Xu Hướng 9/2023 # Cách Làm Ớt Sa Tế Ăn Bún Bò Huế Cay Ngon Chuẩn Vị # Top 12 Xem Nhiều | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Làm Ớt Sa Tế Ăn Bún Bò Huế Cay Ngon Chuẩn Vị # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Ớt Sa Tế Ăn Bún Bò Huế Cay Ngon Chuẩn Vị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Hướng dẫn cách xào ớt sa tế ăn bún bò Huế ngon chuẩn vị 1.1. Cách xào ớt sả sa tế từ ớt tươi 1.1.1. Nguyên liệu

Ớt sừng tươi: 100 gram

Tỏi đã bóc vỏ: 1 củ

Hành tím bóc vỏ: 4 củ

Sả tươi: 5 nhánh

Gia vị: 1 thìa cà phê muối ăn, 1 thìa cà phê đường trắng

Dầu thực vật: 5 muỗng canh

Dầu điều (để tạo màu cho sa tế): 1 thìa cơm

Dụng cụ cần chuẩn bị: chảo vừa, rộng.

1.1.2. Cách làm ớt tươi sa tế xào ăn với bún bò Huế

Chuẩn bị nguyên liệu: Bạn băm nhuyễn từng thành phần nguyên liệu, rồi để ở các chén riêng.

Cho chảo đã chuẩn bị lên bếp, bật lửa lớn đun nóng chảo. Sau đó, đổ dầu thực vật vào, tráng đều khắp lòng chảo.

Trút phần sả và hành tím, tỏi đã băm vào chảo, dùng đũa hoặc muỗng khuấy đều.

Đảo đều hỗn hợp trên trong 5 phút thì bạn nêm đường, muối hoặc thêm gia vị cho vừa miệng, tiếp tục khuấy thật đều và nhẹ tay.

Cho ớt tươi bằm nhuyễn vào chảo nấu cùng các nguyên liệu, khuấy đều.

Hỗn hợp sôi và cạn bớt dầu thì bạn thêm màu điều vào, dùng muỗng quấy đều.

Tiếp tục nấu đến khi hỗn hợp sệt lại và có vị vừa ăn là được.

1.2. Cách làm ớt bột sa tế sả tỏi ăn với bún bò Huế 1.2.1. Nguyên liệu

Ớt hiểm (hoặc ớt sừng): 100 gram (bỏ cuống, băm hoặc xay nhuyễn)

Sả tươi băm: 200 gram

Bột ớt nguyên chất: 3 muỗng canh (bạn trút bột ớt vào chén nước nóng để ngâm khoảng 15 phút. Mục đích của công đoạn này là để ớt dạng bột nở ra mềm hơn, loại bỏ bớt độ hăng vốn có)

Tỏi băm nhuyễn: 2 củ

Dầu thực vật (hoặc dùng dầu oliu để tăng hương vị): 1 chén

Hạt nêm: 2 muỗng canh

Đường trắng: 2 muỗng canh

3 muỗng canh nước nóng

1.2.2. Cách làm ớt sa tế xào ăn với bún bò Huế từ ớt bột

Bắc một chảo chống dính rộng lòng lên bếp, tráng dầu thực vật đều khắp lòng chảo.

Dầu đun nóng, bạn trút sả băm vào. Nhẹ lắc chảo đều để sả thấm dầu.

Kế đến, bạn thêm tỏi băm vào khuấy đều với sả đến khi dậy lên mùi thơm tự nhiên.

Mẹo: Sả có đặc tính hút dầu, nên bạn không nên đảo quá lâu. Nếu thấy sả khô lại, bạn nên thêm dầu ăn vào để tránh tình trạng cháy khét.

Thêm ớt tươi xay vào xào chung với sả, tỏi.

Khoảng 2 phút sau, bạn đổ chén ớt bột ngâm nước vào chảo, vẫn dùng muỗng hoặc đũa quấy cho đều. Khi này, nêm nếm gia vị cho sa tế vừa ăn. Đồng thời, hạ lửa xuống mức thấp nhất.

Nấu sa tế ớt bột đến khi sệt lại vừa vị thì tắt bếp. Đợi sa tế nguội, bạn có thể múc ra một chén nhỏ dùng ngay, hoặc đổ toàn bộ vào hũ sạch bảo quản.

