Xu Hướng 9/2023 # Cách Làm Nước Mắm Cua Đồng # Top 12 Xem Nhiều | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Làm Nước Mắm Cua Đồng # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Nước Mắm Cua Đồng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mắm cua không hoàn toàn là đặc sản của Bình Định, vùng nông thôn nào cũng có mắm cua. Nhưng mỗi địa phương có một nét riêng từ cách bắt cua đến làm mắm. Bắt cua không hoàn toàn để mưu sinh, nó còn là một thú vui.

Cua đồng có rải rác khắp nơi trên đồng lúa. Cua ở hang – hang cua là những lỗ tròn sâu đến ba bốn tấc, nằm theo chân bờ ruộng. Khi động cua chui vào ẩn náu chờ đến khi yên ổn, cua ra ngoài để kiếm ăn. Cua đực màu nâu hồng, một càng khá phát triển, một càng nhỏ. Cua đực lớn hơn cua cái, cua cái màu vàng xỉn, hai càng đều nhau.

Khi trời sắp mưa lụt là có vài ba con cua bò lên bờ, như một báo hiệu chính xác về thời tiết. Ở Bình Định vào khoảng tháng 9 âm lịch, cứ sau trận lụt đầu mùa là đến mùa bắt cua đồng. Thường ngày cua không chắc, không mượt nhưng chỉ sau một lần nước bạc là chúng tự dưng phổng phao, mượt mà, béo bở, thịt ngon hơn.

Lụt vừa dứt, những ngọn cỏ dọc bờ ruộng vừa bày ra đó là lúc bắt cua có kết quả nhất. Người ta gọi là ‘thụt” cua. Những cô thôn nữ hay những em bé là những người có bàn tay nghề nhạy nhất. Họ dầm mình trong mưa, đi dưới mưa, men theo bờ thửa thọc tay thoăn thoắt vào hang lôi từng con cua bỏ vào thõng. Thõng là loại hũ có miệng nhỏ để cua khỏi bò ra ngoài. Hết hang này sang hang khác, trong khoảnh khắc đã nghe tiếng rào rào trong hũ.

Sớm mai em xách cái thõng ra đồngBắt con cua bỏ trong cái thõngNó kêu cái rỏngNó kêu cái rảnhNó kêu chàng ơi!Bây giờ an phận tốt đôiEm đây lỡ lứa mồ côi một mình

(Ca dao)

Cua đồng đã vào ca dao, hát hò Bình Định là thế. Ngoài ra, người ta còn dùng rổ để xúc cua, thứ rổ lớn hình hạt đậu có cán dài, rổ thưa có lỗ hình mắt sáo. Ấn rổ vào bờ ruộng, lấy chân dậm, quậy, cua sợ chạy vào rổ. Xúc thường được nhiều cua hơn là bắt bằng tay.

Bắt cua vừa là thú vui, vừa kiếm thức ăn vào những ngày mưa lụt tương đối dễ dàng.

Cua mang về đổ vào rổ sảo, xối nước và sàng cua nhiều lần để rửa những rong rêu, bùn đất còn dính trên thân cua. Đem cua bỏ vào cối gỗ hay cối đá giã nhỏ. Vớt xác cua, đưa lên rây lượt. Thịt cua hòa với nước thành một hỗn hợp quanh quánh, vắt xác cua cho hết nước. Đó là “riêu”, dù làm mắm cua tươi hay chua đều trải qua công đoạn này.

* Mắm cua tươi

Là món nấu ăn ngay không chờ thời gian. Riêu cua được gia thêm muối, đưa lên lò nấu, khuấy nhẹ. Riêu chín, đóng “óc trâu”. Mắm cua tươi ăn thật khoái khẩu, chỉ cần gia thêm một ít muối, một ít gừng giã nhỏ, và lá gừng xắt ria là ta có món canh thơm ngon, bổ dưỡng. Mắm cua phải ăn với rau chuối mới đúng điệu. Rau chuối là thân cây chuối chát chưa trổ buồng được thái mỏng. Món ăn đạm bạc mà ngon không tả hết được. Vừa nhai vừa nghe tiếng rào rạo qua kẽ răng tưởng chừng tất cả hương vị của thôn quê còn lắng đọng trong lòng ta.

