Bạn đang xem bài viết Cách Làm Sữa Đậu Nành Tại Nhà Thơm Ngon được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sữa đậu nành là thức uống được ưa chuộng (Ảnh: Internet)
Sữa đậu nành là một trong những loại đồ uống được thế giới ưa chuộng trong những năm trở lại đây. Lý do là sữa đậu nành được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao nên đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh sữa đậu nành, các loại sữa hạt khác như: sữa hạt sen, sữa mè đen, sữa đậu phộng, sữa óc chó, sữa hạnh nhân… cũng được tiêu dùng mạnh mẽ. Theo Nghiên cứu của Innova Market Insights (Công ty Nghiên cứu thị trường thực phẩm có trụ sở tại Hà Lan), thị trường dành đồ uống có nguồn gốc thực vật năm 2018 đã tăng 16,3 tỷ USD và con số này tiếp tục tăng trưởng trong những năm kế tiếp.
Nguyên Liệu Nấu Sữa Đậu Nành
1kg đậu nành
300gr đường kính
Lá dứa
Nước lọc
Đậu phộng hoặc mè trắng tùy thích
Dụng cụ: máy xay sinh tố, túi lọc, nồi, bếp, vá khuấy, thau inox, bình chứa…
Cách Nấu Sữa Đậu Nành Béo Thơm
Ngâm Đậu Nành
Đậu nành bạn chọn mua loại có hạn sử dụng mới, hạt đậu chắc, vỏ căng và bóng, không bị sâu. Đậu sau khi mua về, bạn cho vào âu, rửa sạch với nước, vớt bỏ những hạt nổi lên (hạt lép, sâu) rồi ngâm với nước ấm cho đậu mềm. Thời gian ngâm đậu là 6 – 8 tiếng với mùa hè, 10 – 12 tiếng đối với mùa đông.
Ngâm đậu nành nở mềm (Ảnh: Internet)
Đậu ngâm mềm thì bạn bóc bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài. Sau khi bóc sạch vỏ, bạn rửa đậu nhiều lần cho sạch bọt. Bước sơ chế này có tác dụng giúp sữa có màu đẹp mắt và bảo quản được lâu.
Xay Nhuyễn Đậu Nành
Bạn chia nhỏ đậu nành thành nhiều mẻ để khi xay, đậu nhanh nhuyễn hơn. Tiếp theo, bạn xay đậu với nước lọc theo tỉ lệ 1 đậu, 1 nước.
Xay nhuyễn đậu nành (Ảnh: Internet)
Cho đậu và nước vào máy rồi nhấn nút xay. Cứ khoảng 2 phút, bạn tắt cho máy xay sinh tố nghỉ để tránh máy bị nóng dẫn đến cháy động cơ. Bạn xay đến khi đậu nhuyễn mịn là được. Ở bước này, bạn có thể tăng độ béo thơm cho sữa bằng cách thêm vào một ít đậu phộng hoặc mè trắng.
Lọc Đậu Nành Lấy Nước Cốt
Cho đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải và lọc lấy nước cốt. Phần xác đậu, bạn có thể xay lại lần nữa để lấy hết chất dinh dưỡng.
Vắt lấy nước cốt đậu nành (Ảnh: Internet)
Nấu Sữa Đậu Nành Thơm Ngon
Bạn cho sữa đậu nành đã lọc sạch cặn vào nồi. Tùy vào sở thích uống sữa đậu nành lỏng hoặc đặc, bạn thêm nước lọc phù hợp.
Tiếp theo, đặt nồi sữa lên bếp, thêm cuộn lá dứa đã rửa sạch vào nồi, đậy nắp nồi và đun sôi sữa trên lửa vừa.
Thưởng Thức Sữa Đậu Nành
Sữa đậu nành nấu xong, bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích. Nếu muốn bảo quản sữa đậu nành qua đêm, bạn để sữa nguội, cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.
