Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng # Top 6 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá hồi là 1 trong những loại cá ngon, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu bạn biết cách làm ruốc cá hồi thì có thể tự làm để nấu cháo cho bé tập ăn dặm hoặc ăn cùng cơm trắng cũng rất tiện lợi. Vừa thơm ngon hấp dẫn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu làm ruốc cá hồi cần chuẩn bị

Phi lê cá hồi: 500 gram.

Rượu trắng: 2 thìa canh.

Sữa tươi: 1 bịch khoảng 120 ml (loại không đường).

Gừng tươi: 1 củ nhỏ.

Hành tím: 2 củ.

Sả: 1 cây.

Muối trắng: 1 thìa cà phê.

Hành lá: 5 nhánh.

Hạt nêm: 1 thìa cà phê.

Dụng cụ gồm: Nồi hấp, chảo, bát tô, đũa, dao,…

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Sả: Cắt bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch rồi cắt khúc và đập dập.

Gừng: Đem gọt vỏ, rửa sạch và thái lát.

Hành lá: Cắt bỏ rễ và lá hỏng, rửa sạch rồi cắt khúc.

Hành tím: Bóc bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát.

Cá hồi: Để nguyên miếng, rửa sạch. Tiếp đó, hòa tan muối vào sữa tươi rồi cho cá vào ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, vớt cá ra rồi lấy giấy thấm khô (lưu ý: tuyệt đối không rửa cá qua nước lạnh).

Bước 2: Tiến hành hấp cá

Chuẩn bị 1 bát tô to, cho cá hồi + gừng + hành lá + hành tím + sả và bột nêm vào rồi tiến hành trộn thật đều lên.

Tiếp đó, đổ tất cả các nguyên liệu trên vào trong nồi hấp. Rượu trắng các bạn cho vào nước hấp rồi bắt đầu hấp cá trong khoảng 30 phút là cá sẽ chín.

Bước 3: Giã nhỏ cá hồi

Sau khi hấp cá chín, bạn lấy cá ra, để cho nguội rồi dùng tay bóp nhỏ hoặc có thể dùng cối giã.

Bước 4: Tiến hành xao cá hồi

Tiếp đó, cho cá vào chảo chống dính, đặt lên trên bếp và tiến hành xao với lửa vừa trong khoảng 10 phút.

Khi đã xao cá được khoảng 10 phút rồi thì vặn lửa nhỏ lại, đảo đều tay liên tục để cá khô và tơi hơn rồi tắt bếp đi.

Để ruốc cá hồi được nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ thủy tinh (hoặc hũ nhựa) đậy kín nắp và bảo quản ăn dần.

Yêu cầu về thành phẩm món ruốc cá hồi có được

Thành phẩm món ruốc cá hồi có được đạt chuẩn sẽ có màu đỏ nhẹ đặc trưng của thịt cá hồi. Sợi ruốc bông – tơi – mịn và có màu sắc đẹp mắt.

Ruốc có mùi thơm vô cùng hấp dẫn, thịt ruốc cá hồi dai dai, ngọt ngọt rất tự nhiên.

Ruốc đạt được độ khô nhất định, không bị ẩm quá và cũng không bị khô quá nha.

Một số lưu ý khi làm ruốc cá hồi

Khâu ngâm cá vào sữa và muối để khử mùi tanh của cá hồi trước khi chế biến các bạn tuyệt đối không được bỏ qua.

Thời gian sử dụng và bảo quản ruốc cá hồi trong ngăn mát tủ lạnh là từ 2 – 3 tuần. Nếu bạn bảo quản và sử dụng sau 2 – 3 tuần chất lượng của món ruốc cá hồi có thể sẽ giảm sút.

Trong quá trình xao ruốc cá hồi, bạn nên để mức lửa vừa và nhỏ, không nên để lửa to. Cần phải đảo đều tay để ruốc cá không bị cháy và có được màu vàng đẹp mắt.

