Xu Hướng 4/2023 # Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà Đầy Đủ Dinh Dưỡng # Top 9 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà Đầy Đủ Dinh Dưỡng # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà Đầy Đủ Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thịt cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết có lợi cho cơ thể của trẻ:

DHA giúp đẩy nhanh quá trình sinh trưởng tế bào não và hệ thần kinh, việc ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp trẻ nhận thức nhanh nhạy và thông minh hơn.

Các chất béo có lợi như omega-3, omega-6, omega-9 và axit amin đem đến cho bé đôi mắt khỏe và sáng hơn

Đồng thời với các chất dinh dưỡng như: protein, vitamin B, vitamin D rất tốt cho hệ tim mạch.

Có thể nói, cá hồi tốt cho bé trong từng giai đoạn phát triển, nhất là giai đoạn đầu đời hình thành trí não và mãi về sau.

500g cá hồi phi lê, không da

500ml sữa tươi không đường

2 củ sả, 1 nhánh gừng, 1 muỗng canh rượu trắng, hành lá

Gia vị: bột nêm, nước mắm

Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế cá hồi

Cá hồi để nguyên miếng sau đó đem rửa sạch. Cho miếng cá vào sau cùng với 500ml sữa tươi không đường và muối ngâm 30 phút để khử bớt mùi tanh. Sau đó vớt cá ra và lấy giấy thấm khô, lưu ý không nên rửa lại với nước lạnh.

Gừng, sả bóc vỏ sau đó đem đập dập, hành lá thái khúc sau đó cho hết vào âu ướp với cá hồi, thêm vào 1 muỗng rượu trắng và 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, sau đó trộn đều. Sau khi ướp, bọc màng nilon thực phẩm và để vào ngăn mát trong 1 buổi để gia vị ngấm đều.

Bước 2: Chế biến ruốc cá hồi

Cá đã thấm gia vị thì đem hấp trong vòng 30 phút chờ đến khi chín thì tắt bếp. Sau đó để nguội rồi dùng tay bóp nhỏ cá. Phần nước hấp cá hồi thì bỏ riêng ra một tô con.

Bắc chảo chống dính lên bếp, khi chảo nóng thì cho khoảng 1 muỗng dầu vào, chờ dầu sôi thì cho cá vào xào với lửa vừa khoảng 10 phút.

Sau đó cho 2 muỗng canh nước hấp cá vào đảo cùng, điều chỉnh nhiệt độ bếp cho thấp xuống, đảo liền tay cho đến khi nước cạn hết, cá khô và tơi thì tắt bếp.

Bước 3: Cho ruốc vào lọ

Sau khi tắt bếp bạn lại tiếp tục đảo khoảng 1-2 phút để ruốc cá tơi hơn. Có thể dàn trải ra để ruốc mau nguội

Trong khi chờ ruốc nguội, hãy dùng nước sôi tráng sơ bên trong lọ rồi hong thật khô để khử trùng. Như vậy khi xếp ruốc vào sẽ giữ được lâu hơn.

Như vậy là mẹ đã biết cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm rồi đấy! Ruốc cá hồi tơi xốp mềm mại, thơm phức và có màu vàng nâu đẹp mắt, ăn vừa vị, kích thích vị giác của bé mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh vì được chính tay mẹ làm cho bé. Mẹ có thể dùng ruốc cá hồi cho bé ăn vặt hoặc rắc lên các món ăn khác để kích thích vị giác cho bé đều được!

Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Ngon &Amp; Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé ngon & đầy đủ dinh dưỡng: Một buổi sáng thức dậy, mẹ tất bật chuẩn bị món cháo cho con yêu và bất chợt nhận ra bé rất thích các loại rau củ quả khi cầm chúng trên tay và gặm một cách ngon lành dù chỉ có 2 chiếc răng cửa bé tí ti. Điều đó thật tuyệt vời. Đó là một dấu hiệu mách cho mẹ biết bé đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ, sữa…