1.3. Cách làm ớt khô sa tế nước tương ăn bún bò Huế 1.3.1. Nguyên liệu

15 quả ớt sừng tươi (đem bỏ cuống, cắt khoanh nhỏ)

2 củ tỏi tươi đã bóc vỏ, băm nhỏ

1 chén ớt khô băm nhỏ

2 thìa cà phê muối ăn

Nửa thìa cà phê đường

2 thìa cà phê muối ăn

2 muỗng canh nước tương đậu nành

2 chén dầu thực vật

1.3.2. Cách xào ớt sa tế nước tương làm từ ớt khô ăn bún bò kiểu Huế

Cho ớt tươi vào cối, thêm muối đường vào, dùng chày giã nhuyễn.

Bắc chảo lớn lên bếp, đổ nửa chén dầu thực vật vào đun nóng. Sau đó, trút tỏi băm vào chảo, phi cho dậy mùi thơm. Xào tỏi cho đến khi ngả màu vàng thì bạn hạ bếp xuống mức lửa thấp nhất, đổ ớt tươi đã băm vào, đảo đều.

Dầu sôi, các nguyên liệu ngấm dầu và mềm ra, bạn đổ 1,5 chén dầu thực vật còn lại vào chảo. Khi này, bạn trút cả ớt khô băm vào xào với các nguyên liệu.

2. Mẹo kết hợp bún bò xào sa tế ngon kiểu người Huế

Thông thường, chúng ta có thói quen dùng sa tế như một gia vị/ nước chấm ăn kèm, cũng như các loại sốt chấm khác như tương ớt, nước mắm,…Tuy nhiên, với những tín đồ thích ăn cay, bạn còn nhiều mẹo chế biến bún bò với sa tế khác cực ngon mà không phải ai cũng biết, bao gồm:

Khi nấu nước dùng bún bò Huế, bạn có thể thêm sa tế vào nước lèo luôn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng ít sa tế, hoặc giảm tỷ lệ ớt, sả trong công thức sa tế lại. Điều này giúp tránh độ gắt nồng của món ăn sau khi thành phẩm. Khi cảm nhận được độ cay the the của nước dùng đậm đà, vị giác của bạn sẽ được kích thích hơn rất nhiều.

Nếu không nấu cùng nước dùng, bạn có thể xào bắp bò với sa tế. Sau khi sơ chế và khử mùi hôi bắp bò, bạn có thể đem luộc sơ chín mềm. Sau đó, cho vào chảo sa tế, lăn đều để tẩm sa tế. Bước này cần làm nhanh, tránh làm thịt bò chín quá sẽ bị dai. Cuối cùng, khi thưởng thức, chỉ cần thái bắp bò thành lát mỏng vừa ăn với bún bò là đảm bảo ngon mà không cần nêm thêm gia vị cay nữa.

3. Cách bảo quản ớt sa tế tự làm để ăn với bún bò Huế

Sau khi chế biến, bạn đợi sa tế thật nguội ở nhiệt độ phòng. Trong lúc đó, chuẩn bị sẵn một hũ sạch đã được tráng nước sôi để khử trùng và phơi nắng cho khô hoàn toàn. Sa tế nguội thì bạn đổ vào hũ, rồi đậy nắp kín lại.

Bích Tuyền tổng hợp

Cách Làm Sa Tế Thần Thánh Ăn Bún Bò Huế Đơn Giản Tại Nhà

Sa tế là một loại gia vị ăn kèm với các món bún bò Huế, bún bò Nam Bộ, phở bò,… Sa tế có vị cay nồng, cay tê ở đầu lưỡi, tạo cảm giác kích thích cực độ. Sa tế ớt rất dễ làm. Chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản, bạn đã có ngay một hũ sa tế thơm ngon mà không cần ra quán. Cùng tìm hiểu cách làm sa tế ớt ăn bún bò Huế nhanh gọn tại nhà cho cả gia đình.

Những điều thú vị về món sa tế ớt

Sa tế là một gia vị có nguồn gốc từ người Mã Lai gốc Ấn Độ. Đây là một hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn ngoài ra có thể có thêm sả.

Sa tế tại từng vùng miền và đất nước khác nhau lại có cách chế biến riêng. Ví dụ như sa tế ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu, Trung Quốc được làm từ dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá, và tôm khô, có một hương vị thơm ngon và hơi cay.