Cách bảo quản ruốc cá hồi ngon nhất

Sau khi đã xao ruốc cá hồi xong, các bạn phải để ruốc thật nguội, tiếp đó cho ruốc vào hũ thủy tinh, hũ nhựa hoặc túi nilong đậy kín lại và bảo quản ở nơi khô thoáng. Hoặc có thể cho ruốc cá hồi vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản nếu muốn.

Khi sử dụng ruốc cá hồi, bạn nên lấy 1 lượng vừa đủ ra ngoài rồi đậy kín hộp lại ngay. Không được mở nắp thường xuyên vì như vậy sẽ làm cho ruốc bị ẩm mốc và dẫn đến hư hỏng hoàn toàn.

Nếu bạn bảo quản ruốc cá hồi tốt thì có thể để được khoảng vài tháng. Tuy nhiên các bạn chỉ nên làm đủ dùng và sử dụng trong khoảng 2 – 3 tuần là tốt nhất nha.

Ruốc cá hồi được sử dụng như nào?

Riêng với ruốc cá hồi, bạn có thể ăn kèm với cơm, cháo, xôi hoặc có thể ăn vặt. Hơn nữa, người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng ruốc cá hồi này.

Đối với những em nhỏ, các mẹ chỉ cần cho 1 nhúm ruốc vào bớt cơm hoặc bát cháo và cho trẻ ăn là xong. Thành phẩm món ruốc cá hồi này rất ngon, có màu sắc hấp dẫn và chắc chắn sẽ khiến các bé vô cùng thích thú.

8 Món Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Gợi ý 8 món cháo cá hồi cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Cá hồi với thành phần chứa nhiều Protein, Omega 3, 6, 9, DHA, EPA…đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Chính bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào này mà cá hồi được rất nhiều mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé ăn dặm.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Cá hồi mẹ đem rửa sạch bằng chanh và nước muối pha loãng. Dùng khăn thấm khô cá hồi và để ráo nước rồi đem băm nhỏ.

Hành trắng bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn rồi đem phi thơm với một chút dầu ăn.

Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, đem luộc chín rồi vớt ra, tán nhuyễn.

Bước 2: Nấu cháo

Sau khi phi hành thơm, mẹ cho cá hồi đã được băm nhỏ vào xào tới chín

Gạo tẻ vo sạch, nấu chín thành cháo trắng tới khi cháo sôi thì mẹ cho cá hồi vào và tiếp tục nấu tới sôi, cho tiếp bí đỏ vào và đun tiếp tới chín thì tắt bếp, nếm thêm một chút gia vị. Vậy là xong!

Bước 3: Cho bé ăn

Múc cháo ra bát ăn dặm và cho bé ăn. Mẹ hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ cháo trước khi cho bé ăn để tránh làm bé bị bỏng.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rau ngót: Rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi đem luộc tới chín, tán nhuyễn rau bằng thìa.

Bước 2: Nấu cháo

Gạo đã vo sạch và nấu thành cháo chín. Khi cháo sôi thì mẹ cho hỗn hợp cá vào nồi và nấu cùng. Tiếp đó cho thêm phần rau ngót vào nồi và đun tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp

Chú ý: Mẹ nên hầm với ngọn lửa nhỏ để nấu cho cháo chín nhừ.

Bước 3: Cho bé ăn

3. Cháo cá hồi cà chua, ngô ngọt cho bé 8 tháng ăn dặm

Cá hồi: mẹ đem rửa sạch bằng nước chanh pha với muối loãng ngâm cá trong 20 phút rồi đem rửa lại bằng nước gừng để khử đi mùi tanh của cá, để khô cá rồi đem thái nhỏ

Ngô: mẹ đem tách hạt rồi rửa sạch, luộc tới chín rồi xay nhuyễn. Đem rây qua lưới để loại bỏ bã, bé sẽ dễ ăn hơn.

