Bạn đang xem bài viết Cách Làm 6 Món Ăn Ngon Và Bổ Từ Gạo Lứt Dinh Dưỡng Đổi Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình (Phần 1) được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cháo nghêu gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, tinh bột,… kết hợp cùng nghêu giàu protein, canxi tạo nên món cháo nghêu gạo lứt đầy đủ chất dinh dưỡng. Món này sẽ không khiến bạn bị ngán đâu vì gạo lứt đã được nấu cùng nghêu để tăng hương vị và không hề khiến gạo bị khô. Cháo nghêu gạo lứt hoàn toàn thích hợp ăn khi vừa mới khỏi bệnh hoặc muốn bổ sung thêm dưỡng chất nha.
Nguyên liệu nấu Cháo nghêu gạo lứt:
1kg Nghêu
200g Gạo lứt
1 muỗng Tỏi băm
4 củ Hành tím
3 nhánh Hành lá
1/2 nắm Rau răm
1/3 muỗng Muối
1/2 muỗng Đường trắng
1/3 muỗng Tiêu
2 muỗng Nước mắm
3 muỗng Dầu ăn
1/2 muỗng Bột ngọt
2 muỗng Hạt nêm
Cách nấu Cháo nghêu gạo lứt:
– Bước 1: Đem nghêu ngâm nước từ 15 đến 20 phút để nhả sạch bùn đất. Gạo lứt ngâm nước qua đêm.
– Bước 2: Hành lá và rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng. Phi hành tím với dầu nóng cho vàng rồi vớt ra để ráo dầu.
– Bước 3: Luộc nghêu chín rồi vớt ra tách lấy thịt và ướp với muối, nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu trong khoảng 20 phút. Phi thơm tỏi băm rồi cho thịt nghêu đã ướp vào, xào săn và để ra đĩa.
Cháo nghêu gạo lứt nóng hổi ăn cùng hành phi và hành lá càng làm tăng thêm hương vị.
2. Cơm gạo lứt gà chiên sốt hạnh nhân
Nguyên liệu làm Cơm gạo lứt thịt gà sốt hạnh nhân:
600g Thịt ức gà
100g Hạnh nhân
50g Bắp non
50g Bí ngòi vàng
50g Đậu Hà Lan
1 củ Khoai tây
4g Gạo lứt
1/2 muỗng Muối
1/2 muỗng Tiêu
5g Bơ
1 muỗng Hạt nêm
1 muỗng Tỏi băm
3 muỗng Dầu ăn
1/2 củ Cà rốt
Cách làm Cơm gạo lứt thịt gà sốt hạnh nhân:
– Bước 1: Gà làm sạch, cắt hình thoi, ướp với muối, tiêu. Hạnh nhân rang vàng, để nguội, tách vỏ. Bí ngòi vàng rửa sạch, cắt lát mỏng. Bắp non gọt cuống. Đậu Hà Lan bỏ cuống, chỉ lưng và rửa sạch. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Gạo lứt ngâm nước để qua đêm.
3. Chè đậu đen gạo lứt
Nguyên liệu nấu Chè đậu đen gạo lứt:
100g Đậu đen
100g Gạo lứt
2 muỗng đường thốt nốt
Cách nấu Chè đậu đen gạo lứt:
– Bước 1: Đậu đen, gạo lứt cho vào tô, đổ nước vào và ngâm khoảng 3 giờ. – Bước 2: Cho đậu đen, gạo lứt vào nồi nước, nấu sôi ở mức lửa nhỏ. Khi hạt đậu đen mềm, cho đường thốt nốt vào, khuấy thêm 3 phút. – Bước 3: Tắt bếp, múc chè ra chén. Bạn có thể rắc thêm mè đen lên trên nếu thích. Món này bạn có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.
(còn tiếp) Theo Cooky.vn
Cách làm 6 món ăn ngon và bổ từ GẠO LỨT dinh dưỡng đổi vị cho bữa cơm gia đình (Phần 2)
Share this:
Cách Làm 7 Món Ăn Ngon Và Bổ Từ Gạo Lứt Dinh Dưỡng Đổi Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình ~ Ẩm Thực Thông Thái
Cách làm 7 món ăn ngon và bổ từ gạo lứt dinh dưỡng đổi vị cho bữa cơm gia đình
Chúng ta vẫn thường nghe đến gạo lứt tốt cho sức khỏe, ăn gạo lứt có tác dụng trị bệnh nhưng không mấy ai dùng gạo lứt cũng chỉ vì một nguyên nhân là nó không có vị ngọt và dẻo như gạo trắng chúng ta hay ăn hàng ngày.
1. Cháo nghêu gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, tinh bột,… kết hợp cùng nghêu giàu protein, canxi tạo nên món cháo nghêu gạo lứt đầy đủ chất dinh dưỡng. Món này sẽ không khiến bạn bị ngán đâu vì gạo lứt đã được nấu cùng nghêu để tăng hương vị và không hề khiến gạo bị khô. Cháo nghêu gạo lứt hoàn toàn thích hợp ăn khi vừa mới khỏi bệnh hoặc muốn bổ sung thêm dưỡng chất nha.
Nguyên liệu:
1kg Nghêu
200g Gạo lứt
1 muỗng Tỏi băm
4 củ Hành tím
3 nhánh Hành lá
1/2 nắm Rau răm
1/3 muỗng Muối
1/2 muỗng Đường trắng
1/3 muỗng Tiêu
2 muỗng Nước mắm
3 muỗng Dầu ăn
1/2 muỗng Bột ngọt
2 muỗng Hạt nêm
Cách nấu:
Bước 1: Đem nghêu ngâm nước từ 15 đến 20 phút để nhả sạch bùn đất. Gạo lứt ngâm nước qua đêm.
Bước 2: Hành lá và rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng. Phi hành tím với dầu nóng cho vàng rồi vớt ra để ráo dầu.
Bước 3: Luộc nghêu chín rồi vớt ra tách lấy thịt và ướp với muối, nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu trong khoảng 20 phút. Phi thơm tỏi băm rồi cho thịt nghêu đã ướp vào, xào săn và để ra đĩa.
Bước 4: Phần nước luộc nghêu đem lược bỏ cặn rồi cho gạo lứt vào nấu, trong lúc nấu mở nắp nồi, đun lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo chín mềm thì nêm hạt nêm, bột ngọt vào khuấy đều rồi tắt bếp. Nếu thấy cháo đặc quá nhớ châm thêm nước nha. Cháo nghêu gạo lứt nóng hổi ăn cùng hành phi và hành lá càng làm tăng thêm hương vị.
2. Phở gạo lứt thịt bò
Gạo lứt không chỉ dùng để nấu cơm hoặc cháo mà còn có thể làm thành những sợi phở mềm dai ngon. Dùng sợi phở gạo lứt khi nấu phở tạo nên hương vị khác biệt vì nó thoang thoảng mùi thơm của gạo lứt không như bánh phở thông thường nha. Không chỉ vậy, giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt mang lại cực kì cao khi kết hợp với thịt bò. Đổi vị cho cả nhà với món phở gạo lứt thịt bò thôi nào.
Nguyên liệu:
200g Bánh phở gạo lứt
250g Thịt bò
100g Hành lá
100g Giá đỗ
50g Húng lũi
50g Ngò rí
1/2 muỗng Tiêu
1 muỗng Nước mắm
1 muỗng Hạt nêm
1 củ Gừng
1 củ Hành tây
1 lít Nước dùng (Nước dùng bò)
Cách nấu:
Bước 1: Ngâm bánh phở trong nước 20 phút rồi cho bánh ra rổ ráo nước. Thịt bò rửa sạch, cắt mỏng. Hành lá, húng lũi, ngò rí, giá đỗ rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Hành tây, củ gừng nướng sơ cho thơm.
Bước 3: Đun sôi nước dùng cùng hành tây, gừng và nêm hạt nêm, nước mắm, tiêu cho vừa ăn.
Bước 4: Cho bánh phở ra tô. Nhúng thịt bò vào nồi nước dùng để thịt bò chín tái. Thêm giá đỗ, hành lá, ngò rí, húng lũi cắt nhỏ vào. Chan nước dùng và thưởng thức.
