Xu Hướng 6/2023 # Bí Quyết Nấu Nước Dùng Rau Củ Cho Ngày Chay ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 10 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bí Quyết Nấu Nước Dùng Rau Củ Cho Ngày Chay ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Nấu Nước Dùng Rau Củ Cho Ngày Chay ~ Ẩm Thực Thông Thái được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu hết khi nấu món chay, chúng ta đều cần đến nước dùng chay cho các món như bún, lẩu, canh hay xào,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu nước dùng chay từ rau củ, nấm,… để cho ra một nồi nước dùng chay thơm ngon, bổ dưỡng.

1. Chọn rau củ gì?

Nguyên tắc đầu tiên để hầm nước dùng rau củ ngon là việc kết hợp nhiều loại rau củ cùng lúc sẽ đem lại hương vị đặc biệt và đậm đà hơn nhiều so với chỉ dùng một loại.

Trong thực tế, hành tây, cà rốt, cần tây, tỏi tây, hành lá, hành boa-rô, rau thì là, củ cải, rau diếp, bí, ớt chuông, cà tím, nấm, măng tây, lê, cà chua, tảo biển, đậu, bắp, nấm, bí đỏ… đều có thể được dùng kết hợp để nấu nước dùng.

Và dù cho dùng nguyên liệu gì, bạn cũng nên nhớ rằng chỉ những loại rau củ tươi ngon mới có thể cho ra nước dùng thơm thanh.

Ngoài rau củ, các loại thảo mộc như: rau mùi tây, húng quế, kinh giới, lá hương thảo, thì là, húng tây, húng chanh, gừng, hẹ, hạt nhục đậu khấu, hạt tiêu, lá chanh, rau oregano… cũng có thể được cho vào hầm cùng để tăng thêm hương vị cho nước dùng.

Nước hầm rau củ khá “dễ dãi” vì hầu như nguyên liệu nào cũng có thể đem hầm chung được. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc kết hợp những nhóm nguyên liệu hợp lý, phù hợp cho từng món ăn. Vì kết hợp quá nhiều gia vị trong 1 loại nước dùng đôi khi cũng sẽ đem lại kết quả không mong muốn.

Tránh dùng khoai tây vì nguyên liệu này khi chín sẽ hòa tan tinh bột làm nước dùng đục. Đồng thời hạn chế dùng củ dền vì sẽ khiến nồi nước đỏ ngầu. Và tránh cho atiso vào hầm vì có thể át mùi của những nguyên liệu khác.

2. Cắt nhỏ rau củ ra

Sau khi chọn được các nguyên liệu để nấu nước dùng, bạn nên dành thời gian để cắt rau củ. Để tối đa hóa hương vị của rau củ, bạn nên cắt rau củ thành quân cờ nhỏ để làm tăng bề mặt tiếp xúc với nước, làm cho tinh chất ngọt từ chúng dễ dàng thoát ra ngoài nước dùng.

Lưu ý dù dùng các nguyên liệu khác nhau nhưng rau củ nên được cắt cùng 1 kích thước.

3. Phi sơ hoặc nướng rau củ

Đảo sơ các loại rau củ với dầu ăn sẽ làm tăng hương vị của nước dùng đáng kể hơn là chỉ cho vào nước dùng mà không sơ chế gì cả. Ngoài phi thơm bạn cũng có thể rưới 1 lớp dầu ô-liu lên rau củ và cho chúng vào lò nướng trong 15 phút ở 200 độ C trước khi đem hầm với nước lạnh.

4. Nên cho nấm vào nấu cùng

Nấm chứa một hàm lượng lớn acid glutamic, một loại bột ngọt tự nhiên giúp tạo vị ngọt thịt cho nước dùng và giúp cho nước dùng có vị ngon ngọt đậm đà hơn. Ngoài nấm, tảo biển cũng sẽ làm tăng thêm vị ngọt đậm đà cho nước dùng.

5. Cà chua cũng là một ý kiến hay

Cà chua cũng là một loại nguyên liệu tuyệt vời. Trừ phi bạn muốn nước dùng của mình có màu sáng đẹp, nếu không thì cà chua cũng sẽ giúp cho nước dùng có màu rất hấp dẫn. Nếu thêm cà chua, bạn nên cho nó vào hầm sau cùng.

