Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Đúng Cách – 3 Sơn # Top 14 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Đúng Cách – 3 Sơn # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Đúng Cách – 3 Sơn được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Mọi người mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm đều muốn chế biến bữa ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nấu được món cháo như ý thì chắc ít mẹ biết.

Những cách nấu cháo mà mẹ cứ cho là đúng

Các mẹ luôn cố gắng chế biến để có món chào ngon nhất cho con mình

Các mẹ thường tìm kiếm những “bí kíp” từ dân gian, trên mạng để chế biến những món cháo giúp con ăn ngon hơn và phát triển đẩy đủ. Riêng một vài mẹ còn biến tấu sáng tạo ra những công thức nấu cháo cho riêng mình.

Tuy nhiên những “bí kíp” đó, không phải lúc nào cũng đúng. Đơn cử như cho thêm ngũ cốc vào cháo, các mẹ cứ nghĩ rằng muốn nồi cháo cho con giàu dĩnh dưỡng thì cần cho thêm ngũ cốc. Nhưng đây là sai lầm bởi ngũ cốc không hề phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé dù ngũ có giàu chất dinh dưỡng

Tuy rau xanh, củ, quả rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì điều đó nên các mẹ có suy nghĩ rằng bé ăn nhiều là tốt. Ví như khoai tây rất giàu carbohydrate, rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa hay cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.

Ngoài ra nhiều trường hợp khác như: nấu một nồi cháo to cho trẻ ăn cả ngày, không cho dầu ăn vào cháo,cho trẻ ăn quá nhiều đạm,…

Cách chế biến sao cho hợp lý?

Nguyên liệu tươi ngon chế biến đúng cách sẽ cho trẻ có được món cháo như ý

Mẹ cần biết cách chế biến những thực phẩm, rau củ tươi sống một cách phù hợp nhằm giảm thiểu sự hao hụt chất dinh dưỡng và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe của bé.

Đối với trái cây, không nên gọt quá sâu vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Còn rau củ không nên ngâm lâu trong nước vì các vitamin B, C và một số khoáng chất sẽ bị hòa tan mà chỉ nên rửa dưới vòi nước chảy.

Bạn nên chọn cách chế biến món ăn cho bé  bằng cách hấp thức ăn thì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng do đun ở nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước. Nhằm hạn chế mất chất thì bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi chế biến và nhiệt độ khi đun.

Đối với thực phẩm tươi sống cần phải được chế biến ngay, ăn luôn sau khi chế biến. Với thức ăn nấu chín bạn không nên để quá 4 giờ trong nhiệt độ phòng, riêng thức ăn qua đêm thì bạn buộc phải đun sôi lại. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến bạn cần sử dụng nước sạch, lau rửa dụng cụ nấu ăn và rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn cho bé.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm là từ loãng đến đặc, từ mềm đến thô, từ ít đến nhiều, nghĩa là tập dần cho bé làm quen với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, bắt đầu từ lượng nhỏ rồi tăng dần lên. Để bé không bị ngán và thiếu các vi chất dinh dưỡng, mẹ cần thay đổi thường xuyên thực đơn trong từng bữa ăn.

Cách Nấu Bột Cho Trẻ 3

Đâu là thời điểm thích hợp để bé ăn bột?

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định thời điểm tốt nhất để trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trong 6 tháng đầu đời thì trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn để xây dựng nền tảng vững chắc cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé. Thời điểm từ 6 tháng, 2 bộ máy này mới cứng cáp để quả trình ăn dặm của bé được hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên để bé ăn dặm quá muộn. Từ tháng thứ 7 – thứ 8 trở đi, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn dặm vì đã phụ thuộc quá nhiều vào việc bú sữa mẹ. Trẻ đã quá quen thuộc với hương vị của sữa mẹ và khó chấp nhận những thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác nhau.

Để xác định trẻ 3-4 tháng có ăn dặm được không, mẹ có thể cân nhắc một số biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như:

Trẻ cứng cổ, giữ đầu thẳng và ổn định.

Bé đã ngồi vững hoặc ngồi được khi có sự hỗ trợ.

Trẻ tập trung và bị thu hút khi thấy người lớn ăn.

Ngay sau khi bú sữa, trẻ vẫn đói.

Trẻ luôn tóp tép miệng, đánh lưỡi qua 2 bên.

Hướng dẫn cách cho trẻ 3 – 4 tháng ăn bột

3 – 4 tháng tuổi ăn bột vẫn còn khá sớm nên nếu mẹ quyết định cho bé làm quen với quá trình này thì nên tuân thủ nguyên tắc sau:

Để trẻ ăn từ loãng đến đặc sẽ giúp trẻ không bị nghẹn

Trẻ 3 – 4 tháng ăn bao nhiêu bột? Trong thời gian đầu, mẹ nên cho trẻ ăn mỗi bữa một muỗng bột lỏng.

