Bạn đang xem bài viết Cách Nấu 5 Loại Nước Sâm Đông Y Thơm Mát, Giải Nhiệt Cơ Thể, Làm Đẹp Da ~ Ẩm Thực Thông Thái được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Sâm bông cúc nhãn nhục
Với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, nước sâm bông cúc nhãn nhục có vị ngọt tự nhiên giúp kích thích vị giác, đồng thời làm thanh mát cơ thể. Có thể dùng nóng hoặc thêm đá viên tùy thích.
Nguyên liệu:
100g long nhãn khô (nhãn nhục khô)
150g bông cúc khô
150g đường phèn
Cách nấu:
Bước 1: Trước hết, bạn ngâm nhãn nhục và bông cúc khô khoảng 15 phút trong 2 tô nước riêng biệt để chúng nở ra.
Bước 2: Sau đó, vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc.
Bước 3: Chờ nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.
Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giãn tinh thần hiệu quả. Đặc biệt, nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.
2. Sâm bí đao giải nhiệt
Đây là thức uống giải nhiệt rất được các mẹ ưa chuộng và rất dễ chế biến. Nước sâm bí đao có màu sắc nâu sậm, nước mát, hương dễ chịu và thơm mùi lá dứa.
Nguyên liệu
1kg bí đao
10g thục địa
15g đường phèn
1/3 muỗng cà phê muối
45g lá dứa
Cách nấu:
Bước 1: Bí đao mua về để nguyên vỏ rồi rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn.
Bước 2: Tiếp theo, cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào.
Bước 3: Khi bí đã chín nục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được.
Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.
Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.
3. Sâm bông cúc
Có thể nói, sâm bông cúc là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người. Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ.
Nguyên liệu:
30g bông cúc khô
50g ngò rí
50g đường phèn
Cách nấu:
Bước 1: Cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi.
Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã.
Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội.
Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.
4. Sâm mía lau
Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.
Nguyên liệu:
300 mía lau
1 nhánh mã đề
2 lá cây lẻ bạn
50g rau bắp
10g cỏ tranh
1 lá dứa
30g lá thuốc giòi
30g đường phèn
5g ngò rí già (lá mùi già)
Cách nấu:
Bước 1: Các loại cây và lá mát rửa sạch, để ráo nước. Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng.
Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Tiếp theo cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng.
Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
5. Sâm rong biển
Sâm rong biển có tác dụng giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng. Đặc biệt, nếu thường xuyên sử dụng, bạn sẽ thấy những bất ngờ này đến bất ngờ khác mà chúng mang lại đấy!
Nguyên liệu:
100g rong biển khô
5 lá dứa
10g thực địa
60g đường phèn
1 muỗng cà phê vani
Cách nấu:
Bước 1: Rong biển rửa sạch, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi.
Bước 2: Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút.
Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.
Đây là loại nước vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.
Mách Bạn Cách Nấu 5 Loại Nước Sâm Thanh Nhiệt Cơ Thể
Công thức các loại nước sâm khá phong phú, đa dạng là sự kết hợp của các loại thảo quả khác nhau có tác dụng thanh nhiệt, chữa bệnh.
1. Sâm bí đao giải nhiệt
Nước sâm bí đao với màu sắc nau sậm, nước mát, hương dễ chịu và thơm mùi lá dứa. Đây là thức uống giải nhiệt rất được ưa chuộng và rất dễ chế biến.
Nguyên liệu: Cách làm:
Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn.
Cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào.
Khi bí đã chín rục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được. Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.
Vậy là đã hoàn thành nước sâm bí đao mát mát rồi. Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.
2. Sâm bông cúc nhãn nhục
Sâm bông cúc nhãn nhục với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, ngọt tự nhiên kích thích vị giác, thanh mát cơ thể. Có thể dùng nóng hoặc thêm đá viên tùy thích.