3. Cơm gạo lứt gà chiên sốt hạnh nhân
Gạo lứt không chỉ nổi danh về những giá trị tốt dành cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc ung thư mà với những ai muốn giảm cân nhưng vẫn giữ được lượng chất dinh dưỡng cần thiết thì gạo lứt chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Với lượng đường thấp trong gạo và lượng mỡ không nhiều từ thịt gà mang đến một món cơm gạo lứt thịt gà sốt hạnh nhân giúp giảm cân hiệu quả.
Nguyên liệu:
600g Thịt ức gà
100g Hạnh nhân
50g Bắp non
50g Bí ngòi vàng
50g Đậu Hà Lan
1 củ Khoai tây
4g Gạo lứt
1/2 muỗng Muối
1/2 muỗng Tiêu
5g Bơ
1 muỗng Hạt nêm
1 muỗng Tỏi băm
3 muỗng Dầu ăn
1/2 củ Cà rốt
Cách làm:
Bước 1: Gà làm sạch, cắt hình thoi, ướp với muối, tiêu. Hạnh nhân rang vàng, để nguội, tách vỏ. Bí ngòi vàng rửa sạch, cắt lát mỏng. Bắp non gọt cuống. Đậu Hà Lan bỏ cuống, chỉ lưng và rửa sạch. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Gạo lứt ngâm nước để qua đêm.
Bước 2: Luộc chín từng loại rau củ. Sau đó, phi thơm tỏi với bơ và cho khoai tây, cà rốt, bắp non, đậu hà lan, bí ngòi vào xào sơ, nêm thêm hạt nêm rồi để ra dĩa riêng. Phi thơm tỏi băm trong một chảo khác và cho thịt gà vào chiên vàng 2 mặt.
Bước 3: Sau khi đã ngâm gạo lứt thì cho gạo cùng muối, nước vào nồi cơm điện và nấu chín.
Bước 4: Múc cơm ra dĩa và tạo thành hình vuông, tiếp theo để gà và rau củ lên và trang trí theo ý thích. Cuối cùng là thưởng thức.
4. Chè đậu đen gạo lứt
Thông thường chúng ta chỉ nấu chè với đậu đen không thôi, vậy hôm nay hãy thử nấu chè đậu đen cùng gạo lứt nha, chắc chắn bạn sẽ thích mê đấy. Đậu đe bùi bùi nấu cùng gạo lứt thơm thơm hòa quyện thành món chè hấp dẫn vừa là món ăn vặt đồng thời cũng là món cung cấp không ít năng lượng cho cơ thể.
Nguyên liệu:
100g Đậu đen
100g Gạo lứt
2 muỗng Đường thốt nốt
Cách nấu:
Bước 1: Đậu đen, gạo lứt cho vào tô, đổ nước vào và ngâm khoảng 3 giờ.
Bước 2: Cho đậu đen, gạo lứt vào nồi nước, nấu sôi ở mức lửa nhỏ. Khi hạt đậu đen mềm, cho đường thốt nốt vào, khuấy thêm 3 phút.
Bước 3: Tắt bếp, múc chè ra chén. Bạn có thể rắc thêm mè đen lên trên nếu thích. Món này bạn có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.
5. Bánh bao gạo lứt
Nguyên liệu:
420g Bột mì
80g Gạo lứt
5g Men nở
100g Đường nâu
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn gạo lứt rồi rây lấy bột mịn. Cho bột gạo lứt vừa xay, bột mì, đường nâu, men nở vào âu, thêm nước vào trộn đều. Nhào bột thành khối đồng nhất, mịn và không dính tay. Ủ bột cho bột nở gấp đôi.
Bước 2: Bột sau khi nở lấy ra nhào. Sau đó, cán bột thành hình chữ nhật, dùng bình xịt một ít nước lên trên bề mặt tấm bột và cuộn tấm bột thành thanh trụ dài. Cắt bột thành nhiều phần bằng nhau.
Bước 3: Để bánh vào khay 20 phút cho bánh nở thêm. Đun sôi nồi nước, cho bánh vào hấp khoảng 13 phút là bánh chín. Tắt bếp để khoảng 3 phút rồi lấy bánh ra. Bánh ngon khi ăn lúc còn nóng sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị của gạo lứt.
6. Nước gạo lứt rang
Nước gạo thông thường đã rất tốt cho sức khỏe rồi. Bây giờ chúng ta sử dụng gạo lứt thì càng tốt hơn nữa, lượng dinh dưỡn cũng cao hơn. Nước gạo lứt còn có tác dụng giảm cân, là nước uống thanh mát những khi cơ thể nóng bức khó chịu. Đặc biệt nó giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, thải loại độc tố ở gan, phòng chống loãng xương, viêm khớp và đặc biệt giúp giảm cân, giảm cholesterol mỡ máu rất tốt.
Nguyên liệu:
150g Gạo lứt
Cách làm:
Bước 1: Rang gạo lứt trên chảo với lửa nhỏ đến khi gạo dậy mùi thơm.
Bước 2: Đun sôi gạo lứt khoảng 5 phút, sau đó vặn lửa nhỏ và đun tiếp trong 15 phút.
Bước 3: Chắt lấy nước uống. Phần xác gạo có thể ăn không tùy thích.Nước gạo lứt thanh mát, dùng để uống hàng ngày thay nước lọc rất tốt cho sức khỏe.
7. Sữa gạo lứt
Nguyên liệu:
150g Gạo lứt
10g Hạt hồ đào
5 Hạnh nhân
5g Nho (Khô)
1/4 muỗng Muối
Cách làm:
Bước 1: Ngâm gạo lứt qua đêm cho nở mềm. Sau đó cho vào máy làm sữa gạo gồm gạo lứt (cả nước ngâm), hạt hồ đào, nho khô và hạnh nhân. Mở máy chế độ nấu bình thường trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Sau 20 phút sữa gạo sẽ tự chín và bạn có thể rót ra ly để dùng ngay hoặc lọc bỏ bã trước khi uống tùy theo sở thích.
Bữa sáng sẽ tràn đầy năng lượng hơn khi có một ly sữa gạo lứt thơm lừng. Bạn có thể bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh vài ngày và dùng dần.
Cách Nấu 15 Món Bún Ngon Đổi Vị Cho Bữa Ăn Gia Đình
1 Bún riêu nam bộ Nguyên liệu:
Hành tím
100g bò viên
200g huyết heo
500g xương heo
300g bún tươi
200g đậu hũ chiên nhỏ
150g chả lụa
200g cua xay
Ớt băm
Me
Màu hột điều nước
Màu gạch tôm
Mắm tôm
Chanh
3 quả cà chua
Ngò gai, tía tô, húng quế, kinh giới
Bắp chuối bào, rau muống bào, giá
– Chà xát, rửa xương với muối và rửa lại nước sạch nhiều lần. Bắt nước sôi, cho xương vào luộc 1-2 phút rồi đổ ra rổ để ráo nhằm lọc cặn bã và vụn thịt của xương
– Cho xương vào nồi nước khác, thêm ít muối, màu gạch tôm và hầm nước dùng trong 45 phút.
– Đổ 1 chén nước lọc vào cua xay
– Dùng muỗng khuấy đều cua và nước, lọc qua rây. Bạn có thể để cua nguyên chất hoặc thêm hột vịt vào nếu bạn thích
– Dùng dao cắt hình dấu thập lên bò viên để khi nấu bò viên sẽ nở bung ra đẹp. Trụng nước sôi huyết và bò viên sôi xong vớt ra để ráo. Cắt huyết thành những miếng vừa ăn
– Khi xương đã mềm, vớt ra để riêng
– Vặn lửa nồi nước dùng thật nhỏ, cho cua đã lọc vào chờ 3 phút, dùng đũa ấn sát đáy nồi và khuấy nhẹ để riêu nổi thành từng mảng. Khi riêu nổi hết, vớt ra để riêng nhằm tránh không bị vỡ. Nêm nếm lại nước dùng
– Chả lụa cắt miếng vừa ăn
– Phi vàng hành tím để riêng. Vớt riêu xong cho màu điều nước, đậu hủ, huyết, bò viên, cà chua vào đun sôi
-Trụng bún qua nước sôi rồi cho vào tô, xếp đồ ăn lên mặt và chan nước dùng, cho hành phi, ngò gai xắt nhuyễn. Khi dùng ăn kèm các loại rau và mắm tôm có pha nước me – một ít đường, ớt băm
Nguyên liệu làm cho 3 người ăn:
– 500g sườn non, chọn loại sườn dày thịt và không quá nhiều mỡ
– 3 quả cà chua
– 5 hoặc 7 quả sấu, tùy theo độ ăn chua của gia đình bạn
– Hành, mùi tàu, ớt, gia vị, hạt nêm
Thực hiện:
Bước 1:
– Sườn rửa sạch, ướp một chút gia vị, hạt nêm.
