Bạn đang xem bài viết Các Món Được Chế Biến Từ Rau Đắng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rau đắng đất cọng nhỏ bằng que tăm, có nhiều đốt. Lá của loại rau này giống như những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây.
Từ lâu dân gian miền Tây Nam bộ đã tận dụng rau đắng để phục vụ cho việc ăn uống của con người. Rau đắng đất nhổ cả bụi về rửa sạch đất ở rễ, phơi khô, sao vàng ngâm rượu đế để giành nhâm nhi trong bữa cơm vừa tăng hương vị. Dân gian còn dùng rau đắng để chế biến các món ăn rất đáo để.
Canh cá rô đồng, cá trê vàng nấu rau đắng đất
Rau đắng hái về rửa sạch để ráo. Cá rô đồng tháng Chạp khi nước đồng rút cạn, trên đường trở về sông rạch nhảy lọt vào các hầm giữa bờ ruộng mà người dân quê đào sẵn. Dân gian gọi là cá rô mề, bởi nó vừa lớn vừa mọng mỡ.
Bắt cá về làm sạch, rồi bắc nồi nước sôi lên thả cá vào, chờ nước sôi lại, vớt bọt, nêm chút muối hột. Rau đắng sắp sẵn ra tô, nêm thêm bột ngọt. Xong, dùng muỗng múc nước sôi đang nấu chế vào tô canh.
Cá để lên trên, rắc thêm ít tiêu là có món ăn ngon lành. Theo kinh nghiệm, rau đắng không được bỏ vào nồi nấu, vì trong nước sôi, rau chín gục sẽ rất đắng và dai.
À ơi… Canh rau đắng, cá rô đồng/ Nồi cơm mẹ nấu à ơi … thơm nồng buổi trưa.
Cá trê vàng tươi chạy lộp hay giăng lưới bắt được đem làm sạch nhớt, có thể để nguyên con hoặc khứa làm hai, ba tùy theo ý mỗi người, để ra rổ cho ráo.
Cách nấu canh cá trê rau đắng cũng tương tự như cách nấu cá rô vậy. Có điều hương vị của nó sẽ khác đi ít nhiều.
Bữa cơm canh rau đắng thường được dọn kèm với cá trê kho gừng. Tất cả thực phẩm ấy đều gần gũi, từ môi trường chung quanh, bằng trí tuệ của mình người bình dân đã tận dụng để phục vụ cho chính mình và điều đó đã trở thành nét văn hóa ẩm thực chốn đồng quê. Hãy nghe lời một chàng trai nhà quê mượn món ăn dân dã để tỏ tình yêu:
Rau đắng nấu cá trê vàng/ Ngọt ngon vì bởi tay nàng nấu canh
Thật là đáo để hết chỗ nói vậy!
Cháo cá lóc rau đắng đất
Cách chuẩn bị cũng tương tự như khi nấu canh. Có điều khi nấu cháo người ta thường chọn cá lóc.
Cá đồng câu nhấp được con cỡ cườm tay đem về làm sạch, nhớ giữ lấy bộ ruột, vì đây là chỗ ngon nhất. Bắc nồi cháo nấu bằng gạo mới lên bếp cho nhừ, thả cá vào chờ vớt sạch bọt, cặn, … nêm cháo cho vừa ăn. Rau đắng sắp vào tô, múc cháo ra, rắc thêm ít tiêu xay nhuyễn, chan miếng nước Hòn, ít lát ớt, húp xong tô cháo thì quả là bao nhiêu mệt nhọc, cảm mạo đều tan biến.
Đầu cá, ruột cá được gắp riêng ra đĩa, để ăn kèm. Có người còn dùng để nhâm nhi với vài chung rượu ngâm từ chính rau đắng và nghe đâu đó văng vẳng câu hò của cô gái miền thôn dã:
Rau đắng ngọt lịm tình quê/ Anh đi lục tỉnh anh mê không về
Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật…
Nguồn: Ẩm thực 365
Các Món Ngon Được Chế Biến Từ Quả Gấc
Nước ta có rất nhiều món ăn đa dạng từ mọi vùng miền. Trong đó, các món ngon từ gấc quen thuộc ở mọi miền. Cùng Thực Thảo tìm hiểu một số loại bánh được làm từ gấc. Giúp tạo màu cho món bánh thêm phần màu sắc và dinh dưỡng.