Nguyên liệu:
150g bông cúc khô
100g long nhãn khô (nhãn nhục khô)
150g đường phèn
Cách làm:
Ngâm nhãn nhục và bông cúc khô trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra.
Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc.
Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.
Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giản tinh thần. Nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.
3. Sâm bông cúc
Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ. Đây là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người.
Nguyên liệu: Cách làm:
Đầu tiên cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi.
Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã. Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội. Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.
4. Sâm rong biển
Sâm rong biển có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên sử dụng, bạn sẽ thấy những bất ngờ này đến bất ngờ khác mà chúng mang lại đấy!
Nguyên liệu: Cách làm:
Rửa sạch rong biển, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi.
Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút.
Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.
Nước sâm rong biển vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.
5. Sâm giải nhiệt
Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.
Nguyên liệu:
300 mía lau
50g rau bắp
10g cỏ tranh
1 lá dứa
1 nhánh mã đề
30g lá thuốc giòi
2 lá cây lẻ bạn
5g ngò rí già (lá mùi già)
30g đường phèn
Cách làm:
Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước.
Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng.
Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
Cách Nấu 8 Loại Nước Mát Giải Nhiệt Mùa Hè, Các Loại Nước Uống Giải Khát Thanh Lọc Cơ Thể
Nước mát giải nhiệt mùa hè tùy vào công dụng của các thành phần, nếu sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. Mùa này, hình ảnh dễ bắt gặp nhất trên nhiều con đường là những chiếc xe nước sâm với người mua xếp lớp trong lớp ngoài. Trà bông cúc, sâm bí đao hay nước sâm mía lau đều đang bán rất chạy.
Nếu những chai nước giải khát không đủ làm bạn thỏa cơn khát, chi bằng hãy nấu cho mình những nồi nước mát vừa ngon, vừa rẻ, vừa dễ làm mà lại có tác dụng giải nóng trong cho cơ thể tuyệt vời.
Công dụng của một số loại nước mát giải nhiệt
Vì vậy, tìm hiểu thêm vài công thức với những món rau củ quen thuộc chung quanh để tự tay nấu nước mát cho gia đình cũng là điều cần thiết.
Có rất nhiều loại nước mát từ các loại cây quả, rau củ như nha đam, bông atiso, khổ qua, bông cúc, bí đao… Mỗi thứ đều có công dụng riêng nhưng tựu trung đều có tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể.
Món được tiêu thụ mạnh nhất tại hầu hết các sạp rau củ trong tất cả các chợ là mía lau, có giá chỉ chừng 5.000 – 10.000 đồng/ bó. Bó nước mát mía lau gồm 7 loại thảo dược là: cây bọ mắm, rễ tranh, mã đề, cây lẻ bạn, lá dứa, mía lau, râu bắp.
Nước mát từ mía lau có công dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, sau khi nấu, để nguội, cho vào tủ lạnh có thể dùng được 2 – 3 ngày. Nếu tiết kiệm, có thể nấu thêm một lần nữa từ số bã mía lau đó, thêm chút đường phèn là thành một món nước giải khát thơm ngon.
Món sâm bí đao cũng dễ nấu và có công dụng như một vị thuốc giải độc, lợi tiểu, trị ung nhọt, táo bón. Nguyên liệu bí đao khá nhiều, giá cũng rẻ. Chỉ cần nấu bí đao thành dạng sâm và dùng hằng ngày, rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, có một thứ quen thuộc, dễ kiếm ở hầu hết các chợ, siêu thị là cây nha đam. Nha đam đường phèn không chỉ là thức uống thanh nhiệt dành cho những ngày nắng nóng mà còn chữa được một số bệnh như cao huyết áp, béo phì, xơ gan…
Hoặc để nấu nước khổ qua rất đơn giản, cắt từng lát mỏng hoặc dùng nguyên trái để nấu. Nếu ngại đắng, có thể cho thêm đường phèn trong lúc nấu để dịu bớt vị đắng. Với nước khổ qua đường phèn, có thể uống lạnh hoặc cho thêm đá như một thức uống giải khát.
