Bạn đang xem bài viết Cách Làm Mứt Dừa Ngon Theo Phong Vị Truyền Thống được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có lẽ bạn đã từng nhiều lần thưởng thức mứt dừa, nhưng liệu có bao giờ bạn thắc mắc hoặc có ý định muốn tìm hiểu cách làm mứt dừa như thế nào không?
Mứt không chỉ là món ăn ngày tết thể hiện nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Ngày nay, mứt được bày bán và sử dụng trong suốt năm chứ không chỉ trong mỗi dịp tết đến xuân về. Có rất nhiều cách làm mứt khác nhau và đặc biệt là mứt dừa được sử dụng phổ biến hơn cả.
Dừa là một loại trái có nhiều công dụng. Nước dừa là 1 thức uống giải khát tốt cho sức khỏe, cơm dừa thì dùng chế biến thành những chiếc kẹo dừa dẻo thơm và giá trị hơn là làm mứt dừa, tinh dầu dừa có tác dụng làm đẹp da và nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Dừa: 2-3 quả ( chọn dừa không quá già và không quá non)
Đường trắng: 500gr
Sữa tươi: 200ml (không đường)
Vani : 1 ống
Cách làm mứt dừa non chi tiết như sau:
Nguyên liệu chính để làm mứt dừa là dừa, nếu như chọn dừa non bạn sẽ có cách làm mứt dừa non hoặc là mứt dừa sữa riêng và đặc biệt hơn, tuy nhiên ở đây Kênh cẩm nang gia đình giới thiệu đến các bạn cách làm mứt dừa từ dừa không quá già cũng không quá non :D. Bởi lẽ nếu bạn muốn làm mứt dừa dẻo thì đây là 1 trong nhiều yếu tố làm lên điều đó. Dừa quá già sẽ bị khô và xơ hơn.
Bước 1: Đầu tiên, dừa đem tách bỏ vỏ cứng bên ngoài, đổ nước dừa ra cốc, gọt bỏ vỏ lụa, giữ lại phần cùi của dừa.
Bước 2: Rồi đem dừa rửa lại cho sạch
Bước 3: Sau đó, lấy dao nạo dừa theo đường vòng tròn nạo dừa thành những sợi mỏng, dài.
Bước 4: Rửa dừa qua nước ấm rồi rửa lại bằng nước lạnh đến khi nước trong không còn bị đục để làm bớt lượng dầu dừa, sau đó để ráo nước.
Bước 5: Cho khoảng 500gr đường trắng đổ vào dừa rồi trộn đều, ta sẽ ướp dừa qua đêm hoặc ướp dừa khoảng 10-12 tiếng đến khi đường tan hết và sợi dừa có màu trắng trong.
Bước 6: Sau khi ướp, dừa đã ngấm đường, bạn đồ dừa vào nồi to hoặc cái chảo rộng (nên sử dụng loại có đáy dày). Trước tiên đặt chảo lên bếp, rồi đổ thêm sữa tươi vào dừa đảo nhẹ tay. Đun đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ dần, khoảng 10-15p thì đảo dừa 1 lần.
Bước 7: Đun dừa trong khoảng 45- 50p cho dừa khô và cạn sữa tươi đến khi dừa có những hạt đường khô bé li ti bám quanh miếng dừa thành lớp phấn trắng mịn rồi cho vài giọt vani cho thơm và đảo đều, rồi tắt bếp
Bước 8: Để dừa nguội thì đổ ra khay lớn, trải đều rồi để nơi thoáng. Tốt nhất nên bảo quản ở lọ thủy tinh
Miếng dừa dẻo, ngọt vừa với vị thơm của vani và béo của sữa dừa. Với cách làm mứt dừa này bạn có thể trổ tài ngay tại nhà và sẽ chế biến được nhiều loại mứt dừa với nhiều màu sắc như mứt dừa lá dứa hay mứt dừa vị cacao…như vậy khay mứt dừa nhà bạn sẽ có nhiều màu sắc. Ngày tết sẽ thật ý nghĩa hơn với món mứt dừa vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh do chính tay mình làm để đãi gia đình phải không nào!
Mỗi dịp xuân về một món ăn mang hương vị xuân và không thể thiếu đó là mứt Tết, mứt như là 1 nét văn hóa của mỗi gia đình trong dịp tết đến. Nhắc đến mứt tết là phải kể đến món mứt dừa. Ngồi quây quần bên gia đình nhâm nhi món mứt dừa cùng cốc trà nóng thì thật là tuyệt phải không nào. Mứt dừa là 1 món ăn trong ngày Tết có từ miền Nam, đến nay vẫn được ưa chuộng và được dùng trong hộp quà Tết của mỗi nhà.