1. Xôi Gấc
Nhắc đến món bánh ngon từ gấc không thể bỏ qua món xôi gấc. Thịt trái gấc được sử dụng để nấu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ rất đẹp nên xôi gấc.
Được dùng nhiều trong các lễ hội, đình đám, các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng cơm trái gấc và màng hạt gấc, chế thêm một ít rượu trắng để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem nấu thành xôi.
Cách làm xôi gấc
Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước qua đêm, vớt nếp ra để ráo;
Đậu phộng cũng ngâm cho nở rồi nấu chín mềm;
Trái gấc bổ đôi, lấy thịt gấc đánh nhuyễn với ít rượu trắng;
Sau đó trộn đều gấc với nếp, rồi đậu phộng, muối, đường;
Cho tất cả vào xửng hấp khoảng 20 phút, mở nắp và chan đều nước cốt dừa lên, trộn đều, đậy nắp lại.
Nấu thêm đến khi nước dừa thấm và xôi chín mềm. Múc xôi ra đĩa ăn nóng, có thể tùy ý rắc thêm dừa tươi nạo và muối mè.
2. Bánh trưng gấc
Bánh chưng gấc cũng được làm tương tự:
Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm, vớt nếp để ráo rồi trộn với thịt gấc đánh nhuyễn với một chút xíu rượu trắng;
Sau đó gói và luộc bánh chưng như bình thường.
Bánh chưng gấc có màu đỏ đẹp, rất hấp dẫn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại bánh làm từ gấc như bánh gai gấc, bánh ít gấc, bánh tét gấc, bánh in gấc…
3. Món ngon từ gấc: Bò kho gấc
Thịt bò kho gấc cũng là món dễ làm và khá đặc biệt nhờ hương vị và màu sắc của gấc.
Thịt bò lựa thịt bắp hoặc gân ý thích, rửa sạch, cắt miếng vuông. Gấc tách lấy thịt, trộn đều với ít rượu trắng.
Ướp thịt bò với thịt gấc, nước mắm, bột ngọt, đường và gừng tươi đập giập.
Bắc nồi lên, cho dầu gấc vào, dầu sôi, cho thịt bò vào xào cho đến khi săn lại .Sau đó thêm nước vào rồi nấu tiếp đến khi thịt bò thấm và mềm là được.
Có thể kho bằng nồi áp suất cho nhanh mềm. Món bò kho này dùng với cơm trắng hoặc bánh mì ăn vào buổi sáng rất ngon.
BỘT GẤC SẤY THĂNG HOA
140,000
₫
–
990,000
₫
Mua ngay!
4. Các món xốt gấc
Gấc cũng có thể dùng nấu trong các món hải sản như món cá xốt gấc. Giúp tăng hương vị và màu sắc cho món ăn. Đồng thời, món ăn cũng sẽ bổ dưỡng hơn nhờ sự góp mặt của gấc, giúp bổ mắt.
Cá điêu hồng hoặc các loại hải sản đem ướp với ít muối rồi chiên vàng, để ráo dầu. Thịt gấc hòa với rượu trắng. Bắc chảo lên bếp, đổ vào chảo ít dầu gấc, dầu nóng cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.
Cho tiếp cà chua băm nhuyễn cùng thịt gấc vào, nêm nếm gia vị nước xốt cho vừa ăn.
5. Các món ngon từ gấc khác
Biến tấu một ít với nguyên liệu, bạn sẽ có ngay món chả cua xốt gấc khá lạ và thích hợp cho trẻ nhỏ. Không cho cà chua băm nhuyễn vào mà thay bằng hành tây cắt sợi.