4. Cháo cá hồi, bí đỏ, hạt sen

5. Cháo cá hồi cà rốt, rau cải

Cá hồi: 1 miếng vừa đủ

Cà rốt: 1 miếng vừa đủ

Hành củ: 1 củ

Cải bó xôi: vừa đủ

Thêm 1 viên phô mai

Cháo trắng: 1 bát con

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Bước 2: Nấu cháo Bước 3: Cho bé ăn

Để nấu được món cháo cá hồi khoai lang đầy đủ dưỡng chất cho bé. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm:

Cá hồi: 1 miếng vừa đủ

Khoai lang: 3-4 miếng nhỏ

Phô mai: nửa miếng

Gạo tẻ

Dầu ăn, dầu oliu

Nấm ngư nhi (nếu có)

Gạo tẻ đem vo sạch rồi nấu chín để nhuyễn nhừ.

Cá hồi: Rửa sạch, bỏ phần da và ngâm trong nước sạch trong khoảng 10 phút để cá bớt đi mùi tanh rồi băm nhỏ.

Hành tây rửa sạch rồi băm cùng với cá hồi. Cho một chút dầu ăn vào chảo tới khi dầu ăn sôi thì mẹ đổ hỗn hợp cá hồi + hành tây vào xào tới khi thịt cá chín tới.

Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, hấp chín rồi dằm nhuyễn ra.

Cháo chín đang sôi thì mẹ cho hỗn hợp cá hồi, hành tây vào đảo đều. Tiếp đến cho khoai lang dầm nhuyễn vào nồi cháo và đun tới chín.

Cuối cùng, cho phô mai và nấm ngư nhi vào, đun tới sôi thì tắt bếp và cho một chút dầu ôliu vào. Vậy là xong!

8. Súp cá hồi khoai tây cho bé trên 7 tháng tuổi

Khoai tây gọt vỏ rồi rửa sạch, đem cắt thành hạt lựu và đun tới chín mềm

Cá hồi đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.

Rau đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ.

Bước 2: Cách nấu cháo:

Xào hành tây (củ và lá) cho vàng lên rồi cho vào nồi súp khoai tây.

Cho rau thìa là vào nồi, nêm thêm một chút gia vị cho món súp, đun tới sôi rồi tắt bếp.

Bước 3: Cho bé ăn

9. Cháo cá hồi đậu Hà Lan cho bé ăn dặm

Gạo hay bột gạo: 20g

Cá hồi: 20g

Carrot: 20g

Khoai tây: 15g

Đậu Hà Lan: 10g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê nhỏ

250ml nước

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Cá hồi: đem rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi đem luộc tới chín. Để cá nguội rồi loại bỏ xương và ray nhuyễn.

Khoai tây: rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành miếng lự nhỏ

Đậu Hà Lan: Rửa sạch rồi để ráo nước

Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Đúng Chuẩn Nhất

1. Cách chọn cá hồi ngon

Cá hồi là một món ăn giàu chất dinh dưỡng bậc nhất nên thường là nguyên liệu phổ biến trong các cách làm ruốc (chà bông), hấp,….Trong cá hồi có chứa rất nhiều các dưỡng chất như Omega 3, Omega 6, Omega 9, Protein, DHA, EPA. Đây là những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra việc ăn cá hồi còn giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch, hạn chế rối loạn tiêu hóa. Để chọn mua cá hồi tươi ngon làm ruốc, bạn cần lưu ý:

2. Cách sơ chế cá hồi sạch, không còn mùi tanh làm ruốc ngon

Để khử mùi cá hồi, cách phổ biến nhất là dùng muối hột. Cách này khá phổ biến, tuy nhiên vẫn còn một số cách được nhiều người sử dụng đến:

3. Cách làm ruốc cá hồi ăn dặm cho bé

Cá hồi có nhiều cách chế biến cho bé. Tuy nhiên phổ biến nhất và ngon nhất vẫn là ruốc cá hồi. Ruốc cá hồi chế biến rất đơn giản, không mất thời gian, cực kỳ dễ làm, bảo quản được lâu.

3.1. Nguyên liệu làm ruốc cá hồi

500 gram cá hồi (các bạn làm với lượng vừa đủ dùng, đảm bảo được hương vị).

1 hộp sữa tươi không đường loại 180 ml.

1 củ gừng.

5 gốc hành lá.

Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.

