Xu Hướng 6/2023 # Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu # Top 6 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hằng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, trong phong tục người Việt Nam thường làm mâm cỗ cúng với ý niệm báo hiếu tổ tiên, tưởng nhớ người đã khuất. Đồ cúng ngoài hoa quả, không thể thiếu món gà luộc, đĩa xôi.

Cùng ngày Rằm tháng Bảy còn được gọi là Lễ Vu lan. Các vật phẩm dâng lễ cúng gồm hoa quả… bày mâm cỗ phải tươi ngon, sạch và đẹp mắt, cũng là để tỏ lòng thành kính báo hiếu trước tổ tiên, người đã khuất. Cách làm tuy đơn giản, nhưng cần có bí quyết thì món gà luộc mới mềm thịt, xôi mới dẻo thơm, hấp dẫn.

1/ Món gà cúng Rằm tháng Bảy

Nguyên liệu: 1 con gà, ngon nhất là chọn được gà trống hoa, hoặc gà mái tơ, nặng chừng 1 đến 1,2 kg. Nước vừa đủ để ngập mặt gà tùy theo nhu cầu dùng, có thể luộc bằng nước cốt dừa cũng rất ngon. Ngoài ra cần có gừng củ, lá dứa, hành lá, dầu mè, lá chanh, hạt nêm, dưa chuột, rau mùi và đặc biệt là cần chuẩn bị sẵn một chậu nước đá.

Cách làm:

– Sơ chế làm sạch gà, dùng dây lạt gấp ngược cánh gà sao cho đẹp; lòng gà, tiết; tách lấy phần mỡ gà để riêng. Xát muối gừng lên toàn bộ phần da gà cho sạch mùi. Sau đó, rửa lại gà bằng nước sạch, để ráo nước.

– Sơ chế rau gia vị (gừng thái lát mỏng, rửa sạch lá dứa, hành cắt lấy phần cọng trắng). Cho phần cọng hành, gừng và bó lá dứa vào trong bụng gà.

– Đổ nước vào nồi, đun to lửa. Khi nước sôi, thả ngập gà vào trong nồi nước theo cách nhúng lên nhúng xuống 3 lần, sau đó mới để cả con gà ngập trong nồi nước.

Bí quyết trụng gà 3 lần trong nước sôi sẽ giúp cho ngọt thịt, gà mềm không bị khô và giữ được màu sắc cùng hương vị thơm ngon đặc trưng.

Khi nước sôi lại (sau khoảng 5 phút), hạ nhỏ lửa và để gà thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt lửa và đậy kín nắp. Hãy để gà ngâm trong nồi nước sôi thêm 35 phút nữa. Kiểm tra độ chín của gà bằng cách dùng tăm xiên vào phần thịt dày nhất của đùi gà, nếu nước thịt tràn ra có màu trong không còn tia hồng là gà đã chín.

Khi thịt gà đã chín, dùng đũa nhấc gà lên từ dưới phần cánh và nhúng gà vào nước đá trong khoảng 20 phút để da gà giòn và thịt gà không bị nát.

Vớt gà ra và đặt lên đĩa. Dùng 2 thìa canh dầu mè xát đều lên bề mặt gà để gà thêm thơm ngon và không bị khô. Món gà luộc bày trên mâm cỗ cúng có thể để nguyên con, hoặc chặt miếng xếp lên đĩa. Nếu bày đĩa, lá chanh xắt sợi nhỏ rắc lên thịt gà, các loại rau mùi, dưa chuột… xắt lát trang trí tùy theo sở thích.

2/ Món xôi cúng Rằm tháng Bảy

Tùy nhu cầu mà chuẩn bị lượng gạo sao cho đủ. Có thể dựa theo công thức sau:

Gạo nếp ngon: 3 cốc (khoảng 600gr); Dầu ăn + mỡ gà: 4-5 thìa canh; Gừng băm: 4 – 6 lát; Nước dùng gà: 3 cốc (khoảng 650ml); Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó); Muối: 1 đến 1 1/2 thìa cà phê; Xì dầu để ăn kèm xôi

Cách làm:

Sơ chế: Gạo vo sạch và cần được ngâm trước trong nước (khoảng 8 giờ), vớt ra để ráo.

Cho 3 thìa canh dầu ăn vào chảo cùng mỡ gà và rán đến khi mỡ gà tiết ra hết. Gắp bỏ phần mỡ gà rán giòn khi nó đã chuyển màu vàng nâu. Thêm vào 1 1/2 thìa canh gừng băm và chiên đến khi dậy mùi thơm. Tắt bếp. Nhanh chóng thêm gạo vào và trộn đều. Thêm 1 đến 1 1/2 thìa cà phê muối vào gạo và đảo đều.

