Bạn đang xem bài viết Cách Làm Tôm Lụi Cà Mau Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
” Ông già tui chẳng ưa đâu/ Hàm răng ông rụng, chòm râu ông dài“.
Đó là câu thơ đố về tôm, nói đến tôm thì không thể không nhắc đến Cà Mau; nơi nhiều tôm bật nhất Miền Tây Nam Bộ vì thế các sản phẩm về tôm cũng phong phú đa dạng.
Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết
– Tôm thẻ sống hoặc tôm sú sống đồng đều kích cỡ.
– Ít tro hoặc muối.
– Dây xỏ lụi có thể chọn 1 trong số sau:
Tăm xiên thịt (dễ tìm nhất).
Cọng lá dừa.
Cây trúc vót nhỏ.
Cờ bắp của lá dừa nước.
Cách làm tôm khô xỏ lụi tại nhà
Bước 1: Ngâm tôm trong nước
Sau khi chọn tôm có kích cỡ đồng đều tiến hành ngâm tôm trong nước khoảng 10 – 15 phút, việc làm này giúp tôm dễ lọt vỏ hơn không bị dính thịt tôm khi lột.
Bước 2: Lột vỏ tôm
Sau khi tôm đủ độ mềm tiến hành lột vỏ tôm, lưu ý khi lột tôm chừa lại ít vỏ phần đuôi và đuôi tôm khi thành phẩm tôm lụi sẽ đẹp hơn và xỏ lụi dễ hơn cũng như khi ăn dễ dàng hơn.
Bước 3: Xỏ lụi
Cuộn tròn con tôm lại để phần đuôi tôm còn dính chót vỏ lên phía trên, rồi dùng dây xỏ được vót nhọn, xỏ xiên qua giữa thân con tôm treo ngược, cách đều nhau độ 2 phân, lụi từ 5 đến 10 con tôm cho 1 dây xỏ
Bước 4: Phơi tôm
Trước khi phơi nắng nhúng xâu tôm qua nước tro lóng trong rồi đem đi phơi ngay. Việc nhúng qua nước tro sẽ làm cho thịt tôm trong hơn và tôm ngọt thịt hơn sau khi khô. Nếu không có tro bạn có thể sử dụng muối thay thế.
Phơi tôm lụi phải phơi trong nắng tốt để tôm mau khô bảo quản được lâu hơn, tôm khô bị sẫm màu và meo mốc. Cứ 30 phút trở bề tôm 1 lần giúp cho tôm khô đều hơn
Làm tôm lụi phải chọn nắng tốt, tôm phơi mau khô, để được lâu ngày tôm không sẫm màu, meo mốc. Cứ 30 phút là trở bề tôm một lần, giúp cho tôm khô đều, ngả màu đỏ gạch là tôm phơi đặng nắng, mùi tôm rất thơm khi chưa nướng. **Nếu không có đều kiện phơi nắng hoặc không có nắng tốt bạn có thể sấy tôm bằng lò nướng, lò vi sóng.
Bước 5: Bảo quản tôm lụi và cách dùng
Để bảo quản tôm lụi bạn chỉ cần phơi khô tôm dưới trời nắng tốt, bỏ tôm lụi vào hộp hoặc bao bì hút chân không. Muốn để lâu hơn bạn nên bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh sau khi đã đóng gói hút chân không thật kỹ.
Tôm lụi Cà Mau là sản phẩm đặc biệt nên cách chế biến cũng không đa dạng nhưng ngon nhất chỉ có nướng hoặc chiên vì giữ được độ ngọt ngon của con tôm tươi so với tôm đất khô hoặc tôm khô nguyên vỏ.
Với cách làm trên bạn không mất nhiều thời gian để thưởng thức 1 đặc sản Cà Mau nổi tiếng ngay chính gia đình bạn và hơn hết sản phẩm tự tay bạn làm vừa an toàn vừa ngon, anh xã sẽ không ngại khen bạn hết lời khi nhâm nhi bia rượu với đặc sản này.
Cách Làm Bò Nướng Lụi Ngon Bổ Tại Nhà
Những miếng bò nướng lụi thơm đậm, béo mềm với viên thịt mỡ được khéo léo cuộn tròn bên trong ăn cùng chuối chát, khế và bánh hỏi thật hấp dẫn.