Cách Nấu Cháo Lòng Ngon Theo Công Thức Truyền Thống
Nguyên liệu để nấu cháo lòng ngon gồm có:
Gạo nấu cháo: Để phần hạt cháo thơm bùi thì phần gạo nấu cháo bạn cần chuẩn bị bao gồm cả gạo nếp và gạo tẻ. Cần chọn loại gạo mới, không bị sâu mọt để nấu. Tỉ lệ gạo nếp và gạo tẻ bạn cần chuẩn bị cho khoảng 4 – 5 người ăn như sau:
Gạo nếp: 1/3 – ½ bát con
Gạo tẻ: ½ bát con
Nước nấu cháo: Nước nấu cháo lòng được chia làm hai phần nguyên liệu chính bao gồm nước cốt xương và nước luộc lòng + nước tiết. Phần nước luộc lòng và nước tiết bạn sẽ có được sau khi chuẩn bị và luộc phần phủ tạng.
Xương lợn ninh nước cháo: 500 gram xương ống hoặc xương cục
Phủ tạng nấu cháo: Phủ tạng nấu cháo lòng sẽ bao gồm các phần nguyên liệu là: lưỡi, gan, tim, lòng non, lòng già, dạ dày, diềm cổ, tiết. Số lượng các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho suất 4 – 5 người ăn như sau:
Lưỡi lợn: ½ cái, khoảng 0,3 kg
Gan lợn: 100 gram
Tiết lợn: 200 gram tiết (ở dạng chưa đông)
Phần tim, lòng non, lòng già, dạ dày, diềm cổ… số lượng tuỳ ý bạn
Ngoài ba nhóm nguyên liệu chính kể trên thì phần rau thơm và gia vị để nấu cháo lòng cũng rất quan trọng. Phần rau thơm này nên có đầy đủ các loại bao gồm: rau răm, rau ngổ, hành lá, mùi tàu, ớt, hạt tiêu. Gia vị bạn chuẩn bị các loại gia vị cơ bản như nước mắm, muối, tiêu, dấm
Cách nấu cháo lòng ngon như sau:
Bước 1: Làm nước ninh cháo và nấu cháo
Xương bạn chặt miếng rồi đem rửa sạch. Xong xuôi, bạn cho xương vào chần qua cho bớt bọt rồi đem rửa lại một lần nữa. Cuối cùng, bạn cho xương vào ninh với khoảng 3 lít nước lọc.
Gạo nếp và gạo tẻ và có thể trộn lẫn vào với nhau và vo sạch. Tiếp đến, bạn cho phần gạo này và ninh cùng với xương cho thật nhừ và nở. Lưu ý là hạt cháo càng nở mềm thì món cháo lòng của bạn càng ngon.
Khi hạt cháo bắt đầu nở, bạn cho 1/3 lượng tiết đã chuẩn bị vào khuấy đều. Khi bắt đầu cho vào cho đến khi tiết chín bạn cần khuấy và hé vung để tránh tiết cháo bị khê và bị trào. Vặn nhỏ lửa và tiếp tục ninh cháo.
Bước 2: Chuẩn bị phần phủ tạng
Phần phủ tạng lợn để dùng cho món cháo lòng được chia làm hai phần đó là phần dồi và phần phủ tạng luộc. Trước khi làm chín hai nguyên liệu này, bạn cần làm sạch các nguyên liệu bằng muối + chanh + dấm để khử chất bẩn và mùi hôi.
Để làm dồi, bạn trộn tiết + rau thơm băm nhỏ + 1 chút gia vị rồi cho vào nhồi. Ngoài rau thơm và tiết thì bạn cũng có thể cho thêm mỡ lá + lạc rang giã nhỏ + đỗ xanh rang chín để món dồi ngon hơn. Nhồi xong, bạn cho phần dồi này vào luộc.
Các phần phủ tạng khác thì sau khi làm sạch, bạn cũng cho vào luộc chín rồi thái miếng vừa ăn và bày ra đĩa.
Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng
Luộc dồi và phủ tạng xong, bạn múc ½ lượng nước luộc và cho vào phần cháo đang ninh (nếu nước luộc ít thì bạn có thể cho toàn bộ vào) và ninh cho tới khi cháo sánh lại là được (lưu ý là cháo nên sánh vừa, tránh bị đặc quá).
Thưởng thức cháo lòng, bạn múc cháo ra bát, cho phần dồi + phủ tạng lên trên và ăn kèm với hạt tiêu + dấm + chanh + rau thơm. Cháo lòng nên được ăn nóng và có thể dùng cho bữa sáng hoặc bữa phụ đều được.
