Xu Hướng 6/2023 # 5 Món Cháo Dễ Tiêu Khi Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 6 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 5 Món Cháo Dễ Tiêu Khi Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết 5 Món Cháo Dễ Tiêu Khi Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẻ nhỏ thường biếng ăn, chán ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ băn khoăn nấu món gì cho trẻ vừa dễ tiêu hóa vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cháo chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì dễ tiêu và cụ thể là nên ăn cháo gì? Bài viết này sẽ giúp mẹ cách phối hợp nấu các loại cháo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ rối loạn tiêu hóa

1. Tại sao trẻ nhỏ nên ăn cháo khi bị rối loạn tiêu hóa?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm. Lúc này, trẻ cần những món ăn mềm, nhuyễn như cháo để xoa dịu dạ dày. Nếu cho trẻ ăn những món ăn cứng, thô, dạ dày phải co bóp nhiều. Điều này có thể làm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các món cháo được phối hợp đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ nhanh phục hồi.

Cháo là món ăn dễ tiêu, dễ phối hợp dưỡng chất cho trẻ rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục

2. Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Bé bị rối loạn tiêu hóa hóa cần được bổ sung dinh dưỡng theo một chế độ khoa học. Các thực phẩm bổ sung cho trẻ cần cung cấp đủ: chất bột đường, béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cân bằng tỷ lệ giữa các chất xơ, vitamin và khoáng chất, hạn chế các chất béo, đạm.

Tinh bột: Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chọn cho trẻ các thức ăn chứa chứa tinh bột để cơ thể trẻ hấp thu. Tinh bột chứa nhiều trong: gạo, ngô, bột sắn

Vitamin và khoáng chất: rất cần thiết đối với trẻ rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, các vitamin nhóm B tham gia vào quá trình chuyển hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thích hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: cà rốt, táo, chuối

Đạm (protein): Trẻ rối loạn tiêu hóa cần bổ sung đủ lượng đạm để cơ thể có đủ nguyên liệu phục hồi các tổn thương. Bên cạnh đó, chính về hệ tiêu hóa còn yếu, mẹ không nên bổ sung quá nhiều đạm gây áp lực và trì trệ đường ruột cho trẻ. Một số loại đạm có thể sử dụng khi trẻ rối loạn tiêu hóa: thịt gà, thịt lợn, thịt bò,…

Chất béo (lipid): Trẻ rối loạn tiêu hóa vẫn cần được bổ sung chất béo để đảm bảo quá trình hồi phục đạt nhanh nhưng, và cũng lưu ý rằng chỉ nên bổ sung 1 lượng chất béo đầy đủ. Hạn chế chất béo từ các loại đồ ăn nhanh. Mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ qua: các loại hạt, bơ hay dầu thực vật (dầu oliu, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu gấc).

Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ và bù nước cho trẻ trong giai đoạn này.

Bổ sung lợi khuẩn: Bên cạnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cường miễn dịch

Các món cháo vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng như: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó là chế độ ăn ninh nhừ, nghiền nhỏ, chia nhỏ bữa ăn.

3. Cách phối hợp nấu 5 loại cháo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Cháo đã trở thành món ăn quen thuộc đối với trẻ nhỏ. Nhưng với trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì vừa đủ dinh dưỡng vừa hấp dẫn với trẻ. 5 món cháo sau đây giúp mẹ đa dạng món ăn trong thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa.

3.1. Cháo thịt bò cà rốt

Thành phần dưỡng chất trong thịt bò: 

Thịt bò được biết đến là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong thịt bò có đủ chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt thịt bò chứa nhiều loại vitamin nhóm B như: vitamin B6, vitamin B12, vitamin PP. Ngoài ra thịt bò cung cấp một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ: sắt, kẽm, magie, canxi.