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu, cho hành khô vào phi thơm.
– Tiếp tục cho sườn vào chảo xào qua để sườn giữ được vị ngọt và ngấm gia vị.
Bước 2:
– Cho sườn vào nồi lớn, cho cà chua, sấu vào cùng rồi đảo đều tới khi cà chua và sấu gần chín.
Bước 3:
– Đổ nước vào nồi sườn.
– Đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút để sườn mềm.
Bước 4:
– Xếp bún vào bát, cho sườn, hành, mùi tàu đã thái nhỏ vào bát rồi chan nước dùng, bạn có sẽ một bán bún sườn đẹp mắt với màu đỏ của cà chua, mùa xanh của hành, mùi tàu và màu trắng của bún.
Bước 5:
– Món bún sườn sấu đạt tiêu chuẩn phải có độ ngọt của sườn, đồng thời vẫn phải giữ được vị chua thanh của sấu. Món ăn thích hợp cho những ngày hè oi nóng.
– 1/2 bát con tôm khô
– 1/2 bát con thịt lợn, bạn có thể thêm tôm tươi hoặc thịt cua (tùy theo sở thích của bạn )
– 2 quả trứng gà
– 2 thìa nhỏ dầu điều hoặc bột màu đỏ để tạo màu
– Đậu phụ, tiết lợn
– Rau ăn kèm: rau muống, giá, rau xà lách, hành lá, rau mùi, chanh và tương ớt
– 2 thìa canh mắm tôm
– Gia vị: đường, muối, hạt nêm, tiêu, hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
– Xương lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả xương lợn vào chần sơ, đổ bỏ nước bẩn đầu tiên đi, sau đó rửa xương lại cho thật sạch, chế thêm nước lạnh đun sôi hầm lấy nước dùng.
Bước 2:
– Mắm tôm hòa với một ít nước lạnh, lọc bỏ cát, chế từ từ nước mắm tôm vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm vào nồi nước dùng hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường.
Bước 3:
– Tôm khô ngâm nở, sau đó xay nhuyễn.
Bước 4:
– Thịt lợn xay thái lát mỏng, xay thật mịn, để đơn giản bạn có thể mua thịt xay sẵn.
Bước 5:
– Nếu dùng thêm tôm tươi thì tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm cho thật sạch, giã mịn.
Bước 6:
– Trộn tôm khô, thịt lợn xay, tôm tươi, trứng gà, hành khô thái nhỏ, một thìa nhỏ mắm tôm, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, trộn đều.
Bước 7:
– Rau muống nhặt bỏ cọng già, giữ cọng non, đun nồi nước sôi có pha một ít muối, cho rau muống vào đun sôi.
Bước 8:
– Tiếp theo vớt rau muống ra âu nước lạnh có để sẵn vài viên đá lạnh để rau muống vẫn giữ được màu xanh. Vớt rau muống ra rổ cho ráo nước, sau đó để vào đĩa.
Bước 9:
– Đậu phụ chiên vàng cắt lát vừa ăn.
– Tiết lợn rửa sạch, chần sơ qua nước sôi để tiết lợn chín, cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 10:
– Rau xà lách, giá, hành lá, rau mùi rửa sạch để lên rổ cho ráo nước.
Bước 11:
– Bún sợi to để ra rổ, nếu dùng bún khô bạn phải ngâm sợi bún vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 30 phút, sau đó đem bún luộc đến khi bún mềm, đổ ra rổ cho ráo nước và xả bún dưới vòi nước lạnh để bún không bị dính chùm.
Bước 12:
– Dùng nồi nhỏ, đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, châm vào nồi một ít nước dùng từ nồi xương hầm. Tiếp tục đổ hỗn hợp màu dầu điều vào lại nồi nước dùng, mục đích để tạo màu đẹp. Đun sôi, dùng thìa nhỏ múc một ít hỗn hợp tôm và thịt đã xay cho vào nồi nước dùng, đợi sôi lại thì từng lát riêu tôm sẽ nổi lên trên bề mặt.
Bước 13:
– Tiếp theo cho thêm tiết lợn, đậu phụ vào đun cùng, nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng.
Bước 14:
– Khi dùng bạn múc một ít hỗn hợp gồm nước dùng vào nồi nhỏ vừa đủ với liều lượng bạn cần ăn, và thêm đậu phụ, tiết lợn, vài miếng riêu tôm, và một ít bún vào nồi, đun sôi, sau đó đổ ra bát lớn, thêm rau muống, hành lá, rau mùi. Dùng kèm với các loại rau, vắt vào vài giọt chanh, phía bên trên cho một ít mắm tôm, tương ớt, trộn đều lên dùng nóng.
Nguyên liệu:
Cho 5 tô:
1 kg xương ống
Nửa ký bắp bò (nếu ăn tái thì mua thịt thăn hoặc mông, thái mỏng, trụng cho tái trước khi ăn)
Giò heo, huyết heo đủ ăn.
Có thể thêm ít bò gân (loại nấu ragu, bò kho)
5 cây sả
Một củ gừng nướng
Hành củ, hành lá, tỏi, ớt, tiêu, hạt điều.
Mắm ruốc
1/2 trái dứa
Bún sợi nhỏ, chanh…
Thực hiện:
Các bước ban đầu:
– Chuẩn bị 1 tô nước, pha 2 muỗng mắm ruốc vào rồi quậy lên cho tan, sau đó để yên cho mắm lắng xuống (khoảng vài giờ).
– Bắc một nồi nước nhỏ nấu sôi, sau đó bỏ giò và xương vào nấu 5-10 phút cho ra chất bẩn. Sau đó đổ nước đi, rửa giò và xương lại bằng nước sạch.
– Chặt giò heo thành khoanh vừa ăn.
– Nồi nhỏ sau khi đổ nước thì cho huyết vào luộc với tí muối, đường. Sau đó đổ nước, vớt cục huyết ra để riêng.
– Tiếp tục cho giò heo đã chặt khúc vào nồi nhỏ, nấu với tí muối cho tới khi nào da heo trong là ok, vớt ra ngoài. (Trong lúc nấu giò heo thì nấu nước bún & bắp bò).
Nấu nước bún & bắp bò:
– Bắc một nồi to đủ nấu nước dùng, cho xương ống vào rồi bật lửa nấu sôi.
– Nước sôi, cho tiếp bắp bò vào, kèm theo cục gừng nướng chín (cho thịt đỡ nặng mùi) và nửa trái thơm (cho thịt mau mềm). Nấu cho sôi lại.
– Hầm khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ trong lửa vừa, không đậy nắp, thỉnh thoảng vớt bọt cho nước trong.
Trong lúc hầm thịt thì làm nước màu.
Làm nước màu điều:
– Chuẩn bị cái chảo, cho ít dầu rồi cho hành, tỏi băm và hạt điều vào xào lên cho có lớp màn màu đỏ. Vớt hết xác hạt điều ra. Phần nước điều đã xào để ra riêng chút nữa dùng tới.
Quay về cái nồi hầm:
– Ta thử dùng cái đũa đâm vào cục bò bắp coi có đâm xuyên được không, xuyên được thì lấy ra cho vào cái thau chứa nước lạnh + vài viên đá lạnh. Chưa được thì hầm tiếp.
– Sau đó cột 5 cây sả đập dập cho vào nồi.
– Vặn nhỏ lửa, bắt đầu nêm:
+ Tô nước pha mắm ruốc hồi nãy chắc lấy phần nước trong, đổ vào nồi nước dùng. Còn phần cặn bỏ đi.
+ Nêm tiếp nước mắm, muối, tiêu cho hơi mặn (tới lúc ăn còn chan nước mắm nữa). Nếu muốn ngòn ngọt thì cho thêm mật ong, hoặc bột ngọt, không cho đường.
– Cắt huyết heo thành miếng vừa ăn cho vào nồi.
– Nấu tiếp 15 phút nữa. Cuối cùng đổ nước dầu điều đã làm lúc nãy vào nồi cho có màu.
– Vậy là xong nồi nước lèo.
Chuẩn bị ăn thôi:
– Xắt thịt bò bắp thành từng lát mỏng.