Uống Sữa Đậu Nành Có Tốt Không?
Sữa đậu nành có tác dụng gì? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đậu nành chứa nhiều Genistein. Đây là chất giúp kéo dài quá trình lão hóa tế bào trong cơ thể. Uống sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp kéo dài sự trẻ trung của làn da, giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa.
Đậu nành giàu protein và calcium. Vì vậy, tác dụng của sữa đậu nành trong bồi bổ cơ thể rất nhiều. Protein giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sản sinh chất kháng sinh giúp ngăn ngừa bệnh tật. Lượng calcium trong đậu nành rất tốt cho trẻ em trong giai đoạn phát triển và phụ nữ tuổi trung niên, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.
Đậu nành giàu protein và calcium (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, sữa đậu nành là nguồn cung cấp estrogen, uống sữa đậu nành đúng cách, đúng giai đoạn thì sẽ giúp tăng kích cỡ vòng 1 ở phụ nữ. Nếu bạn hỏi uống sữa đậu nành có giảm cân không thì câu trả lời là có. Đậu nành có hàm lượng chất xơ cao và calories thấp nên giúp no lâu, hạn chế nạp năng lượng, giúp cơ thể tập trung đốt cháy mỡ thừa.
Cách Làm Sữa Mầm Đậu Nành Tại Nhà Thơm Ngon Đúng Chuẩn
Cập nhật ngày: 22/11/2019
Cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà đơn giản nhất cho bạn
– Chuẩn bị mầm đậu nành khoảng 400g . Bạn có thể chuẩn bị số lượng nhiều hay ít mầm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng (lưu ý khi chọn mầm: nên lấy mầm đã ủ từ 1 – 2 ngày, độ dài mầm khoảng từ 1 – 2cm).
– Đường kính 150g
– Dụng cụ: Túi lọc hoặc khăn lọc, máy xay sinh tố.
– Bước 1: Đầu tiên bạn rửa sạch mầm đậu nành, sử dụng tay chà nhẹ mầm đậu để có thể tách hết lớp vỏ còn bám trên hạt.
– Bước 2: Bạn cho mầm đậu nành vào máy xay sinh tố với một chút nước và xay nhuyễn mầm đậu.
– Bước 3: Dùng túi lọc hoặc khăn lọc đã chuẩn bị để loại bỏ bã và lấy lại phần nước. Để giúp bã đậu xay nhuyễn hơn bạn nên chia mầm đậu thành nhiều lần để xay. Bạn có thể lọc lại nước mầm đậu lần đầu thêm một lần nữa để loại bỏ cặn bã còn sót lại.
– Bước 4: Bạn đổ phần nước mầm đậu có được vào nồi đun sôi là có thể sử dụng. Nếu như thích uống nóng bạn có thể cho đường vào uống luôn hoặc có thể để nguội rồi cho đường vào uống.
Cách làm sữa đậu nành không cần máy xay
Hiện nay ngoài cách làm sữa đậu nành thông thường nhiều chị em tìm đến cách làm sữa đậu nành không cần máy xay, tức là nấu sữa đậu nành nguyên chất từ các hạt đậu nành thành sữa mà không dùng máy xay.
Cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà kiểu này sẽ có ưu điểm là sữa đậu có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng. Không như việc xay nhuyễn bằng máy, nước đậu được nấu chín triết xuất ra từ các hạt đậu sẽ có hương vị tuyệt vời.
+ Hạt đậu nành to, tròn, mập mạp.
+ Một nồi nước sạch.
+ Đường, sữa đặc.
+ Muôi, thìa, khăn lọc, dụng cụ nhà bếp, ly cốc.
+ Lá dứa.
B1: Đầu tiên bạn cần đảm bảo rửa sạch đậu nành ngâm kỹ đậu bằng nước ấm khoảng 3 tiếng. Lưu ý khi ngâm cần thay nước rửa đậu thật sạch để đến khi nấu nước ngâm đậu phải thật trong. Như vậy sẽ không có mùi khó uống.