Cua nguyên con hấp chín, gỡ lấy thịt, trộn với giò sống và một ít xốt gấc cho đều rồi vo viên, đem hấp chín. Khi ăn, rưới xốt gấc lên trên mặt chả cua, dùng món khi còn nóng càng ngon.
Ngoài ra, còn có rất nhiều món ngon từ gấc mà bạn nên thử làm cho gia đình cùng thưởng thức:
Sườn xào gấc;
Mực nướng gấc;
Cá xốt gấc;
Salad gấc;
Giò sống nấu gấc;
Tôm xào gấc;
Súp gấc;
Cơm rang gấc;
Gà quay xôi gấc hạt sen;
Bạn đang tìm mua bột gấc nguyên chất chế biến các món ăn vui lòng liên hệ qua:– Link sản phẩm: https://nguyenlieubotthiennhien.vn/san-pham/bot-gac/– Fanpage: https://www.facebook.com/nguyenlieubotthiennhien– Hotline: 0934 037 438– Zalo: 0888 552 562– Showroom: 3L/2 Ngô Sĩ Liên Phường 14 Quận 8, TP.HCM
Đặc biệt, Thực Thảo nhận gia công thương hiệu và cung cấp số lượng bột với số lượng tạ, tấn.
[Total:
0
Average:
0
]
Các Món Ăn Ngon Được Chế Biến Từ Cá Thu
Tác dụng của cá thu
Cá thu là một loại cá có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, tôi rất nhiều so với các loại cá khác. Khi ăn cá thu nhiều thì làm giảm được hàm lượng cholesterol trong máu. hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất có trong cá thu là khoáng chất và protein.
Những khoáng chất tổng hợp protein rất tốt cho hệ tim mạch.
Cá thu còn có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa của con người. chất dinh dưỡng có trong cá thu rất dễ tiêu hóa, Vì vậy bộ phận tiêu hóa của cơ thể bạn phải hoạt động nhiều.
Cá thuốc có tác dụng rất tốt đối với xương, giúp cho xương chắc về vì trong cá thu có hàm lượng canxi rất cao.
Trong cá thu có chứa nhiều chất DHA, đây là một trong những thành phần sản sinh ra các tế bào bộ não, vì thế cá thu là một thực phẩm rất tốt cho bộ não.
Cá thu con có tác dụng rất tốt đối với sắc đẹp của con người, ăn cá thu nhiều sẽ sản sinh ra được hàm lượng Collagen cho làn da làm làn da luôn tươi trẻ và căng mọng.
Nguyên liệu
Bước 1. Cá thu các bạn mua về rửa sạch và cắt khúc, sau đó ướp cá thu với một ít muối trong vòng thời gian khoảng 20 phút để cho cá cứng, dễ dàng chiên hơn.
Bước 2. Các bạn hãy làm nước sốt tỏi ớt bằng việc trộn đều các gia vị như sau: tỏi, ớt, đường các bạn hãy giã thật nhuyễn rồi trộn hỗn hợp này với đường và nước mắm, thêm một tí bột ngọt, hạt nêm, tiêu Cho thêm một ít nước lọc và đánh tan đều hỗn hợp này.
Bước 3. Khi cá đã vàng, các bạn hãy cho cá ra đĩa, đổ bớt ít dầu trong chảo chiên cá để lại khoảng 2 thìa cho các bạn hãy cho vào đó một ít ớt bột để phi làm màu, tiếp tục cho cá vào và các bạn hãy cho hỗn hợp nước sốt đã chuẩn bị lúc nãy vào đều khắp mặt cá để lửa nhỏ để cả năm gia vị và đến khi nước sốt vừa cạn là được.
Nguyên liệu
Cá thu kho sấu
Bước 1. Cá thu mua về các bạn cần rửa sạch và cắt khúc vừa ăn sau đó để ráo nước. Gừng, sả, riềng, ớt các bạn mua về hãy sơ chế và đập dập thái nhỏ.
Bước 2. Khi đã cắt khúc và cá ráo nước thì các bạn hãy gặp gia vị vào cá và để cho cá ngấm gia vị.