Nguyên liệu làm thịt bò nướng lụi
Thịt bò phi lê: 300 gram
Mỡ phần: 100 gram
Hành tây: 100 gram
Chuối chát: 100 gram
Khế chua: 100 gram
Bánh hỏi: 500 gram
Đậu phộng rang: 50 gram
Nước mắm ngon: 2 muỗng canh
Thơm: 1/8 trái
Dưa leo: 1 trái
Cà rốt: 100 gram
Củ cải: 100 gram
Mỡ hành: 50 gram
Đường: 50 gram
Dấm: 40 ml
Tỏi: 1 củ
Sả: 10 nhánh
Tiêu: 1/6 muỗng cà phê
Dầu mè: 1 muỗng canh
Bột ngọt: 2/6 muỗng cà phê
Mật ong: 1/4 muỗng cà phê
Rau ngò gai: 50 gram
Cách làm món bò nướng lụi
Lặt bỏ phần lá già của sả, 1/2 bằm nhuyễn; 1/2 ngâm với 20 ml dấm + 2 muỗng canh đường.
Lột vỏ tỏi, bằm nhuyễn.
Lặt bỏ phần lá già của ngò gai, rửa sạch, để ráo.
Rửa sạch thịt bò, xắt thành lát ngang kích thước khoảng 3×5 cm.
Rửa sạch mỡ, xắt mỡ thành khối 2×2 cm.
Cho thịt bò và mỡ vào tô. Lần lượt cho tiêu, bột ngọt, dầu mè, mật ong, sả, tỏi vào tô, trộn đều. Cho thịt bò và mỡ vừa ướp vào ngăn mắt tủ lạnh để thịt thấm gia vị.
Hành tây thái mỏng, dài.
Gọt vỏ củ cải, cà rốt, rửa sạch, bào sợi. Ngâm cà rốt, củ cải với nước pha + 20 ml dấm + 2 muỗng canh đường.
Khoảng 30 phút sau, trải rộng miếng thịt bò, cho một miếng mỡ, một miếng hành tây vào giữa. Khéo léo cuộn sao cho thịt bò bao gọn miếng mỡ. Xiên thịt bò vào xiên để định hình. Làm lần lượt đến khi hết thịt bò và mỡ.
Xếp các xiên thịt bò lên vỉ, nướng than. Trong thời gian nướng, lưu ý trở đều tay để thịt chín và không bị khét.
Dùng tay gỡ từng lớp bánh hỏi, thoa mỡ hành, xếp ra đĩa.
Lần lượt gọt vỏ chuối chát, phần khía của khế, vỏ dưa leo, rửa sạch, dùng dai hai lưỡi bào mỏng.
Rửa sạch thơm, bỏ cùi. Bằm nhuyễn thơm.
Pha nước mắm thơm theo công thức: 1 muỗng cà phê thơm + 2 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + 1/2 muỗng cà phê bằm + 1/6 muỗng cà phê bột ngọt.
Dọn thịt bò nướng lụi với chuối chát, khế, dưa leo, sả, củ cải và cà rốt chua ngọt, bánh hỏi. Món này chấm cùng nước mắm thơm vừa pha.
Cách Làm Khô Cá Kèo Cà Mau
Hệ sinh thái ở vùng đất Cà Mau rất đa dạng và phong phú nên sản sinh ra nhiều loại đặc sản mà vừa nghe thôi đã thèm, trong đó khô cá kèo là một trong những loại đặc sản nổi tiếng nhất. Cá kèo là loài cá có da trơn, to bằng ngón tay và trông từa tựa như cá bống, thịt không chỉ ngon mà còn nhiều chất dinh dưỡng nên được “biến tấu” thành nhiều món ăn nổi tiếng như lẩu cá kèo, cá kèo chiên, cá kèo nướng muối ớt… Do số lượng cá kèo khi vào mùa rất lớn nên người ta thường phơi khô để bảo quản được lâu và tiện cho việc vận chuyển. Bên dưới là cách làm khô cá kèo cực kỳ đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
* Cách làm khô cá kèo tại nhà
Nhìn chung cách làm khô cá kèo tương đối dễ nhưng đã tốn công làm thì bạn nên chịu khó tìm hiểu kinh nghiệm của người khác để có mẻ khô ngon nhất ngay trong lần thử đầu tiên, hoặc ít nhất là lần hai hay lần ba.
1. Nguyên liệu làm khô cá kèo
Tất nhiên nguyên liệu chính là cá kèo (số lượng tùy nhu cầu sử dụng), dây kẽm dùng để phơi và các loại gia vị như nước mắm, đường, muối hạt, bột ngọt. Bạn hãy lựa những con cá còn sống, mình suông to đều, bụng hơi trắng chứ không quá sẫm màu thì thịt rất béo. Nếu bạn mua được cá kèo tự nhiên ở Bạc Liêu hay Cà Mau thì càng hay.
