nước đậu đen:

– Bước 1: Rửa sạch đậu đen

– Bước 2: Đổ đậu đen vào nồi cùng với nước và đun cho đến khi hạt đậu mềm ra. Trong quá trình đun có thể thêm chút đường để hương vị thơm ngon hơn

– Bước 3: Chắt lấy nước và thưởng thức

Ngoài việc tự làm các loại nước uống giải độc gan, bạn cũng có thể tận dụng một số sản phẩm giải độc gan có sẵn như Trà cà gai leo hay Trà giải độc gan Tuệ Linh để giúp gan khỏe mạnh hơn. Trong trường hợp bạn đang mắc phải một số bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và cần những sản phẩm mạnh mẽ hơn, viên uống bổ gan Careline Liver Tonic hoặc Olympian Labs Liver Detox sẽ phù hợp hơn cả. 

– Trà Cà Gai Leo

– Trà giải độc gan Tuệ Linh

– Careline Liver Tonic

– Careline Liver Detox

5 Cách Làm Nước Uống Mát Gan Giải Độc Đơn Giản Tại Nhà

Với hiện trạng cuộc sống ngày càng phát triển, những việc như ăn uống ngủ nghỉ cũng được rút ngắn lại và những loại thức ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng. Nhưng cũng chính vì vậy, những bệnh lý về gan ngày càng phổ biến.

Đặc biệt với những người làm việc căng thẳng, sử dụng đồ ăn dầu mỡ và những chất kích thích nhiều, dẫn đến quá tải chức năng gan, dẫn đến bệnh lý về gan.

Gan chính là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể tham gia vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nóng gan là một loại tổn thương gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của con người.

Nếu như tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan…

1. Giảm thiểu mụn nhọt

Nổi mụn nhọt là tình trạng rất phổ biến của nóng gan do những chất độc trong gan không được đào thải ra ngoài. Khi sử dụng các loại nước mát gan, cơ thể sẽ được thanh lọc từ bên trong, đào thải dần độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện chức năng gan.

Ngoài tác dụng đào thải độc tố, các loại nước mát gan còn tạo ra một tấm màng bảo vệ lá gan của bạn, tái tạo những tế bào mới, giúp gan luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng nóng gan.

3. Đào thải độc tố

Việc thanh lọc cơ thể chính là một trong những bước đầu tiên để thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi sử dụng các loại nước uống mát gan, những phần chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dần dần được đẩy ra khỏi cơ thể theo đường bài tiết.

Đồng thời những hoạt chất có lợi trong nước mát gan sẽ thay thế các tế bào bị nhiễm độc và ngày càng hoàn thiện chức năng gan, để bộ máy cơ thể có thể hoạt động “trơn tru” hơn.

4. Làm đẹp da

5 cách làm nước uống mát gan

1. Trà Atiso

Công dụng

Atiso được coi là thần dược cho lá gan. Trong lá Atiso có hoạt chất cynarin và silymarin, 2 loại chất chống oxy hóa giúp phục hồi chức năng gan, giải độc gan, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan B, men gan cao…

Bên cạnh đó, chất cynarin giúp điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật, kích thích tăng tiết mật. Từ đó giúp gan bài tiết chất độc tốt hơn.

Nước mát gan làm từ hoa Atiso có vị thanh ngọt rất dễ uống, đồng thời cách chế biến cũng cực kì đơn giản.

Chuẩn bị Cách làm

Cắt bỏ cành, cuống, hoa bị dập, rửa sạch.

Cho hoa atiso vào nồi và đổ nước vào.

Đun đến khi nước sôi thì chỉnh lửa nhỏ dần và đun tiếp trong 45 phút thì tắt bếp.

Gắp hoa atiso ra đĩa (các bạn có thể tận dụng phần hoa đã nấu để làm món ăn).