Bước 3. Sau khi cá đã ngấm gia vị thì các bạn hãy bắt nồi cá lên bếp và đun sôi, tiếp sau đó các bạn hãy cho quả sấu vào và đậy vung lại đun cho đến khi cá chín nục, và quả sấu cũng mềm.
Bước 4. Bạn hãy cho cá ra đĩa và thêm chút hạt tiêu thì theo sở thích.
Cá thu nướng muối ớt giấy bạc
Nguyên liệu
Thực hiện.
Bước 1. Các bạn khi mua cá thu về, phải rửa sạch cá và để ráo nước. các bạn hãy dùng dao thật sắc khi nhỏ hai bên mặt của thân cá để khi ướp cá được thấm đều gia vị và thơm ngon hơn.
Bước 2.
Các bạn hãy dùng cối giã một ít ớt, tiêu, hành, tỏi sau đó các bạn hãy cho vào một ít nước mắm, đường, hạt nêm trộn hỗn hợp này thật đều và ướp cá trong vòng khoảng 1 đến 2 tiếng.
Bước 3. Khi cả vừa ngắm gia vị các bạn hãy dùng giấy bạc cá lại và đem nướng cá ở trên than đỏ trong khoảng thời gian khoảng 30 đến 40 phút thì lấy cả ra và bỏ ra đĩa thưởng thức.
Nguyên liệu
Bước 1. Cá các bạn cần sơ chế thật sạch, sau đó để ráo và ướpp cá với một ít hạt nêm để cho cá thấm.
Bước 2. Hành tây các bạn hãy bóc vỏ và cách lát tròn sau đó hãy tách rời từng lớp ra. Các bạn mua về hãy chẻ đôi ra để bỏ hạt sau đó Thái sợi. Dừa các bạn hãy chặt ra và chỉ lấy nước.
Bước 3. Các bạn hãy Bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu sau đó thả cá vào chiên sơ hai mặt cá sau đó vớt cá ra.
Bước 4.Các bạn hãy lấy một cái chảo khác và cho vào một thìa súp dầu, màu đỏ cho hành tây vào xào thơm. Theo các bạn hãy cho cá và nước dừa vào cùng một lúc sau đó nữa đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút khi thấy nước hơi cạn thì các bạn hãy tắt bếp và rắc ớt lên trên.
Cá thu nướng rim thịt ba chỉ
Nguyên liệu:
Bước 1. Cá thu khi mua về các bạn hãy cắt khúc và rửa sạch sau đó đó ướp với một ít hành để cá được thơm.
Bước 2. Các bạn hãy đem trả thù vừa gấp đi nướng trên than đỏ, cho đến khi cá vàng hai mặt pha thị mùi thơm là được.
Bước 3. Sau khi các bạn nướng cá sông, các bạn hãy gặp cá vào nồi.
Bước 4. thịt ba chỉ mua ở chợ về các bạn cần làm sắt và thái miếng vừa ăn. sau đó các bạn hãy bắt một cái chảo lên bếp và cho thịt vào sao vàng đến khi thịt chảy bớt mỡ thì các bạn hãy cho nước màu vào, vào đảo đều cho thịt được ngấm , các bạn tiếp tục cho cá thu vào và để lửa nhỏ, các bạn hãy đảo 2 mặt cá liên tục để đảm bảo cá được ngấm nước thịt và ngấm đều gia vị, khi nước trong nồi bắt đầu cạn là được
1162 views
Các Món Ăn Ngon Được Chế Biến Từ Quả Trám
Điện Biên TV – Thời điểm cuối tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian khắp núi rừng vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung và Tây Bắc nói riêng lại bước vào vụ trám. Loại quả này tuy bình dị, dân dã nhưng được xem là thứ nguyên liệu không thể thiếu để chế biến nhiều món ăn ngon, đậm đà, hấp dẫn như: xôi trám, hay trám kho thịt. Song có lẽ đặc biệt hơn cả là các món ăn được chế biến kết hợp giữa quả trám với các loại cá. Mùa thu về, bên cạnh những sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thì, ở các khu chợ cũng bắt đầu bày bán những quả trám căng tròn màu vàng nhạt. Trám là loại thân gỗ, những cây lâu năm có thể đạt chiều cao lên tới hơn 20m, cây to tán xòe rộng. Trám có hai loại là trám đen và trám trắng, tuy mỗi loại trám lại có một dư vị riêng và để lại ấn tượng đặc biệt sau khi ăn, nhưng trám đen thường không thể chế biến thành nhiều món như trám trắng. Trám thường ra hoa vào tháng 2, mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, sau đó quả sẽ tự chín và rụng dần.