Cho hỗn hợp gạo vào nồi cơm điện. Thêm 3 cốc nước dùng gà. Đặt lá dứa lên trên cùng và nấu chín. Khi hạt gạo đã chín, bỏ phần lá dứa đi và dùng đũa đảo lên cho tơi; xới ra đĩa.

Xôi, gà sau khi đã nấu chín tùy theo phong tục tập quán từng nơi, có thể bày thành mâm riêng, hoặc chặt gà bày ra đĩa cùng với đĩa xôi, các món ăn thong thường khác của gia đình.

Bí Quyết Nấu Xôi Mềm Dẻo, Đẹp Mắt

Điều gì quyết định đến một nồi xôi mềm dẻo, hạt xôi đẹp mắt?

Đó chính là chọn gạo và ngâm gạo. Gạo nếp là thành phần cơ bản của món xôi vì vậy giống lúa nếp, độ tươi mới của gạo ảnh hưởng lớn đến chất lượng của xôi. Một số loại nếp nổi tiếng khi nấu xôi mang đến sự dẻo thơm đặc biệt có thể kể đến như nếp như Tú Lệ, nếp cái hoa vàng, nếp Trứng Ngỗng, nếp Điện Biên, nếp hạt cau…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ loại gạo nếp nào có ở địa phương, miễn chúng đảm bảo độ thơm ngon. Khi mua các bạn nên chọn loại gạo nếp đều hạt, có màu trắng đục, căng bóng, không bị gãy vụn. Ngoài ra, bạn nên nhai thử vài hạt, nếu có vị ngọt, thơm mùi nếp mới chính là gạo nếp ngon.

Không giống nấu cơm, xôi được làm chín bằng hơi nước, vì vậy khâu ngâm gạo rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến độ mềm dẻo của xôi. Tùy vào từng loại gạo mà thời gian ngâm sẽ khác nhau. Tuy nhiên tuy nhiên hầu như thời gian khoảng 6 – 8 tiếng là vừa đủ. Không nên ngâm quá lâu vì sẽ khiến gạo bị chua, mất độ dẻo khi nấu, mà người lại dễ bị bở nát. Khi ngâm bạn có thể cho vào một ít muối để hạt gạo thêm đậm đà.

Làm sao để xôi chín đều, không bị chỗ nhão chỗ khô?

Bí quyết ở đây là bạn phải làm sao để hơi nước bốc lên được lan tỏa đều, có thể làm chín cả bên dưới và bên trên của chõ xôi. Muốn đạt được điều này, bạn cần phải dải gạo thật đều, tránh việc gạo bị đổ dồn lại, dày cục ở một số chỗ.

Khi cho gạo vào nồi, thay vì đổ cả rổ gạo vào, bạn nên dùng tay bốc từng nắm, rồi nhẹ nhàng tản đều từ đáy nồi cho đến hết.

Sau khi dải gạo, bạn sử dụng đũa to chọc 4 lỗ thành hình vuông ở giữa nồi. Cách này giúp hơi nước dễ dàng lưu thông đều lên phía trên. Như vậy sẽ giúp xôi chín đều, tránh tình trạng lớp trên khô, lớp giữa nhão.

Trong khi nấu xôi, bạn nên thực hiện thêm một thao tác nữa là dùng một chiếc khăn ẩm, phủ kín bên ngoài nắp nồi. Khăn ẩm sẽ không cho hơi nước thoát ra ngoài, giúp xôi chín nhanh, đều và mềm dẻo hơn.

Lượng nước khi đồ xôi bao nhiêu là đủ?

Dù xôi chín bằng hơi, nhưng lượng nước cũng ảnh hưởng đến độ ngon của xôi. Quá nhiều ước sẽ khiến xôi bị nhão, còn quá ít nước cũng khiến xôi bị khô phía trên. Thông thường, lượng nước dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.

Nhiệt độ và thời gian hấp xôi

Bạn nên cho nước vào nồi nấu trước, khi nhiệt độ tăng cao thì mới đặt chõ lên hấp xôi. Bạn giữ lửa và phải và ổn định và nấu xôi. Lửa quá to xôi dễ bị khét còn quá nhỏ thì xôi lại dễ bị nhão.

Trong quá tình hấp, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước, đồng thời dùng đũa đảo để xôi chín đều. Thời gian hấp xôi khoảng từ 30 đến 40 phút.

Làm sao để hạt xôi bóng đẹp, hấp dẫn?