– Hành lá và ngó thái nhỏ.
– Sắp bún vào tô, trải thịt lên, thêm khoanh giò, miếng huyết, rắc hành ngò lên, rồi chan nước dùng vô, vắt miếng chanh cho thơm, là ăn được.
*** Khi ăn cho thêm mấy lát hành chua ngâm ăn cho ngon, nêm thêm tí nước mắm cho dậy mùi.
*** Người Quảng – Đà ăn bún bò không thường bỏ rau sống, tuy nhiên nếu muốn ăn có rau sống thì bỏ thêm rau chuối, xà lách, húng quế, bạc hà… cho ra kiểu miền Trung.
*** Có thể ăn tô nhỏ chấm kèm ổ bánh mì rất ngon. Đây là kiểu ăn bún chỉ có ở miền trung.
Nguyên liệu:
1kg cua đồng hay con cáy (có người gọi là con xuồi xuội, có mầu đỏ, thân nhỏ, càng dài và thanh hơn cua đồng. Giá con cáy rẻ hơn nhưng vị ngọt sau khi nấu như nhau)
1kg cà chua, mắm tôm, muối, đường, dầu ăn
Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.
Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.
Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nước mắm, muối, đường.
Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.
Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.
Nguyên liệu:
200g tôm khô ngon (không cần lớn nhưng phải nhạt, đừng quá mặn và phải thơm, không bị khai)
1kg cà chua, 3 quả trứng gà hay vịt.
Nước mắm, muối, đường, mắm tôm, dầu ăn
Tôm rửa sạch, cho vào nồi luộc xâm xấp nước cho đến khi tôm mềm, vớt ra, giã hay xay nát.
Đánh trứng với tôm, nêm chút nước mắm, muối.
Nấu sôi nước luộc tôm. Khi nước sôi, giảm vừa lửa, múc tôm + trứng thả vào nồi, đun cho đến khi tôm nổi lên mặt nước.
Nêm gia vị giống như bún riêu cua (mắm tôm, muối, đường). Vớt tôm và trứng ra để riêng.
Cà chua cũng xào như trên và cho vào nồi nước dùng.
Cách ăn bún riêu tôm cũng giống như bún riêu cua, ăn kèm các loại rau sống.
– 2 lát dứa
– Nửa chai mắm nêm (300ml)
– Đường, ớt, chanh, tỏi, hạt nêm, giấm
– 1 củ cà rốt
– Rau xà lách, diếp cá, rau răm, húng (bạn có thể thêm các loại rau thơm khác tùy theo sở thích)
– Lạc rang vàng, giã nhuyễn
– Bún.
– Luộc thịt, thêm vào nồi luộc thịt khoảng nửa thìa nhỏ muối, chút xíu hạt nêm.
– Đun tầm 8 phút, tùy theo miếng thịt dày hay mỏng. Tắt bếp, đậy kín nắp nồi. Thịt sẽ tiếp tục chín, không nên đun thịt lâu, sẽ làm thịt không ngọt và da không dai.
– Thịt chín lấy ra thái lát vừa ăn, xếp lên đĩa.
– Băm nhuyễn dứa.
– Giã nhuyễn tỏi, ớt và ba thìa canh đường, trộn dứa và tỏi ớt vào bát mắm nêm. Dùng thìa trộn đều, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, vắt vào bát mắm nêm vài giọt chanh.
– Rau xà lách, rau diếp cá, rau răm, húng bỏ bớt cọng già, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
– Cà rốt bào sợi, ngâm vào bát cà rốt ít nước lọc, ba thìa canh giấm, hai thìa nhỏ muối và hai thìa nhỏ đường.
– Khi ăn bạn thái rau nhỏ để phía dưới bát, thêm bún, xếp vài lát thịt, bên trên chan nước mắm nêm, cà rốt ngâm giấm đường và rắc ít lạc đã rang, trộn đều lên.
Nước dùng:
– Một nồi nước 8 lít; nước luộc gà; 10-12 cây sả; 2 củ hành tây lớn, cắt đôi, để cho ngọt nước dùng; 45g muối; 30g đường; 30g bột tôm; 45-60ml nước mắm; 10g mì chính (nếu không sử dụng đuôi bò, bạn có thể sử dụng 20g mì chính)
Hương thơm và màu:
– 45g hạt điều màu đỏ; 45ml dầu ăn; 30g hành củ; 30g tỏi
Ăn kèm:
– Rau húng quế, húng bạc hà, giá đỗ, ớt, chanh
Hoa chuối:
– Hoa chuối; 500ml nước; nước cốt 1 quả chanh
Bún:
– Bún tươi
Cách làm:
Bước 1: Rửa thịt
– Cho tất cả thịt, xương vào trong nồi, cho đủ nước vào, đun sôi. Vớt thịt ra để ráo nước rồi rửa sạch dưới vòi nước.
Bước 2: Cho thịt, nước dùng gà, sả và hành tây vào nồi đầy nước tới miệng. Đun sôi rồi giảm nhiệt, đun liu riu, thêm gia vị làm nước dùng vào.
– Chân giò khoảng 1 tiếng là được, còn thịt bò thì để từ 2-3 tiếng.
Sau khi các loại thịt, móng giò đã chín, vớt ra, để nguội. Sau đó, thái bắp bò thành các miếng mỏng, vừa ăn. Chặt móng giò thành các miếng vừa ăn. Điều chỉnh thêm gia vị vào nồi nước dùng nếu cần thiết.
Bước 3: Làm chất thơm và tạo màu
Cho hạt điều màu vào xào trong chảo dầu cho đến khi các hạt có màu đỏ tươi, sau đó, vớt các hạt ra.Thêm hành, tỏi vào xào cho đến khi vàng thơm. Rồi thêm hỗn hợp này vào nồi nước dùng.
Bước 4: Cách thái hoa chuối
Chuẩn bị khoảng 500ml nước trong một chậu nhỏ, hòa vào nước nước cốt một quả chanh.
Hoa chuối bóc bỏ phần già bên ngoài, thái mỏng. Thái xong phần nào thì cho ngay vào trong chậu nước có pha chanh ngâm trong 30 phút. Cách làm này để hoa chuối không bị thâm đen.
Bước 6: Thưởng thức
Bún chần qua nước sôi, rồi cho ra bát. Thêm giò tai hoặc giò lụa, hay giò bò. Thêm thịt bò, móng giò, tiết rồi chan nước dùng.
Cách nấu bún bò Huế ngon mê – 4
Ăn bún kèm giá đỗ, và các loại rau sống khác.
250g mắm cá linh
2 con mực ống: rửa sạch, bỏ mật đen và thái khoanh
400g phi lê cá lóc: thái miếng mỏng
300g tôm tươi: rửa sạch, cắt bớt râu và để nguyên con
300g thịt heo quay: chặt miếng nhỏ vừa ăn
350g sườn già
3 nhánh sả băm
3 cây sả đập dập
2 trái cà tím: rửa sạch và cắt khúc, sau lại chẻ làm bốn
2 trái ớt sừng: thái lát
1 kg bún
Rau ăn kèm: rau muống bào, giá, bông súng, rau nhút, rau đắng,…
Gia vị: đường, bột ngọt và dầu ăn.
Bước 1: Nấu nước sôi và thả mắm vào tiếp tục nấu đến khi cá dẻo. Sau đó đem lược mắm qua rây và lọc lấy nước.
Bước 2: Nấu sườn với lửa lớn khoảng 10 để loại bỏ chất dơ và đem rửa sạch qua nước. Kế đến, cho sườn vào nồi và nấu với khoảng 2,5 lít nước cho đến khi sườn tiết hết chất ngọt từ xương.
Bước 3: Phi thơm phần sả băm và cho cà tím vào xào đều khoảng 2 phút.
Bước 4: Khi sườn mềm, cho phần mắm vào cùng với phần sả cây và ớt sừng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Khi ăn, trụng cá, tôm, mực vào nước dùng cho chín tới và vớt ra.
Bước 6: Cho bún vào tô, sắp các nguyên liệu tôm, mực, cá, thịt heo quay, cà tím xào lên trên mặt và chan nước lèo vào.
Bún mắm có mùi đặc trưng của mắm cá linh và vị tươi ngon của các loại hải sản hoà trong vị mằn mặn, ngọt thanh của các nguyên liệu.