Thêm đường phèn vào nước còn lại, đun đến khi tan đường thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

Công dụng

Trà xanh hay còn gọi là lá chè là loại thức uống quen thuộc, nhất là ở vùng làng quê Việt Nam. Từ xưa, trà xanh đã được coi là một loại thức uống thanh nhiệt, giải độc từ tự nhiên.

Trong lá trà xanh có chứa lượng lớn hàm lượng chất chống oxy hóa giúp cơ thể giải trừ mệt mỏi, căng thẳng, thải độc tố, làm mát da và giúp làn da tươi sáng hơn.

Uống trà xanh mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa các bệnh như: nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp. Lá trà xanh cũng được chế biến khá đơn giản.

Chuẩn bị Cách làm

Lá trà xanh mua về, rửa sạch, để ráo nước.

Vò lá trà để khi chế biến tăng hương vị và tiết ra được hết chất có trong lá trà.

Cho là trà xanh vào bình, tích có khả năng giữ nhiệt tốt. Tráng lá trà qua 1 lần nước sôi rồi bỏ đi.

Thêm 200ml đến 300 ml nước sôi vào, hãm trà trong nước sôi 3-5 phút là có thể dùng được.

Thêm đá hoặc thưởng thức nóng đều mang đến hương vị thanh mát và giải khát hiệu quả.

Công dụng

Theo y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc, hỗ trợ giải độc gan, làm đẹp da, phòng chống các bệnh tim mạch. Rau má thường được dùng để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh gan như: mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng gan.

Các dưỡng chất có trong rau má còn có tác dụng giúp vết thương do mụn mau lành, giảm thâm và tái tạo làn da nhanh chóng. Rau má rất dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể mua rau má ở các khu chợ hoặc trong siêu thị đều có.

Chuẩn bị

Rau má: 200 gr

Nước đun sôi để nguội: 1 lít

Cách làm

Rau má rửa sạch, nhặt những cuống bị dập nát, ngâm nước muối 30 phút cho hết các chất trừ sâu, chất bẩn trên lá.

Cho rau má vào máy xay sinh tố, thêm nước, xay nhuyễn.

Lọc lấy phần nước và bỏ bã. Bạn có thể dùng máy ép thay cho máy xay và rây lọc.

Sinh tố rau má có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Thêm đường để thức uống này dễ uống hơn.

Công dụng

Lá cây chó đẻ được biết đến với khá nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh như: bệnh gan, mỡ máu, giải độc. Cây chó đẻ là cây thảo, cao 20-30cm, thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.

Lá cây mọc so le, hình bầu dục, xếp khít nhau thành hai dãy. Cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thanh cân, hạ nhiệt cơ thể, thường được dùng hỗ trợ các bệnh về gan, thận, tiết niệu và bệnh chứng ngoài da.

Trong những năm gần đây, lá chó đẻ được sử dụng để trị bệnh viêm gan B và đã có tới 50% yếu tố lây truyền HBV trong máu đã mất đi trong 30 ngày sử dụng.

Cách làm

Ngày nay, với tình trạng cây chó đẻ được bán tràn lan ở thị trường, bạn cần chọn được cây tươi, hoặc cây chó đẻ khô sạch, chất lượng để việc chữa trị được đảm bảo an toàn.

Một nắm cây chó đẻ tươi rửa sạch.

Để ráo nước rồi cho vào đun sôi (sử dụng nồi đất để có hiệu quả tốt nhất).

Đun lửa nhỏ 10-15 phút và chắt lấy nước uống trong ngày.

Công dụng

Bí đao chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bí đao có tính mát, vị ngọt thanh, có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Từ những lợi ích trên, người xưa đã tận dụng thực phẩm giải độc gan này để tạo ra trà bí đao giải nhiệt rất hiệu quả.

Chuẩn bị

Bí đao: 1 kg (nên chọn quả già, nếu chọn quả non phải bỏ phần ruột, tránh bị chua)

Lá dứa (lá nếp): 5 chiếc

Thục địa: 10 gr

Đường phèn: 150 gr

Muối: 1/3 muỗng cà phê

Nước: 4 lít

Cách làm

Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.

