Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Có Nên Ăn Quả Sung Không? Cách Chế Biến Quả Sung Cho Bà Bầu được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu ăn sung có tốt không?
Quả sung được biết đến là một loại trái cây dân dã nhưng nó lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các mẹ bầu.
Theo nghiên cứu cho thấy, giá trị dinh dưỡng trong 50gr quả sung như sau:
Không chỉ có thế, trong quả sung còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như: vitamin A, C, K, B, kali, magie, kẽm, đồng, sắt,…
Khác với các loại quả khác, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn quả sung xanh thay vì chọn quả chín bởi giá trị dưỡng chất có trong quả xanh cao hơn rất nhiều so với quả chín.
Đối với các bà bầu, việc ăn quả sung đem lại rất nhiều lợi ích như:
1. Tăng lượng canxi hấp thụ
Với các mẹ bầu thì việc bổ sung canxi là điều không thể bỏ qua. Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển xương và răng của thai nhi cũng như giúp xương của mẹ chắc khỏe hơn. Ngoài sữa, phô mai thì sung cũng là loại quả giàu canxi mẹ không nên bỏ qua.
Quả sung chứa nhiều omega-3, omega-6, axit béo có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Chất xơ còn giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, sung rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi nhờ nguồn omega-3, folate phong phú.
Nhờ vào lượng chất xơ tương đối dồi dào mà sung được xếp vào loại quả hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng enzyme proteolytic có trong quả sung cũng góp phần làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trong thời gian mang bầu, mẹ thường gặp phải tình trạng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng thì quả sung cũng là giải pháp lý tưởng ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu đó.
Ngoài ra, quả sung chứa nhiều vitamin, fractoza và dextroza…giúp phụ nữ mang thai trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, với thành phần chứa nhiều chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan đều có tác dụng điều trị triệu chứng táo bón hiệu quả.
Khi mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng là vấn đề mà mẹ cần phải quan tâm. Việc thiếu máu ở mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với thai nhi. Mẹ có thể bổ sung khoáng chất này thông qua quả sung bởi đây là loại quả giàu sắt hay những loại thực phẩm bổ máu cho bà bầu khác. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C dồi dào có trong quả sung sẽ hỗ trợ cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.
5. Hạn chế tình trạng ốm nghén
Vitamin B6 có trong quả sung có khả năng làm giảm tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ.
Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai luôn có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đường, béo phì. Nhờ tính chất kiềm mà quả sung có thể giúp bạn kiểm soát những cơn thèm ăn.
7. Kiểm soát đường huyết và huyết áp
Quả sung có chứa hàm lượng vitamin B, kali dồi dào. Đây là những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa đường huyết và huyết áp trong cơ thể.
Sung chứa nhiều kali và ít muối giúp giảm huyết áp trong thai kỳ. Đây cũng là lựa chọn tốt để phòng tránh tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Không ít mẹ trong thời gian mang thai gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc. Việc bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống cũng là một cách để chăm sóc giấc ngủ bởi trong quả sung chứa chất tryptophan có tác dụng an thần, làm dịu nhẹ thần kinh trung ương giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Không chỉ phụ nữ mang thai mà phụ nữ sau sinh nên ăn sung bởi quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các dưỡng chất trong quả sung có thể giúp tăng khả năng tiết sữa, kích thích tuyến sữa hoạt động rất có lợi cho bé sau sinh.
Gợi ý món ăn cho mẹ: Sung tươi và móng giò heo mẹ đem hầm thật nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn và chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Món ngon cho bà bầu này có tác dụng bổ khí huyết, tăng khả năng tiết sữa, khí huyết bất túc, không có sữa hoặc ít sữa.
1. Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ
Bước 1: Sung sau khi mua về mẹ cần bỏ cuống, làm sạch, bổ miếng sao cho vừa ăn. Sung mẹ nên ngâm với nước muối cho đỡ chát và sạch mủ.
Bước 2: Thịt lợn thái nhỏ, ướp gia vị cho đầy đủ rồi đem kho săn.
Bước 3: Khi thịt trước tới được thì mẹ bỏ sung vào kho cùng cho thấm gia vị là được.
Bước 1: Sung thái lát, ngâm nước muối cho sạch mủ trước khi đem đi làm gỏi
Bước 2: Tai heo luộc chín, thái sợi mỏng.