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé ngon & đầy đủ dinh dưỡng: Một buổi sáng thức dậy, mẹ tất bật chuẩn bị món cháo cho con yêu và bất chợt nhận ra bé rất thích các loại rau củ quả khi cầm chúng trên tay và gặm một cách ngon lành dù chỉ có 2 chiếc răng cửa bé tí ti. Điều đó thật tuyệt vời. Đó là một dấu hiệu mách cho mẹ biết bé đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ, sữa công thức và các loại cháo thông thường. Thế nhưng, quỹ thời gian hạn hẹp của mẹ không thể chuẩn bị cho con một cách hoàn hảo nhất. Vì thế, sau đây là những cách nấu cháo cho bé nhanh nhất và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ có thể áp dụng ngay trong hôm nay của chuyên mục món ngon cho bé.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé ngon & đầy đủ dinh dưỡng

+ Nhiều mẹ ngâm gạo trước khi nấu cháo cho bé. Làm như vậy cháo sẽ nhanh nhuyễn hơn. Các mẹ cũng có thể đun sôi gạo từ buổi tối, để đến sáng hôm sau khỏi mất thời gian dậy sớm để chuẩn bị một nồi cháo trắng nhừ nữa.

+ Thông thường, mẹ không có nhiều thời gian vào buổi sáng vì phải tất bật lo toan nhiều thứ nên chuẩn bị một bát cháo trứng gà sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đầy hấp dẫn và bổ dưỡng. Buổi chiều có nhiều thời gian hơn, bạn có thể nấu cho bé nhà bạn các loại cháo thịt băm hay cháo cá,…

+ Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm, bạn hãy băm thịt thật nhuyễn, nhặt bỏ nhưng sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy, thịt không bị vón cục và bé ăn rất dễ dàng.

+ Muốn cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền…) băm nhuyễn rồi cho vào cháo khi thịt đã chín. Chờ cho rau chín bạn mới cho một thìa dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi tiếp trong 5 phút là đã có một nồi cháo ngon cho bé nhà bạn.

Với một nồi cháo trắng nhuyễn đã chuẩn bị trước như vậy thì việc còn lại của mẹ là trổ tài năng của mình với các món cháo hấp dẫn và bổ dưỡng. Để cho các mẹ có nhiều sự lựa chọn, sau đây là hướng dẫn cách làm các món cháo thơm ngon cho bé từ 12 đến 24 tháng tuổi:

Món cháo thịt rau muống đầy “kích thích”

+ Bước 1: Đầu tiên mẹ hãy vo sạch gạo, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo

+ Bước 2: Thịt heo băm nhuyễn

+ Bước 3: Rau muống xắt nhuyễn.

+ Bước 4: Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.

Lạ miệng với món cháo cá-cà rốt

+ Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.

+ Bước 2: Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu

+ Bước 3: Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ

+ Bước 4: Cà rốt cho vào cháo nấu mềm

+ Bước 5: Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cua-nấm rơm là món cháo không thể bỏ qua

Món cháo Óc heo với đậu Hà Lan chất lượng

+ Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).

+ Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).

+ Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).

+ Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).

+ Nước: 250ml (1 chén đầy).

+ Nước mắm hoặc muối iod.

Cách làm:

+ Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.

+ Bước 2: Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.

+ Bước 3: Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.

Lạ miệng với cháo cật heo với cải trắng

+ Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).

+ Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).

+ Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).

+ Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).

+ Nước: 250ml (1 chén đầy)

+ Nước mắm hoặc muối iod.

Cách làm:

+ Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút.

+ Bước 2: Cật heo xắt mỏng, nhỏ.

+ Bước 3: Cải bắc thảo xắt nhuyễn

+ Bước 4: Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.

+ Bước 5: Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.

Cháo lươn với cà rốt quen thuộc

+ Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

+ Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)

+ Cà rốt 30g (3 muỗng canh)

+ Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

+ Nước mắm, hành…

+ Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

+ Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo

+ Bước 2: Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.

+ Bước 3: Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ

+ Bước 4: Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.

+ Bước 5: Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.

+ Bước 6: Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.

Đầy ắp sắc màu với cháo cua-đậu đỏ-rau ngót

+ Bước 1: Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín.

+ Bước 2: Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều.

+ Bước 3: Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào.

+ Bước 4: Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.

Khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, những món cháo luôn là lựa chọn hàng đầu vì nó dễ làm và phù hợp với khả năng ăn uống của bé. Tuy nhiên, khi nấu cháo cho bé các mẹ cần có những lưu ý sau:

Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Cá hồi là 1 trong những loại cá ngon, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu bạn biết cách làm ruốc cá hồi thì có thể tự làm để nấu cháo cho bé tập ăn dặm hoặc ăn cùng cơm trắng cũng rất tiện lợi. Vừa thơm ngon hấp dẫn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu làm ruốc cá hồi cần chuẩn bị

Phi lê cá hồi: 500 gram.

Rượu trắng: 2 thìa canh.

Sữa tươi: 1 bịch khoảng 120 ml (loại không đường).

Gừng tươi: 1 củ nhỏ.

Hành tím: 2 củ.

Sả: 1 cây.

Muối trắng: 1 thìa cà phê.

Hành lá: 5 nhánh.

Hạt nêm: 1 thìa cà phê.

Dụng cụ gồm: Nồi hấp, chảo, bát tô, đũa, dao,…

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Sả: Cắt bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch rồi cắt khúc và đập dập.

Gừng: Đem gọt vỏ, rửa sạch và thái lát.

Hành lá: Cắt bỏ rễ và lá hỏng, rửa sạch rồi cắt khúc.

Hành tím: Bóc bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát.

Cá hồi: Để nguyên miếng, rửa sạch. Tiếp đó, hòa tan muối vào sữa tươi rồi cho cá vào ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, vớt cá ra rồi lấy giấy thấm khô (lưu ý: tuyệt đối không rửa cá qua nước lạnh).

Bước 2: Tiến hành hấp cá

Chuẩn bị 1 bát tô to, cho cá hồi + gừng + hành lá + hành tím + sả và bột nêm vào rồi tiến hành trộn thật đều lên.

Tiếp đó, đổ tất cả các nguyên liệu trên vào trong nồi hấp. Rượu trắng các bạn cho vào nước hấp rồi bắt đầu hấp cá trong khoảng 30 phút là cá sẽ chín.

Bước 3: Giã nhỏ cá hồi

Sau khi hấp cá chín, bạn lấy cá ra, để cho nguội rồi dùng tay bóp nhỏ hoặc có thể dùng cối giã.

Bước 4: Tiến hành xao cá hồi

Tiếp đó, cho cá vào chảo chống dính, đặt lên trên bếp và tiến hành xao với lửa vừa trong khoảng 10 phút.

Khi đã xao cá được khoảng 10 phút rồi thì vặn lửa nhỏ lại, đảo đều tay liên tục để cá khô và tơi hơn rồi tắt bếp đi.

Để ruốc cá hồi được nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ thủy tinh (hoặc hũ nhựa) đậy kín nắp và bảo quản ăn dần.

Yêu cầu về thành phẩm món ruốc cá hồi có được

Thành phẩm món ruốc cá hồi có được đạt chuẩn sẽ có màu đỏ nhẹ đặc trưng của thịt cá hồi. Sợi ruốc bông – tơi – mịn và có màu sắc đẹp mắt.

Ruốc có mùi thơm vô cùng hấp dẫn, thịt ruốc cá hồi dai dai, ngọt ngọt rất tự nhiên.

Ruốc đạt được độ khô nhất định, không bị ẩm quá và cũng không bị khô quá nha.

Một số lưu ý khi làm ruốc cá hồi

Khâu ngâm cá vào sữa và muối để khử mùi tanh của cá hồi trước khi chế biến các bạn tuyệt đối không được bỏ qua.

Thời gian sử dụng và bảo quản ruốc cá hồi trong ngăn mát tủ lạnh là từ 2 – 3 tuần. Nếu bạn bảo quản và sử dụng sau 2 – 3 tuần chất lượng của món ruốc cá hồi có thể sẽ giảm sút.

Trong quá trình xao ruốc cá hồi, bạn nên để mức lửa vừa và nhỏ, không nên để lửa to. Cần phải đảo đều tay để ruốc cá không bị cháy và có được màu vàng đẹp mắt.