B2: Đun lá dứa sôi trong 30 phút để dứa triết ra màu và mùi thơm. Tiếp đến cho đậu đã ngâm sạch vào nồi đun lửa to cho nhanh sôi. Dùng muôi khuấy cho đậu không bị sát đáy nồi.
B3: Đun nhỏ lửa cho đậu chín nở bung ra sệt sệt thì được. Đổ ra vải lọc bã lấy phần nước cho sang nồi mới
B4: Đun sôi nước đậu nành cho thêm đường và sữa đặc vào độ ngọt theo khẩu vị
B5: Nấu chín kỹ sữa đậu nành rồi cho ra ly để thưởng thức. Có thể cho thêm đá hoặc các gia vị khác tùy thích
Như vậy là bạn đã có những lu sữa đậu nành tự tay mình thức hiện, không cần dùng máy xay. Hương thơm của dứa thoang thoảng kết hợp với vị ngọt nguyên chất từ đậu nành, đường sữa. Nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh cho sữa mát dùng vào mùa hè sẽ giải khát nạp năng lượng tức thì.
Những lưu ý khi sử dụng sữa mầm đậu nành
Chắc hẳn với hướng dẫn cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà mà chúng tôi chia sẻ phía trên các chị em đã có những cốc sữa mầm thơm ngon bổ dưỡng. Sữa mầm đậu nành tuy mang đến tác dụng rất tốt cho phụ nữ tuy nhiên khi sử dụng loại nước uống này bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Khi pha sữa mầm đậu nành bạn không nên pha trong bình giữ nhiệt vì nó có thể làm biến đổi một số chất không có lợi cho sức khỏe.
– Sử dụng đường pha chung với mầm đậu có thể là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên bạn không được pha sữa với các loại đường đỏ hay là đường có màu vàng.
– Trong một ngày bạn chỉ nên uống 1 ly sữa mầm đậu nành, không nên uống quá nhiều sữa mầm đậu nành cùng một lúc.
– Khi uống sữa mầm đậu bạn không nên uống chung với thuốc hay ăn kèm với các loại bánh ngọt.
– Trường hợp chưa ăn gì hoặc bị đói bạn nên tránh uống sữa mầm đậu vì nó không tốt cho sức khỏe lúc đó.
Sử dụng khoa học sữa mầm đậu nành kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng rối loạn nội tiết tố của mình.
Bí Quyết Nấu Sữa Đậu Nành Thơm Ngon, Chất Lượng Tại Nhà
120g Đậu nành
1,2l Nước
3-4 Cọng lá dứa
Dụng cụ cần thiết: Vải lọc, máy xay sinh tố
Hướng dẫn nấu sữa đậu nành thơm ngon, chất lượng ngay tại nhà
Bước 1: Mua và lựa chọn hạt đậu nành
Để sữa đậu nành tự nấu đảm bảo chất lượng thì việc đầu tiên bạn phải đảm bảo chất lượng hạt đậu nành, đậu phải là đậu mới, không bị mốc, không bị lép và teo. Nên ưu tiên loại hạt được đóng gói chân không, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng, vì cơ bản hạt đậu nành khi tiếp xúc với không khí thời gian dài dễ bị hơi nước xâm nhập làm biến chất. Nếu đậu sau khi làm xong vẫn còn dư thì bạn cần bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nylon hàn kín.
Vỏ đậu nành thực chất dễ bị lẫn tạp chất và dầu, nếu bạn không ngâm và tách vỏ thì rất dễ xảy ra tình ra bọt đậu nành không ngon và mau hỏng. Để việc này không xảy ra, chị em nên cho đậu nành vào một nồi to, dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép. mốc nổi lên thì cho ra ngoài.