Cho bí đao, muối, thục địa, đường phèn vào nồi, đổ thêm nước.

Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa đến khi nhừ bí đao, sau đó cho thêm lá dứa vào, đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Chờ trà nguội thì lọc bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh để thưởng thức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng giải độc gan Orihiro để bảo vệ cũng như cải thiện chức năng gan.

Tự Làm Nước Uống Mát Gan Thanh Nhiệt Trị Mụn Tại Nhà

Thứ Ba, 21-11-2017

Như chúng ta đã biết một trong những nguyên nhân của mụn trứng cá là do chức năng của gan bị suy giảm. Do vậy mà các sản phẩm bổ gan thường đi kèm với chức năng điều trị mụn. Nhưng bạn có thể giảm mụn đơn giản bằng những loại nước uống đơn giản. Chuyên trang chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách tự làm vài loại nước uống mát gan giải độc trị mụn ở nhà. Chắc chắn chỉ cần uống những loại nước này thường xuyên gan bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và vấn đề mụn cũng không còn đáng lo ngại nữa.

Tầm quan trọng của việc giải độc cho gan

Gan là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của cơ thể. Có chức năng xử lý và chuyển hóa các chất độ hại qua đường ăn uống hoặc các chất độc hại do cơ thể sinh ra. Từ đó đào thải qua hệ bài tiết. Hơn nữa gan còn tiết ra dịch mật tham gia vào quá trình tiêu hóa. Vì vậy hàng ngày gan phải gánh chịu không biết bao nhiêu chất độc hại cũng như việc hoạt động quá nhiều cũng làm tổn hại ít nhiều hoạt động của gan. Mà một trong những biểu hiện tổn hại ở gan bạn dễ thấy được nhất là da mọc mụn. Vì vậy mà việc giải độc cho gan là điều hết sức cần thiết giúp cho cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

6 loại nước uống mát gan giải độc trị mụn

Thực chất có rất nhiều cách để chúng ta giải độc cho gan nhưng việc ăn uống hàng ngày chính là cách làm hiệu quả nhất. Vì những chất khi chúng ta ăn hoặc uống sẽ được đưa vào gan nên sẽ để lại ít nhiều tác dụng. Giúp tăng cường chức năng gan đồng thời phục hồi những chức năng của gan. Trong đó có nhiều loại đồ uống có tác dụng giải độc mát gan rất tốt mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thật chi tiết từng bước để có thể tự thực hiện những loại đồ uống hết sức thơm ngon và bổ dưỡng này.

1/ Nước chanh tươi

Loại nước uống này là một trong những loại nước uống lành tính mà chúng ta có thể sử dụng nằng ngày. Trong chanh có axit tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc đẩy nhanh tiết độ tiết ra nhiều dịch mật. Đồng thời làm tăng khả năng bài tiết các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy mà loại nước uống này có thể làm mát gan giải độc trị mụn mang lại cho bạn một làn da tươi sáng và một cơ thể khỏe mạnh.

Nước chanh – Nước uống mát gan giải độc đơn giản dễ làm

Trên thực tế chỉ bằng nguyên liệu là chanh nhưng có nhiều cách pha nước chanh rất đôc đáo và đây là cách đơn giản mà chúng tôi muốn bạn thực hiện:

+ Chuẩn bị: 4 quả chanh tươi, 200g đường nâu, khoảng 1 lít nước và 1 thanh quế nhỏ. Tùy theo lượng nước chanh và bạn muốn có để thay đổi lượng đường và lượng chanh phù hợp.

+ Đun sôi đường với nửa lít nước với đường rồi thả thanh quế vào để được vị quế hòa với nước đường cay thơm. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi và đường tan hết là được.

+ Cắt chanh bỏ hạt rồi vắt nước cốt rồi hòa vào cùng siro đường quế đã pha sẵn. Chú ý khi nước đường nguội mới nên cho siro vào để tránh vitamin trong chanh bị bốc hơi hết.