Thời điểm cuối tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian khắp núi rừng vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung và Tây Bắc nói riêng lại bước vào vụ trám
Có thể nói trong văn hóa ẩm thực của người Thái, cá vừa là nguồn thực phẩm dồi dào, đồng thời cũng là thực phẩm được sử dụng thường xuyên của họ. Hơn thế, khi cá kết hợp với trám trắng có vị chua sẽ làm át đi mùi tanh của cá, khiến món ăn đưa cơm và lạ miệng hơn cả. Đối với hai nguyên liệu chính là cá và quả trám trắng, người Thái Điện Biên sẽ có một loạt các món như: cá kho trám; canh cá nấu trám; lòng cá nấu trám kèm thêm một chút mẻ; hay món trám muối để dùng dần. Giữa tiết trời giao mùa chuyển hè sang thu, thì mỗi món ăn với trám lại thích hợp ở một thời điểm nóng – lạnh khác nhau. Đối với món trám kho cá, có lẽ đây là món ngon được mong chờ nhất trong mùa trám khi tiết trời se lạnh. Kinh nghiệm khi chọn trám là, nên chọn quả thon dài hai đầu, sờ còn thấy cứng căng tròn và vàng nhạt không bị nhăn nheo hay bị rộp. Khi mua về cần rải trám ra rổ, rá cho thoáng, để ở chỗ mát, tránh bị hấp hơi sẽ làm trám bị mềm, tróc vỏ là xem như quả trám đã hỏng.
Sau khi đã lựa được những quả trám ngon nhất thì đem rửa sạch, rồi đập dập, để khi nấu lớp nhân nằm dọc hạt trám sẽ dễ dàng ngấm ra thịt cá. Tiếp đó chưng nước hàng cho vàng rộm cánh gián, xếp cá với trám rồi đổ nước xâm xấp, không cần thêm bất kỳ một thứ gia vị nào khác ngoài bột canh, là nồi cá kho đã đưa lên mùi vị riêng biệt hấp dẫn.
Cá kho trám cần để liu riu lửa trong khoảng 1 giờ đồng hồ, đến khi thịt cá săn lại, xương cá và quả trám cũng mềm ra, còn thịt trám chua đã quyện với vị ngọt béo của thịt cá, thì bắc nồi cá khỏi bếp, để nguội, rồi sau đó lại kho tiếp lần 2 mới thật sự hoàn chỉnh một nồi cá kho trám ngon đúng kiểu. Trám đã làm mất đi mùi tanh của cá, còn chất đạm từ cá lại làm mất đi vị chát của trám, đây đúng là một sự kết hợp hoàn hảo của ẩm thực. Nếu món trám kho cá thật hoàn hảo vào những ngày mưa hoặc trời se lạnh, thì những ngày nắng nóng món canh trám nấu cá lại được ưa chuộng hơn cả. Khác với món cá kho trám, với món canh trám sẽ phải được ỏm qua cho bớt vị chua sau đó mới có thể nấu với cá.
Ỏm chính là hình thức và công đoạn sơ chế trám bằng cách pha nước nóng già tay, khoảng 50 – 70 độ C, cho thêm một chút muối rồi thả trám vào, đậy vung và để trên bếp than, sau 20 phút, bóp thấy mềm là trám chín. Hoặc có thể ỏm trám bằng cách cho trám vào từ khi nước còn lạnh đun trên bếp đến khi nước sủi lăn tăn thì tắt bếp, đậy vung để nguyên 20 phút, đến khi trám mềm thì vớt ra.