Sa tế được dùng làm gia vị cho một số món ăn, giúp cho nước lèo có mùi thơm hấp dẫn.Váng dầu đỏ nổi trên bề mặt kích thích vị giác của thực khách.

Sa tế còn là phụ liệu thêm cho các món xốt chấm, làm gia vị tẩm ướp thực phẩm . Giúp món ăn có màu sắc đặc biệt, hương thơm cay nồng, tạo nên đặc trưng món ăn hương vị Á Đông.

Sa tế ớt là loại sa tế phổ biến nhất trong quán bún bò, phở bò, quán hủ tiếu,… Đây là loại nước sốt “thần thánh” không thể thiếu làm tăng hương vị món ăn.

Nguyên liệu làm sa tế ớt

Cách làm sa tế ăn với bún bò Huế đơn giản nhất là chế biến từ ớt tươi. Ở nhiều nơi, để sa tế lên màu đỏ đẹp mắt, người ta thường dùng thêm dầu điều.

Tuy nhiên, lạm dụng dầu điều có thể khiến cho hương vị sa tế bị gắt và không ngon. Vì vậy, với thành phần này, bạn nên dùng với liều lượng vừa phải.

Nguyên liệu làm sa tế chuẩn ngon đúng vị Huế:

Ớt sừng tươi: 100 gram

Tỏi đã bóc vỏ: 1 củ

Hành tím bóc bỏ 4 củ

Sả tươi 5 nhánh

Dầu thực vật 5 muỗng canh

Dầu điều 1 thìa cơm

Gia vị: 1 thìa cà phê muối ăn, 1 thìa cà phê đường trắng

Hướng dẫn cách làm sa tế ớt nấu bún bò Huế

Bước 1: Ớt rửa sạch bỏ cuống. Sả tươi bỏ phần già, rửa sạch. Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch. Các nguyên liệu đem băm nhỏ. Hoặc bạn có thể cho vào máy xay để tiết kiệm thời gian và tránh các nguyên liệu bắn vào mắt.

Lưu ý khi dùng máy xay, không xay nhuyễn mịn vì khi xào nguyên liệu dễ bị khét. Sa tế thành phẩm cũng bị bột và không ngon.

Bước 2: Đặt chảo lên bếp, bật lửa đun nóng chảo. Sau đó, đổ dầu thực vật vào tráng đều khắp lòng chảo.

Bước 3: Giảm lửa nhỏ, trút phần sả và hành tím, tỏi đã băm nhuyễn vào chảo, dùng đũa đảo đều. Đảo đều hỗn hợp trên trong 5 phút, sau đó thêm đường, muối hoặc thêm gia vị cho vừa miệng. Tiếp tục khuấy thật đều và nhẹ tay.

Bước 4: Cho ớt tươi bằm nhuyễn vào chảo nấu cùng các nguyên liệu, khuấy đều.

Bước 5: Hỗn hợp sôi và cạn bớt dầu thì bạn thêm dầu điều vào, dùng muỗng khuấy đều.

Bước 6: Tắt bếp, tiếp tục đảo đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại và có vị vừa ăn. Dầu ăn vẫn còn nóng, sẽ làm cho sa tế vàng hơn mà không bị khét. Sau đó để nguội hẳn, cho vào hũ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm sa tế tôm ăn bún bò

Cách làm sa tế tôm tương tự như như sa tế ớt. Chỉ có điểm khác biệt là tôm được bổ sung vào công thức để tăng thêm hương vị cho món ăn.

So với sa tế ớt, sa tế tôm có vị ngọt bùi, thơm đặc biệt của tôm khô. Sa tế tôm rất được người Việt Nam ưa chuộng trong các món lẩu, bánh canh.

Thành phần chuẩn bị

10 trái ớt sừng chín đỏ (cắt và băm nhuyễn).

10 trái ớt hiểm chín đỏ (cắt và băm nhuyễn).

20 gr ớt bột (nếu bạn thích cho màu đẹp thì thêm ớt bột).

1/2 bát ăn cơm ớt khô còn nguyên hạt.

2 tép tỏi lớn bằm nhỏ.

4 củ hành tím, lột vỏ, bằm nhuyễn.

1/2 bát sả bằm.

1/2 bát tôm khô ngâm rửa sạch.

3 muỗng canh giấm.

1/3 bát đường.

1 muỗng canh muối.

1/3 bát nước mắm.