Riêu cua đậm đặc ăn với bún tươi thì phải thêm rau mùi nhất là phải có bắp chuối xắt mỏng mới ngon, mới hợp khẩu vị. Cách ăn này ở người Bắc gọi là bún riêu.

* Mắm cua chua

Riêu cua được gia nhiều muối hơn, không đem nấu ngay mà để chừng mười hai đến mười bốn giờ mới nấu. Mắm cua không đóng óc trâu vị béo hơn. Muốn để lâu chừng một tuần thì phải thêm muối, cho vào chai lọ, bịt kín đem phơi nắng. Đó là cách để dành và tiết kiệm.

* Cua rang

Đây là món nhậu khoái khẩu. Cua đồng đem về, lựa toàn cua cái. Cua cái vỏ màu vàng rơm, hơi xỉn, đem ngâm nước cơm chừng dăm ba tiếng đồng hồ, con cua như phổng phao, mượt mà và sáng láng hơn. Rửa sạch, vặt hết càng và que. Gia thêm muối, gừng. Dầu phộng sôi, khử hành, đổ cua vào, cua chính vàng hươm, mùi thơm lan tỏa ngạt ngào. Cái thơm như kích thích khứu, vị giác của chúng ta, khiến ta không cầm nổi nước bọt. Một đĩa rau thơm đủ loại như rau diếp, thìa là, tía tô và rau thơm – đã được lặt kỹ, rửa sạch. Một ít nước chấm để tùy người ăn mặn hay nhạt. Cua rang ăn với rau sống và bánh tráng nướng, cứ vài ba miếng lại tợp một hớp rượu đưa cay thật tuyệt. Cua vừa giòn, vừa béo, càng nhai càng ngon. Cái ngon không thỏa khiến ta muốn ăn hoài, tiếng giòn, vị ngọt của cua hòa với mùi thơm của rau, ta nghe như tất cả mùi vị của thôn quê còn ở mãi trong hầu.

Mắm cua là món ăn thôn dã, món cây nhà lá vườn, ngon hợp khẩu vị mà lại rẻ tiền. Ngoài ra riêu cua tươi hòa với rượu còn là vị thuốc trị vết bầm khi bị té hoặc bị đánh đau. Ở thành phố lâu lâu mới được ăn một bữa mắm cua, hương vị thôn quê dường như sống lại khiến người ta nhớ tuổi thơ đến da diết, nhớ những ngày trên ruộng đồng quê nhà.

*2-Mắm cua đồng

Là đặc sản quê, dễ kiếm, dễ làm. Mắm cua có vị cay, ngọt, ăn mãi không thấy chán. còn gọi là mắm đam. Mắm cua có quanh năm và ăn mãi không thấy chán. Vào mùa lúa bắt đầu xanh mởn và ruộng xăm xắp nước, cua bắt đầu sinh nở. Cua đồng sinh sản nhiều vào khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch. Chỉ cần chịu khó đi ra bờ ruộng động đậy mặt nước là cua đồng lóp ngóp tranh nhau chạy vào hang ẩn trốn.

Công việc bắt cua là công việc của đàn bà, con trẻ. Người đi bắt cua chỉ cần mang theo chiếc “đụt” ra đồng, một lát sau là sẽ có một đụt cua đầy ắp mang về nhà. Cua đem về ngâm trong nước lã chừng vài hôm cho nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, thêm vào vài gáo nước lã rồi vớt ra lược lấy nước cua. Sau đó cho muối hạt vào, đưa lên bếp đun sôi thành mắm cua tươi. Muốn cho thơm ngon, thêm vào vài lát gừng hay vài lát măng tre, ớt chín.

Mắm cua tươi múc ra tô còn bốc hơi bay mùi thơm phức, ngả mầu, vàng ươm, nổi lên lớp gạch đặc quánh. Mắm cua tươi ăn với bún thì ngon tuyệt! Nếu thêm vào một ít rau thơm nữa thì mùi vị càng thích thú. Còn muốn có mắm cua chua để được lâu ngày thì lúc giã cua, lược lấy nước cua xong cho thêm thật nhiều muối hạt, khuấy đều. Xong cho vào hũ sành đậy kín. Khi nào ăn mới múc ra ngoài cho thêm phụ gia như ớt chín, lá hành hoặc vài lát gừng sống.