Ỏm trám rất dễ mà cũng rất khó, nhiều người ỏm thường bị sượng, nguyên nhân có thể là vì nước không đủ nóng, nên khi trám chưa mềm đều mà nước đã bị nguội, nhưng nếu nước nóng quá thì thịt trám sẽ cứng đanh lại không thể mềm lại được nữa. Đối với canh cá kết hợp với các loại nguyên liệu khác, người nấu thường phải rán cá sơ qua nhưng với canh cá nấu trám, thì cá chỉ cần rửa sạch sau đó xếp vào nồi, cho thêm trám đã ỏm vào và đun lên là được. Bởi nếu rán cá thì nồi canh sẽ bị mỡ, không thích hợp ăn với vị trám chua nữa. Phần cá được chọn để nấu canh thường là đầu, hoặc đuôi của các loại cá to như cá trắm, hoặc cá chép là thích hợp hơn cả. Tương tự như món trám nấu canh, món lòng cá nấu trám với mẻ cũng phải qua khâu ỏm trám sau đó mới cho các nguyên liệu vào nấu. Món ăn này sẽ rất ngon và mát nếu ăn kèm với các loại rau sống và rau cải cay vào những buổi trưa ngày nắng nóng.
Món xôi trám
Trám chỉ cho thu hoạch trong khoảng 2 tháng nên khi thời điểm gần hết mùa thu cũng là lúc cần dự trữ trám cho mùa đông bằng cách muối trám. Đây là món ăn có thể giữ được lâu ngày, thậm chí giữ được hàng năm nếu như muối đúng kỹ thuật và bảo quản tốt. Đầu tiên vẫn là phần rửa sạch trám rồi ỏm cho trám chín đều. Nếm thử nếu thấy cùi trám tách khỏi hạt và ăn có độ dẻo, thơm là được. Sau đó để trám nguội rồi cho vào lọ hoặc vại để muối.
Tiếp đó là dùng nước đun sôi để nguội, pha muối hạt vừa mặn đổ ngập quả trám. Sau đó dùng nắp đậy kím sau khoảng 2 tuần, trám lên men chua là lấy trám ra ăn được. Trám muối khi ăn có vị chua nhẹ, giữ được mùi thơm, cùi trám dóc hạt nhưng vẫn có độ dai, giòn. Khi ăn trám muối sẽ có cảm nhận về vị mặn của muối hòa với vị bùi bùi, chua chua và không thiếu vị ngọt nơi đầu lưỡi đậm đà dư vị. Trong Y học quả trám được ghi chép là có vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc và giải rượu. Về mùa đông, nếu đêm ngủ thấy khô cổ và ho, gây mất giấc thì có thể dùng ngày 20-30 quả trám trắng đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống cùng. Đối với bệnh viêm họng cấp hay mãn, viêm amiđan, khô cổ, mất tiếng thì lại dùng trám muối để ngậm hay pha nước uống đều có tác dụng rất hiệu quả.
Ngày trước cây trám thường mọc dại trong rừng chứ chưa được đem về trồng trong vườn nhà như hiện nay. Vì thế mà “trám bùi để rụng” người dân mới nhặt về mà không ai trèo hái. Song giờ đây, mỗi khi vào mùa, trám lại được thu hoạch để làm thuốc hoặc bày bán trên thị trường với giá dao động từ 20-25 nghìn đồng/1kg. Trám cũng chỉ có vào mùa thu, vì vậy thực khách hãy tận dụng khoảng thời gian này để cùng chế biến những món ăn từ trám để có thể cảm nhận được vị chua chua, béo ngậy cùng hương thơm không lẫn đi đâu được của trám./.
Lý Như Quỳnh – Tiến Thế/DIENBIENTV.VN
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Được Chế Biến Từ Rau Đắng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!