Thành phần dưỡng chất trong cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin và chất khoáng:  beta-caroten, vitamin C, kali, sắt, mangan, canxi, pectin và các chất chống oxy hóa. Các chất này giúp giảm táo bón, tiêu chảy, cung cấp chất điện giải và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Nguyên liệu cho một phần ăn của trẻ:

100ml cháo trắng, 2 muỗng cafe thịt bò, 2 khoanh cà rốt, 1-2 giọt dầu ăn

Cách nấu: 

Bước 1: Cháo trắng có thể nấu từ cơm hoặc gạo.

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Cà rốt rửa sạch rồi thái hạt lựu

Bước 3: Cho cháo trắng vào nấu cùng thịt bò và cà rốt tới khi nhuyễn. Có thể cho vào máy xay sinh tố để xay cháo mịn cho trẻ

Thịt bò có hàm lượng đạm cao kết hợp với cà rốt giúp tăng cường nguyên tố như sắt, kẽm, magie, canxi và các vitamin nhóm B, C, tiền vitamin nhóm A. Cháo thịt bò cà rốt phù hợp với người thể trạng yếu cần bồi bổ.

3.2. Cháo gừng

Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì vừa nấu đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả cho trẻ? Cháo gừng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Món cháo đơn giản ngay từ cái tên đến quy trình.

Thành phần dưỡng chất có trong gừng

Gừng là nguyên liệu quen thuộc nhưng lại có công dụng rất lớn với trẻ rối loạn tiêu hóa. Các thành phần trong gừng chứa chất kháng viêm, chống khuẩn, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra gừng cũng làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 50g, gừng tươi 50g, thịt xay nhuyễn

Cách nấu:

Bước 1: Gừng rửa sạch thái nhỏ hoặc xay nhuyễn

Bước 2: Cho gạo, gừng, thịt xay nhuyễn vào nồi, đổ lượng nước thích hợp nấu tới khi cháo chín

Cháo gừng tính ấm, giảm cảm hàn và hỗ trợ kháng viêm, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

3.3. Cháo bí đỏ thịt gà

Thịt gà là thực phẩm cung cấp đạm và chứa ít chất béo bão hòa. Khi được nấu chín thịt gà trở thành món ăn dễ tiêu hóa.

Nguyên liệu:

Thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gạo tẻ 80g, 2 muỗng dầu ăn cho trẻ

Cách nấu: 

Bước 1: Thịt gà băm nhỏ, bí đỏ hấp chín và xay nhuyễn

Bước 2: Cho gạo vào nước nấu chín. Sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu cùng. Khi cháo chín cho 1-2 muỗng dầu ăn của trẻ vào

Cháo bí đỏ thịt gà có vị thanh, giàu năng lượng, dễ tiêu.

3.4. Cháo thịt bằm với khoai lang, cải ngọt

Khoai lang được biết đến là giàu tinh bột và vitamin, kích thích tiêu hóa. Khi phối hợp với thịt và cải ngọt sẽ là món cháo dinh dưỡng cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

50g gạo tẻ, 2 khoanh khoai lang, 50g thịt lợn, 3 lá cải ngọt

Cách nấu:

Bước 1: Khoai lang hấp chín, xay nhuyễn. Cải ngọt thái nhỏ. Thịt lợn băm nhỏ

Bước 2: Cho gạo vào nồi với nước nấu chín cháo. Sau đó cho khoai lang, cải ngọt và thịt bằm vào nấu.

Cháo thịt bằm khoai lang vị ngọt thanh, dễ tiêu hóa

3.5. Cháo gà bắp cải

Với những nguyên liệu phổ biến mà tốt cho tiêu hóa của trẻ. Bắp cải chứa nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hóa. Trong bắp cải cũng chứa enzym giúp làm sạch đường tiêu hóa. Món cháo gà bắp cải với cách nấu vô cùng đơn giản nhưng lại thu hút trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 40g, 2 thìa thịt gà, 3 thìa rau bắp cải

Cách nấu: 

Bước 1: Bắp cải rửa sạch, luộc chín, thái nhỏ. Thịt gà luộc, xé nhỏ

Bước 2: Gạo nấu thành cháo trắng. Sau đó cho bắp cải, thịt gà vào nấu cho cháo nhuyễn. Mẹ nên cho trẻ ăn cháo lúc còn ấm.