Bước 2: Ngâm và bóp vỏ đậu nành
Khi nào bọt ra hết thì bắt đầu ngâm, ngâm đậu nành càng nhiều nước càng tốt, việc này giúp nước ngâm loãng và nồng độ chua cũng sẽ giảm đi. Tuyệt đối không được ngâm bằng nước nóng, không đậy nắp và phải để nồi ngâm ở nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm từ 6-8 tiếng nếu thời tiết nắng nóng, cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Sau khi ngâm xong thì bỏ hết nước ngâm rồi xả mạnh cho bọt ra hết rồi mới bóp vỏ, làm vậy thì nước ngâm chua không ngấm vào trong hạt đậu nành.
Sau khi đã xử lý hạt đậu nành xong thì bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml nước, vừa xay vừa dừng để nước đậu nành bão hòa, và hơn hết việc này giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Cho hỗn hợp đậu nành xay mịn ra một nồi to rồi cho hết lượng nước còn lại vào, khuấy đều cho đậu hòa tan.
Tiếp đó cho hỗn hợp đậu nành qua vải lọc để bỏ phần bã và giữ phần sữa đậu nành. Rồi cho sữa đậu nành thu được nấu lửa nhỏ trên bếp, khoảng 20-30 phút sau sữa đậu nành chín là có thể thưởng thức nóng.
Lưu ý trong quá trình nấu sữa đậu nành: Phải vặn lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ nồi sữa để tránh cháy ở dưới đáy nồi. Nếu sữa đậu nành khi nấu có sôi bùng và xuất hiện bọt thì ngay lập tức bắc nồi ra ngoài và hớt sạch bọt rồi cho lên bếp nấu tiếp. Không nên thấy sữa đậu nành sôi bùng là lấy ra và uống, việc này sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa khi sữa chưa chín hoàn toàn.
Để sữa đậu nành thêm ngon hơn thì bạn có thể cho thêm vài cọng lá dứa khi sữa đậu nành bắt đầu sôi, sữa đậu nành sẽ có mùi thơm nhẹ của lá dứa cùng hương vị béo ngậy đầy chất dinh dưỡng.
Sữa Đậu Nành ( Đậu Nành + Đậu Phộng)
Mình ghi lại công thức ở đây cho mình và chia sẽ với mọi người luôn, hy vọng hợp khẩu vị nhiều người! 🙂
Lần đầu tiên mình nấu thử đậu nành + đậu xanh cà + đậu phộng + lá dứa, sữa uống rất ngon, béo, lần thứ hai (như hình) mình hết đậu xanh nên chỉ nấu đậu nành + đậu phộng + lá dứa thôi uống cũng rất béo nhưng khẩu vị của mình thì thích có thêm đậu xanh hơn 🙂
* Nguyên liệu:
150g đậu nành
100 đậu phộng
100 đậu xanh cà
7-8 lá dứa già
2,5 lít nước lọc
* Cách làm:
3 loại đậu ngâm chung để qua đêm, vo rửa sạch để ráo
cho đậu và nước lọc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp (xay càng nhuyễn hỗn hợp sữa càng béo)
cho tất cả đậu vừa xay xong vào túi lược và vắt kĩ lấy nước bỏ phần bả đậu đi
bắc nồi sữa lên bếp mở lửa vừa + lá dứa rửa sạch quấn gọn lại, lâu lâu phải quậy đều hỗn hợp sữa lên nếu không bị vón dưới đáy nồi
khi nước sữa sôi (phải thăm chừng nếu không sữa sôi trào ra khỏi nồi rất nhanh) ta vặn lửa nhỏ lại và để sôi liu riu thêm 10 phút nữa và tắt lửa, vớt bỏ lá dứa đi
uống nóng – lạnh tùy ý (nhưng đừng cho đá vào, sữa bị loãng không ngon), mình thì cho đường vào sữa lúc còn nóng để nguội cho vào chai bỏ vào tủ lạnh uống dần rất ngon
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Sữa Đậu Nành Tại Nhà Thơm Ngon trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!