2 muỗng cà phê tiêu đen xay (sử dụng tiêu sọ sẽ thơm hơn).

1 bát cơm dầu ăn thực vật.

Công thức làm sa tế tôm

Bước 1: Các nguyên liệu rửa sạch, bỏ vỏ, băm nhuyễn. Nên dùng máy xay để xử lý thực phẩm, tránh tỏi ớt bắn vào mắt làm hại mắt. Tôm khô ngâm mềm, giã nhuyễn.

Bước 2: Đặt chảo lên bếp, bất lửa lớn cho chảo nóng. Cho hành, tỏi, sả vào đảo đều tay đến khi thơm. Sau đó cho tôm dã giá vào đảo chung.

Bước 3: Di chuyển chảo ra khỏi bếp và bỏ hai loại ớt sừng,ớt hiểm đã xay nhuyễn, ớt bột và ớt khô vào đảo đều và đưa lên bếp trở lại (làm vậy tránh cho ớt lên khỏi bị sặc) rồi xào nhanh.

Bước 4: Cho muối, hạt tiêu đen và các gia vị vào cùng lúc. Tiếp tục đảo đều để gia vị tan và quyện vào sa tế

Bước 5: Vặn lửa lớn lên, tiếp tục đảo nhẹ tay. Sau đó vặn lửa nhỏ lại, đun sôi đến khi dầu rút bớt, hỗn hợp dần sệt lại.

Bước 6: Đến khi gần được thì tắt lửa. Dầu ăn nóng rất lâu sẽ tiếp tục làm nhừ các nguyên liệu. Vì vậy, bạn nên tắt lửa sớm để tránh bị khét. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi cho vào hũ. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Những mẹo bổ sung cho món sa tế đặc biệt

Tùy vào khẩu vị từng người và đặc trưng vùng miền, có nhiều công thức biến tấu cách làm sa tế. Bạn có thể gia giảm gia vị và các nguyên liệu bổ sung để cho món sa tế thêm phần đặc sắc.

Những biến tấu trong cách làm món sa tế:

Ớt nên để cả hạt sẽ làm món sa tế thơm và cay the hơn

Sử dụng hỗn hợp ớt khô, ớt sừng, ớt hiểm để sẽ khiến vị sa tế ngon hơn.

Thêm tóp mỡ để tạo vị ngậy béo cho món sa tế. Tóp mỡ heo cắt nhỏ, cho lên chảo đảo đến khi tóp trút hết mỡ và chuyển màu vàng giòn. Thực hiện các công đoạn làm sa tế như bình thường. Đến khi tất cả nguyên liệu chuyển sang màu cánh gián thì cho tóp mỡ vào, trộn đều.

Tuỳ bạn chọn có thể làm sa tế khô hoặc ngậm dầu.

Lưu ý khi ăn sate với bún bò, bún riêu cua, bánh canh, bún phở các loại:

Bạn nên cho từng ít một để tránh bị cay quá. Sa tế có nguyên liệu chính là ớt. Khác với vị cay nhẹ cà ngọt như ớt tương, ớt sa tế cay nồng, mạnh. Nếu bạn là người ăn cay kém, nên chú ý khi bỏ sa tế.

Trong trường hợp nêm sa tế quá tay, bạn có thể hớt bớt lớp dầu đỏ nổi trên mặt nước để giảm vị cay.

Học Ngay Cách Nấu Bún Bò Huế Ngon Và Sa Tế Ăn Kèm Của Người Huế

Cách nấu bún bò Huế miền Nam chuẩn vị người Huế

Bắp bò: 600 gr

Nạm bò: 600 gr

Gân bò: 400 gr

Giò heo (chọn giò trước): 1 cái khoảng 800 gr

Xương ông: 1 kg

Mắm ruốc Huế: khoảng 3 muỗng canh

Sả: 6 cây

Gừng: 50 gr

Hành tím, tỏi

Bún tươi cọng to

Rau sống (bắp chuối, giá sống, rau thơm, rau răm, hành lá, củ hành tây)

Chả Huế (tùy thích)

Ớt, sa tế, tiêu, muối, nước mắm, dầu ăn, dấm trắng

Huyết heo (nếu không thích ăn huyết bạn có thể bỏ qua)

Nguyên liệu cần có nấu bún bò Huế Các bước thực hiện nấu bún bò Huếmiền Nam

Thịt và xương bò thì nên rửa qua với nước muối rồi đến nước dấm, sau đó xả thật sạch dưới nước để khử hoàn toàn mùi hôi của thịt bò, để ráo. Phần bắp bò, bạn cuộn lại rồi dùng sợi chỉ buộc lại.