Mắm cua chua có thể để lâu cả tuần lễ, nhưng nếu chịu khó cứ vài hôm dùng chiếc đũa bếp khuấy đều và khuấy liên tục như thế, mắm cua có thể để nhiều tháng liền mà không sợ ngả mùi. Đây là bí quyết giữ mắm cua chua lâu ngày. Mắm cua chua đem kho với cá đồng thì ngon hết ý! Cá lóc chặt khúc nướng sơ qua, cho vào chiếc trách đất, đổ mắm cua vào cho xăm xắp nước, thêm vài lát gừng sống, ớt chín, đưa lên bếp lò để lửa liu riu cho mắm ngấm dần vào cá.

Gặp trời sa mưa, thức ăn khan hiếm mà có cá đồng kho với mắm cua thì tuyệt! Ăn cơm gạo trắng với cá đồng, thêm đĩa rau luộc chấm với mắm cua thì khó mà diễn tả cho hết cái ngon. Vị ngọt của cá, vị mặn của mắm, mùi thơm của gừng và vị cay nồng của ớt ngấm xuống tận đáy cổ. Dù bụng đã no mà vẫn còn cảm thấy thèm thèm. Mắm cua là loại đặc sản miền quê rất dễ kiếm, dễ làm. Mùa mưa bão, mắm cua càng có giá trị. Cũng vì cái ngon của mắm cua mà đã bao đời nay vùng nông thôn không để mất đi món ăn truyền thống đó được

Cách Làm Cua Đồng Lấy Nước Cốt

Cách làm cua đồng lấy nước cốt Chi tiết Cập nhật lần cuối: 23/11/2023 Đăng: 21/6/2023 Bởi Admin1 Lượt xem: 14559

Để tạo nên hương vị đặc biệt trong món cá kho làng Vũ Đại. Các nghệ nhân kho cá đã cho vào niêu một loại nước cốt được làm từ cua đồng. Chính mùi vị này đã làm cho biết bao thực khách dư vị lạ, hòa quyện khó quên. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị cách làm cua đồng lấy nước cốt

Nước cốt cua đồng không chỉ ngon mà có rất nhiều chất bổ cho cơ thể

Cua đồng dùng để nấu canh, nấu riêu đều có cách sơ chế thô và tình theo trình tự sau:

Thời vụ cua béo và chắc vào tháng 4-5 âm lịch. Chọn cua càng to, lưng gù là cua chắc nhiều thịt. Bỏ cua vào nồi đổ nhiều nước, dùng que khoắng và thay nước làm sạch bùn đất bám ngoài. Vớt ra xé mai để riêng, bóc bỏ yếm và miệng, thân cua bỏ vào rổ rắc ít muối xóc đều để thật ráo. Khêu lấy gạch cua ở mai vào bát có nước muôi, xong gạn bỏ nước đi (rửa gạch cua).

Bỏ cua vào cối giã đều và nhanh tay cho nhỏ nhuyễn (ngày nay người ta dùng cối xay thịt để xay thay cho thao tác giã). Đổ nước vào bóp kỹ, xong lọc gạn để lấy nước thịt cua bỏ bã xương. Nước thịt cua này, sau đó nêm gia vị phù hợp với nấu canh hay nấu riêu hoặc làm nước cua chua (là loại mắm xổi)

Nấu ăn đang thực sự trở thành một nghề nghiệp rộng rãi trong xã hội. Cuộc sống phát triển nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi người càng đòi hỏi cao hơn, món ngon hơn và chất lượng hơn.

Từ nước cốt cua đồng, không chỉ dùng để kho những niêu cá kho làng Vũ Đại ngon nức tiếng mà cơ sở cá kho Trần Luận còn làm nên một món đặc sản khác là nước cốt tương cua, là món nước chấm thịt, chấm rau hoặc chan trực tiếp với cơm để ăn rất đưa đẩy, một loại nước tương thần kỳ giúp các bé rất thích ăn cơm. Kính mời quý vị tham khảo thêm tại đây: http://www.cakhotranluan.com/san-pham/nuoc-cot-tuong-cua.html

Giới thiệu về tác dụng và các món ăn từ cua đồng:

Theo sách Hải Thượng Lãn Ông: “Điền giải là cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong tác dụng nối gân tiếp xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc lở, huyết kết thống”.