Riêng với nước khổ qua đắng, nên dùng nóng sẽ ngon hơn. Nước khổ qua chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa – những chứng khó chịu thường gặp trong mùa hè oi bức.
Tuy vậy, theo bác sĩ Hà Mi (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), dù các loại nước mát rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể nhưng cũng không nên quá lạm dụng, đặc biệt đối với người mắc bệnh huyết áp thấp hoặc một số bệnh mãn tính.
Do ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Dùng lâu một loại thuốc, kể cả thực phẩm, dù là bổ ích cũng có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Những người có bệnh huyết áp, tiểu đường, thận, bệnh lao phổi… hoặc phụ nữ đang có thai, nếu muốn dùng hằng ngày, liên tục, phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách tự nấu các loại nước mát giải nhiệt, mát gan mùa hè
Không chỉ là một thức uống thanh lọc, giải độc cơ thể trong những ngày hè, nước nha đam đường phèn còn giúp chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ gan, béo phì…
Thật đơn giản, bạn chỉ việc mua nha đam về, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt cắt nhỏ thành hạt lựu và rửa qua 2-3 lần với muối để sạch nhớt và giảm vị hăng.
Trong lúc chờ nha đam được làm sạch, bạn bắt một nồi nước và cho đường phèn vào nấu tan.
Khi nước sôi, thả những viên nha đam vào và nấu sôi lại. Tùy theo lượng đường cho vào nhiều hay ít mà bạn có thể dùng lạnh hoặc dùng chung với đá.
Bí đao từ lâu đã được dùng làm vị thuốc giải độc, lợi tiểu, trị ung nhọt, táo bón. Tuy nhiên, việc dùng nước ép bí đao lại trở nên khó khăn với nhiều người.
Để có thể dùng được loại nước bí đao ngon miệng, bạn có thể nấu bí đao thành nước sâm và dùng hàng ngày.
Bạn cần: 1 kg bí đao, 10 g thục địa thái nhuyễn (mua ở tiệm thuốc Bắc, có thể mua mỗi lần 50g và chia nhỏ nấu dần), 4 lít nước lọc, 2-3 lá dứa, một ít muối, 150 g đường phèn.
Bạn để bí đao nguyên trái, không gọt vỏ, nấu trong nồi nước cùng thục địa xắt nhuyễn và các nguyên liệu đã chuẩn bị.
Hầm nồi nước sâm với lửa nhỏ cho đến khi bí mềm nhừ. Đợi nước nguội, lọc lấy nước và bỏ lạnh uống dần.
Với khổ qua, bạn có thể cắt từng lát mỏng hoặc dùng nguyên trái để nấu đều tốt. Nếu có thể dùng đắng, bạn nên dùng.
Bằng không, có thể cho thêm đường phèn trong quá trình nấu để dịu bớt vị đắng. Với loại nước khổ qua đường phèn, bạn có thể uống lạnh hoặc cho thêm đá như một thức uống giải khát.
Riêng với nước khổ qua đắng, bạn nên dùng nóng sẽ ngon hơn. Nước khổ qua chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa, những khó chịu bạn thường gặp phải trong mùa hè oi bức.
Để có nước gạo lứt, bạn chỉ cần mua khoảng 100g gạo lứt. Với lượng gạo này, bạn có thể nấu cùng 2 lít nước.
Rất đơn giản, bạn chỉ việc vo sơ gạo qua một lần và đổ nước vào nấu đến khi gạo nhừ mềm. Muốn nước cho vị đậm đà hơn, bạn có thể thêm ít hạt muối.
Thức uống này dùng nóng sẽ ngon hơn. Hoặc không, bạn có thể cho thêm đường và uống như những loại nước mát trên.
Những loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ hoặc đậu đen đều có thể nấu nước uống như trà.