Cá kèo là loài cá da trơn nhiều nhớt nên khâu sơ chế chủ yếu là cần làm sạch lớp nhớt này. Bạn trút cá kèo vào một cái xô hoặc thùng hơi cao một chút để cá không nhảy ra ngoài, cho muối hạt vào rồi xốc lên, chờ khoảng 20 phút cho cá thấm muối chết hẳn thì rửa sạch lại bằng nước và để vào rỗ cho ráo.
Ở thôn quê người ta cũng hay lăn cá qua tro bếp cho nhớt đông lại rồi dùng dao cạo sạch hoặc nặn chanh/dấm chua vào nước rửa cá chung với muối. Bạn cũng có thể dùng cách này với các loài cá da trơn khác như cá tra, cá ba sa hay cá trê.
3. Ướp gia vị
Sau khâu sơ chế sẽ là khâu ướp cá với muối, đường, nước mắm và bột ngọt. Tùy vào khẩu vị mỗi người mà bạn gia giảm gia vị phù hợp và để 1 – 2 tiếng cho thấm đều. Một số người chỉ ướp với muối rồi phơi nhưng người khác lại thích ướp nhiều gia vị, thậm chí là ớt để dễ chế biến và thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
4. Phơi khô
Cá sau khi thấm đều gia vị sẽ được xiên bằng dây kẽm và phơi dưới nắng to. Một số vùng còn phơi bằng vỉ tre hoặc lưới mành thay cho dây kẽm. Tốt nhất là bạn nên làm khô cá kèo vào mùa nắng vì phơi dưới trời âm u hoặc nắng không đủ giòn thì cá dễ bị ươn hoặc thịt bủn ra không ngon. Bạn lưu ý là đợt nắng đầu đặc biệt quan trọng. Vào cuối ngày, bạn có thể dùng chai xịt phun sương một ít rượu đế hoặc rượu trắng phủ lên khô để ngày mai phơi tiếp. Nếu có đủ nắng thì chỉ cần phơi 3 ngày là được.
Ở các cơ sở sản xuất khô cá kèo chuyên nghiệp, người ta sẽ cho cá đã phơi vào bao và hút chân không để bảo quản trong khoảng thời gian dài. Sau khi mở bao và dùng chưa hết, bạn cũng có thể cột chặt miệng bao và bảo quản thêm 2 tháng ở điều kiện bình thường hoặc 6 tháng nếu giữ trong ngăn mát tủ lạnh.
* Các món ngon làm từ khô cá kèo
Thường thì người ta hay nướng hoặc chiên khô cá kèo và chấm với nước mắm me thật sệt (Chẹp chẹp!). Nếu khô quá cứng do phơi hơi lâu thì bạn nên nướng thay vì chiên. Món này có thể ăn cùng cơm hoặc làm mồi nhậu đều hết sảy.
Mấy bạn không thích nước mắm me có thể chiên khô lên ăn với cháo trắng chấm nước mắm tỏi ớt cũng tuyệt cú mèo.
Loại rau ăn kèm với cá kèo thường là rau răm – loại có mùi thơm nồng thường được ăn chung với trứng vịt hoặc cút lộn. Ngon ơi là ngon luôn!
* Thông tin thú vị về con cá kèo
– Cá kèo được coi là có vị thuốc rất tốt cho sức khỏe mà cụ thể là trong thân cá chứa một loại enzim đặc biệt hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn cá kèo thường xuyên có thể giúp giảm đau lưng rất hiệu quả.
– Cá kèo là loài ăn tạp nhưng ruột thường ngắn và sạch, bên trong có mật tuy đắng nhưng ăn rất ngon. Người sành ăn thường không bao giờ bỏ phần bụng (ruột) và đầu vì chính 2 bộ phận này tạo nên mùi vị đặc trưng cho món ăn. Tuy nhiên, hiện nay bạn khó có thể phân biệt được đâu là cá tự nhiên, đâu là cá nuôi nên nếu ăn cá kèo tươi, bạn có thể bỏ đi phần ruột để đảm bảo an toàn.
– Người dân nhiều vùng còn gọi cá kèo là cá bống kèo vì hình dạng hơi giống như cá bống (đã thế còn na ná cá thòi lòi) với 2 vây lưng rời nhau nhưng 2 vây bụng lại dính vào nhau.