Thịt cua đồng giàu protid; có lipid, Ca, P, Fe; vitamin B 1, B 2, PP, B 6,… Cua đồng dùng rất tốt trị chứng gân xương yếu dễ gãy lâu lành; chứng huyết nhiệt huyết ứ, đau đầu, đau tim, đau ngực sườn; “trúng phong” tai biến yếu liệt chi, đau tê, miệng, mắt méo lệch; chứng phong ngứa, vảy nến, mụn độc lở…

Các món ăn từ cua đồng: Lẩu cua đồng, Canh cua rau dền,Bánh đa cua, Canh cua rau đay mùng tơi, bún riêu cua, Canh cua rau cải, Canh cua hoa thiên lý, Canh cua rau nhút

Lưu ý: phải chọn cua tươi sống, loại bỏ cua chết, khi cua chết, chất đạm sẽ biến thành histamin gây dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt…

Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Đơn Giản

Tại sao lại chỉ là “một cách”? Lý do đơn giản vì có rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau (cá linh của người miền Tây, cá rô phi, cá rô đồng…), lại cũng có những cách pha trộn tỉ lệ cá – muối khác nhau (tỉ lệ “vàng” mà những người làm mắm theo cách thủ công truyền tụng nhau là 4:1, nhưng các hãng công nghiệp thường hay dùng tỉ lệ 3:1, và có loại cá, người ta dùng công thức 10:2 thay vì các công thức khác).

Trước khi đi vào các bước chính của công đoạn làm mắm, bà con cần lưu ý các điểm sau:

Nguyên liệu chuẩn là nhân tố đầu tiên quyết định chất lượng thơm ngon của hũ mắm cá đồng. Nên chọn những loại cá nhỏ cho dễ muối. Ví dụ như cá rô, sặc, cá trắng vì chúng nhỏ, phân hủy nhanh, và có vị dậm đà riêng của cá nước ngọt.

Khâu vệ sinh hũ đựng (dụng cụ chứa) mắm là vô cùng quan trọng để quyết định sự sạch hay không sạch của món nước mắm. Thay vì chỉ rửa nước thường, tráng qua vài lần rồi úp lại cho ráo nước, bà con nên trần qua nước sôi để tiệt trùng. Sau đó, để hũ ở nơi thoáng mát cho nhanh khô.

Không nên sử dụng vật chứa bằng nhựa để đựng nguyên liệu và thành phẩm mắm làm ra vì những chất độc từ nhựa sẽ thấm vào mắm. Đặc biệt, có một số loại nhựa không để muối cá được như ABS, PSHI, PVC….

Trong quá trình SX nước mắm tuyệt đối không để nước lã dính vào, chỉ cần vài giọt trộn lẫn vào thì nước mắm sẽ không đạt tiêu chuẩn.

Nước mắm đạt tiêu chuẩn là nước mắm có màu đẹp (có thể từ cánh gián đến vàng rơm), khi ngửi mùi không nồng, khi nếm cảm giác không bị gắt vì mặn.

Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu

Bà con mua cá rô, cá trắng… tươi sống về để làm mắm. Tùy theo nhu cầu và lượng mắm mong muốn làm ra để xác định lượng cá cần mua (tham khảo với cách làm mắm cá biển của người dân Cát Hải thì trung bình 1 tấn cá và 1200 lít nước đăng sẽ rút được 700 lít mắm loại 1, 600 lít loại 2 và 900 lít loại 3 hoặc cách làm quy mô nhỏ để sử dụng gia đình thì 30kg cá cho 15l mắm).

Từ lượng cá cần làm, xác định lượng muối cần mua. Cứ 3 kg cá thì cần 1kg muối.

Chuẩn bị hũ đựng bằng sành, sứ, thủy tinh.

Nhiều người còn sử dụng dứa, mật ong hoặc nước đường để tăng vị ngon cho mắm.