Giò heo: cạo lông, rửa sạch, cho vào nồi nước, ninh đến khi da heo trong là được, tắt bếp, vớt ra. Bạn có thể cho vào một tí muối để luộc cùng.

Các loại rau: nhặt bỏ phần hư, rửa sạch, để ráo.

Ớt tươi: cắt nhỏ, cho vào nước mắm.

Hành lá: cắt lấy phần đầu hành trắng, sắt sợi nhỏ. Củ hành trắng sắt mỏng. Rau răm sắt vừa phải cỡ 2/3 ngón tay út. Sả và gừng thì đập dập, rửa sạch.

Huyết: nấu nồi nước sôi và cho phần huyết vào luộc cùng với ít muối, đường. Khi nào huyết đông, bạn dùng đũa đâm mà không thấy nước màu hồng chảy ra là được. Vớt ra, ngâm trong nước lạnh, rồi cắt thành miếng vừa ăn.

Pha phần mắm ruốc Huế với ½ chén nước, khuấy đều.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Bước 2: Ướp thịt

Bạn ướp tất cả các thịt theo công thức sau: 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh muối + ½ muỗng canh bột ngọt + 1 muỗng canh mắm ruốc đã pha + 2 muỗng canh hành tím băm + 2 muỗng canh tỏi băm + 2 muỗng canh sả băm.

Bắc nồi lên bếp, cho 3 cây sả và ½ lượng gừng vào đáy nồi trước rồi mới cho xương và thịt giò heo vào, đổ vào lượng nước xâm xấp vừa ngập mặt thịt, đậy nấp, đun cho sôi. Khi thấy nồi sôi già thì hạ lửa nhỏ để liu riu thêm vài phút, tắt bếp. Vớt giò heo ra ngâm trong thau nước lạnh cho thịt săn chắc.

Với phần bắp bò, nạm bò và gân bò thì bạn cũng hầm tương tự như xương và giò heo với lượng sả và gừng còn lại.

Lưu ý: vì thịt bò và thịt heo có độ dai khác nhau nên vì vậy phải hầm 2 loại thịt này riêng.

Bước 3: Hầm thịt và xương

Cho 2 loại nước hầm ban nãy vào chung 1 nồi lớn và cho thêm lượng nước vào sao cho đủ khoảng 5 lít nước, đun cho sôi rồi nêm nếm gia vị theo tỉ lệ sau: 3 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh muối + 2 muỗng canh đường + 2 muỗng café bột ngọt + chén mắm ruốt Huế đã pha loãng. Sau cùng bạn cho huyết heo, chả vào nồi nước. Đợi cho sôi là bạn đã nước dùng cho món bún bò của mình.

Nếu bạn muốn nước dùng của mình có màu đẹp hơn thì có thể thực hiện thêm bước sau: Cho 1,5 muỗng canh sả băm + 1 muỗng canh tỏi băm vào chảo dầu nóng phi cho thơm rồi thêm vào 2 – 3 muỗng canh màu điều, đảo nhanh đều tay thì tắt bếp. Cho phần này vào nồi nước dùng đang nấu.

Bước 4: Nấu nước dùng bún bò Huế miền nam Bước 5: Trình bày món ăn

Trụng bún qua nước sôi rồi cho vào bát, xếp thịt, gân, chả, giò, rắc ít rau ngò và chan nước dùng vào. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt, sa tế…

Video hướng dẫn cách nấu bún bò Huế Cách làm sa tế ăn bún bò Nguyên liệu làm ớt sa tế

Đầu tiên, bạn bật bếp chờ cho chảo nóng, cho 5 muỗng dầu ăn vào tráng đều chảo.

Cho tỏi và sả đã băm nhuyễn vào phi thơm, đảo đều.

Tiếp tục cho thơm băm nhuyễn vào, đảo đều tay. Khi đun được 5 phút thì cho 1 thìa đường, 1 thìa café muối vào, tiếp tục đảo thật đều tay và nhẹ nhàng.

Cho phần xác ớt bột đã vắt lúc nãy, ớt băm nhỏ và khuấy đều trong 15 phút thì thấy hỗn hợp sền sệt và keo lại là tắt bếp.