Cách bảo quản ruốc cá hồi ngon nhất

Sau khi đã xao ruốc cá hồi xong, các bạn phải để ruốc thật nguội, tiếp đó cho ruốc vào hũ thủy tinh, hũ nhựa hoặc túi nilong đậy kín lại và bảo quản ở nơi khô thoáng. Hoặc có thể cho ruốc cá hồi vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản nếu muốn.

Khi sử dụng ruốc cá hồi, bạn nên lấy 1 lượng vừa đủ ra ngoài rồi đậy kín hộp lại ngay. Không được mở nắp thường xuyên vì như vậy sẽ làm cho ruốc bị ẩm mốc và dẫn đến hư hỏng hoàn toàn.

Nếu bạn bảo quản ruốc cá hồi tốt thì có thể để được khoảng vài tháng. Tuy nhiên các bạn chỉ nên làm đủ dùng và sử dụng trong khoảng 2 – 3 tuần là tốt nhất nha.

Ruốc cá hồi được sử dụng như nào?

Riêng với ruốc cá hồi, bạn có thể ăn kèm với cơm, cháo, xôi hoặc có thể ăn vặt. Hơn nữa, người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng ruốc cá hồi này.

Đối với những em nhỏ, các mẹ chỉ cần cho 1 nhúm ruốc vào bớt cơm hoặc bát cháo và cho trẻ ăn là xong. Thành phẩm món ruốc cá hồi này rất ngon, có màu sắc hấp dẫn và chắc chắn sẽ khiến các bé vô cùng thích thú.

Cách Nấu Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng

Nấu ăn dặm cho con không phải là điều dễ dàng – Ảnh Internet

1. Nhu cầu về 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

Muốn học cách nấu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, trước tiên mẹ cần nắm rõ nhu cầu về các nhóm chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể bé có trong các loại thực phẩm ra sao. Thông thường, cách nấu ăn dặm cho bé phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

Chất này chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào.

Chất béo là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thu vào cơ thể, vừa là nguồn cung cấp năng lượng vừa là thành phần của màng tế bào và mô não.

Đối với các trẻ dưới 6 tháng cần 45 – 50% chất béo do sữa mẹ cung cấp. Các trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, nhu cầu chất béo cần khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn của trẻ.

Chất đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào, nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố trong cơ thể. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống có nhu cầu đạm là 2 gam/ kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, nhu cầu đạm là 2,2 gam.

Nhu cầu tỷ lệ “đạm động vật” ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng là 100% (có trong sữa mẹ) và trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70%.

Cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất cho cơ thể bé yêu. Chất xơ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa và điều hòa cholesterol trong máu. Khi nhận được đủ lượng rau, trái cây, trẻ gần như rất ít bị táo bón, da mịn màng, ít các bệnh lý nhiễm trùng.

Nhu cầu 4 nhóm chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ – Ảnh Internet

Sau khi đã nắm rõ về thành phần dinh dưỡng của các nhóm chất trên, mẹ mới có thể kết hợp các loại thực phẩm lại với nhau rồi phân chia theo tỷ lệ phù hợp với thể trạng của bé. Mẹ hãy tham khảo một vài thực đơn cùng cách nấu các món ăn dặm, kết hợp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng ở phần tiếp sau đây.

2. Cách nấu ăn dặm cho bé với một số thực đơn tiêu biểu

Hệ tiêu hóa và đường ruột của bé giai đoạn này còn khá yếu nên khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ thường ưu tiên các món cháo hoặc bột ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo một số món cháo đơn giản như sau:

2.1 Cháo bí đỏ

Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả nào còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin…, các vitamin như B1, B2, PP, B6 đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten

Bí đỏ rất tốt cho sự phát triển trí não của con vì vậy sản phẩm chứa nhiều chất axit glutamine. Chất này có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não. Không những vậy, trẻ ăn nhiều bí đỏ còn giúp tăng dường hệ miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Cháo bí đỏ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ – Ảnh Internet

Cách chế biến:

Sau khi sơ chế bí đỏ thì mẹ thái nhỏ và hấp đến khi chín mềm.