Bước 2: sơ chế nguyên liệu

Cá mua về, bỏ ruột, sau đó để vào rổ/ rá chà cho sạch (đặc biệt cá rô phi có lớp màu đen bên trong khoang bụng gây mùi tanh đặc trưng cần phải được rửa sạch). Bà con chà rửa khoảng 5 – 7 lần khi nào cảm thấy cá sạch không còn nhớt và không tanh.

Sau đó, bà con pha nước muối rồi cho phần cá vừa làm sạch vào, để một lúc rồi vớt cá ra để cá ráo sạch nước.

Theo tỉ lệ cá – muối = 3:1 như đã nói ở trên. Nên trộn kỹ để cá ngấm muối. Sau đó, cho cá vào vật chứa bằng sành, sứ/ thủy tinh, đậy chặt và bịt thật kín.

Bà con cũng có thể làm theo cách là xếp cá và muối lần lượt, xen kẽ, cứ 1 lớp cá lại phủ 1 lớp muối để cá ngấm đều muối.

Tiếp theo, bà con để lu cá muối ở nơi thoáng, tránh ảnh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau 48 tiếng mở nắp ra dùng đũa (tráng nước sôi, để khô) đảo qua lại cho đều muối rồi đậy kín.

Với cá muối theo cách thức này nhưng số lượng ít và chỉ làm hũ nhỏ, sau 15 ngày là có thể lọc được nước mắm để ăn.

Tuy nhiên, khi làm mắm ở quy mô lớn, từ cá cho ra nước mắm cần khoảng 6 – 7 tháng, càng để lâu nước mắm càng ngon do cá phân hủy hết.

Thơm Ngon Nước Mắm Cá Linh Đồng

Ủ mắm cá linh ở Đồng Tháp

(KHPTO) Muốn có nước mắm ngon trong mỗi bữa ăn, người dân ở vùng Đồng Tháp thường dùng cá linh để ủ theo phương pháp cổ truyền. Đây là loại nước mắm đặc sản của người dân vùng sông nước mà không nơi nào có được…

Nước mắm cá linh ngon nhờ cách làm mắm. Cá linh dùng ủ để nấu nước mắm phải là cá linh lớn hay còn gọi là “già cá” vì như vậy cá mới có nhiều chất đạm. Thời điểm mua cá linh ủ mắm tốt nhất là trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch, con cá sẽ mập, béo, có nhiều thịt… Cá linh bắt về rửa sạch đổ vào khạp, để 24 giờ chờ cá ươn, tiếp theo cho vào 12 lít muối hột/giạ cá (khoảng 30 kg cá), trộn đều cá muối với nhau rồi dùng tấm nylon nhiều lớp bịt kín trên đậy nắp khạp dằn kín. Sau 3 tháng ủ là có thể đem mắm cá ra nấu, tuy nhiên cá ủ càng lâu nấu nước mắm càng đỏ hồng và càng thơm ngon.

Về phương pháp nấu, có thể dùng nồi lớn cho vào 5 lít cá linh đã ủ, 5 lít nước lã, 2 lít muối hột, bắc lên bếp chụm lửa từ từ đến khi nồi mắm sôi sẽ có nhiều bọt nổi lên, vớt hết bọt mắm bỏ. Dùng một chậu sành, trên miệng chậu đặt chiếc rổ thưa, trong rổ trải một tấm khăn lược dày (loại bồng bột). Quậy đều nồi mắm sôi tan hết muối, sau đó múc nước mắm ủ đổ vào rổ, lần lượt nước mắm qua vải xuống chậu, vài giờ sau cạn hết nước mắm chỉ còn lại xác mắm. Đây là loại nước mắm dùng ăn sống “loại nhất” có màu đỏ tươi bốc lên mùi thơm đặc trưng được gọi là “nước mắm cốt”. Nước mắm nguội dùng phễu sang chai và dùng nắp đậy kín đem phơi 1 đến 2 nắng tốt để giữ màu trong suốt quá trình dùng ăn sống. Xác mắm còn lại cho vào nồi đổ 5 lít nước, 3 lít muối hột nấu lại lần 2 làm “nước mắm nhì” dùng để kho cá hay nêm canh…

Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng An Toàn Ngay Tại Nhà

How to mắm from an toàn anna that you can be yourself in your home. To have the giọt nước mắm ngon and its natural order of the person of the rings . If you have enough this element, please see this post.