6. Hãy bắt đầu với nước lạnh

Mỗi nguyên liệu sẽ hòa tan hương vị ở những nhiệt độ khác nhau. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước lạnh ngay từ đầu, sau đó tăng dần nhiệt độ để đảm bảo tất cả hương vị đều đã được chiết xuất ra hết tại những nhiệt độ thích hợp.

7. Hầm với lửa vừa

Bạn nên hầm rau củ trên lửa vừa phải. Nếu nhiệt độ quá cao, bạn có thể sẽ làm mất đi nhiều hương vị tinh tế nhất, tuy nhiên nếu bạn hầm ở lửa quá nhỏ, những tinh chất từ rau củ sẽ không thể thoát hết ra ngoài.

8. Nên nếm nước dùng thường xuyên

Việc nếm thử nước dùng ở từng khoảng thời gian hầm thật sự sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quyết định dừng việc hầm vào thời gian nào. Bởi mỗi thời gian hầm đều cho hương vị khác biệt, phù hợp cho những món khác biệt.

9. Lưu trữ nước dùng

Sau khi hầm trên lửa vừa từ 1-2 giờ. Bạn lọc lại nước dùng rau củ qua rây để lấy nước dùng trong. Nếu không dùng hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 1 tuần hay ngăn đông trong 3 tháng để dùng dần.

10. Thêm rượu vang

Bạn cũng có thể thêm 2 muỗng canh rượu vang vào sau cùng để tăng thêm hương vị cho nước dùng.

Công thức mẫu hầm rau củ:

Bạn có thể nấu nước dùng rau củ với công thức sau: chuẩn bị 1 bó hành boa-rô, 1 củ cà rốt, 1 củ thì là, 1/4 chén dầu, 2 lá nguyệt quế, 2 nhánh cỏ xạ hương, 1 bó nhỏ mùi tây Ý, 3-4 lít nước. Tiếp đến rửa sạch, cắt nhỏ các loại rau củ và cho vào hầm với nước trong 1 giờ. Sau cùng lọc nước dùng trong và cho rau củ vào nấu súp.

Hướng Dẫn Làm Miến Xào Rau Củ Thơm Ngon Nhanh Gọn Cho Bữa Sáng ~ Ẩm Thực Thông Thái

Nguyên liệu:

Thịt bò – 120 gr

Nấm hương – 2 cây, ngâm nước khoảng 2-3 h rồi thái mỏng

Tỏi băm nhỏ – 2 nhánh

Đường – 1 muỗng canh

Xì dầu – 2 muỗng canh

Dầu mè – 2 muỗng canh

Mè đã rang chín – 1 muỗng canh

Trứng lớn – 1 quả

Rau chân vịt rửa sạch, để ráo – 120 gr

Miến – 120 gr

Hành lá, thái thành khúc dài 4-5 cm – 2 – 3 nhánh

Hành tây cỡ vừa, thái lát mỏng – 1 củ

Nấm rơm, thái mỏng – 4 – 5 cây

Cà rốt cỡ trung bình, thái sợi – 1 củ

Ớt chuông đỏ thái sợi – 1/2 quả

Tiêu, muối, dầu ăn – gia vị

Cách làm:

Các bạn rửa sạch thịt bò, để ráo nước rồi cho thịt bò và nấm đã thái sợi mỏng vào bát ô tô lớn và trộn đều với 1 nhánh tỏi băm, 1 muỗng cà phê đường, ¼ muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê xì dầu và 1 muỗng cà phê dầu mè. Đảo bằng thìa hoặc bóp bằng tay cho thịt ngấm gia vị. Đậy bát lại và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị, khi ăn thịt sẽ ngon hơn.

Đập trứng và tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng. Đánh tan lòng đỏ trứng với 1 nhúm muối nhỏ.

Sau đó, các bạn cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, đun nóng. Láng đều cho dầu lan hết đáy chảo rồi dùng khăn bếp lau bớt 1 phần dầu trong chảo đi để trứng không bị lan ra quá rộng.

Tiếp theo, các bạn cho trứng vào tráng. Các bạn tráng một lớp thật mỏng, chờ cho trứng chín rồi lại lật trứng và chờ cho mặt kia chín. Cuối cùng, các bạn để trứng nguội và thái mỏng.