+ Thả vài lát chanh vào bình nước đã pha rồi khuấy đều lên là có thể thưởng thức được.

2/Nước mật ong

Trong mật ong có thành phần chính là đường fructose có thể làm cho cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Dùng nước mật ong thường xuyên có thể làm giải bớt các độc tố tích tụ trong cơ thể.

3/Nước Atiso

Atiso có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan nhờ đó mà da sáng giảm mụn đồng thời cân bằng được độ ẩm cho da.

+ Cho 10g hoa Atiso vào bình rồi rót nước sôi ngập mặt để tráng rồi bỏ nước tráng đi.

+ Cho khoảng 2 lít nước sôi vào ngâm khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước.

+ Có thể uống lúc nóng hoặc để nguội bỏ trong tủ lạnh dùng dần.

4/Nước trà xanh

Trà xanh cũng là một trong những loại nước uống rất tốt cho gan. Đồng thời giúp tăng cường tiêu hóa, trị mụn hiệu quả. Vì vậy việc uống trà sau bữa ăn 30 phút là một thói quen rất tốt cho gan. Cụ thể chúng ta có thể làm nước trà xanh theo các bước sau:

+ Vò nát lá chè xanh rồi bỏ vào nồi đổ nước ngập lá rồi ngâm trong 3 phút. Sau 3 phút bạn đổ nước trần đi. Cách này sẽ giúp lá trà xanh sạch hơn.

+ Nấu nước sôi rồi bỏ phần lá đã trần vào nấu tiếp trong 10 phút.

+ Rót nước trà ra bình dùng dần. Không nên ngâm lá trà luôn trong bình có thể làm cho trà đắng chát và có mùi sẽ không ngon.

5/ Nước rau má

Rau má được ví như là tiên dược có tác dụng rất tốt với gan của bạn. Cụ thể có tác dụng làm mát cơ thể giải độc chống viêm rất hiệu quả.

+ Nhặt rau má rồi rửa thật sạch.

+ Cho vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước.

+ Dùng rây lọc nước và bỏ bã.

+ Pha thêm chút đường cho dễ uống. Có thể cho thêm vài viên đá để tăng thêm công dụng giải khát.

6/ Sữa đậu nành

Không chỏ bổ sung dinh dưỡng mà có tác dụng rất tốt trong việc đốt chất béo trong cơ thể. Cụ thể trong đậu nành có protein, isflavones, glycosides và nhiều thành phần khác có tác dụng kích thích đốt cháy tế bào mỡ tích tụ trong gan. Nhờ vậy mà giúp giải độc gan hiệu quả.

+ Chuẩn bị: 500g đậu nành, nước và lá dứa

+ Ngâm đậu nành 8 tiếng rồi rửa sạch, bỏ hạt lép đi.

+ Cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn với nước. Chú ý canh lượng nước cho phù hợp để sữa không quá loãng và phù hợp với khẩu vị của bạn.

+ Dùng ray để lọc hết phần bã đậu. Lọc kĩ để sữa mịn.

+ Cho nước đậu vừa lọc vào nồi rồi bỏ lá dứa vào đun. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa vài phút rồi tắt bếp.

Cách Nấu 8 Loại Nước Mát Giải Nhiệt Mùa Hè, Các Loại Nước Uống Giải Khát Thanh Lọc Cơ Thể

Nước mát giải nhiệt mùa hè tùy vào công dụng của các thành phần, nếu sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. Mùa này, hình ảnh dễ bắt gặp nhất trên nhiều con đường là những chiếc xe nước sâm với người mua xếp lớp trong lớp ngoài. Trà bông cúc, sâm bí đao hay nước sâm mía lau đều đang bán rất chạy.

Nếu những chai nước giải khát không đủ làm bạn thỏa cơn khát, chi bằng hãy nấu cho mình những nồi nước mát vừa ngon, vừa rẻ, vừa dễ làm mà lại có tác dụng giải nóng trong cho cơ thể tuyệt vời.