Tiếp theo dùng rây nghiền nhuyễn bí đỏ.

Lấy phần bí đã nghiền cho vào nồi nước cháo trắng sao cho tạo thành hỗn hợp sánh mịn, quấy đến khi bí sôi là có thể tắt bếp. Chờ cháo nguội bớt có thể cho bé ăn. Lưu ý, mẹ nên cho bé ăn cháo khi cháo còn ấm.

2.2 Cháo cải ngọt nấu đậu phụ non

Trong cải ngọt có chứa thành phần chất đường, vitamin B1, axit pamic, coban, iot. Còn đậu phụ non lại chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như phosphorus, ccopper và selenium, và một nguồn rất tốt của protein, canxi và mangan. Cải ngọt kết hợp với đậu phụ non thành một món ăn dặm thanh mát, rất lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi.

Đậu phụ kết hợp với cải ngọt thành món ăn dặm tuyệt vời – Ảnh Internet

Cách chế biến:

Đầu tiên mẹ rửa sạch rau sau đó đem luộc chín, nghiền nhỏ và lọc qua rây để loại bỏ chất xơ. Đậu phụ cũng thực hiện tương tự.

Tiếp đến, trộn rau, đậu phụ và cháo trắng đã nghiền lại với nhau, có thể thêm ít nước luộc rau cải để cháo loãng dễ ăn.

Đun sôi hỗn hợp này trên bếp đến khi cháo sôi sánh mịn lại là được.

2.3 Cháo bí đỏ thịt heo

Khi con đã quen dần với các loại rau thì mẹ có thể thêm thịt động vật vào để đa dạng hóa khẩu vị ăn. Thịt heo kết hợp bí đỏ là sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi món cháo này đem đến nhiều vitamin, chất đạm giúp con lớn nhanh, khỏe mạnh và phát triển trí não rất tốt.

cháo thịt lợn bí đỏ Bí đỏ nấu với thịt heo khiến bé nào cũng thích thú – Ảnh Internet

Cách chế biến:

Mẹ ninh xương heo trong 30 phút để lấy nước dùng.

Lấy gạo nấu với nước xương đến khi cháo chín nhừ, bỏ thịt heo xay nhuyễn đến khi thịt chín, đun nhỏ lửa lại.

Với bí đỏ, bạn đem hấp rồi nghiền nhuyễn, bỏ vào hỗn hợp cháo với thịt. Thế là mẹ đã có món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực ngon và lại dễ nấu nữa rồi.

Lưu ý, những món ăn cho con mẹ chỉ nên nấu chín vừa đủ, không nấu quá lâu vì sẽ làm mất đi vitamin có trong thực phẩm

2.4 Cháo cá cà rốt

Cà rốt có chứa beta-carotene – một chất nhuộm màu tuyệt vời có thể chuyển đổi thành vitamin A khi tiêu hóa. Để mang đến dưỡng chất tốt nhất cho con, mẹ chỉ nên chọn những củ cà rốt có màu đậm bởi nó chứa nhiều chất beta-carotene hơn so với những loại thông thường.

Cháo cá cà rốt rất tốt cho đôi mắt của trẻ – Ảnh Internet

Cách chế biến:

Đầu tiên mẹ sơ chế sạch cà rốt rồi nghiền nhuyễn.

Thịt cá hấp chín, bỏ xương, nghiền qua rây.

Tiếp theo trộn cà rốt, cá với cháo trắng, đun nhỏ lửa đến khi cháo sánh mịn.

Chờ đến khi cháo nguội là mẹ có thể cho bé ăn được rồi, mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn ấm. Lần đầu tiên thử món cháo với cá chắc chắn bé nào cũng thích thú và ăn sạch chén cho mà xem.

Với những tháng đầu tiên ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc dần. Nếu con không hợp tác ăn thì không nên ép. Chú trọng đến vấn đề đa dạng hóa thực đơn ăn dặm dần, để tránh gây nhàm chán đến khẩu vị của con.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà Đầy Đủ Dinh Dưỡng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!