Khi xôi chín, bạn có thể thực hiện bước cuối cùng là rưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều. Dầu hoặc mỡ sẽ giúp hạt xôi thêm mẩy, căng bóng và đẹp mắt.

Lời kết

Bí Quyết Nấu Xôi Dẻo Thơm Ngon Bạn Cần Nên Biết

Bí quyết nấu xôi dẻo thơm không chỉ là món ăn ngon mà còn thường được bày cúng trên các mâm cỗ vào những dịp đặc biệt, hay là món ăn sáng quen thuộc trên những con phố. Nấu xôi tuy đơn giản nhưng để nấu ra món xôi mềm, dẻo, để lâu vẫn không bị cứng thì có lẽ còn nhiều người chưa biết.

Bí quyết nấu xôi dẻo thơm lựa chọn nguyên liệu

Để có thể học cách nấu xôi ngon trước hết bạn cần chọn nguyên liệu ngon. Gạo nếp ngon có vai trò quyết định nhất để có món xôi ngon hay không. Hãy thử tượng tượng bạn nấu xôi với những hạt gạo nếp bị mốc hay bị trộn lẫn giữa nhiều loại gạo, đó chắc chắn là món xôi tồi tệ.

Gạo nếp dùng để nấu xôi thường là nếp hương, độ dẻo vừa phải lại có mùi thơm đặc biệt. Hãy quan sát cẩn thận và lựa chọn những hạt gạo nếp mới, có màu trắng đục, nhìn tổng thể các hạt đều tròn và căng bóng, đó là những hạt gạo nếp ngon.

Cách ngâm gạo

Dù bạn hông xôi theo cách nào thì đều cần ngâm gạo nếp trước khi nấu. Như thế sẽ giúp rút ngắn thời gian nấu. Hãy ngâm gạo trong nước lạnh với một chút muối. Chú ý đổ ngập nước nhiều một chút vì nếp sẽ hút nước trong quá trình ngâm.

Vậy nên ngâm gạo nếp trong thời gian bao lâu là đúng và đủ? Hãy ngâm trong vòng từ 5 tiếng đến tối đa là 8 tiếng. Nếu bạn muốn nấu xôi vào sáng sớm hôm sau thì nên ngâm qua đêm để tránh mất thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng không nên ngâm gạo nếp quá lâu (trên 8 tiếng), xôi sẽ không còn mùi thơm đặc trưng của nếp và lại còn bị chua nữa. Trước khi nấu hãy vớt gạo nếp ra và để cho ráo nước.

Cho nếp vào nồi bằng tay

Để hạn chế tình trạng xôi bị nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy, trước khi nấu xôi bạn nên dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ vào như cách thông thường, sau đó lấy đũa chọc 3-4 lỗ hỏng cho thông thoáng.

Bí quyết nấu xôi dẻo thơm tại sao phải làm điều này? 

Thông thường, một nồi xôi thường bị các lỗi cơ bản như nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy. Điều đó một phần do bạn để lửa không đều, phần khác đến từ việc bạn không tạo độ thông thoáng nhất định cho hạt nếp. Để hạn chế tình trạng này, điều bạn cần làm là trước khi nấu xôi hãy dùng tay vốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ cả thau vào như thông thường.

Cách này giúp cho hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau gây bí hơi. Chúng giúp khí nóng toả đều khắp nồi xen qua từng hạt nếp.

Lượng nước nấu xôi

Bí quyết nấu xôi dẻo thơm đây được xem là bước quan trọng và khó nhất để có được một nồi xôi mềm dẻo, thơm ngon. Theo kinh nghiệm thì lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.

Lưu ý là khi cho nước vào, bạn nên dặt một chiếc đĩa sứ lên mặt nước để khi nước trong nồi cạn sẽ phát ra tiếng kêu, bạn cần thêm nước nếu xôi chưa chín.

Canh thời gian

Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút. Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi, đồng thời đảo đều nếp để xôi chín đều.

Canh nhiệt độ

Trước tiên, bạn nên cho nước vào nồi nấu xôi trước, đến khi nhiệt độ sôi tăng cao thì mới đặt chõ lên hấp xôi. Sau đó, bạn hãy giữ nhiệt độ ổn định và nấu xôi. Đừng nên tăng nhiệt độ cao lên, xôi sẽ dễ bị cháy khét, hoặc nếu nhiệt độ quá thấp xôi sẽ dễ bị nhão đấy.