Bước 3: Pha nước trộn gỏi theo tỷ lệ: 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm hoặc nước cốt chanh, tỏi ớt băm.
Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu với nhau ta có ngay món gỏi sung tai heo vô cùng ngon.
3. Món cháo sung đường phèn
Cách nấu: Sung sau khi mua về cần được làm sạch, ngâm nước muối cho hết mủ. Gạo vo sạch, cho sung vào nấu cùng. Khi cháo sôi sau cho đường phèn vào ninh tới khi nhừ là được.
Nguyên liệu: Sung, lươn, riềng, mẻ, tương, bột nghệ, rau răm.
Cách nấu:
Bước 1: Lươn rửa sạch bằng dấm hoặc chanh sau đó bỏ ruột, bỏ đầu. Ướp lươn với đầy đủ các gia vị cho thấm.
Bước 2: Sung rửa sạch, đập dập ướp gia vị như lươn.
Bước 3: Đợi cho gia vị thấm, cho tất cả vào nồi đổ xấp nước đồi đun trên bếp với lửa nhỏ cho chín nhừ.
Cách Chế Biến Yến Mạch Cho Bà Bầu Bổ Sung Dinh Dưỡng
Yến mạch được mệnh danh là “siêu thực phẩm” đối với sức khỏe. Là loại thực phẩm ngũ cốc an toàn đối với thai kỳ. Nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Cách chế biến yến mạch cho bà bầu đang được săn đón để bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ mang thai nên tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, lúa mì và lúa mạch để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.
Các cách chế biến yến mạch cho bà bầu
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu: Cháo yến mạch
Nguyên liệu
Bột yến mạch: 30g
Cà rốt: 1 củ nhỏ
Thịt lợn: 100g Hành lá: 1 – 2 cây
Gia vị: mắm, muối, dầu ăn…
Cách làm
Bước 1: ngâm yến mạch vào một bát nước chừng 15 – 20 phút sao cho bột nở mềm ra là được. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho thịt lợn băm nhỏ và 1/3 thìa muối vào xào chín.
Bước 3: Tiếp theo cho cà rốt vào nồi, thêm 300ml nước rồi bắc lên bếp đun sôi khoảng 5 phút. Cho yến mạch vào đun chung, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi cho thịt lợn đã xào chín vào trộn đều.
Mẹ bầu nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng để phát huy tối đa tác dụng. Đây là cách chế biến yến mạch cho bà bầu được sử dụng nhiều nhất. Bởi nó vừa đơn giản lại cung cấp nhiều dưỡng chất mẹ cần trong thai kỳ.
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu: Sữa chua yến mạch
Sữa chua là một món ăn yêu thích của rất nhiều mẹ bầu. Cách chế biến yến mạch cho bà bầu với sữa chua là một sự kết hợp tuyệt vời.
Nguyên liệu
½ cốc bột yến mạch nấu chín, sau đó làm lạnh
½ cốc sữa chua
Trái cây theo mùa
Cách làm
Cho ¼ sữa chua ở đáy cốc, bên trên cho ¼ bột yến mạch và sau đó đặt một ít trái cây tươi lên trên.
Vậy là mẹ đã có món yến mạch sữa chua kèm trái cây ngon mát. Thích hợp cho những ngày hè nắng nóng.
Yến mạch với trái cây khô
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu này khá đơn giản, lại ngon miệng. Giúp thực đơn thai kỳ thêm phong phú.
Nguyên liệu
1 hộp sữa chua có đường
Đường
1 hộp sữa đặc
Trái cây khô Yến mạch cán mỏng
Cách làm
Trộn đều sữa chua, đường và sữa đặc rồi sau đó cho vào cốc.
Yến mạch ngâm nở, cho lên trên lớp vừa rồi, sau đó rải lên trên một lớp sữa chua, một lớp yến mạch và cuối cùng là trái cây khô.
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu: Yến mạch trộn sữa tươi
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu này sẽ là một bữa ăn vặt tuyệt vời, giúp mẹ vượt qua cơn đói và vẫn cung cấp dưỡng chất cho con.
Nguyên liệu
40g yến mạch
1 hộp sữa tươi không đường
Cách làm
Cho yến mạch vào một bát lớn, đổ sữa tươi vào.
Đặt vào lò vi sóng quay trong vòng 1 phút.
Như vậy bạn đã có ngay một bữa sáng giàu năng lượng.