Bổ sung lợi khuẩn phục hồi hệ tiêu hóa

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, trẻ rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung sớm chủng lợi khuẩn Bifidobacterium tại đại tràng. Với mục tiêu giảm các triệu chứng rối loạn và phục hồi các tổn thương niêm mạc tiêu hóa, sớm đưa trẻ về trạng tại tiêu hóa sinh lý ổn định, lợi khuẩn giúp:

Loại trừ vi khuẩn gây hại: cạnh tranh vị trí bám, chiếm dinh dưỡng

Hấp phụ độc tố

Sửa chữa, phục hồi tổn thương

Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc

Hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng

Nâng cao đề kháng cho trẻ

Với các hiệu quả trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ nên bổ sung tối thiểu 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium mỗi ngày khi đang có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12

Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU

Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12

Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế

An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.

Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng

Tổng kết

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Chắc hẳn sau bài viết này mẹ đã biết cách nấu 5 món cháo dễ tiêu, giàu dinh dưỡng cho trẻ  rối loạn tiêu hóa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Rối Loạn Tiêu Hóa

Tiêu chí về chế độ ăn

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

Chất lượng bữa ăn cần được đảm bảo: Cần cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm chế biến cần đảm bảo tính an toàn, sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi.

Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ: Không nên cho trẻ ăn những thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có răng vì như vậy nếu nhai chưa kỹ sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc mệt nhọc hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa, thịt… để tế bào ruột có thể sinh sản và phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Điều trị bệnh triệt để, khi trẻ mắc bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý hơn, không ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ cho vừa đủ số lượng thức ăn mà trẻ có thể chấp nhận được. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh.

Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và cung cấp chất đề kháng tốt nhất cho trẻ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nếu để trẻ ăn uống các thứ khác tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả là ngày lẫn đêm

Nếu từ tháng thứ 4 trở đi trẻ có thể ăn thêm bột dạng loãng, đảm bảo trong bột có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không được ép trẻ ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Cho trẻ bú bất cứ lúc nào kể cả ngày hoặc đêm

Cho trẻ ăn thêm một số thức ăn giàu chất dinh dưỡng, chuyển dần từ nấu bột loãng sang nấu bột đặc đủ dinh dưỡng cho trẻ trong đó nên có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo

Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 bữa 1 ngày. Ngoài ra, có ăn ăn thêm sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính.

Với trẻ trên 1 năm tuổi

Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung chất đề kháng cho cơ thể

Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Hạn chế thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn cho trẻ. Không nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.

Các loại trái cây như chuối, hồng xiêm chín nên cho trẻ ăn. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Các món cháo tốt cho bé rối loạn tiêu hóa:

Cháo hạt sen

Hạt sen 100g

Củ mài 50g

Quả hồng xiêm non 15g

Đường phèn 20g

Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Ăn chia 3 lần trong ngày vào lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày.

Cháo rau sam

Rau sam 90g

Búp ổi non 20g

Quả hồng xiêm non 10g

Gạo 30g, bột gia vị vừa đủ

Cho tất cả vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.

Cháo cà rốt, ô mai

Cà rốt 50g

Ô mai mơ 5 quả

Gạo 50g

Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo gừng

Gạo trắng 50g

Gừng tươi 50g

Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.

Chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Chú ý giữ vệ sinh cho trẻ

Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm tay hoặc đồ chơi vào trong miệng vì vậy cha mẹ cần nhắc nhở để hạn chế thói quen này.

Nên vệ sinh đồ đạc, đồ chơi cho trẻ hàng tuần. Đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Những món bằng gỗ hoặc giấy thì nên lau bụi sạch sẽ trước khi cho trẻ cầm, nắm.