Water mắm – type of traditional system of the user, usually be appear in the last food. Nước mắm ngon sẽ mang mùi hương đặc trưng, ​​khi nếm sẽ cảm nhận được vị trí đậm đà, vị trí đầu, và lan tỏa trong lưỡi và đọng lại vị ngọt ngào. To đảm bảo sức khỏe cũng như khám phá quy trình làm mắm, tôi xin hướng dẫn bạn trong bài viết.

Instructions for water mắm from fish lóc

700g cá lóc, 50g gạo tẻ, 100g đường tán, 200g muối, 1 củ tỏi, hũ thủy tinh để uống mắm.

Bước 2: Cho cá vào bát tô lớn, sau đó cho muối vào bụng và đều lên thân cá. Tiếp đó, dùng cây hoặc vật nặng ép cho cá được chặt. Tiến hành ủ cá trong khoảng 1 tuần thì lấy cá ra, rồi vuốt lên lớp muối cũ, sau đó đổ nước ngâm.

Bước 3: Tỏi bóc sạch vỏ, đập giập. Gạo rang vàng, giã mịn thành thính.

Bước 4: Trộn đều tỏi, thính, phần muối còn lại với nhau.

Bước 5: Cho cá trở lại hũ, phủ đều thính lên cá, đậy kín nắp, ép chặt, mang đi ủ thêm khoảng 1 tháng nữa cho cá chín.

Bước 6: Tiếp theo, cho đường vào nồi cùng với một ít nước, nấu cho đường tan ra màu vàng nâu sau đó đảo cho đường hơi sệt lại. Quét hỗn hợp nước đường vào bụng mắm, lưng mắm cho đều sau đó cho cá vào hũ, ép chặt, đậy kín nắp, thi thoảng trở mắm cho đều. Khoảng 1 tháng sau khi mắm lóc chuyển qua màu đỏ sẫm, thơm mùi đường và hơi chua là có thể lấy ra dùng được.

Hướng dẫn cách làm mắm cá lóc chưng thịt 1/ Nguyên liệu:

200g mắm cá lóc, 6 quả trứng vịt, 300g thịt heo bằm, 1 muỗng café hành tím băm, 1 muỗng café tỏi băm, 1 muỗng café gừng băm, 1 cây hành lá, 1 muỗng café đường trắng, ½ muỗng café tiêu xay, ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 trái khế, ½ quả xoài xanh, ½ trái dưa leo, rau sống.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, hành lá cắt nhỏ. Đập lấy lòng đỏ 3 quả trứng vào một cái chén riêng để tráng lên mặt mắm.

Bước 2: Mắm cá lóc cho ra chén. Thịt heo bằm có mỡ cho vào chén, nêm vào 1 muỗng cà phê đường, 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu rồi trộn đều.

Bước 3: Tiếp theo cho mắm cá lóc và thịt heo bằm vào chung một cái tô lớn, ướp hành lá, hành tím băm, tỏi và gừng băm, 1/4 muỗng cà phê tiêu vào và trộn đều.

Bước 4: Đổ vào tròng trắng trứng khi nãy lấy ra 3 lòng đỏ, rồi thêm vào 3 trứng còn lại. Dùng đũa trộn đều tất cả một lần nữa.

Bước 5: Sau đó lấy 1 cái thau cho hết hỗn hợp vào và tráng cho thật vừa với cái thau đó. Cho vào nồi hấp, đậy nắp lại cho kín. Đổ nước và hấp trong khoảng 40 phút.

Step 6: After 40 minutes can be checked by the way used to the first meat into the dry found, no look all, manti has ninth. When that for red trứng override. Move dĩa eat with khế, dưa leo, xoài, rau sống và cơm cháy.

Lưu ý: don’t che nấp sau khi tráng lòng đỏ để mất màu vàng nhạt.

Bún Mắm Cua Đồng Gia Lai: ‘Sướng Mình Khổ Người Ta’

Tôi sống ở Sài Gòn nhưng quê gốc ở miền Tây. Vì thế, mấy cái món ngon ở miền Tây ít nhiều tôi đã thử qua hết. Rồi tôi có vợ người miền Trung, chị vợ tôi ở Gia Lai.