Để nước ngon hơn, trước khi nấu, bạn nên đem rang đậu cho chín (không quá vàng để tránh làm đậu biến chất). Sau đó, bạn có thể dùng đậu này ngâm trong bình thủy và dùng như nước trà, uống trong ngày.
Cách khác, bạn có thể cho đậu vào nồi nấu như món chè cùng với ít đường và uống cùng đá lạnh hoặc để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Hầu hết các loại đậu kể trên đều có tính hàn, giúp thanh nhiệt và tiêu độc rất tốt.
Cũng cùng công dụng thanh lọc, làm mát cơ thể, bông cúc được sử dụng nhiều trong mùa hè để giúp xua tan mệt mỏi do nắng nóng.
Bạn cần: 20g bông cúc sấy (mua ở tiệm thuốc Bắc), 200g nhãn nhục, 2 viên đường phèn, 3 lít nước.
Bạn cần ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra và vắt ráo. Riêng với nhãn nhục, bạn chỉ việc rửa sạch, không ngâm.
Bắc nồi nước nấu sôi với đường phèn cùng nhãn nhục. Khi thấy nước trong nồi đã chuyển sang màu vàng nâu và các thớ nhãn đã nở đều, bạn cho bông cúc vào nấu nhỏ lửa, khoảng 15 phút có thể tắt bếp.
Khi nước nguội, vớt bông cúc ra và lược trong nước lại. Dùng nước chung với nhãn nhục sẽ cho bạn một thức uống rất thơm ngon.
Để có được thức uống này, bạn dùng atiso tươi để nấu, khoảng 5 bông. Ngoài ra, bạn cần 1 bó lá nếp, 2 viên đường phèn và 3 lít nước.
Sau khi rửa sạch bông atiso, bạn đem bỏ cuống. Phần lá nếp nên làm sạch và cột gọn lại.
Cho nước vào nồi và hầm bông atiso khoảng nửa tiếng. Sau đó, đậy kín nồi nước lại và ủ như vậy trong khoảng 6 tiếng để bông mềm và ra hết chất ngọt.
Vì thời gian để bông atiso mềm rất lâu nên bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu. Nếu chọn nấu thông thường, ít nhất bạn sẽ phải mất 1 -2 tiếng. Việc này rất mất thời gian và hao tốn nhiên liệu.
Sau thời gian ủ, nước đã nguội, bạn bắt lên bếp nấu lại và cho đường phèn vào hòa tan.
Nước nguội bạn có thể cho vào từng chai nhỏ và để tủ lạnh hoặc dùng luôn với đá.
Phần bông atiso, bạn có thể ăn cùng sẽ rất thú vị.
Một cách rất thông dụng và tiện lợi là bạn hãy ra ngay chợ, mua những bó lá đủ loại: râu bắp, rong biển, lá dứa, mía lau, bọ mắm, cây mã đề, rễ tranh, cây lẻ bạn, … về nấu thành nước cùng ít đường phèn.
Tất cả những loại cỏ mọc dại này đều rất mát, có tác dụng giải độc và tiêu viêm rất tốt.
Ngoài ra, mùi thơm hấp dẫn cùng vị ngọt tự nhiên từ những loại cây này cũng tạo nên một hương vị rất hấp dẫn nhất là những lúc bạn đang rất khát.
Uống nước sâm nhiều có tốt không
Nước sâm là thức uống phổ biến tại TP HCM mỗi dịp nắng nóng. Chuyên gia khẳng định loại nước này tốt cho sức khỏe nhưng cần có nguyên tắc sử dụng.
Với thực đơn đa dạng, giá cả bình dân, nước sâm hay nước mát là thức giải khát được nhiều người dân TP HCM lựa chọn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
Công thức các loại nước sâm khá phong phú, đa dạng là sự kết hợp của các loại thảo quả khác nhau có tác dụng thanh nhiệt, chữa bệnh.