Chăm sóc dinh dưỡng

Không nên ép trẻ ăn vượt quá khẩu phần, chọn các thực phẩm tươi sống và chế biến đúng cách tránh lây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Thực Đơn Cho Trẻ Rối Loạn Tiêu Hóa: 3 Món Cháo Tốt Nhất

Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mau khỏi bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện như nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón, tình trạng này kéo dài gây biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên xây dựng cho bé thực đơn phù hợp với tình trạng mà con đang gặp phải.

Trẻ bị nôn trớ

Tình trạng này thường gặp ở các bé dưới 1 tuổi, nếu trẻ có hiện tượng nôn trớ thì mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều.

Thay vào đó thì thực đơn cho trẻ bị nôn trớ mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với lượng thức ăn vừa đủ chia nhỏ thành nhiều bữa và bón từ từ cho trẻ. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cần được đảm bảo các chất để giúp bé phục hồi sức khỏe.

Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ nên cho bé bú ít một, không cho trẻ ngậm ti, không ép trẻ bú. Tăng cường cho các bé bú mẹ, vì sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung chất đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy

Bé bị táo bón

Đối với bé bị táo bón mẹ nên bổ sung thực đơn với các nguyên liệu thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ. Rau xanh và trái cây sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Một số món ăn mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa trên 1 tuổi như:

Cháo muối

Không chỉ đáp ứng được nhu cầu bổ sung tinh bột cần thiết cho cơ thể, cháo muối còn giúp bé bổ sung lượng nước cần thiết. Khi trẻ đi ngoài thường kéo theo hiện tượng mất nước nên việc bổ sung nước là điều vô cùng quan trọng.

Canh gà rau củ – dành cho các bé lớn

Nguyên liệu của món ăn này bao gồm bìa đậu non, thịt gà, đậu Hà Lan, hành tươi, cà rốt

Cách thực hiện cũng không quá khó, mẹ rửa sạch thịt gà, rửa đậu để ráo nước, cà rốt cắt nhỏ, đậu phụ thái con chì. Cho thịt gà vào xoong, luộc bỏ nước đầu sau đó cho lên bếp hầm khoảng 20 phút rồi tắt lửa.

Cháo hạt sen thịt bò

Đây là món ăn bổ dưỡng trong thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên tham khảo, nên cho trẻ ăn lúc nóng sẽ giúp bé toát mồ hôi và hiệu quả nhanh hơn.

Ngoài 3 món cháo gợi ý cho thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, để giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ, tiêu chảy, táo bón giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn, mẹ nên cho con sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ như sữa chua, men vi sinh, cốm vi sinh.

Men vi sinh là giải pháp được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bổ sung trong thực đơn ăn uống của trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Men vi sinh chứa 8 chủng lợi khuẩn có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Cùng nghe Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân chia sẻ men vi sinh tốt là gì?

Liều dùng:

Trẻ em trên 12 tuổi:  Bổ sung lợi khuẩn: 1-2 gói/ngày; Phòng tiêu chảy: 2-4 gói/ngày; Phòng táo bón: 3-6 gói/ngày

Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: Nửa liều của trẻ trên 12 tuổi

Trẻ em dưới 2 tuổi: Nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Rate this post

Từ khóa:

Cách Nấu Cháo Cho Bé Không Bị Mất Chất Và Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

Cách nấu cháo cho bé không bị mất chất dinh dưỡng

Để nấu cháo cho bé mà không lo bị mất chất dinh dưỡng, các mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:

Cách lựa chọn thực phẩm nấu cháo

Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt mỡ hay thịt gà nguyên da.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo nếp, gạo tẻ,đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ… chứa nhiều vitamin hơn ngũ cốc tinh chế.

Rau có màu vàng sậm và xanh thẫm sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau lá nhạt màu.

Thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn thực phẩm đóng hộp vì các chất dinh dưỡng trong đồ đóng hộp bị giảm đi rất nhiều trong quá trình chế biến.

Có thể sử dụng thực phẩm tươi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin.

Sơ chế nguyên liệu để nấu cháo

Do vậy, mẹ nên vo gạo thật nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kỹ và vo quá nhiều lần sẽ làm mát lớp cám gạo vô cùng giàu dinh dưỡng.

Khâu nấu cháo cho bé

Các món cháo dễ tiêu và tốt cho tiêu hóa cho bé

Cháo khoai lang

– Nguyên liệu: Cháo trắng, 100g khoai lang, một ít hồng khô, đường.

– Cách nấu: Khoai lang lột bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cho cháo vào rồi đun sôi, cho khoai lang và khuấy đều. Khi cháo và khoai lang sôi trở lại, cho thêm đường và hồng hô để trang trí.

Cháo chuối đường phèn

– Nguyên liệu: 300g chuối, 100g đường phèn, 100g gạo nếp.

– Cách nấu: Gạo nếp vo sạch, chuối bóc bỏ vỏ rồi thái khúc. Đổ nước vào nồi cho gạo nếp và chuối vào nấu chín mềm. Khi cháo chín, mẹ cho đường phèn vào rồi múc cho bé ăn khi còn ấm.

Cháo đậu bắp

– Nguyên liệu: 100g tôm sú, 6 quả đậu bắp, 3 bát gạo dẻo, hành lá, gia vị.

– Cách nấu cháo cho bé: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ. Tôm bóc bỏ vỏ, làm sạch rồi băm nhuyễn, sau đó ướp với chút gia vị trong 10 phút. Đậu bắp rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cháo chín, bạn cho tôm vào khuấy đều rồi tiếp tục cho đậu bắp vào. Cuối cùng, thêm chút dầu mè vào cháo rồi cho bé khi cháo còn ấm.

3 món cháo cho bé 1 tuổi vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Cháo cá quả

Nấu cháo cho chín nhừ.

Hành tím rửa sạch, phi thơm.

Cá quả rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với gừng để khử bớt mùi tanh. Cá chín bạn gỡ xương, bóc bỏ da sau đó cho vào xào qua với hành tím.

Cháo chín bạn múc ra bát rồi cho cá lên trên là xong.

Cháo ếch

Nguyên liệu:

Cách nấu cháo cho bé:

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng, đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.

Cho gạo với nước dashi rau củ vào nồi rồi nấu cho tới khi gạo chín nhừ.

Thịt ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với bột nêm trong khoảng 20 phút.

Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt ếch vào xào chín.

Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột nêm khoảng 20 p.

Phi thơm hành khô, cho thịt ếch vào xào chín.

Cháo chín bạn múc ra bát, bày thịt ếch và cà rốt lên trên.

Cuối cùng rắc hành khô đã phi thơm cùng chút hành lá và rau mùi trộn đều rồi cho bé ăn.

Cháo kale nấu tôm

Nguyên liệu:

Cho gạo vào nồi nấu chín mềm.

Cải kale rửa sạch, xay nhuyễn rồi rồi lọc lấy nước, bỏ phần bã. Cháo gần chín bạn đổ nước cải kale vào quấy đều.

Tôm làm sạch và rửa sạch, rồi thái hoặc bằm nhỏ.Ướp với chút bột nêm và bột tỏi khoảng 15 phút thì cho vào xào với bơ ghee.

Tôm gần chín bạn cho cà chua và ớt chuông đã thái nhỏ vào xào cùng.

Làm sốt: Hòa bột ngô với nước sôi rồi đổ vào chảo tôm. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

Cháo chín múc ra bát, cho sốt tôm lên trên trộn đều rồi cho bé ăn.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tham khảo và bổ sung men vi sinh Himita. Men vi sinh cung cấp đến 8 chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng,…

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Món Cháo Dễ Tiêu Khi Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!