Công dụng của một số loại nước mát giải nhiệt

Vì vậy, tìm hiểu thêm vài công thức với những món rau củ quen thuộc chung quanh để tự tay nấu nước mát cho gia đình cũng là điều cần thiết.

Có rất nhiều loại nước mát từ các loại cây quả, rau củ như nha đam, bông atiso, khổ qua, bông cúc, bí đao… Mỗi thứ đều có công dụng riêng nhưng tựu trung đều có tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể.

Món được tiêu thụ mạnh nhất tại hầu hết các sạp rau củ trong tất cả các chợ là mía lau, có giá chỉ chừng 5.000 – 10.000 đồng/ bó. Bó nước mát mía lau gồm 7 loại thảo dược là: cây bọ mắm, rễ tranh, mã đề, cây lẻ bạn, lá dứa, mía lau, râu bắp.

Nước mát từ mía lau có công dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, sau khi nấu, để nguội, cho vào tủ lạnh có thể dùng được 2 – 3 ngày. Nếu tiết kiệm, có thể nấu thêm một lần nữa từ số bã mía lau đó, thêm chút đường phèn là thành một món nước giải khát thơm ngon.

Món sâm bí đao cũng dễ nấu và có công dụng như một vị thuốc giải độc, lợi tiểu, trị ung nhọt, táo bón. Nguyên liệu bí đao khá nhiều, giá cũng rẻ. Chỉ cần nấu bí đao thành dạng sâm và dùng hằng ngày, rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, có một thứ quen thuộc, dễ kiếm ở hầu hết các chợ, siêu thị là cây nha đam. Nha đam đường phèn không chỉ là thức uống thanh nhiệt dành cho những ngày nắng nóng mà còn chữa được một số bệnh như cao huyết áp, béo phì, xơ gan…

Hoặc để nấu nước khổ qua rất đơn giản, cắt từng lát mỏng hoặc dùng nguyên trái để nấu. Nếu ngại đắng, có thể cho thêm đường phèn trong lúc nấu để dịu bớt vị đắng. Với nước khổ qua đường phèn, có thể uống lạnh hoặc cho thêm đá như một thức uống giải khát.

Riêng với nước khổ qua đắng, nên dùng nóng sẽ ngon hơn. Nước khổ qua chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa – những chứng khó chịu thường gặp trong mùa hè oi bức.

Tuy vậy, theo bác sĩ Hà Mi (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), dù các loại nước mát rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể nhưng cũng không nên quá lạm dụng, đặc biệt đối với người mắc bệnh huyết áp thấp hoặc một số bệnh mãn tính.

Do ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Dùng lâu một loại thuốc, kể cả thực phẩm, dù là bổ ích cũng có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Những người có bệnh huyết áp, tiểu đường, thận, bệnh lao phổi… hoặc phụ nữ đang có thai, nếu muốn dùng hằng ngày, liên tục, phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cách tự nấu các loại nước mát giải nhiệt, mát gan mùa hè

Không chỉ là một thức uống thanh lọc, giải độc cơ thể trong những ngày hè, nước nha đam đường phèn còn giúp chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ gan, béo phì…

Thật đơn giản, bạn chỉ việc mua nha đam về, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt cắt nhỏ thành hạt lựu và rửa qua 2-3 lần với muối để sạch nhớt và giảm vị hăng.

Trong lúc chờ nha đam được làm sạch, bạn bắt một nồi nước và cho đường phèn vào nấu tan.

Khi nước sôi, thả những viên nha đam vào và nấu sôi lại. Tùy theo lượng đường cho vào nhiều hay ít mà bạn có thể dùng lạnh hoặc dùng chung với đá.

Bí đao từ lâu đã được dùng làm vị thuốc giải độc, lợi tiểu, trị ung nhọt, táo bón. Tuy nhiên, việc dùng nước ép bí đao lại trở nên khó khăn với nhiều người.

Để có thể dùng được loại nước bí đao ngon miệng, bạn có thể nấu bí đao thành nước sâm và dùng hàng ngày.