Đun sôi một nồi nước lớn, thêm rau chân vịt vào luộc sơ trong 30 giây-1 phút rồi vớt ra và để ráo, giữ nước luộc lại để nấu mì.

Cho rau chân vịt vào trong nước lạnh để rau không bị nhũn quá. Vắt rau bằng tay để ráo hết nước. Tiếp theo thái rau thành 3-4 phần và để vào bát. Trộn rau với 1 muỗng cà phê xì dầu và 1 muỗng cà phê dầu mè và bóp nhẹ cho dầu mềm và ngấm gia vị.

Cho miến vào nước sôi nóng và để khoảng 7 phút cho miến nở và mềm. Sau đó vớt miến ra cho ráo rồi cắt miến cho ngắn hoặc cắt thành những miếng vừa ăn. Tiếp đó cho miến vào tô, thêm 2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng cà phê xì dầu và 1 muỗng cà phê đường, trộn đều cho ngấm gia vị.

Sau khi làm miến xong, các bạn làm nóng chảo với lửa lớn rồi thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào cùng với hành tây, hành lá và 1 nhúm muối. Xào khoảng 2 phút cho đến khi hành chín thì xúc miến ra bát.

Các bạn lại làm nóng chảo và thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào. Thêm nấm rơm vào và 1 nhúm muối nhỏ. Xào khoảng 2 phút cho đến khi nấm mềm. Tắt bếp và đổ vào bát miến.

Xào cà rốt và ớt chuông đỏ rồi đổ tiếp vào bát miến.

Cuối cùng, các bạn làm nóng chảo và cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào. Thêm thịt bò và nấm hương vào xào cho đến khi thịt bò chín và nấm mềm. Đổ tiếp vào bát miến khi đã chín.

Các bạn thêm tỏi băm, 1 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê tiêu và 2 muỗng cà phê dầu mè vào bát, trộn đều các nguyên liệu. Trộn tất cả bằng tay để nguyên liệu vừa mềm, vừa ngấm gia vị.

Sau đó thêm trứng và 1 muỗng canh vừng vào trộn đều rồi cho ra đĩa và thưởng thức.

Bí Quyết Nấu Nước Dùng Gà Cho Bé Ăn Dặm

08/05/2018 11:05

Nhiều mẹ cho rằng nấu nước dùng cách rách mất thời gian, nhưng mẹ yên tâm với cách nấu nước dùng gà từ FamiCook hoan toàn đơn giản, tiết kiệm thời gian và mẹ có thể chiết ra, cho vào túi zip dùng dần.

Nước dùng gà thông thường dùng cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm của con mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại nước dùng khác nhau như dùng kết hợp với các loại nước dashi, xương,….

Tất cả các loại nước dùng đều không mang nhiều giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng để làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Khi chế biến cho con vẫn cần thêm các thực phẩm thuộc các nhóm (bột đường, vitamin khoáng chất, đạm, béo) để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của con.

Nước dùng gà sau khi hoàn thành

Nguyên liệu:

– Xương gà: 1 con lấy phần xương hoặc thịt gà sống nguyên con. – Nước lọc. – Cà rốt: 2 củ to hoặc 4 củ nhỏ. – Hành tây: 1 củ. – Gừng: 1 củ.

Cách làm

Đầu tiên bạn đem thịt gà rửa sạch, lọc lấy thịt để riêng dùng phần xương nấu nước dùng để nguyên con làm nước dùng. Các nguyên liệu khác như : hành tây, cà rốt, gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái nhỏ tuỳ thích. Cho vào nồi cùng gà. Đổ nước lọc ngập các nguyên liệu.

Phối nhiều loại nguyên liệu có nồi nước dùng gà nhiều dưỡng chất

Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa liu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 5 giờ tuỳ thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Thời gian hầm càng lâu nước hầm sẽ càng ngon, ngọt. Mẹ lưu ý ở bước này nên đun gà và nước lạnh cùng nhau cho tới khi sôi chứ không đun sôi nước rồi mới thả gà vào, làm như vậy những dưỡng chất có trong gà sẽ bị tan và bốc hơi hết.