Bánh mì kẹp yến mạch
Nguyên liệu
(Chế biến 3 ổ bánh mì kẹp thịt)
Khoảng 350g cá hồi tươi
2 thìa canh yến mạch
2 thìa canh hành lá, xắt nhỏ
1 thìa canh mayonnaise
2 thìa cà phê mù tạt
1 thìa cà phê rau thì là
Cách làm
Đun nóng vỉ nướng trên lửa vừa và phun bằng dung dịch xịt chống dính.
Cho hỗn hợp yến mạch, hành lá, mayonnaise, mù tạt và rau thì là vào xay nhuyễn.
Thái cá hồi thành ba miếng và đặt vào vỉ nướng.
Nướng cho đến khi mặt bên của thịt cá chín (khoảng 5 phút).
Trở bên miếng cá và nướng cho đến khi cá hồi chín hoàn toàn (thêm 5 phút nữa).
Kẹp với bánh mì hoặc đặt thêm xà lách và cà chua lên trên bánh mì. Cách chế biến yến mạch cho bà bầu với món ngon này chỉ với 20 phút, mẹ sẽ có một bữa sáng ngon miệng và bổ dưỡng!
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu: Bánh muffin yến mạch
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu với bánh muffin sẽ bổ sung vào thực đơn ăn vặt dinh dưỡng trong thai kỳ.
Nguyên liệu
(Làm 6 bánh muffin)
3/4 cốc bột mì nguyên cám
1/2 cốc yến mạch ăn liền nguyên chất
1/4 cốc đường nâu đóng gói
2 thìa canh bột hạt lanh
1 thìa cà phê bột quế
1/2 thìa cà phê baking soda
1 thìa cà phê bột nở
1/4 thìa cà phê muối
1 lòng trắng trứng
1 thìa canh dầu hạt cải canola
1/4 thìa cà phê tinh dầu vanilla
1 quả chuối nhỏ, nghiền nhuyễn
1/2 cốc sữa
Cách chế biến
Làm nóng lò đến 350 độ và làm đầy chảo bánh muffin với 6 miếng giấy để bánh muffin. Trộn bột mì nguyên chất, yến mạch, đường nâu, hạt lanh, bột quế, baking soda, bột nở và muối vào tô.
Lấy một bát riêng, trộn lẫn trứng trắng, dầu, vani, chuối và sữa. Dần dần trộn hỗn hợp bột vào hỗn hợp trứng cho đến khi bột được trộn lẫn hoàn toàn. Chia bột thành sáu cốc giấy. Nướng trong 15-18 phút.
Bánh kếp yến mạch
Bánh kếp kết hợp với yến mạch là một món ngon với yến mạch, giúp mẹ tăng thêm khẩu vị.
Nguyên liệu
(Làm 2 đến 3 phần ăn)
1 cốc yến mạch ăn liền nguyên chất
1/2 cốc phô mai không béo
8 lòng trắng trứng
2 thìa cà phê vanilla
1/2 thìa cà phê bột quế
1/2 thìa cà phê gia vị làm bánh bí ngô
Cách chế biến
Làm nóng vỉ nướng để nhiệt độ cao vừa phải và phun bằng dung dịch xịt chống dính. Kết hợp tất cả các thành phần và cho vào máy xay cho đến khi bột nhão.
Đổ hoặc rắt bột lên vỉ nướng theo vòng tròn giống như bánh kếp tròn.
Hãy nướng cho đến khi phần trên của bánh bắt đầu bong ra, sau đó lật và nướng cho đến khi chúng không còn nhão ở phần giữa và hơi nâu ở cả hai bên.
Cho thêm topping với si-rô, nhục đậu khấu (ngọc quả hoa), trái cây tươi…
Cách chế biến yến mạch cho bà bầu thành món bánh kếp sẽ giúp tăng thêm khẩu vị khi ăn. Bánh kếp yến mạch sẽ là món tráng miệng bổ dưỡng và dễ làm cho bữa ăn hàng ngày thêm phần thú vị.
Lưu ý khi chế biến yến mạch cho bà bầu
Gây khó tiêu và tiêu chảy
Nếu bị dị ứng với gluten và đang mang thai thì mẹ cũng có nguy cơ bị dị ứng với yến mạch.