Bạn cần: 1 kg bí đao, 10 g thục địa thái nhuyễn (mua ở tiệm thuốc Bắc, có thể mua mỗi lần 50g và chia nhỏ nấu dần), 4 lít nước lọc, 2-3 lá dứa, một ít muối, 150 g đường phèn.

Bạn để bí đao nguyên trái, không gọt vỏ, nấu trong nồi nước cùng thục địa xắt nhuyễn và các nguyên liệu đã chuẩn bị.

Hầm nồi nước sâm với lửa nhỏ cho đến khi bí mềm nhừ. Đợi nước nguội, lọc lấy nước và bỏ lạnh uống dần.

Với khổ qua, bạn có thể cắt từng lát mỏng hoặc dùng nguyên trái để nấu đều tốt. Nếu có thể dùng đắng, bạn nên dùng.

Bằng không, có thể cho thêm đường phèn trong quá trình nấu để dịu bớt vị đắng. Với loại nước khổ qua đường phèn, bạn có thể uống lạnh hoặc cho thêm đá như một thức uống giải khát.

Riêng với nước khổ qua đắng, bạn nên dùng nóng sẽ ngon hơn. Nước khổ qua chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa, những khó chịu bạn thường gặp phải trong mùa hè oi bức.

Để có nước gạo lứt, bạn chỉ cần mua khoảng 100g gạo lứt. Với lượng gạo này, bạn có thể nấu cùng 2 lít nước.

Rất đơn giản, bạn chỉ việc vo sơ gạo qua một lần và đổ nước vào nấu đến khi gạo nhừ mềm. Muốn nước cho vị đậm đà hơn, bạn có thể thêm ít hạt muối.

Thức uống này dùng nóng sẽ ngon hơn. Hoặc không, bạn có thể cho thêm đường và uống như những loại nước mát trên.

Những loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ hoặc đậu đen đều có thể nấu nước uống như trà.

Để nước ngon hơn, trước khi nấu, bạn nên đem rang đậu cho chín (không quá vàng để tránh làm đậu biến chất). Sau đó, bạn có thể dùng đậu này ngâm trong bình thủy và dùng như nước trà, uống trong ngày.

Cách khác, bạn có thể cho đậu vào nồi nấu như món chè cùng với ít đường và uống cùng đá lạnh hoặc để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Hầu hết các loại đậu kể trên đều có tính hàn, giúp thanh nhiệt và tiêu độc rất tốt.

Cũng cùng công dụng thanh lọc, làm mát cơ thể, bông cúc được sử dụng nhiều trong mùa hè để giúp xua tan mệt mỏi do nắng nóng.

Bạn cần: 20g bông cúc sấy (mua ở tiệm thuốc Bắc), 200g nhãn nhục, 2 viên đường phèn, 3 lít nước.

Bạn cần ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra và vắt ráo. Riêng với nhãn nhục, bạn chỉ việc rửa sạch, không ngâm.

Bắc nồi nước nấu sôi với đường phèn cùng nhãn nhục. Khi thấy nước trong nồi đã chuyển sang màu vàng nâu và các thớ nhãn đã nở đều, bạn cho bông cúc vào nấu nhỏ lửa, khoảng 15 phút có thể tắt bếp.

Khi nước nguội, vớt bông cúc ra và lược trong nước lại. Dùng nước chung với nhãn nhục sẽ cho bạn một thức uống rất thơm ngon.

Để có được thức uống này, bạn dùng atiso tươi để nấu, khoảng 5 bông. Ngoài ra, bạn cần 1 bó lá nếp, 2 viên đường phèn và 3 lít nước.

Sau khi rửa sạch bông atiso, bạn đem bỏ cuống. Phần lá nếp nên làm sạch và cột gọn lại.

Cho nước vào nồi và hầm bông atiso khoảng nửa tiếng. Sau đó, đậy kín nồi nước lại và ủ như vậy trong khoảng 6 tiếng để bông mềm và ra hết chất ngọt.