– Cá kèo từng được đưa lên sân khấu Vietnam’s Got Talent cho màn trình diễn nuốt cá kèo sống của một thí sinh trẻ tuổi. Được biết, con cá kèo sau khi bị nuốt vào bụng sẽ vùng vẫy rất nhiều và chỉ chết sau khoảng thời gian tầm 5 phút.
Các món ăn làm từ khô cá kèo tuy không đa dạng như các món từ cá kèo tươi nhưng bảo quản được lâu và cách chế biến cũng khá đơn giản. Nếu không có điều kiện mua khô cá kèo Cà Mau chính gốc, bạn cũng có thể tự mình làm món khô này để lai rai cùng bạn bè hay biếu người thân đều rất lý tưởng.
✅️Giao hàng nhanh, 1-2h TPHCM
Cách Làm Nem Lụi Nướng Và Nước Chấm Ngon Tại Nhà Đơn Giản
Nguyên liệu chuẩn bị làm nem lụi nướng
– Thịt lợn, khoảng 600gr: 500gr được dùng làm nem, còn khoảng 100gr sẽ dùng làm tương
– 150gr tôm: gồm 100gr tôm được sử dụng làm nem và phần tôm còn lại thì bạn dùng làm tương
– 1 xấp bánh tráng mỏng
– Đậu phộng
– Tương xay: khoảng 100gr
– 1 quả dừa tươi
– ½ quả dứa
– Ớt xay
Nếu không có thời gian, bạn có thể chọn mua thịt băm sẵn ở chợ (Ảnh: Internet)
– Tỏi băm nhỏ
– Gia vị: nước mắm, đường, muối, giấm, tiêu
– Rau ăn kèm: cải xanh, xà lách, dưa leo, xoài xanh, chuối chát (chuối sứ non), húng, quế, ngò rí…
– Đũa tre nhỏ hoặc sả để xiên nem nướng
– Thịt lợn bạn chọn phần vừa mỡ vừa nạc để nem không bị khô. Sau đó mang đi rửa sạch, băm nhỏ cùng với 100gr tôm đã bóc vỏ.
– Cho hỗn hợp tôm và thịt băm nhỏ vào cối đá, quết thật đều tay để món nem nướng dai và thơm hơn. Bạn vừa quết và tiếp tục cho thêm các gia vị muối, đường, ớt băm và tiêu vào rồi trộn đều lên.
– Lưu ý, hãy để một lúc để cho gia vị được ngấm vào phần thịt này. Sau đó, tiếp tục quết khoảng 15 đến 20 phút. Lúc này, gia vị đã thấm vào từng thớ thịt mà cả thịt cũng đã trở nên dẻo hơn.
– Bây giờ, bạn tiến hành nướng nem trên than hoa. Lưu ý, để món ăn này thơm ngon và không bị khô, bạn cần chuẩn bị một chén dầu sa tế và một chổi phết. Vừa nướng vừa phết dầu sa tế lên nem. Với cách làm này, nem lụi sẽ có màu sắc bắt mắt nữa đấy.
Cách làm nước chấm nem lụi
Nguyên liệu chuẩn bị làm nước chấm nem lụi
– Nước mắm
– Bột nếp
– Đậu phộng
– Thịt ba chỉ
– Tỏi
– Hạt tiêu
– Hạt nêm
– Hành tím băm
– Cho bột nếp vào bát, thêm nước vào rồi dùng muỗng khuấy cho bột nếp tan đều.
– Làm nóng chảo, thêm một muỗng canh muối rồi cho đậu phộng vào rang chín, để nguội và bóc vỏ. Sau đó, cho đậu phộng vào cối giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
– Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, phi thơm hành đã băm nhuyễn. Thêm thịt đã xay vào xào khoảng 10 phút cho thịt chín thì cho đậu phộng vào đảo đều. Sau đó, bạn thêm nước mắm, đường, hạt tiêu và hạt nêm vào để thịt đậm vị.
Bước 4: Hoàn thành nước chấm nem nướng
– Cho bột nếp đã hòa tan vào chảo thịt, thêm một ít nước vào, đun cho đến khi nước chấm bắt đầu sánh lại thì tắt bếp.
Bây giờ, nem lụi và nước chấm đã hoàn thành, bạn chỉ cần bày nem, nước chấm, rau sống, bánh tráng cuốn ra và thưởng thức.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Tôm Lụi Cà Mau Ngon Tại Nhà trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!