Cách làm sa tế ăn bún bò Huế đúng chuẩn phải có

Trọn Bộ Cách Làm Tương Ớt Chuẩn Vị Kiểu Bắc Và Sa Tế Cay Nồng Sánh Ngon

Giữ tròn vị cay của trái ớt, nhưng tương ớt kiểu Bắc và sa tế lại mang đến những đặc trưng rất riêng. Tương ớt Bắc được làm từ ớt tươi xay nhuyễn, thêm lượng nhỏ cà chua và vài nhánh tỏi ta. Tất cả đi cùng đôi chút gia giảm nêm nếm. Chỉ thế thôi nhưng ai đã từng thưởng thức tương ớt Bắc thật khó quên cách cái dư vị cay thanh, thơm dậy ấy quyện cùng nước dùng ngọt đậm, nóng hổi của bát phở hay món bún ngon. Cái duyên của tương ớt Bắc nằm ở việc dù vẫn cay, vẫn khiến người ta xuýt xoa khi thưởng thức với các món ăn, nhưng lại không hề gây cảm giác cay gắt khó chịu. Trong khi đó, sa tế lại chiều lòng những ai thích ăn cay bằng sự sánh ngon, béo, dậy vị và cay nồng. Dùng sa tế ướp đồ ăn rất ngon. Và tất nhiên, nhắc đến sa tế là người ta nhớ ngay đến một “gia vị” mang tới vị cay rất hấp dẫn, ngon miệng cho nồi lẩu nóng, dù cho đó là lẩu Thái chua cay, lẩu bò thơm béo hay lẩu nấm thanh ngọt…

Tuy nhiên hiện nay, những thông tin về tương ớt bẩn, sa tế không rõ nguồn gốc đã và đang trở thành mối lo của nhiều chị em trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn ngon cho cả gia đình. Bài viết này sẽ gửi tới bạn cách làm tương ớt mang phong vị xứ Bắc. Cùng với đó là 2 công thức làm sa tế dùng để ướp đồ ăn và sa tế dùng khi thưởng thức các món nước như lẩu, bún bò Huế…

Nguyên liệu:

– 500g ớt chỉ thiên

– 2 củ tỏi

– 5 quả ớt sừng

– 2 trái cà chua nhỏ

– 2 thìa súp đường vàng

– 3 thìa súp giấm

– 2 thìa cà phê muối

Cách làm:

– Đem rửa sạch và bỏ cuống của ớt chỉ thiên, ớt sừng và không cần bỏ hạt.

– Cà chua rửa sạch và bỏ phần hạt.

– Tỏi đem tách bỏ vỏ.

– Cho tất cả ớt, cà chua, tỏi vào nồi rồi đổ nước xâm xấp mặt và nấu sôi trong khoảng 10 phút là thu được hỗn hợp.

– Để hỗn hợp trên (bao gồm cả nước) nguội bớt rồi cho tất cả vào máy xay. Cho thêm gia vị gồm đường, muối, dấm ở phần nguyên liệu vào. Xay đều mịn tất cả là thu được hỗn hợp tương ớt.Chú ý: Với máy xay khỏe sẽ làm hỗn hợp tương ớt thu được đủ nhuyễn, sánh và mịn. Lúc này, bạn không cần gạn lọc bã nữa mà vẫn có hỗn hợp tương ớt đạt.

– Cho hỗn hợp tương ớt vào chảo và đảo với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút là thu được tương ớt. Để nguội hỗn hợp thu được.

– Rửa sạch và tiệt trùng các hũ đựng bằng thủy tinh rồi cho tương ớt vào.

Thành phẩm thu được và cách bảo quản tương ớt kiểu Bắc:

– Thành phẩm tương ớt thu được sánh, nhuyễn mịn, độ cay cao và rất thơm.– Bảo quản tương ớt bằng lọ thủy tinh và trong ngăn mát tủ lạnh.

B. Cách làm sa tế dùng trong tẩm ướp đồ ăn và khi muốn tạo vị cay cho các món lẩu, bún…

Đây là cách làm của chị Hà Phan (tên nickname trên mạng xã hội) – một trong những cao thủ nấu ăn, trồng hoa và chụp ảnh được đông đảo các chị em yêu mến. Với cách làm này, bạn sẽ nhanh chóng có được món sa tế cay nồng, sánh ngon cho các món ăn của gia đình bởi nguyên liệu cũng như các công đoạn chế biến rất dễ tìm, đơn giản.