– Tôm: 400 gram
– Rau cần hoặc rau cải ngọt (theo mùa): 1 mớ
– Cà chua: 200gram
– Hành củ: 2-3 củ
– Thì là, hành lá, nấm hương, mộc nhĩ
– Bún: 1 kg
Tôm để nấu bún tôm Hải Phòng không thể là tôm khô mà chắc chắn phải là tôm tươi còn nhảy “tanh tách” để nước dùng khi chế biến có được vị “nguyên tôm”, ngon và ngọt.
– Sườn thăn rửa sạch, trần qua nước sôi để hết cặn bẩn, rửa sạch lại lần nữa và ninh trong nồi áp suất khoảng 10-15 phút.
– Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, đầu tôm và phần thịt tôm để riêng. Muốn bóc vỏ tôm dễ hơn bạn có thể dùng “mẹo”, là sau khi rửa sạch đảo nhanh tôm trên lửa nóng, để nguội rồi sau đó mới bóc vỏ.
– Cho phần vỏ tôm, đầu tôm đã bóc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước để làm nước dùng.
Tôm sau khi xào với mộc nhĩ, nấm hương có màu vàng đặc trưng, thịt tôm săn, thơm
– Bắc nước dùng đã lọc lên bếp, cho một thìa cà phê gia vị, dùng đũa khoắng đều theo chiều kim đồng hồ cho tới khi nước trong nồi lăn tăn sôi thì dừng lại.
– Làm như vậy, phần gạch tôm sẽ không bị “đóng” vào đáy nồi. Muốn để nước dùng thơm, ngon hơn thì bạn nhớ khi nước dùng sôi thì pha thêm phần nước sườn (xương) đã ninh. Sau đó, đun sôi nước dùng trên bếp với lửa nhỏ thêm 5-10 phút để nước thơm, không bị tanh.
Nước dùng từ nước lọc tôm và nước sườn ninh đun sôi trên bếp
– Phần thịt tôm sau khi bóc vỏ, loại bỏ “chỉ đen” trên mình để tôm không bị sạn và khi xào sẽ ngấm gia vị hơn. Sau đó ướp phần thịt tôm đã được sơ chế sạch với khoảng 1 muỗng cà phê gia vị trong vòng 15 phút.
– Nấm hương rửa sạch cho hết cặn rồi ngâm qua nước nóng cho nở đều. Mộc nhĩ rửa sạch, rồi cho một ít muối vào bóp đều, rửa lại lần nữa cho sạch mùi và ngâm vào nước nóng. Mộc nhĩ, nấm hương sau khi ngâm cho nở, thái chỉ nhỏ.
– Rau cần, thì là, hành hoa, cà chua… rửa sạch. Cà chua thái hình quả cau; thì là, hành lá … thái nhỏ, để riêng.
– Sau khi các nguyên liệu chuẩn bị đã sẵn sàng, phi thơm hành khô, cho thịt tôm đã ướp vào xào cùng nấm, mộc nhĩ, nêm gia vị vừa ăn. Khi thấy thịt tôm săn lại là được, bỏ riêng ra đĩa.
Phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào tới, rồi cho vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp.
– Rau cần hoặc rau cải ngọt (theo mùa) và bún tươi trần qua nước sôi.
– Bây giờ bạn chỉ việc cho bún vào bát, thêm hành, thì là, rau, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào… lên trên và chan nước dùng nóng hổi là đã có một bán bún tôm đúng kiểu Hải Phòng.
Cho bún vào bát, thêm hành, thì là, rau, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào… lên trên
Chan nước dùng đang sôi trên bếp là bạn đã có một bát bún tôm Hải Phòng đúng “hiệu”
Nếu không thích ăn bún, bạn cũng có thể thay bằng bánh đa trắng hoặc đỏ (đặc trưng của Hải Phòng) rất ngon.
Cá rô đồng
Xương đuôi
Dấm bỗng, hành khô
Bún tươi
Cà chua, dọc mùng
Hành, thì là, rau sống
Bột mì, bột năng
Cách chế biến
Cá rô rửa sạch, loại bỏ nội tạng rồi lọc xương, tách lấy thịt và thái cá rô thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho một chút muối, bột ngọt và nước mắm vào ướp trong khoảng 20 phút.
Cá sau khi ướp xong thì lăn vào bột cho bột dính đều lên miếng cá rồi cho cá vào chảo dầu nóng chiên vàng đều lên
Xương đuôi rửa sạch, chần qua nước sôi rồi cho một chút hạt nêm, muối và nước mắm vào ướp khoảng 15 phút rồi cho xương vào xào qua lên. Sau đó, cho khoảng 1,5 lít nước lọc vào đun sôi, chú ý trong quá trình hầm xương thì dùng muôi vớt bỏ hết bọt nổi lên và hầm xương khoảng 1 giờ cho nước hầm ngọt hơn. Phần xương cá cho vào máy xay nhỏ đem lọc luôn vào nước dùng để nước dùng thêm ngọt rồi cho thêm 1 củ hành nướng vào nồi nước dùng.
Dọc mùng tước bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại thật sạch bằng nước để khi ăn dọc mùng không còn cảm thấy lăn tăn ngứa và vớt cá ra để ráo nước
Cà chua rửa thật sạch, loại bỏ hạt và thái múi cau rồi cho một chút dầu ăn vào xào cho cà chua chín nhừ và đổ vào nồi nước dùng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho dấm bỗng và dọc mùng đã chuẩn bị vào nồi nước dùng đun sôi lên
– Măng khô hoặc măng tươi
– 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi) + 2 cây sả, hành khô.
– Mẻ ngấu, mắm tôm.
– Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối.
– Chanh, ớt.
– Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún.
– Bún tươi
Bước 1: Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ. Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn.
– Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mỳ chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.
Bước 2: Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào.
Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.
Bước 4: Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.
Bước 5: Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn.
– 250g thịt lợn xay, có thể dùng giò sống
– Vài tai mộc nhĩ (nấm mèo)
– 4- 5 tai nấm hương
– 3 – 4 quả cà chua
– 3- 4 củ hành khô
– Dọc mùng
– Nước mắm, muối, hạt nêm, giấm gạo
– Hành lá, mùi tàu, rau mùi
– Bạn có thể thêm chân giò tùy theo sở thích của mình.
Cách làm:
Bún mọc dọc mùng rất ngon mà chế biến đơn giản.
– Xương lợn rửa sạch, đổ nước lạnh ngập mặt xương, đun sôi xương một lần khoảng 5 phút, đổ nước luộc lần thứ nhất để bỏ hết tạp chất, rửa lại xương cho thật sạch. Tiếp theo đổ nước lạnh ngập mặt xương, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong, ninh từ 40 đến 60 phút.
– Mộc nhĩ, nấm hương, ngâm vào thố nước lạnh ngâm đến khi nở, cắt bỏ chân nấm, rửa lại cho thật sạch.
– Mộc nhĩ, nấm hương băm nhuyễn, để dành lại vài tai nấm hương để thả vào nồi nước dùng.
– Thịt lợn đổ vào bát, thêm mộc nhĩ, nấm hương, một ít hạt tiêu, ba thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm và một củ hành khô thái nhỏ, trộn đều.
– Cà chua, mùi tàu, hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua bổ múi cau.
– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ cà chua vào xào chín, nêm vào nồi cà chua một thìa nhỏ muối để cà chua nhanh chín mềm.
– Phần hành khô còn lại bạn nướng chín cho thơm.
– Dọc mùng dùng dao tước bỏ phần xơ phía bên ngoài, rửa sạch, thái vát. Trộn vào dọc mùng một ít muối, để yên khoảng 15 phút, dùng tay bóp nhẹ, rửa lại cho thật sạch. Đun nồi nước sôi, chần sơ dọc mùng qua nước sôi, vớt ra để vào đĩa.
– Phần nồi nước dùng sau khi xương lợn mềm, bạn thả hành khô đã nướng cháy vào, tiếp tục đun khoảng 10 – 15 phút vì nếu cho hành khô vào đun sớm, nước dùng nhanh bị đục.
– Tiếp theo dùng thìa múc từng viên mọc thả vào nồi, thêm ít tai nấm hương, đun đến khi viên mọc nổi lên là chín.
– Cuối cùng cho toàn bộ số cà chua vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm gia vị lại cho vừa miệng, vớt mọc ra để vào đĩa. Nếu chưa đủ độ chua bạn có thể thêm vào nồi nước dùng ít giấm gạo.