Một lần, về nhà chị chơi, tôi được chị dẫn đi ăn một cái món bún mà tới giờ mỗi lần nhắc đến vẫn còn ghiền đó là món bún mắm cua đồng.

Món bún mắm cua đồng có cái mùi đặc trưng mà nếu ai không quen khó mà chịu được. Lần đầu được tiếp xúc với cái món đó, tôi cũng ‘bịt mũi” vì cái mùi nặng quá, nó cứ thum thủm thum thủm.

Các bạn cứ tưởng tượng nó giống như món sầu riêng vậy. Người ăn được thì bảo là mùi thơm ngon, còn người không chịu được mùi thì bảo nó là “thúi quắc”.

Món bún mắm cua đồng Gia Lai cũng “nặng mùi” như vậy cho nên chị vợ tôi mới hay nói vui là cái món ăn vô thì sướng mình mà khổ người ta, những người không ăn được cái món đó.

Theo tìm hiểu của tôi thì bún mắm cua đồng Gia Lai có gốc gác từ món mắm cua đồng xưa kia ở Bình Định. Có lẽ, hồi đó cua đồng nhiều và người dân không có gì ăn nên bắt cua đồng về chế biến.

Cua đồng nhiều quá, chế biến không hết nên người ta nghĩ ra cách giã cua cho nát, vắt lấy nước cho thêm chút muối và kho lên để ăn dần.

Sau này, khi chế biến cua đồng, người ta rửa sạch rồi bỏ mai, chỉ giã phần thân. Người ta lọc lấy nước, bỏ xác. Phần nước cua này người ta đem ủ khoảng 1 ngày cho lên men. Cái mùi “thối” đặc trưng của món bún mắm cua đồng cũng từ đây mà ra.

Tùy bí quyết của mỗi người trong cách chế biến món bún mắm cua đồng. Thành phần chung bây giờ là măng le, da heo chiên giòn và khi ăn phải ăn kèm với rau có nhiều giá.

Nhiều chỗ còn có cho ớt sa tế vào cho cay cho bớt mùi tanh của cua, nhiều chỗ còn cho thêm quả trứng vịt và vài hạt đậu phộng.

Sau này có nhiều chỗ còn cho thêm thịt ba chỉ và vài lát chả mỏng vào. Tất cả trộn đều cùng với bún tươi, bỏ thêm rau sống, thêm tí ớt, tí chanh trộn đều thì mỗi lần ăn phải ăn ít nhất 2 tô mới đã.

Vì nước bún mắm cua đồng đã được nêm nếm khá mặn nên khi ăn với bún tươi, người ta chỉ chan ít nước, vừa đủ nước chứ không chan nhiều nước như các món bún trong Nam.

Ăn món bún mắm cua đồng Gia Lai tới đâu, nước mắt nước mũi chảy tới đó, ngon vô kể. Mỗi lần nhắc đến món này làm tôi thèm quá đỗi nên hễ vậy là cứ gọi điện về chị vợ nhờ chị mua vào giùm.

Ban đầu mẹ tôi nghe mùi khó chịu không ăn nhưng khi tôi bảo bà thử một lần thì bà cũng đâm ghiền như tôi. Giờ, thỉnh thoảng ăn phải chạy lên Phan Xích Long, có quán chuyên bán đặc sản Gia Lai có bán món bún mắm cua đồng này, nhưng ăn cái vị không sao ngon bằng ở chính đất Gia Lai được.

Đi du lịch hay đi đâu về phố núi Pleiku thì đến trung tâm thương mại hay mấy đường như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật hoặc hỏi bất kỳ một người dân nào ở Gia Lai “chỗ bán bún cua ngon” thì người ta sẽ chỉ bạn.

Mời bạn đọc tham dự Diễn đàn Món ngon của tôi

Bài viết tối đa khoảng 1.000 chữ, kèm hình ảnh (clip nếu có), và gửi về email monngoncuatoi@tuoitre.com.vn. Các bài viết được đăng sẽ được trả nhuận bút!

Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Công ty Nutifood.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Nước Mắm Cua Đồng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!