Cách Làm Vịt Om Sấu Đơn Giản Theo Cách Truyền Thống
– Vịt : 1 con 1 – 1.5kg (nên chọn vịt cỏ thay vì vịt trắng vì đây là giống vịt nhiều thịt, ít mỡ) – Sấu : tùy theo khẩu vị mà ta có thể chọn 6 đến 10 quả – Gia vị : chanh, sả, muối, gừng, đường, hành củ, tỏi, riềng, rau ngổ, mùi tàu
Cách làm vịt om sấu đơn giản
Cách làm vịt om sấu đơn giản ăn với bún ngon tuyệt
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
– Sơ chế vỏ và lá già. Sau đó rửa sạch tỏi, riềng, sả, rau ngổ, mùi tàu, hành tỏi và gừng – Thái và băm nhỏ các nguyên liệu này. riêng sả có thể cắt khúc rồi chẻ dọc.
Bước 2: Xử lý thịt vịt
– Trước hết, loại bỏ mùi hôi của vịt bằng cách chà xát muối vào miếng thịt sau đó rửa sạch. Tiếp tục dùng 1/2 quả chanh chà xát lên miếng vịt để khử mùi.
– Cắt thịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
– Ướp hỗn hợp gừng, hành củ, sả, tỏi, riềng băm nhỏ cùng với thịt vịt. Thêm 1 thìa cà-phê muối, ½ thìa cà-phê đường. Để ướp trong khoảng 20 – 30 phút để thịt thấm gia vị
– Ướp vịt với gia vị trong 30 phút
Bước 3: Xào vịt
– Đặt nồi lên bếp cho chút cho thêm chút dầu ăn. Khi dầu nóng cho hành củ, tỏi, gừng, riềng bao nhỏ còn lại vào phi thơm vàng. Cho cho vịt đã ướp vào đảo đều cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Không nên để trên bếp quá lâu vì làm vậy sẽ làm vịt dai, mất đi hương vị tự nhiên, độ ngọt của thịt.
Bước 4: Om vịt
– Sau khi xào thịt xong thêm sấu đã cạo vỏ và rửa sạch vào nồi cho nước vào ngập thịt.
– Cho lửa to để nồi sôi sau đó sau đó cho lửa nhỏ để thịt chín mềm trong 30 phút
– Khi sấu đã mềm dùng muỗng dầm sấu, để tạo độ chua vừa phải phải, sau đó thêm các loại gia vị vừa ăn
– Khi đã nấu đủ thời gian, cho thêm rau gia vị rau mùi tàu, rau ngổ rồi tắt bếp bày ra đĩa và dùng nóng với cơm.
Cách làm vịt om sấu măng
Trong những ngày hè nóng nực oi ả, nhiều gia đình lựa chọn canh chua là thực phẩm phổ biến và được nhiều thành viên trong gia đình ưa chuộng. Vịt om sấu cũng là một món ăn kết hợp vị béo ngậy của thịt vịt và vị chua thanh mát của sấu làm nên sự cân bằng cho món ăn giúp vơi đi cơn nóng ngày hè. Để làm được một món vịt om sấu măng cho cả gia đình, các bước cần thực hiện rất đơn giản trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước dễ thực hiện.
Vịt om sấu măng chua chua mềm mềm ngon hấp dẫn
Nguyên liệu: thịt vịt, sả, sấu, gia vị, măng củ hoặc măng lá.
Cách làm:
– Sơ chế măng, măng thái miếng nhỏ vừa ăn sau đó đem luộc sơ.
– Khi xào vịt xong, chúng ta cho măng vào xào cùng để măng ngấm gia vị.
– Cho thêm nước vào om cùng để có một món vịt om sấu măng hấp dẫn.
Măng thường có vị chua nên khi cho sấu chúng ta nên định lượng vừa đủ để món vịt om sấu ngon nhất.
Cách làm vịt om sấu khoai sọ
Vịt om sấu khoai sọ thơm ngon đưa cơm
Nguyên liệu: thịt vịt, sấu, gia vị, sả, khoai sọ, nước cốt dừa hoặc nước dừa (nếu muốn)
– Làm sạch khoai sọ, cắt miếng vừa ăn.
– Khi xào vịt đã săn, cho thêm khoai sọ vào xào cho ngấm gia vị.
– Thêm nước dừa và đun tiếp trong 30 phút.
– Khi vịt đã chín, bạn có thể cho thêm rau rút, rau thơm như mùi tàu, hành lá, tỏi cho món ăn thêm dậy hương vị.
Lưu ý: Bạn có thể nấu món vịt om sấu có cả măng và khoai sọ. Cách nấu vẫn như thông thường, chỉ khác bạn sẽ cho khoai sọ và măng vào cùng vịt và sấu đã đun được 30 phút.