Bí quyết để xôi dẻo lâu khi để ngoài là bạn nên đồ 2 lần. Sau khi xôi vừa chín, bạn bỏ xôi ra ngoài dàn đều và hong quạt cho khô, sau đó bỏ lại vào nồi hấp là xong.

Giúp hạt xôi căng bóng

Bước cuối cùng để hoàn thiện món xôi là rưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều. Xôi sẽ có độ căng bóng và mềm mượt.

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( tieudung, cooky, … )

Hướng Dẫn Cách Làm Các Món Chay Thơm Ngon Hấp Dẫn Mà Rất Đơn Giản Cho Ngày Lễ Vu Lan

Tháng bảy khi bắt đầu những trận mưa ngâu cũng là khi lòng người náo nức hướng về ngày lễ lớn trong năm: Lễ Vu Lan báo hiếu. Mời bạn tham khảo một số món ăn chay dễ làm cho dịp Lễ Vu Lan năm nay.

Nguyên liệu làm món giò chay

200g đậu hũ

Muối, đường, bột ngọt, tiêu, nước tương, boa rô phi muối, đường, bột ngọt, tiêu hột đập nhỏ, nước tương và một chút boa rô phi dầu

Đậu hũ ngâm sơ vắt ráo, rồi cho vào nồi cho nước xâm xấp, nêm gia vị đậy nắp nấu khoảng 15 phút. Sau đó, trút đậu hũ ra rổ dùng một cái dĩa bàn nhỏ đè lên để cho phần đậu hũ ráo hết nước.

Dùng 2 miếng giấy nhôm xếp chồng lên, rồi múc một nửa phần đậu hũ này vào cuốn lại, nếu muốn cuốn chặt tay thì dùng một miếng tre (loại cuốn sushi) để lên cuốn, nhưng đừng quá chặt, giò sẽ rất cứng không ngon. Cuối cùng, bạn cho vào túi nilon, dùng dây quấn lại cho vào tủ lạnh. Khi nào ăn thì lấy ra và cắt lát.

Nem chay

Nguyên liệu làm món nem chay

Nấm đông cô: 100gr.

Cà rốt, củ cải trắng, xu hào.

Mì căn: 100gr.

Đậu hũ: 2 miếng.

Miến: 50 gr.

Gia vị: hành ngò, bột nêm chay.

Bánh đa nem: 20 cái.

Nấm ngâm mềm, cắt sợi nhỏ.

Cà rốt, củ cải trắng, xu hào thái hạt lựu, mang phơi trong mát nửa ngày cho héo.

Mì căn xé nhỏ. Đậu hũ xay nhuyễn.

Phi thơm hành, xào chung nấm, cà rốt, củ cải, xu hào, nêm bột nêm vừa ăn. Trút ra âu lớn. Cho miến, đậu hũ, ngò vào đảo đều.

Múc một lượng vừa đủ hỗn hợp trên để lên bánh đa nem, gói tròn, chiên vàng.

Món này ăn nóng kèm rau sống, tương ớt.

Rau xào thập cẩm

Nguyên liệu làm món rau xào thập cẩm

Đậu ván: 100 gr.

Súp lơ: 200 gr (trắng + xanh).

Bắp non: 100 gr.

Cà rốt: 1 củ.

Nấm rơm: 100 gr.

Gia vị: hành, ngò, bột nêm chay.

Rửa sạch và cắt miếng vừa ăn các loại rau trên.

Phi thơm hành, cho súp lơ vào xào, cho đậu ván, bắp non, cà rốt, nấm rơm xào tiếp, rau gần chín nêm bột nêm vừa ăn.

Trút rau ra dĩa, rắc hành ngò, ăn nóng.

Cải thảo tiềm nấm đông cô

Nguyên liệu làm cải thảo tiềm nấm đông cô

Cải thảo: 1 bắp nhỏ 500 gr

Một hộp đậu hũ non 100gr

Nấm đông cô: 8 cái

Gia vị: nước tương, muối, đường, dầu ăn

Đậu hũ thái thành miếng, bắc chảo dầu, chiên nóng khoảng 800, chiên vàng đều.

Cải thảo thái nhỏ, chia thành từng bắp.

Nấm đông cô ngâm nước lạnh 1 tiếng.

Lấy nấm và cải luộc sơ qua nước sôi, sau đó bỏ cùng đậu hũ vào thố, nêm nếm gia vị đã có, rồi cho nước sôi vào.

Xong đậy nắp lại, cho vào nồi, hấp khoảng 2 tiếng, vớt ra đĩa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Luộc Gà Ngon, Nấu Xôi Dẻo Dâng Lễ Vu Lan Báo Hiếu trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!