13 Bún ốc Chuẩn bị (nguyên liệu cho 6 người dùng):
1 kg thịt ốc bươu (mua chừng 2 ký ốc, đem về ngâm nước pha bột ớt để ốc nhả bớt nhớt, sau đó rửa sạch, đem đi luộc và khều lấy thịt. Nhớ giữ lại nước luộc để cho vào nước dùng.)
1kg xương heo: rửa sạch
8 quả cà chua: thái múi cau
2 muỗng canh giấm bỗng
Rau ăn kèm: xà lách, rau thơm, hành hoa, tía tô, ngò gai (tất cả đem nhặt, rửa sạch và thái nhỏ phần hành hoa, tía tô cùng ngò gai).
Gia vị: muối, đường, bột ngọt
Bước 1: Chần xương heo qua nước sôi và rửa sạch trước khi cho nước vào và nấu nước hầm trong khoảng 35 phút.
Bước 2: Cho phần nước luộc ốc vào nước hầm xương và nêm với giấm, 3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng bột ngọt.
Bước 3: Phi thơm hành và cho cà chua vào đảo đều.
Bước 4: Cho bún vào tô, sắp các nguyên liệu ốc, rau nêm, cà chua lên trên mặt và chan nước dùng vào tô.
Dùng bún ốc khi còn nóng sẽ rất hấp dẫn!
Bún gạo khô: 200g
Đậu hũ chiên: 1 miếng
Tàu hũ ki : 1 miếng
Cà rốt: 2 củ
Nấm linh chi: 50g
Cần tây, hành boro
Ớt, sa tế, muối, đường, tiêu, bột ngọt, nước tương.
Cách làm bún gạo xào chay:
– Bún gạo đem ngâm với nước lã chừng 10′ cho mềm, vớt ra rổ để ráo.
– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt sợi.
-Cần tây cắt sợi, hành poaro băm nhỏ.
– Đậu hũ chiên cắt lát, chiên lại và cắt sợi.
– Tàu hũ ki cắt sợi chiên giòn.
– Pha 1,5 thìa bột ngọt, 1 thìa nước tương, 1/2 thìa muối, 1/2m đường làm nước xốt.
– Cho dầu vào chảo, dầu nóng phi thơm hành boro, cho tàu hũ ki, nấm, cần tây, cà rốt vào xào, đảo đều tay.
– Xào chừng 3′ cho đậu hũ chiên, hỗn hợp xốt pha vào. Nêm thêm 1 muỗng sa tế rồi cho bún gạo vào, đảo đều là được
Thịt nướng mềm, thơm mùi sả, vừng, ăn kèm với rau và nước mắm chua ngọt.
Nguyên liệu:
– 300g thịt nạc vai, thịt có chút mỡ khi nướng sẽ không bị khô – 3 thìa nhỏ mật ong – 1/4 bát con sả băm nhuyễn – 3 thìa canh vừng trắng – Muối, tiêu, đường, bột nêm – Nước mắm, chanh, tỏi, ớt – Rau xà lách, cà rốt, hành lá rửa sạch, thái nhỏ, giấm – Lạc – Que tre xiên thịt, bạn ngâm que tre vào nước lạnh để khi nướng không bị cháy – Bún sợi nhỏ.
– Thịt nạc thái miếng vừa ăn. Ướp vào thịt ba thìa nhỏ mật ong, ít muối, tiêu, một thìa nhỏ nước mắm, sả bằm nhuyễn, vừng, hành lá và một thìa nhỏ bột nêm. Trộn đều, bọc ni lon kín cho vào tủ lạnh qua đêm hay tầm 4 tiếng để thịt thấm.
– Xiên thịt vào que tre, xếp thịt ra khay có lót giấy nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong vòng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng bạn phết nước ướp thịt lên bề mặt thịt, để thịt không bị khô. Nếu có than hoa, bạn xếp thịt vào khay nướng, nướng trên than hoa, thịt càng thơm.
– Lạc rang vàng, giã nhuyễn. Rau xà lách sau khi rửa sạch để lên rổ cho ráo nước.
– Cà rốt bào sợi, trộn vào cà rốt nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, ba thìa canh nước lạnh, nửa thìa nhỏ giấm, nêm hơi chua chua, ngọt ngọt là được. Bạn có thể thêm dưa chuột, hay đu đủ xanh bào sợi.
– Nước mắm chua ngọt bạn pha tỷ lệ: 1 nước mắm, 1 đường, 1 nước lọc và 4 giấm. Nếu thích ăn chanh có thể thay giấm bằng chanh. Tỏi, ớt giã nhuyễn, trộn vào bát nước mắm.
– Lúc ăn, xếp rau xà lách đã thái nhỏ xuống dưới bát, bên trên để bún, thịt nướng, cà rốt và rắc ít đậu phộng lên bề mặt thịt. Chan nước mắm chua ngọt, trộn đều lên.
50 Món Ngon Từ Gà Dễ Làm Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Gia Đình Và Bé Yêu
1.1. Gà nướng
1.1.1. Gà nướng muối ớt
Món gà nướng muối ớt là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Phần da giòn, thịt gà mềm thấm vị mặn của muối, cay nồng của ớt. Chắc chắn sẽ chinh phục được cả những người ăn khó tính nhất. Bạn có thể để nguyên con hoặc chặt nhỏ bày lên đĩa, thưởng thức cùng muối chấm và rau sống ăn kèm rất nịnh miệng.
1.1.2. Gà nướng mật ong
Hương vị đậm đà, ngọt thơm đến nao lòng và màu sắc vàng óng của món gà này sẽ đánh thức vị giác ngay lập tức. Bạn nên ăn ngay khi còn nóng với cơm trắng. Hay chấm với nước mắm chua cay, thêm chút lá chanh thái chỉ nhỏ sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị.
1.1.3. Gà nướng nguyên con
Cuối tuần cùng cả nhà ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức món gà nướng nguyên con thơm phức thì còn gì bằng. Từng miếng da gà giòn tan, vàng ruộm, thớ thịt ngọt mềm, thấm đẫm gia vị. Ăn đến đâu xé đến đó, chấm chút muối tiêu chanh cùng rau răm hay xôi trắng đều ngon khó cưỡng. Món này không những làm các bé mê mẩn mà cả người lớn cũng rất thích.
1.1.4. Gà nướng giấy bạc
Gà nướng giấy bạc có nhiều cách chế biến. Đơn giản nhất là lấy phần ức hoặc đùi lọc xương, ướp xì dầu, mật ong, cuộn hành baro và đem nướng. Món này không bị mất nước, thịt chín mềm, thơm nức mũi. Thêm chút hương nồng của hành và vị đậm đà của phần sốt thấm đều. Hẳn ai nhìn cũng sẽ phát thèm. Khi ăn sẽ được cắt thành khoanh, rắc chút tiêu là có thể dùng ngay. Hay ăn kèm cùng salad thanh mát để cân bằng hương vị.
1.1.5. Gà nướng đất sét
Gà nướng đất sét mộc mạc, chân chất nhưng lại làm người ăn lưu luyến mãi không thôi. Gà được sơ chế rồi tẩm ướp gia vị, thêm sả và lá chanh, bọc lá chuối hay lá sen rồi đắp đất sét lên thật kín. Sau đó, đem nướng bằng rơm trong 2 tiếng. Khi ăn tách phần đất, mở lớp lá bọc ngoài, ai nấy cũng ngất ngây bởi mùi hương dậy lên ngào ngạt.
Phần thịt gà dai ngọt, lớp da vàng óng ả, giòn ngậy còn ứa nước mỡ. Chỉ cần nhìn thôi cũng khiến bụng đói cồn cào. Chấm với muối tiêu, kèm chút rau răm rồi từ tốn thưởng thức và cảm nhận hương vị dân dã lan tỏa đầy tinh tế.
1.2. Gà hấp
1.2.1. Gà hấp muối sả
Món ăn này hợp nhất ăn khi nóng. Thịt rất mềm nhưng vẫn giữ vị ngọt đặc trưng, thấm vị mằn mặn của muối, vừa ăn. Đặc biệt, thơm mùi gừng, sả, lá chanh. Kết hợp cùng một chén muối ớt, thêm ít lá chanh giã cùng thì thật ngon hết biết đấy!
1.2.2. Gà hấp hành
Món gà hấp hành thơm lừng, ăn không bị ngán, lại rất thích hợp cho bữa cơm chiều bên gia đình. Chắc chắn các thành viên sẽ “chết mê” với hương vị mới lạ của món ngon từ gà này.