Bạn muốn quan tâm nhiều phương pháp làm vịt om sấu hơn nữa (om sấu nước dừa, om sấu rau rút…) có thể xem bài hướng dẫn chi tiết 3 cách làm vịt om sấu chuẩn vị nhất trên Phunugioi.com.
Cách Làm Nước Mắm Cá Cơm Theo Công Thức Truyền Thống Tại Nhà
Có lẽ cái thú vui nhất của các bà các mẹ nội trợ chính là việc được tự tay làm ra những món ăn cho gia đình, ai cũng khen ngon, ai cũng thấy khéo tay, làm giỏi. Chính vì thế mà thường các bà các mẹ cũng rất hay mày mò những công thức thu lượm được mà tự tay mình chế biến, cốt để được nhìn thấy vẻ mặt hạnh phúc của người thân khi thưởng thức món ăn đó. Vậy thì các bà các mẹ đã bao giờ nghĩ đến việc tự làm mắm cá cơm theo công thức truyền thống tại nhà chưa? Cũng dễ làm ra phết đấy, các mẹ các bà chuẩn bị ghi lại công thức ngay thôi nào.
Nước Mắm – Tinh Hoa Cho Món Ăn Dân Tộc
Ai cũng biết điều đó, và ai cũng một lòng công nhận sự thật ấy. Rõ ràng nước mắm chính là cái hồn cái túy trong món ăn hàng ngày, chẳng thứ gì có thể thiếu được nước mắm, người ta có thể đem nó làm gia vị cho đồ chiên, xào, nấu, nướng, ninh, hầm, làm gỏi, rồi làm ra cả chục loại nước chấm khác nhau cho từng món ăn. Vậy thì rõ ràng nước mắm là một thứ gì đó cực kỳ gần gũi lại cực kỳ quan trọng rồi.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn nước mắm cho gia đình, cho món ăn luôn là vấn đề khiến các bà nội trợ phải đau đầu suy nghĩ. Nước mắm ngày xưa cũng là loại được làm theo công thức hoàn hảo, tròn vị, trọn vẹn hương sắc. Nước mắm cũng chưa từng ai nghĩ là có thể tự làm tại nhà, bởi vì thường các nhà sản xuất toàn làm số lượng lớn, những thùng chứa khổng lồ cho ra hàng ngàn lít nước mắm, mọi thứ đều có công thức rõ ràng, làm sao có thể dễ dàng để làm nhỏ lẻ tại nhà được.
Cách Làm Nước Mắm Cá Cơm Than Theo Công Thức Truyền Thống Tại Nhà
Chuẩn bị nguyên liệu để làm nước mắm cá cơm than
– 2kg cá cơm than tươi – 600 gram muối tinh trắng – Hũ thủy tinh hoặc bình đựng bằng sành sứ.
Lưu ý công thức này bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với định lượng mà gia đình có thể tiêu thụ, chỉ cần giữ nguyên tỷ lệ chuẩn là được rồi. Giờ thì bắt tay vào làm ngay thôi nào.
+ Bước 1: các bà các mẹ đi chợ nhớ chọn những con cá cơm than thân chắc mẩy, còn tươi ngon, nhất là phải chọn những con cá cơm trưởng thành, không được già quá cũng không được quá nhỏ.
Sau đó mua về thì nhớ rửa cho thật sạch, nếu cẩn thận thì có thể ngâm cá cơm với nước muối loãng, sau đó thì vớt ra để cho nguyên liệu cá được ráo nước. Kinh nghiệm cho các mẹ hãy mua cá làm mắm vào mùa nắng, nếu cá mà là loại được đánh bắt xa bờ thì càng tốt, vì loại cá này hoàn toàn tự nhiên, lại không lo lẫn tạp chất từ rác thải, chất ô nhiễm ven bờ gây ra.
+ Bước 2: công đoạn ướp cá này cũng rất quan trọng, việc ướp cá với muối không chỉ đơn thuần là cho cá và muối rồi trộn với nhau, mà cần phải lưu ý về tỷ lệ trộn phải là 3:1 tức là 3 phần cá với 1 phần muối, đây cũng chính là công đoạn ủ chượp mà những người làm mắm thường hay gọi.
+ Bước 3: công đoạn cần mẫn tỉ mỉ nhất đây rồi, đầu tiên sau khi chượp cá xong rồi, bạn tiếp tục rải thêm lớp muối lên trên cùng, mục đích là để làm yếm khí cho môi trường làm mắm phía dưới. Tiếp đó hãy đem phơi hũ mắm ra ngoài nắng, phơi khoảng 3 đến 4 ngày là đủ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Mứt Dừa Ngon Theo Phong Vị Truyền Thống trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!