Sau khi hầm xong, để nước hầm nguội rồi dùng rây lượt hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt hoặc bạn sử dụng giấy thấm dầu và vợt rỗ, khi đổ nước hầm vào hộp thì hãy lọc mỡ qua lớp giấy thấm dầu đặt trên vợt rỗ đó.

Nếu như bạn hầm một nồi lớn thì có thể chia nhỏ nước hầm thành các hộp nhỏ khác nhau tiện sử dụng, thông thường nếu để nước hầm trong ngăn mát tủ lạnh thì bảo quản trong vòng 4 ngày mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, mùi vị. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm vẫn sẽ đảm bảo như bình thường.

Chia nhỏ nước dùng gà vào các bình để bảo quản và sử dung dần

Ngoài xương gà, bạn có thể sử dụng xương lợn (không dùng xương ống) để hầm xương cho bé. Chú ý với loại xương này, thời gian hầm càng lâu càng ngọt nước và có chất dinh dưỡng.

Ngoài nước hầm từ xương và thịt động vật, bạn cũng có thể sử dụng nước hầm từ rau củ. Các loại rau củ nên sử dụng: cà rốt, hành tây, nấm, củ cải đường, bắp cải trắng. Bạn chỉ cần hầm nước hầm rau củ trong khoảng 1-2 tiếng là đã có được nồi nước hầm ngon ngọt. Sau đó bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Bí Quyết Nấu Nước Dùng Phở Thật Trong

Nước dùng là yếu tố đầu tiên quyết định vị ngon cho một tô phở. Người Hà Nội ăn phở thường chuộng nước dùng trong, ngon ngọt và không bị ngấy. Để có nồi nước dùng ngon cũng cần có những bí quyết riêng.

CHỌN NGUYÊN LIỆU TƯƠI NGON

Để chọn xương bò ninh cho nước dùng ngon nhất, người nấu nên chọn xương ống và xương đuôi bò. Xương phải tươi và có màu đỏ tự nhiên. Tuyệt đối không dùng xương đã có mùi ôi thiu như vậy sẽ làm nồi nước dùng bị hôi. Sau khi chọn được nguyên liệu tươi ngon phải có kỹ thuật chế biến phù hợp để có được nồi nước dùng tinh khiết.

THỜI GIAN NINH PHÙ HỢP

Với các loại nước dùng từ xương lợn hay xương gà, thời gian ninh có thể ngắn, nhưng với xương bò thời gian ninh lâu hơn, thời gian phù hợp là từ 8 – 10 giờ để các chất ngọt trong xương bò tiết ra hết. Nếu ninh quá lâu dễ làm nước bị đục và chua. Trước khi cho xương bò vào ninh, để xương bớt mùi hôi, bạn hãy nướng qua xương trên bếp than.

TỈ MỈ, CÔNG PHU KHI NINH XƯƠNG

Trước khi cho xương vào ninh, bạn cần chần qua xương bằng nước nóng, sau đó cho vào nồi nước lạnh, đun to lửa cho nồi xương sôi nhanh trở lại, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn. Trong quá trình ninh, vớt hết các bọt bẩn nổi lên trên. Khi ninh không nên đậy vung. Khi ninh xương bò, thêm hành khô và gừng vào để nồi nước dùng dậy mùi thơm. Trước khi cho vào nồi, cần nướng qua gừng và hành khô trên bếp than. Để nước dùng phở có mùi vị đặc trưng không thể thiếu các loại thảo mộc: hoa hồi, thảo quả, quế chi. Hỗn hợp này được rang trên chảo sau đó thả vào nồi xương bò đang ninh. Trên nồi nước dùng bò, thường có lớp mỡ để giữ được các tinh dầu thơm. Nếu nồi nước dùng của bạn vẫn bị đục, bạn có thể dùng lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nồi nước lúc nguội, đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho đến khi các vẩn đục bám hết vào trứng. Hoặc bạn cũng có thể băm thịt bò, trộn với lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng để nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn. Nếu bạn yêu thích hương vị thơm ngon của phở bò, hãy tới thưởng thức hương vị phở hấp dẫn tại nhà hàng phở Ecudo. Phở Ecudo đậm đà hương vị phở truyền thống sẽ làm thỏa mãn niềm yêu thích của bạn với phở.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Nấu Nước Dùng Rau Củ Cho Ngày Chay ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!