Trẻ 3 – 4 tháng ngày ăn mấy bữa bột? Đừng ép trẻ ăn quá nhiều, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày.

Ăn từ bột ngọt sang bột mặn để trẻ có thời gian thích nghi với sự thay đổi. Những loại bột có vị ngọt sẽ giống với hương vị của sữa mẹ.

Sau một thời gian, mẹ có thể thay đổi cho bé ăn thêm bột mặn với các loại thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, tôm… để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất.

Cách chọn bột ăn dặm cho trẻ 3 – 4 tháng

Bột ăn dặm tốt bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất bao gồm các loại vitamin A, B, K, chất khoáng như:canxi, phốt pho, magiê… và cả acid amin thiết yếu. Đặc biệt là Lysine – acid amin kích thích bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Đồng thời, hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi cơ thể bé không thể tự tổng hợp.

Để bé dễ thích ứng, không bị bỡ ngỡ với thức ăn mới. Khi chọn bột ăn dặm cho bé 3 – tháng, mẹ nên bắt đầu với loại có mùi vị tương đối giống sữa mẹ. Bột ăn dặm cho bé từ 3 – 4 tháng tuổi có mùi vị phong phú sẽ giúp bé nhận biết mùi vị thực phẩm hơn, bé cũng hào hứng và ăn ngon miệng hơn.

Mẹ nên chọn nguyên liệu tự nhiên, an toàn. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên dễ bị tổn thương bởi thức ăn có thành phần hóa học như dư lượng thuốc trừ sâu trong rau củ, chất bảo quản trong sản phẩm…

Cách nấu bột cho trẻ 3 – 4 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Cách nấu bột cho trẻ 3 – 4 tháng kết hợp sữa và bí đỏ

Cách làm bột ăn dặm cho bé 3-4 tháng tuổi với sữa và bí đỏ:

Gọt vỏ, rửa sạch và cắt bí đỏ. Đem bí đỏ luộc chín, sau đó xay nhuyễn.

Cho 200 ml nước cùng 20 gram bột gạo vào nồi khuấy đều, đun trên lửa nhỏ. Sau đó, cho phần bí đỏ đã xay nhuyễn vào và đun sôi hỗn hợp.

Thêm 1 thìa dầu ăn sau khi tắt bếp.

Cuối cùng, khi chảo bớt nóng, cho thêm 4 thìa sữa bột vào khuấy đều.

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 3 – 4 tháng với thịt gà

Cách làm bột ăn dặm cho trẻ 3-4 tháng tuổi với thịt gà:

Thịt gà sau khi làm sạch thì băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.

Rau cải rửa sạch, thái nhỏ.

Cho khoảng 200ml nước vào nồi đun sôi. Sau đó, cho rau cải đã thái nhỏ vào luộc trong 2 phút.

Tiếp tục vớt rau cải ra, sau đó cho vào máy xay xay nhỏ.

Đợi nước luộc rau nguội bớt, cho bột gạo vào nấu 2 – 3 phút. Sau đó, tiếp tục cho thịt gà đã băm nhuyễn vào nấu thêm khoảng 7 – 10 phút cho hỗn hợp chín hoàn toàn.

Khi thấy bột và thịt gà đã chín, đổ thêm rau cải đã xay nhuyễn, nấu khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Cho thêm 1 muỗng dầu ăn vào hỗn hợp với bột, sau đó để nguội rồi cho bé ăn.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé 3 – 4 tháng tuổi với khoai lang

Cách nấu bột ăn dặm cho bé 3-4 tháng với khoai lang:

Cách nấu bột thịt bò cho bé 3 – 4 tháng tuổi

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 3-4 tháng tuổi với thịt bò:

Lá mồng tơi luộc (hấp) chín sau đó tán hoặc xay nhuyễn.

Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Trộn thịt bò với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu không bị vón cục. Nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp, đem xay nhuyễn.

Cho bột vào hỗn hợp thịt bò, mồng tơi vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, để nguội bớt thì cho bé ăn.

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Trẻ Đúng Cách, Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc các bà mẹ cần biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ như thế nào đúng cách là vô cùng cần thiết. Cháo dinh dưỡng là một trong những món ăn gần gũi nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ.