Nguyên liệu làm sa tế:

– Ớt (lượng ớt tùy vào khả năng ăn cay của bạn).

– 10 củ sả

– 1 củ giềng cỡ vừa

– 5 củ tỏi

– 2 thìa canh đường

– 1 thìa canh dấm

– ½ thìa canh bột canh

– 1 thìa ớt khô Hàn Quốc (giúp sa tế có màu đẹp)

Cách làm sa tế:

– Sả, giềng, tỏi làm sạch, cắt khúc rồi cho vào giã hoặc xay nát.

– Ớt xay nhỏ để riêng.

– Ớt khô Hàn Quốc đem ngâm với chút nước cho nở.

– Cho lượng tương đối nhiều dầu ăn vào chảo. Thêm hỗn hợp sả, giềng, tỏi vào xào cho dậy mùi.

Chú ý: Lượng dầu nhiều sẽ giúp sa tế có được lớp dầu bóng đẹp phía trên.

– Tiếp tục cho ớt khô, giấm, đường, bột canh vào đảo đều với lửa nhỏ.

– Sau khoảng 10 phút thì bạn cho ớt tươi vào đảo đều thêm 5 phút nữa. Nêm nếm lại cho hỗn hợp vừa miệng với chua cay mặn ngọt hài hòa, hợp khẩu vị là hoàn thành món sa tế.

Sa tế dùng cho các món lẩu, bún, mì, bánh canh…: Có cách làm giống như trên nhưng không bỏ giềng. Và các nguyên liệu như sả, tỏi phải được xay thật nhuyễn mịn.

Cách Nấu Lẩu Bò Sa Tế Thơm Ngon, Chuẩn Vị

Lẩu bò sa tế thơm lừng, rau vừa chín tới nên vẫn giữ được độ giòn và ngọt, phần nạm bò được nấu chín mềm chấm với muối ớt ngon tuyệt vời. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp cùng mình để nấu món lẩu này nha.

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay một nồi lẩu bò sa tế thơm ngon rồi, nước lẩu có vị chua nhẹ của cà chua, vị cay của sa tế và thơm lừng mùi sả, thịt bò mềm thơm, tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau hợp đến không tưởng.

Nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nạm bò sau khi mua về rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ.

Rửa sạch nấm rơm, để ráo nước, với những nấm to thì nên cắt làm đôi. Chọn những trái cà chua tươi ngon, rửa sạch, bỏ phần ruột bên trong, rồi cắt thành hạt lựu.

Sả rửa sạch, chia làm 2 phần, một phần băm nhuyễn, phần còn lại đập dập rồi cắt khúc. Hành tím và tỏi lột bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.

Phi lê bò rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng, để vào trong đĩa để nhúng vào lẩu. Rau mồng tơi, cải bẹ xanh và cà tím rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn là được.

Bước 2: Ướp thịt bò

Cho phần nạm bò đã cắt vào một cái tô nhỏ, sau đó cho vào một ít hạt nêm, ướp thịt bò trong 15 phút để cho thịt thấm đều gia vị.

Bắt một cái chảo lên bếp với một ít dầu, tiếp đó cho sả băm vào phi lên cho vàng thơm, rồi cho sa tế vào, xào đều, tắt bếp.

Cho dầu vào trong nồi, khi dầu nóng thì cho hành tím, tỏi và sả cắt khúc vào đảo đều lên cho vàng thơm, sau đó cho tiếp vào phần nạm bò xào.

Khi bò đã săn lại, thì cho cà chua xào tiếp 2 phút, rồi cho 1.5 lít nước lọc vào, nấu đến khi nước trong nồi sôi lại, vớt bỏ lớp bọt phía trên, rồi cho sa tế vào, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn.

Sau 30 phút, cho tiếp nấm rơm vào, tiếp tục nấu đến khi bò chín mềm thì tắt bếp.

Vậy là lẩu bò sa tế đã xong rồi, cho ra bàn và thưởng thức thôi.