Vì thời gian để bông atiso mềm rất lâu nên bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu. Nếu chọn nấu thông thường, ít nhất bạn sẽ phải mất 1 -2 tiếng. Việc này rất mất thời gian và hao tốn nhiên liệu.

Sau thời gian ủ, nước đã nguội, bạn bắt lên bếp nấu lại và cho đường phèn vào hòa tan.

Nước nguội bạn có thể cho vào từng chai nhỏ và để tủ lạnh hoặc dùng luôn với đá.

Phần bông atiso, bạn có thể ăn cùng sẽ rất thú vị.

Một cách rất thông dụng và tiện lợi là bạn hãy ra ngay chợ, mua những bó lá đủ loại: râu bắp, rong biển, lá dứa, mía lau, bọ mắm, cây mã đề, rễ tranh, cây lẻ bạn, … về nấu thành nước cùng ít đường phèn.

Tất cả những loại cỏ mọc dại này đều rất mát, có tác dụng giải độc và tiêu viêm rất tốt.

Ngoài ra, mùi thơm hấp dẫn cùng vị ngọt tự nhiên từ những loại cây này cũng tạo nên một hương vị rất hấp dẫn nhất là những lúc bạn đang rất khát.

Uống nước sâm nhiều có tốt không

Nước sâm là thức uống phổ biến tại TP HCM mỗi dịp nắng nóng. Chuyên gia khẳng định loại nước này tốt cho sức khỏe nhưng cần có nguyên tắc sử dụng.

Với thực đơn đa dạng, giá cả bình dân, nước sâm hay nước mát là thức giải khát được nhiều người dân TP HCM lựa chọn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.

Công thức các loại nước sâm khá phong phú, đa dạng là sự kết hợp của các loại thảo quả khác nhau có tác dụng thanh nhiệt, chữa bệnh.

Nước sâm được nấu từ hỗn hợp các loại lá, rễ cây và một số loại thực vật có tính mát như mía lau, râu bắp, rễ tranh, nhãn nhục nâu… với đường phèn. Ảnh: Hoàng Nhi Tác dụng của nước sâm giải nhiệt

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 cho hay vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu bổ sung nước của cơ thể rất lớn.

Trong đó, nhiều người có xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quen thuộc theo kinh nghiệm dân gian với các vị như trà xanh, nụ hoặc lá vối, nhân trần, la hán, chó đẻ răng cưa, rau má, chè vằng, cỏ ngọt, râu ngô, cúc hoa, dứa dại, đậu đen sao cháy, khổ qua, bí đao…

Chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.

Đặc biệt, cam thảo thường được dùng để tạo vị ngọt, dễ uống và điều hòa, tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ nên cho vài ba lát.

Tránh mua loại bị ẩm mốc và đã để quá lâu, không còn hoạt chất có lợi, nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.

Hạn chế uống nước sâm sau những bữa ăn có nhiều thực phẩm tươi sống, lạnh, để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.

Massageishealthy (Tổng hợp)

Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại…

Thậm chí, chúng ta có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn. Đây chính là các loại nước sâm được sử dụng phổ biến trong miền Nam.

“Nhìn chung, các loại nước giải khát này đều không độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn – vị thuốc và đã được sử dụng trong đời sống từ rất lâu đời”, thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn khẳng định.

Theo dược học cổ truyền, tất cả các loại nước giải khát này đều có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.

Ngoài ra, tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa…

Lưu ý khi sử dụng các loại nước mát

Thạc sĩ Toàn khẳng định dùng cây cỏ làm nước giải khát là một thói quen tốt và đáng khích lệ vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, rẻ tiền và dễ được cơ thể chấp nhận. Khi dùng người dân cần lưu ý:

Cập nhật thông tin chi tiết về 13 Loại Nước Uống Giải Độc Gan Mà Bạn Có Thể Dễ Dàng Tự Làm Ngay Tại Nhà trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!