Do đó, nếu muốn dùng yến mạch, hãy chọn những giải pháp thay thế khác. Mẹ chỉ nên ăn với một chế độ hợp lý, khoảng 3 – 4 lần/tuần. Mẹ bầu nên ăn nhiều trong những tháng đầu của thai kỳ.
Khi mua loại ngũ cốc này, mẹ nên chọn những loại nguyên chất để có thể nhận được trọn vẹn chất dinh dưỡng. Ngoài ra, để tránh tình trạng nó bị mốc, hư hỏng, mẹ chỉ nên mua vừa đủ, khi nào ăn hết hãy mua tiếp. Khi dùng xong, nên bảo quản trong túi hoặc hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng khí.
Ngoài dùng yến mạch cho mẹ bầu, bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm khác vào bữa ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp
3 Cách Chế Biến Quả Óc Chó Cho Bà Bầu
Quả óc chó rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tăng cường trí thông minh cho bé ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách chế biến quả óc chó cho bà bầu như thế nào cho bổ dưỡng thì không phải ai cũng biết. Hùng sẽ gợi ý các bạn 3 cách chế biến quả óc chó cực kỳ đơn giản nhất mà ai làm được.
1. Sữa quả óc chó – cách chế biến quả óc chó cho bà bầu nhanh nhất
Sữa được chế biến từ quả óc chó là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng lại dễ hấp thu. Thức uống này không chỉ tốt cho sức khỏe thai phụ mà còn giúp tăng cường phát triển não bộ và trí thông minh cho bé.
Hơn nữa thực phẩm này có mùi thơm, vị béo ngọt, chỉ cần uống một lần là sẽ bị “nghiện”. Đây chính là lý do mà các mẹ bầu rất thích uống sữa này đấy các bạn ạ. Vậy cách chế biến quả óc chó cho bà bầu thành sữa óc chó như thế nào?
Cách làm sữa quả óc chó không hề khó. Để làm sữa này, bạn chỉ cần chuẩn bị 100g hạt óc chó, 30g đường phèn, 1-1,2 lít nước. Để tạo mùi thơm đặc biệt, Hùng sử dụng thêm 2 ống vani.
Tùy theo sở thích bạn có thể thêm hạnh nhân, đậu tương và lá dứa. Sẽ tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho thức uống này.
2/ Cách làm sinh tố óc chó thơm ngon, bổ dưỡng
Đây là một trong những cách chế biến quả óc chó cho bà bầu mà Hùng thấy rất nhiều người thực hiện. Chỉ cần mất 5 phút là bà bầu đã có ly sinh tố trái cây, óc chó vô cùng thơm ngon.
Nguyên liệu cần chuẩn bị là 200g hạt óc chó, 1 hộp sữa chua và các loại trái cây bạn ưa thích như táo, bơ, chuối,…
Cách thực hiện như sau: Bạn giã nhỏ hạt óc chó. Trái cây rửa sạch, bỏ vỏ, thái nhỏ và cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Đổ hỗn hợp này ra ly và cho thêm sữa chua, hạt óc chó trộn đều.
3/ Cách làm quả óc chó ngào đường ngọt béo
Hùng thấy rằng, cách chế biến quả óc chó này được các mẹ bầu cực ưa thích. Giai đoạn thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của chị em cao hơn nhiều. Vì vậy, bà bầu thường nhanh đói và thèm ăn. Một vài quả óc chó ngào đường vừa giúp giảm cơn đói an toàn vừa cung cấp thêm năng lượng cho bà bầu.
Món ăn này cũng được thực hiện khá nhanh và đơn giản. Bạn chỉ cần đun sôi hỗn hợp đường và nước. Sau đó cho quả óc chó vào đảo đều. Lưu ý là chỉ đun với lửa nhỏ. Nếu thấy đường keo lại là món ăn đã được. Tắt bếp, để nguội và cho vào hộp để sử dụng dần.