3.2. Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

3.2.1. Sơ chế cá hồi

3.2.2. Hấp cá hồi

3.2.3. Rang ruốc cá hồi

4. Mẹo làm ruốc cá hồi ngon

Để có được món ruốc cá hồi tươi ngon thì khâu chọn nguyên liệu cá hồi là quan trọng nhất. Bạn có thể mua nguyên con cá còn sống là tốt nhất. Nếu mua cá đã được bảo quản lạnh, bạn chọn cá màu xám tươi, vảy sáng, còn bám chắc trên cá. Mắt còn trong và không bị màng hay đục.

Trong quá trình chế biến cá hồi, rất nhiều chất dinh dưỡng dễ bị bay hơi khi sao ở nhiệt độ cao. Nên vặn nhỏ lửa để tránh làm làm mất chất dinh dưỡng trong ruốc cá.

Khi sao ruốc cá chọn chảo chống dính có lòng chảo sâu và có độ tỏa nhiệt đều. Sao cần phải đảo đều tay để đảm bảo cá được nóng đều và ngấm gia vị. Không nên sao ruốc quá khô, sẽ làm mất đi độ ngọt của cá hồi.

Thông thường ruốc cá hồi bảo quản được lâu hay không là ở khâu chế biến. Nếu là ruốc tự làm tại nhà, không chất bảo quản thì nên sử dụng hết từ 10 – 15 ngày, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu là ruốc sấy khô, chế biến công nghiệp thì bảo quản lâu hơn. Có thể sử dụng lên đến 6 tháng.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cá hồi

Đức Lộc

Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm: 6 Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Bé

So với cá ngừ và các loại cá dầu khác, cá hồi ít thủy ngân hơn hẳn, căn bản là an toàn hơn đối với trẻ em.

Tuy nhiên, loại cá chúng ta mua được hàng ngày thường là cá nuôi quanh năm ở bờ biển, hàm lượng thủy ngân thấp nhưng chúng có thể bị nhiễm thuốc kháng sinh và các độc tố từ đất liền thải ra. Chúng cũng không chứa nhiều dưỡng chất bằng cá hồi đại dương vì nguồn thức ăn nuôi chúng không màu mỡ như ngoài đại dương.

Do đó, nếu mẹ mua được cá hồi đánh bắt từ các vùng biển sạch là tốt nhất. Để hạn chế thủy ngân, mẹ chỉ cần tiết chế khẩu phần ăn của bé cho hợp lý.

Trẻ ăn bao nhiêu cá là đủ?

Trẻ dưới 6 tuổi: nên ăn từ 85-140g mỗi tuần.

Trẻ từ 6-8 tuổi: nên ăn từ 114-170g mỗi tuần.

Trẻ từ 9 tuổi: nên ăn từ 226-340g mỗi tuần.

Cá ở đây bao gồm cá hồi (hoặc cá thu, các loại cá dầu khác) và các loại cá sông như cá lóc, cá bống…

Lợi ích của cá hồi với trẻ nhỏ

1. Giúp trẻ thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Một số nghiên cứu cho thấy, dù bố mẹ không có học vấn cao nhưng nếu con cái được cho ăn cá đều đặn thì điểm số của bé sẽ cao hơn các bạn khác. Chỉ cần ăn cá 1 lần mỗi tuần là não bộ và nhận thức của bé đã đủ phát triển, bé ăn cá nhiều hơn 1 bữa mỗi tuần thường đứng đầu lớp.

Giá trị nhận thức của việc ăn cá hồi có thể kéo dài từ nhỏ cho đến lớn. Nghiên cứu cho thấy trẻ 15 tuổi ăn cá nhiều hơn 1 lần mỗi tuần thì đến năm 18 tuổi vẫn sẽ học rất giỏi so với các bạn lười ăn cá.

Cả rau củ quả và cá đều chứa omega-3, nhưng chỉ omega-3 trong cá mới chứa DHA. Do đó trẻ em thường được khuyến khích uống dầu cá để bổ sung DHA tốt cho não bộ.

Phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn 2 phần cá mỗi tuần sẽ giúp thai nhi được tiếp cận với thực phẩm bổ não trước khi bé rời bụng mẹ. Tác dụng của omega-3 sẽ phát huy từ tháng thứ 6-18 trở đi, khi trẻ bắt đầu học kỹ năng ngôn ngữ, từ tháng thứ 36 khi trẻ học phối hợp tay-mắt, và từ 4 tuổi khi IQ của trẻ bắt đầu phát triển.

2. Lợi ích của cá hồi giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ

Cá hồi là một nguồn protein nạc, giúp ngăn ngừa cơn đói ở trẻ, tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng nhạy cảm với insulin và giảm béo bụng.

3. Giúp trẻ ngủ ngon hơn

Bé ngủ ngon thì mới cao lớn và thông minh. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn cá hồi thường xuyên sẽ ngủ ngon và giấc ngủ sâu hơn, IQ đạt tối ưu ở độ tuổi 12.

4. Cần thiết cho hệ miễn dịch

Combo vitamin A, D, omega-3 và selen là nhân tố then chốt trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, trí nhớ kém.

5. Lợi ích của cá hồi giúp xương chắc khỏe

Các axit béo không bão hòa đa và vitamin D trong cá hồi giúp xương chắc khỏe, hạn chế gãy xương.

6. Chống viêm nhiễm

Cá hồi chứa các thành phần có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy ADN, đây là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Vitamin D trong cá hồi còn giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn.

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

2 lát fillet cá hồi (bỏ da và xương)

1 bịch sữa tươi không đường

Gừng, sả

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Bạn khử mùi tanh của cá hồi bằng cách ngâm trong sữa tươi không đường.

Sau khi ngâm 30 phút, bạn vớt cá hồi ra, để trên giấy ăn cho thấm hết sữa.

Cho cá hồi vào nồi hấp. Thêm gừng và sả để hấp 20 phút cho thơm.

Bạn gắp cá hồi vào cối, cho một thìa cà phê dầu ô liu vào trộn đều, sau đó giã nát. Nhiều mẹ thích cho vào máy xay, nhưng giã cối thì cá hồi sẽ tơi hơn. Nếu trẻ trên 1 tuổi thì bạn có thể nêm chút gia vị cho cá đậm đà hơn.

Bạn bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào rang cá hồi khoảng 30 phút cho tơi vàng. Để nguội rồi cho vào hộp ăn dần. Nếu không thích cho dầu ăn, bạn có thể rang trên chảo chống dính cho thịt cá khô lại.

Trẻ có thể bị dị ứng cá hồi không?

Các loại cá có vây như cá hồi thuộc dạng thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó bạn hãy cho bé ăn ít để tập làm quen. Nếu bé không có biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… thì bạn có thể cho bé ăn thường xuyên.

Những lưu ý khi chế biến cá hồi

Khi chế biến cá hồi, bạn không nên cho nhiều mắm muối vì có thể khiến trẻ bị béo phì, tăng huyết áp, các vấn đề tim mạch trong tương lai. Cá hồi đóng hộp thường chứa khá nhiều muối, nhựa BPA dùng chế tạo hộp cá cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hàm lượng hormone và các chức năng trong cơ thể trẻ.

Để cá hồi thật tươi ngon thì cá phải được bảo quản đông lạnh liên tục. Bạn có thể bỏ tủ đông trong 3 tháng, nhưng nếu thấy cá đổi màu hay chảy nước thì đừng dùng nữa, có thể bị ngộ độc.

Cá hồi là món ăn không thể thiếu cho trẻ tập ăn dặm và trẻ nhỏ. Bạn có thể cho bé ăn cách tuần với cá thu. Đây đều là những loại cá dầu rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Hy vọng cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản bên trên sẽ giúp mẹ hăng hái vào bếp hơn. Chúc mẹ nuôi con thông minh khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Nguồn: https://www.parents.com/recipes/scoop-on-food/which-fish-are-safe-for-kids/ https://www.goodhousekeeping.com/health/diet-nutrition/g4905/health-benefits-of-salmon/

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Ruốc Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon Bổ Dưỡng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!