1.2.3. Gà hấp bia/Gà hấp rượu
Dạo gần đây món gà hấp bia, hấp rượu rất được ưa chuộng. Đặc biệt là với dân nhậu chuyên nghiệp. Gà được hấp chín tới, thơm lừng, xé nhỏ từng miếng bày ra đĩa. Thêm hành lá cắt khúc, bào mỏng hành tím rải lên trên mặt. Ăn cùng đồ chua, rau răm, chấm tiêu chanh hay muối ớt, uống thêm chén rượu lúa mới thì hết sảy.
1.2.4. Gà hấp nước mắm
Vì món này sử dụng phương pháp hấp nên không làm mất đi vị ngọt tự nhiên của thịt gà. Mùi nước mắm thơm lừng, thấm đượm vào từng thớ thịt. Miếng da vàng ươm, giòn sần sật lại đậm đà. Ai nếm thử một lần là không bao giờ quên.
1.2.5. Gà hấp cải thìa
Nếu bạn đã ngán ngẩm với các món chiên, nướng thì có thể thử làm món gà hấp cải thìa để đổi vị. Từng miếng gà ta dai thơm, ướp sốt đậm đà, cùng với cải thìa ngọt mát. Hẳn bạn sẽ không thể ngừng ăn đâu!
1.3. Gà luộc
1.3.1. Gà luộc muối
Với cách luộc gà bằng muối, chị em hoàn toàn có thể chế biến món gà ngọt mềm, đậm vị mà rất dễ thực hiện. Lưu ý là trước khi luộc, nhớ chà hỗn hợp bột nghệ, bột gừng lên gà và ướp trong 30 phút để gà thơm và có màu sắc đẹp mắt. Khi ăn, bạn chặt từng miếng, xếp lên đĩa, chấm nước mắm hoặc muối ớt chanh là ngon quên cả lối về.
1.3.2. Gà luộc lá chanh
Gà luộc lá chanh có lẽ là một trong những “món ăn quốc dân” được nhiều người yêu thích. Bởi cách chế biến đơn giản, nhưng vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt gà. Bên cạnh đó, hương thơm đặc trưng của lá chanh khiến bạn hít hà mãi không thôi.
1.3.3. Gà luộc nước dừa
Chắc hẳn bạn sẽ thích thú với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt thanh tự nhiên của nước cốt dừa lẫn vị béo ngậy của thịt gà. Xé từng miếng chấm với một chén mắm gừng, ăn kèm với rau răm và rau thơm thật là ghiền luôn đó!
1.4. Cháo gà
1.4.1. Cháo gà đậu xanh
Cháo nở đều, có màu vàng nhạt, thịt gà mềm thơm, pha chút vị gừng. Cho thêm tiêu vào ăn cay cay, thơm thơm thì tuyệt vời. Không những ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng.
1.4.2. Cháo gà hạt sen
Cháo gà hạt sen là món ăn thanh tao, giàu dưỡng chất cho trẻ nhỏ và người mới ốm dậy. Đặc biệt, còn giúp thanh nhiệt, cho giấc ngủ sâu và ngon hơn. Ngoài ra, món cháo này rất hợp miệng cho những buổi sáng lành lạnh hay bữa ăn khuya nhẹ nhàng.
1.4.3. Cháo gà cà rốt
1.5. Lẩu gà
1.5.1. Lẩu gà ớt hiểm
Món này có vị cay cay của ớt hiểm và dai ngon của thịt gà được chiên vàng trước khi nấu. Ăn cùng các loại rau xanh thanh mát sẽ đem đến cho bạn một cảm giác hoàn toàn mới lạ.
1.5.2. Lẩu gà lá é/Lẩu gà lá giang
Lẩu gà có nhiều biến tấu hấp dẫn như lẩu gà lá é, lẩu gà lá giang. Mỗi món mang đến cho người dùng một hương vị riêng rất đặc biệt. Lẩu gà lá giang có vị chua dịu, thanh mát. Còn lẩu gà lá é có vị the the, cay nồng ngon khó tả.
1.5.3. Lẩu gà thuốc bắc
Lẩu gà thuốc bắc không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, đây là một trong các món ăn từ gà được nhiều bà nội trợ yêu thích để bồi bổ thể lực cho gia đình.
1.5.4. Lẩu gà hầm sả
Những miếng thịt gà mềm ngọt hòa quyện với nước dùng thanh trong, thơm mùi sả khiến bữa tối quây quần thêm ấm cúng. Nhúng mì gói, bún tươi, chút rau sạch thật hợp vị.
1.5.5. Lẩu gà măng chua
Lẩu gà nóng hổi và càng ngon hơn khi được kết hợp cùng với măng chua. Vừa giảm đi lượng chất béo, vừa loại bỏ được cảm giác chán ăn mà còn chinh phục được vị giác bởi hương vị tuyệt vời.
1.6. Gà kho
1.6.1. Gà kho sả ớt
1.6.2. Gà kho nghệ
Gà kho nghệ là món ăn dễ làm, có màu vàng ươm đẹp mắt. Mùi nghệ thơm hòa quyện vị ngọt của thịt gà hấp dẫn vị giác vô cùng. Hơn nữa, đây còn là bài thuốc trị đau dạ dày hiệu quả nên được rất nhiều gia đình yêu thích.
1.6.3. Gà kho tàu
Thịt gà mềm thơm, nước dùng đậm vị kết hợp với trứng gà sẽ là món ăn siêu đưa cơm, khiến bạn không thể từ chối. Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi vùng miền mà món gà kho tàu sẽ được biến tấu, nêm nếm mang hương vị đặc trưng riêng.
1.6.4. Gà kho măng
Vị cay của ớt thấm trong thịt gà và từng khúc măng giòn giòn, chua chua. Ngon không tưởng.
1.6.5. Gà kho nước dừa
Thịt gà đã ngon rồi, lại kho cùng nước dừa tươi thì thơm ngọt hết ý. Thịt có màu cánh kiến bắt mắt và rất đưa cơm. Có thể rắc thêm ít mè rang cho món kho thêm hấp dẫn.
1.6.6. Gà kho rau răm
Gà kho rau răm là một món ăn phổ biến của người dân miền Trung. Những miếng thịt gà vàng óng, thơm mùi rau răm, vị đậm đà rất hấp dẫn. Ăn nóng cùng cơm rất ngon.
1.6.7. Gà kho thơm
Thịt gà được kho thấm vị, kết hợp với vị chua chua, ngọt ngọt của thơm. Hứa hẹn tạo nên một nồi gà kho cực kỳ ngon miệng.
1.6.8. Cà ri gà
Cà ri gà là một món ăn phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, cũng như tại Caribbean. Miếng thịt gà được tẩm ướp kỹ càng, đượm mùi nước cốt dừa béo ngậy. Chấm với muối ớt, nặn thêm chút chanh để cân bằng vị béo. Ăn kèm với bánh mì, bún rối thì ngon quên lối về.
1.6.9. Gà kho củ cải
Thịt gà béo dai, củ cải ngọt mềm, ngấm gia vị đậm đà, đưa cơm liên tục. Món này cực hợp để đãi cả nhà vào bữa cơm ngày đông se lạnh đấy.
1.7. Canh gà
1.7.1. Canh gà lá giang
Canh gà lá giang là món ngon từ gà đậm chất Nam Bộ. Vị chua nhẹ của lá giang hòa quyện với thịt gà đã được xào thấm vị. Kết hợp cùng một chút cay nồng của ớt thì vừa có thể làm ấm mình trong mùa đông giá lạnh, vừa giải nhiệt cơ thể trong mùa hè nắng nóng.
1.7.2. Canh gà hạt sen
Tưởng phức tạp, cầu kỳ nhưng hóa ra cách chế biến món canh gà hạt sen cũng khá đơn giản. Chỉ cần bỏ chút thời gian, công sức là bạn đã có một nồi canh gà thanh mát, bổ dưỡng rồi.
1.7.3. Canh gà nấu măng
Mới lạ hơn những món canh chua thường nấu, canh gà nấu măng cho mùi vị rất đặc biệt. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng gà già để nấu nước dùng, canh sẽ rất ngon. Từng miếng măng chua trắng ngần quyện với vị ngọt mềm, béo ngậy của thịt gà. Khiến bạn chỉ thoáng ngửi thôi, bụng đã réo liên hồi rồi. Đây là món ngon từ gà già nhất định phải thử vào dịp cuối tuần.