Nước sâm được nấu từ hỗn hợp các loại lá, rễ cây và một số loại thực vật có tính mát như mía lau, râu bắp, rễ tranh, nhãn nhục nâu… với đường phèn. Ảnh: Hoàng Nhi Tác dụng của nước sâm giải nhiệt
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 cho hay vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu bổ sung nước của cơ thể rất lớn.
Trong đó, nhiều người có xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quen thuộc theo kinh nghiệm dân gian với các vị như trà xanh, nụ hoặc lá vối, nhân trần, la hán, chó đẻ răng cưa, rau má, chè vằng, cỏ ngọt, râu ngô, cúc hoa, dứa dại, đậu đen sao cháy, khổ qua, bí đao…
Chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.
Đặc biệt, cam thảo thường được dùng để tạo vị ngọt, dễ uống và điều hòa, tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ nên cho vài ba lát.
Tránh mua loại bị ẩm mốc và đã để quá lâu, không còn hoạt chất có lợi, nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Hạn chế uống nước sâm sau những bữa ăn có nhiều thực phẩm tươi sống, lạnh, để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.
Massageishealthy (Tổng hợp)
Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại…
Thậm chí, chúng ta có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn. Đây chính là các loại nước sâm được sử dụng phổ biến trong miền Nam.
“Nhìn chung, các loại nước giải khát này đều không độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn – vị thuốc và đã được sử dụng trong đời sống từ rất lâu đời”, thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn khẳng định.
Theo dược học cổ truyền, tất cả các loại nước giải khát này đều có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể.
Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa…
Lưu ý khi sử dụng các loại nước mát
Thạc sĩ Toàn khẳng định dùng cây cỏ làm nước giải khát là một thói quen tốt và đáng khích lệ vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, rẻ tiền và dễ được cơ thể chấp nhận. Khi dùng người dân cần lưu ý:
Các Loại Nước Uống Giải Nhiệt Làm Mát Cơ Thể Trong Mùa Nắng Nóng
Nước dừa, nước sắn dây, nước mía, trà xanh, nước chanh… là các loại nước bạn nên uống vào mùa hè. Không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể mà những thức uống này còn là các loại nước mát đẹp da được nhiều người ưa thích. Vì thế, sử dụng thường xuyên các loại nước này sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe khoắn, tươi mát và mang đến một làn da đẹp.
Các loại nước uống giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, chúng ta thể dễ bực bội, cáu gắt. Chưa hết, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng sẽ làm cơ thể dễ bị mất nước và các chất điện giải, khiến cơ thể dễ ốm hơn. Vì vậy, ngoài việc uống nhiều nước lọc, bạn cần bổ sung thêm các loại nước uống làm mát cơ thể khác. Tuy nhiên, trời nóng uống gì cho mát là vấn đề không phải ai cũng giải đáp được. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số loại nước uống giải nhiệt cơ thể:
1. Nước dừa
Nước dừa là một thức uống lành tính, không độc, vị ngọt ấm, có tác dụng tăng cường trí lực. Đồng thời, loại nước này cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt. Do đó, nước dừa là một trong các loại nước mát đẹp da và giải nhiệt cơ thể được nhiều người lựa chọn.
Bạn chỉ cần mua một quả dừa, cho nước ra cốc rồi nạo chút cơm dừa non vào. Sau đó, thêm ít đường và đá lạnh là bạn đã có một thức uống giải khát vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
2. Nước chanh tươi
Uống một cốc nước chanh tươi vào những ngày nắng nóng cũng là cách bạn nên làm. Bởi từ lâu, loại quả này đã được biết đến với công dụng thanh nhiệt cực tốt. Chưa hết, trong thành phần của chanh còn chứa hàm lượng kali dồi dào. Đây là chất có khả năng kích thích sự hoạt động của não bộ, giúp hệ thần kinh hoạt động một cách bình thường. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp huyết áp của bạn được giữ ở mức ổn định, khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt, khả năng thanh lọc, đào thải độc tố cũng từ đó mà tăng lên.