Lẩu bò sa tế sẽ ngon hơn khi bạn chấm kèm với muối ớt đấy, khi ăn bạn cho phần rau vào, rồi nhúng phần bò phi lê trong nước lẩu, đến khi thịt bò đổi màu và rau chín thì có thể ăn được rồi. Ăn đến đâu thì hãy nhúng rau và thịt bò đến đó, rau và thịt bò vừa chín tới sẽ mềm, ngon và ngọt hơn.

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH

Bún Bò Huế: Bí Quyết Nấu Bún Bò Huế Ngon Đậm Đà Chuẩn Vị Huế

Để có một tô bún bò Huế ngon đúng chuẩn Huế thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ nồi nước lèo cho đến nguyên liệu có trong . Và bạn có biết bún bò Huế đã được liệt kê vào một trong 50 món ăn ngon nhất trên toàn thế giới chưa? Có nhiều biến tấu của loại bún này, có thể kể đến như , bún bò cay… Cái hồn nói lên món ăn nổi tiếng này phải kể đến hương vị nước lèo vô cùng đặc trưng, ngon ngọt đậm đà. Vậy bạn đã biết bí quyết làm nồi nước lèo bún bò Huế chuẩn vị Huế chưa?

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng, là cái hồn của người Huế, và đặc biệt được khá nhiều du khách trên quốc tế ưa chuộng. Để làm nên một tô bún bò Huế có hơi cầu kì một chút nhưng chính cái sự cầu kỳ cùng kiên nhẫn đấy đã tạo nên một nồi chuẩn vị truyền thống người Huế.

Đầu tiên là lựa chọn thịt bò và chân giò tươi Sơ chế thịt bò

Chân giò sau khi mua về thì cạo thật sạch lông, cắt hết móng đi và rửa sạch lại. Chặt chân giò thành những khoanh tròn vừa phải. Cho chân giò và xương bò vào nồi nước sôi luộc đến khi nước sôi trở lại thì chắt bỏ bớt. Sau đó rửa lại chân giò cùng xương bò cho sạch các bọt bẩn.

Còn về phần thịt bò sau khi mua về bạn rửa sạch và cắt lát mỏng vừa ăn. Bạn cũng nên lưu ý chọn thịt để làm bún bò Huế là thịt bắp bò , khi ăn sẽ ngon hơn nhờ phần gân kèm theo từng sới thịt săn chắc.

Làm nồi nước lèo bún bò Huế chuẩn vị Huế

Chân giò, xương bò cùng bắp bò cho vào cùng 1 nồi, thêm sả và hành tím đập dập, cho nước vào ninh khoảng một cho đến 2 giờ đồng hồ. Bắp bò cho món bún bò Huế thì không nên luộc nhừ quá sẽ mất đi chất, cũng đừng luộc non quá sẽ bị dai. Để kiểm tra xem bắp bò đã đủ độ mềm hay chưa sau 30 phút, lấy bắp bò ra riêng và tiếp tục ninh chân giò, xương bò.

Ninh nhỏ lửa rồi thêm hành tây cắt múi cau vào thêm thì nước lèo bún bò Huế sẽ thơm ngọt hơn và có đủ thời gian tiết chất ngọt trong xương. Bạn nên nhớ khi đang hầm xương muốn châm nước thêm tuyệt đối không cho nước lạnh vào, vì vậy thì nước xương không ra chất ngọt nữa, phải châm nước nóng vào.

Khi nước sôi cho một ít muối vào, để lửa cho nước sôi liu riu, bắt đầu vớt nước béo và bọt màu vàng. Nấu cho đến khi nồi nước lèo bún bò Huế cạn dần gần 1/3 lượng nước, đoạn này tuy hầm lâu nhưng làm cho nước sánh lại và không cần đến hộp bột nêm bún bò Huế có sẵn.

Một tô cho 3 muỗng mắm ruốc cho vào nhiều nước lạnh tí, khuấy đều, sau đó cho bã lắng xuống rồi vớt lấy phần nước trong của mắm ruốc này cho vào nồi. Nêm nếm nồi nước sao cho vừa ăn bằng nước mắm, đường, đường phèn và một ít bột ngọt.

Trước đó bạn phi thơm sả băm cùng với dầu ăn, chắt lấy phần dầu rồi đun nóng. Sau đó cho màu điều vào nồi nước lèo bún bò Huế để lấy màu.

Trình bày và dùng bún bò Huế

Có thể bạn chưa biết:

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Ớt Sa Tế Ăn Bún Bò Huế Cay Ngon Chuẩn Vị trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!