1.7.4. Canh gà hầm rau củ
Vào những ngày nắng nóng, chỉ cần một bát canh gà hầm rau củ là xua tan hết mọi buồn phiền, mệt mỏi. Rau củ và gà chín mềm cùng nước dùng thanh ngọt, tự nhiên, rất ngon miệng và đưa cơm hết ý.
1.7.5. Canh gà thuốc bắc
Gà hầm thuốc bắc không chỉ ngon thôi đâu mà vô cùng bổ dưỡng, dễ ăn. Món canh này có hương vị thanh nhẹ, phảng phất hương thơm của các vị thuốc bắc. Hòa quyện cùng vị rau củ, nấm ngọt dịu và vị thịt gà đậm đà hương vị. Bạn có thể nấu món này đãi cả gia đình ăn vào cuối tuần để tẩm bổ sau những ngày bận rộn.
1.8. Gà chiên
1.8.1. Cánh gà chiên mắm
Thay vì hấp hay luộc như cách thông thường, bạn có thể thay đổi thực đơn bữa tối bằng món cánh gà chiên mắm. Vị mặn thơm của nước mắm, quyện với tỏi băm và bám đều vào từng miếng cánh gà khiến cho bất cứ ai cũng khó có thể cầm lòng.
1.8.2. Gà chiên giòn
Lớp da bên ngoài giòn rụm, bên trong thịt mềm và chín tới. Chấm cùng tương ớt, tương cà lúc vừa rán xong thì ngon không cưỡng lại được.
1.8.3. Gà chiên sốt me
Với chút thay đổi trong cách chế biến, bạn sẽ “hô biến” cánh gà thành món ăn có màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà. Miếng cánh gà giòn giòn, với lớp nước sốt me phủ bên ngoài chua chua, ngọt ngọt và có vị cay cay sẽ khiến bữa cơm gia đình bạn thêm phần hấp dẫn.
1.9. Gỏi gà
1.9.1. Gỏi gà bắp cải
Thịt gà dai ngọt, trộn cùng bắp cải, gia giảm vị chua, ngọt, mặn vừa ăn. Góp phần kích thích vị giác và làm bữa ăn trở nên ngon miệng, hấp dẫn, không thể chối từ.
1.9.2. Gỏi gà măng cụt
Gỏi gà măng cụt là đặc sản độc đáo ở vùng miệt vườn Thái Liêu (Bình Dương). Nếu được nếm thử một lần, bạn sẽ ngất ngây đấy. Ngoài vì dai dai, có da có thịt béo bùi cân bằng của thịt gà, vị giác còn được đưa đẩy bởi chút chua chua, nhai đã miệng của măng cụt. Thêm chút rau răm, hành phi, đậu phộng, phồng tôm,… Tất cả hương vị theo đó bung tỏa tinh tế trong khoang miệng, khiến bạn không muốn buông đũa.
1.9.3. Gỏi gà hoa phượng
Nếu hè này bạn đang phân vân chưa biết làm món gì ăn cho mát, có thể tham khảo gỏi gà hoa phượng vô cùng lạ miệng. Món này hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt và vị chua ngọt vương vấn khó quên.
1.10. Món ngon từ mề gà
1.10.1. Mề gà xào chua cay
Món mề gà này hấp dẫn bởi vị chua cay đậm đà, cùng với mùi thơm đặc trưng của vừng trắng giúp bắt cơm phải biết.
1.10.2. Mề gà xào mướp hương
Mề gà giòn, được xào cùng với mướp hương ngọt mát, điểm thêm những sợi miến dai. Ăn với chén cơm nóng ai cũng tấm tắc khen ngon.
1.10.3. Mề gà nướng sả, mật ong
Những miếng mề gà giòn sần sật, dậy mùi thơm lừng hành, tỏi, sả. Lại có vị mặn ngọt đậm đà vừa miệng từ mật ong sẽ làm món cơm tối thêm phần hấp dẫn đấy.
2. Các món âu từ gà ác
Gà ác là một giống gà quý thuộc họ trĩ. Toàn thân và chân đều màu đen và phần thịt rất bổ dưỡng. Thịt gà ác có tới 18 loại acid amin, cùng nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, B12, E, PP…), các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…).
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thịt gà ác có tác dụng tăng sự dẻo dai cho cơ thể, tăng cường thể lực, phòng chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô,…. Có lẽ vì thế mà gà ác thường được dùng làm nguyên liệu chế biến những món ăn ngon.
2.1. Gà ác hầm thuốc bắc
Gà ác hầm thuốc bắc là một sự kết hợp hoàn hảo, vừa thơm ngon lại cực kỳ bổ dưỡng. Tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, trẻ em,…
2.2. Gà ác hầm hạt sen
Để lại ấn tượng bởi hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Gà ác hầm hạt sen luôn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những ai đang tìm kiếm món ngon bồi bổ cơ thể.
2.3. Cháo gà ác
Cháo gà ác kết hợp cùng đậu xanh, nấm vừa thanh mát, bùi ngọt, lại rất dễ ăn. Hơn nữa còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
2.4. Gà ác nướng
Ngoài cách đem hầm hay nấu cháo, bạn có thể bọc gà ác trong lá dứa và đem nướng lên cũng rất ngon miệng.
2.5. Gà ác hầm bí đỏ
Gà ác hầm bí đỏ có vị thanh ngọt giúp giải nhiệt rất tốt, được dùng nhiều vào mùa hè. Món ngon từ gà ác này có thể dùng kèm dưa leo, cà chua để gia tăng thêm hương vị .
3. Các món ngon từ gà cho bé
3.1. Cánh gà kho coca
Cánh gà kho coca có vị mặn ngọt hòa quyện vô cùng đặc trưng sẽ khiến bé thích mê và muốn ăn mãi không ngớt.
3.2. Bánh gà thập cẩm
Bánh gà thập cẩm là một món ngon cho bé ăn dặm từ gà và rau củ rất dễ chế biến. Bạn có thể cho bé ăn cùng bánh mì, hoặc ăn mình bánh gà là đã có bữa ăn hoàn hảo cho con yêu rồi.
3.3. Súp gà nấm rơm
Súp gà nấm rơm là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn sáng của bé yêu. Thịt gà xé tơi, mềm mềm hòa quyện cùng nước súp ngọt tạo ra hương vị hấp dẫn, khó quên.
4. Hướng dẫn cách chọn gà ngon để chế biến món ăn
4.1. Chọn gà sống
4.1.1. Với gà trống
Chọn gà có mào đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, lông bóng mượt, áp sát thân.
Mỏ bén nhọn, không bị chảy nhớt.
Chân gà thẳng, thon, da chân vàng, sáng bóng, cựa ngắn.
Nên chọn gà trống thiến vì nhiều thịt, ít mỡ, xương nhỏ.
4.1.2. Với gà mái
Mào đỏ tươi, chân vàng, lông mượt, lỗ chân lông nhỏ.
Hậu môn hồng hào, co bóp tốt.
Dưới cánh gà không có chấm đỏ, phồng lên. Nếu có là gà bị tiêm nước hoặc thuốc.
Có thế lấy tay ấn nhẹ vào ức gà. Nếu thấy ức đầy, bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm là gà mái non. Thịt ngọt mềm, chế biến được nhiều món ngon.
Lưu ý: Nên tránh mua những con gà có biểu hiện như mào tái, thâm tím, ủ rũ, mỏ chảy nhớt, mắt lờ đờ, cánh xệ. Hoặc dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, lông xơ xác, da nhăn nheo, chân khô. Đây là những dấu hiệu của gà bị bệnh.
4.2. Chọn gà sơ chế sẵn
Chọn gà da vàng nhạt, mỏng, độ đàn hồi cao, thịt săn, ức hẹp.
Gà tươi, không có mùi hôi, không có vết bầm tím hay tụ máu.
Lấy gà sơ chế sẵn trong ngày, có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín.
Để an tâm hơn, bạn cũng có thể mua gà tại hệ thống siêu thị VinMart hoặc qua tính năng “Đi Chợ” trên app VinID.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm 6 Món Ăn Ngon Và Bổ Từ Gạo Lứt Dinh Dưỡng Đổi Vị Cho Bữa Cơm Gia Đình (Phần 1) trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!