Bên cạnh đó, chanh còn là loại quả dồi dào vitamin C, hydrat và các chất có tác dụng chống oxy hóa. Bởi vậy mà uống nước chanh đúng cách cũng sẽ giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn, làm cho bạn cảm thấy luôn đầy sinh lực.
3. Nước sắn dây
Nếu nhắc đến các loại nước uống làm mát cơ thể thì chúng ta không thể bỏ qua nước sắn dây. Đây là loại củ có tính bình, vị ngọt mát, được sử dụng để giải khát, chữa mụn nhọt, sốt lỵ…. Do đó, vào những ngày nắng nóng, bạn nên thường xuyên uống nước sắn dây. Chúng sẽ giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, trong thành phần của loại củ này còn chứa hoạt chất isoflavon. Đây là chất có khả năng làm giảm huyết áp, giúp tăng lưu lượng máu lên não. Vì vậy, nó cũng được dùng để đề phòng bệnh cao huyết áp.
Bạn có thể dùng nước sắn dây bằng cách mua những củ sắn dây tươi về, gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng khúc nhỏ. Sau đó, cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi uống. Để dễ dùng hơn, nên thêm ít đường vào. Nếu muốn tiện lợi hơn, có thể tìm đến những cơ sở uy tín để mua sắn dây dạng bột. Bạn chỉ cần dùng bột này đem hòa với cốc nước, thêm chút đường vào là có thể dùng rồi. Cứ uống một cốc nước này vào những ngày nắng nóng, cơ thể của bạn sẽ khỏe khoắn và tươi mát hơn.
4. Nước rau má
Nước rau má cũng là một trong các loại nước nên uống vào mùa hè. Bởi chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc vô cùng tốt. Rau má là một loại thảo dược có tính hàn, vị đắng dịu, trong thành phần của nó chứa nhiều vitamin K, B1, B2, B3, vitamin K. Đây đều là những chất rất tốt cho cơ thể. Chúng sẽ giúp bạn giảm được tình trạng căng thẳng, đào thải độc tố trong gan, thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm sinh tố rau má để uống hàng ngày. Sử dụng loại thức uống này thường xuyên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp tăng trí nhớ và thị lực.
5. Nước ép dưa chuột
Đây là một trong các loại nước ép làm mát cơ thể bạn nên dùng. Đặc biệt là trong những ngày oi bức. Bởi cũng giống như các loại thức uống giải nhiệt khác, nước ép dưa chuột cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng không những có tác dụng làm mát cơ thể mà còn là một trong các loại nước mát đẹp da mà chị em rất ưa thích.
6. Nước mía
Nếu còn chưa biết uống nước gì mát nhất cho những ngày hè thì nước mía chính là một trong những sự lựa chọn bạn không nên bỏ qua. Với vị ngọt thơm, dễ uống, nước mía được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Chúng có thể ngăn ngừa được cảm cúm, viêm họng, giúp giảm cân. Chưa hết, trong thành phần của nước mía còn chứa phenolic và flanovoid, có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể. Chính vì nước mía có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, do đó bạn nên uống nước thường xuyên, nhất là vào những ngày nắng nóng.
7. Nước ép cà chua
Trong những ngày thời tiết nắng nóng và oi bức thì nước ép cà chua cũng là một thức uống bạn nên dùng. Trong thành phần của loại quả này có chứa một hàm lượng lớn vitamin A, C và chất lycopene. Đây là những chất vô cùng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn là thức uống giải khát và cũng là một trong các loại nước mát đẹp da được nhiều chị em ưa thích.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ép cà chua lúc bụng đang đói. Vì nếu uống khi đói, lượng acid trong loại quả này có thể làm hại cho dạ dày của bạn.