Chỉ cần một chút biến tấu trong cách chế biến quả óc chó cho bà bầu là bạn đã có những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Hy vọng, những hướng dẫn trên của Hùng sẽ giúp chị em tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xem Thêm 10 TÁC DỤNG CỦA HẠT ÓC CHÓ ĐỐI VỚI BÀ BẦU
( Giao hàng tận nơi trên Toàn Quốc, Nhận Hàng rồi mới Trả Tiền, Cam kết Hàng Mới, Không hôi dầu, Giá rẻ bất Ngờ, Bảo hành, đổi trả Miễn Phí, Bạn không mất gì cả. Bấm Vào Xem Ngay )
Youtube: ☎ ☎ HotLine: FaceBook cá nhân: Hạt dinh dưỡng HSaHa 0969 44 77 52 ➡( SMS/ Zalo / Viber ) Email: buivanhung2105@gmail.comhttps://www.facebook.com/BuiVanHungBigBoss
Bà Bầu Ăn Măng Tây Tốt Không, Cách Chế Biến Măng Tây Cho Bà Bầu
Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có nguồn gốc từ châu Âu, hay còn được gọi là rau “hoàng đế” bởi giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tay rất giàu chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric,… Trong một cành măng tây có đến 1/4 khối lượng của nó chứa các chất khoáng thiết yếu như: canxi, kali, kẽm, magiê. Măng tây được xếp vào nhóm những siêu thực phẩm bổ dưỡng dành cho bà bầu.
Bà bầu ăn măng tây tốt không?
Ăn măng tây giúp bổ sung vô vàn dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển em bé cũng như Sức Khỏe mẹ bầu.
Bổ sung folate cho thai nhi
Măng tây rất giàu axit folate, đây là một chất vô cùng quan trọng trong sự hình thành não bộ của thai nhi ở giai đoạn đầu. Mẹ bầu ăn măng tây bổ sung lượng folate cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Cung cấp vitamin K
Cành măng tây màu xanh rất giàu vitamin K. Ước tính một chén măng tây cung cấp tới một nửa nhu cầu vitamin K hàng ngày của mẹ bầu giúp hỗ trợ hấp thu canxi, phát triển hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và chuột rút cho mẹ bầu.
Tốt cho tim mạch
Nhờ chứa lượng potassium và folate cao nên ăn măng tây có tác dụng điều hòa huyết áp. Cùng với đó, lượng chất xơ dồi dào giúp giảm hấp thụ cholesterol trong máu để cho chất saponin lại có khả năng gắn kết cholesterol ở đường tiêu hóa. Quá trình này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tốt cho đường ruột
Măng tây chứa một hoạt chất đặc biệt là inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột, hỗ trợ các lợi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli phát triển. Mặt khác, chất xơ trong măng tây cũng tác dụng nhuận tràng hiệu quả.
Đẹp da và giảm cân
Với chị em, làn da và cân nặng luôn là những mối quan tâm hàng đầu. Măng tây không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng làm đẹp. Dưỡng chất vitamin A và vitamin C có trong măng tây giúp da chắc khỏe, tăng cường tái tạo collagen ngăn ngừa lão hóa. Chất chống oxy hóa đặc biệt là glutathione giúp hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời lên da, giảm tốc độ lão hóa da. Măng tây không chứa calories nên chị em có thể ăn nhiều mà không lo tăng cân.
Cách chế biến măng tây cho bà bầu
Măng tây có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau thơm ngon lạ miệng. Tuy nhiên phổ biến nhất và ngon nhất là măng tây xào tỏi hay măng tây xào thịt bò.
Chị em có thể chế biến một số món khác như măng tây cuốn thịt ba chỉ rán, măng tây luộc chấm mắm tỏi, măng tây rưới sốt nấm kem tươi, măng tây nấu xốt cá, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt, salad măng tây, soup măng tây, măng tây áp trứng,…
Có thể thêm măng tây vào món salad hoặc thêm một chút dầu ô liu, một chút muối và chút nước cốt chanh.
Măng tây non rất giòn, có thể bẻ cong cọng măng để lấy phần non để chế biến. Mọi người có thể tận dụng phần gốc còn lại nấu cùng với đường phèn có tác dụng mát gan, lợi tiểu.
Bắp bò hầm măng tây cà chua bi: Bắp bò rửa sạch với nước muối đem luộc sơ với nước có gừng rồi mới hầm kỹ thêm chút muối. Măng tây lấy phần ngọn, dùng dao bào bỏ xơ già, rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cà chua bi rửa sạch, để nguyên trái hoặc chẻ đôi. Khi bắp bò mềm, vớt ra, cắt lát mỏng, thả cà chua, măng tây vào nấu chín, nêm muối, đường.
Hà Ly (t/h)
Theo sức khỏe cộng đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Có Nên Ăn Quả Sung Không? Cách Chế Biến Quả Sung Cho Bà Bầu trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!