8. Trà thảo dược
Trà bí đao, trà đào, trà hoa cúc… cũng là các loại nước uống giải nhiệt cơ thể rất tốt, nhất là trà xanh. Đây là một loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe chúng ta. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trà xanh còn được dùng để ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Có được những công dụng này bởi lẽ trong trà xanh chứa các chất chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp giải tỏa những cơn căng thẳng mệt mỏi, khiến cơ thể sảng khoái và thoải mái hơn. Đồng thời, nó còn có tác dụng đào thải độc tố, giúp làn da được tươi sáng hơn.
9. Nước râu ngô
Từ lâu, dân gian đã biết sử dụng râu ngô nấu nước uống để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Chưa hết, với đặc điểm là có vị ngọt, tính bình nên khi nấu nước uống hàng ngày cũng mang lại tác dụng giải nhiệt rất tốt. Để tăng hiệu quả của nó, có thể cho thêm mía, lá dứa vào để nấu cùng.
10. Nước ép dưa hấu
Quả dưa hấu chứa nhiều chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Các chấ này có chức năng duy trì sự hoạt động của tim và hệ thần kinh được diễn ra một cách bình thường. Đồng thời, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Do đó, đây cũng là một trong các loại nước nên uống vào mùa hè.
Cách làm nước ép dưa hấu cũng rất đơn giản, chỉ cần mua dưa hấu về, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn là có thể dùng rồi. Khi sử dụng, bạn cũng không nên vứt vỏ của nó đi. Vì theo Đông y, vỏ dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Do đó, bạn có thể cắt chúng thành từng miếng mỏng, đem đi phơi khô để nấu nước uống.
11. Nước nha đam
Không chỉ là một trong các loại nước uống giải nhiệt cơ thể cực tốt mà nước nha đam còn rất tốt cho da. Uống loại thức uống này thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn, tươi mới hơn mà làn da cũng trở nên căng mịn, ửng hồng. Ngoài ra, với đặc tính chống khuẩn, giảm đau, giúp làm lành vết thương nhanh chóng nên nó còn được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trị bệnh ngoài da.
Để làm nước nha đam, bạn hãy lấy một lượng vừa đủ lá nha đam đi rửa sạch, tách lớp vỏ bên ngoài và lấy phần thịt bên trong lá. Sau đó, đem phần thịt lá vừa thu được ngâm với nước muối loãng khoảng 1 – 2 giờ rồi vớt ra, để ráo. Cho nồi lên bếp, đổ một lượng nước vừa đủ vào và đun sôi. Khi nước đã sôi, cho thêm chút đường phèn vào rồi khuấy đều lên cho tan hết. Phần thịt nha đam đem cắt nhỏ thành hình hạt lựu, đổ tất cả vào nồi nước đang sôi. Đun thêm khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp. Cho nước nha đam vừa thu được ra cốc là có thể thưởng thức rồi.
12. Nước đỗ đen
Theo y học cổ truyền, đỗ đen và nhiều loại đậu khác như đỗ xanh, đỗ đỏ … đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da. Ngoài ra, nếu dùng đúng cách đỗ đen có thể chữa được nhiều chứng bệnh khác nữa như lở loét, làm sáng mắt, chữa mụn nhọt, sốt, cảm nắng, say nắng. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt thì tình trạng cảm nắng, say nắng rất dễ xảy ra. Khi không may gặp phải tình trạng này, nếu còn chưa biết say nắng nên uống nước gì thì thức uống này là một lựa chọn tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải áp dụng các cách khác để tránh nóng cho bản thân. Có thể sử dụng điều hòa và quạt để làm mát nhà ở, ra đường cần phải đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng… Nó sẽ hạn chế được nguy cơ các tia cực tím từ mặt trời làm hại da.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu 5 Loại Nước Sâm Đông Y Thơm Mát, Giải Nhiệt Cơ Thể, Làm Đẹp Da ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!