Các món cháo dinh dưỡng đảm bảo an toàn vệ sinh, đầy đủ dưỡng chất và có vị thơm ngon sẽ góp phần lớn trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, làm sao để có một nồi cháo dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thì vẫn còn là điều băn khoăn có rất nhiều các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ trẻ.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ không hề khó tuy nhiên ta cần phải cẩn thận ngay từ khi chọn thực phẩm để nấu cháo cho bé.

Hướng dẫn cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

Thực đơn cho món cháo dinh dưỡng vô cùng đa dạng và phong phú tuy nhiên yếu tố căn bản cốt lõi nhất để có một nồi cháo ngon nằm ở gạo, nước, thời gian nấu.

Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý một yếu tố quan trọng khi chọn thực phẩm phải dựa trên nguyên tắc thực phẩm tươi – sạch – đủ chất dinh dưỡng. Vậy chúng ta nên chọn gạo và thực phẩm như thế nào?

Gạo được lựa chọn để nấu cháo phải là loại gạo ngon, ta không nên lựa chọn các loại gạo dễ bị đổ nhựa làm mất đi độ sánh của cháo. Là một trong các thành phần cốt lõi để nấu cháo dinh dưỡng chúng ta nên chọn mua loại gạo nào có màu trắng sữa, hạt gạo to, dài, căng tròn.

Loại gạo tốt nhất dùng để nấu cháo dinh dưỡng là loại gạo mà vẫn còn vỏ cám ở bên ngoài. Bên cạnh đó chúng ta có thể chọn một số loại gạo dẻo thơm hoặc thêm một chút ít gạo nếp khi nấu cháo sẽ tạo nên độ sánh thơm ngon hơn.

Để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ thì ta không thể thiếu các loại rau củ quả. Chính vì vậy việc lựa chọn các loại rau củ cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta cần chọn các loại rau còn tươi xanh, tránh các loại rau bị dập nát, héo úa, thân lá có hiện tượng nũn hay có mùi lạ.

Đối với các loại củ thì chúng ta chọn các loại củ còn lành lặn, không bị trầy xước hoặc có vết gì đó lạ thường. Nên chọn những loại củ quả vừa và nhỏ không nên chọn loại quả to quá, có vết nứt dọc theo thân.

Đặc biệt có chúng ta nên lưu ý không nên chọn mua rau củ quả đã được chế biến sẵn và nên chọn các loại rau củ quả đúng mùa vụ.

Ngoài ra chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý khi chọn những thực phẩm chứa protein như cá, thịt, tôm,… để tạo nên món cháo dinh dưỡng thơm ngon bổ dưỡng.

Khi chọn thịt cần lựa chọn miếng thịt có màu hồng, khô, mịn, thớ thịt săn, da mỏng, ít mỡ. Đối với trẻ hệ tiêu hóa còn non nớt vì vậy chúng ta cần chọn loại thịt ít gây ra dị ứng cho trẻ nhất, ta nên ưu tiên thịt lợn đầu tiên rồi đến thịt gà và thịt bò.

Bên cạnh đó khi lựa chọn tôm, cá hay cua chúng ta nên chọn các con vẫn còn tươi sống và cũng không nên chọn các con có khối lượng quá to, nên chọn loại vừa phải ví dụ như cá thì nên chọn con có khối lượng nhỏ hơn 1,4 kg.

Một số lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

Khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé các mẹ cần lưu ý ngay từ khi chọn thực phẩm kết hợp, chúng ta cần xem có những thực phẩm nào nằm trong danh sách kỵ nhau khi ăn cùng một lúc sẽ sinh ra độc tố.

Chúng ta chỉ sử dụng một loại đạm động vật trong một bữa ăn cho trẻ, không kết hợp tôm, cá, cua, thịt…. lẫn lộn trong một lần nấu rất dễ gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc ở trẻ.

Đối với các loại rau củ quả chúng ta cũng chỉ nên lựa chọn một loại rau củ quả kết hợp với một loại đạm khi nấu một món cháo dinh dưỡng cho trẻ. Bởi vì khi kết hợp nhiều loại rau củ không những sẽ làm mất đi vị riêng của từng loại khiến cho món cháo mất đi độ hấp dẫn mà còn có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần vệ sinh sạch sẽ nếu có thể thì luộc qua nước sôi các dụng cụ như máy xay sinh tố, xoong, nồi, thìa, bát… để khử sạch vi khuẩn. Tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến các bệnh như chân tay miệng, bệnh tiêu chảy,…

Ngoài ra để giúp trẻ không bị chán ăn hay có cảm giác sợ sệt mỗi khi đến giờ ăn vì chỉ có một món thì các mẹ cũng nên nghiên cứu và thay đổi thực đơn thường xuyên cho trẻ sao cho đa dạng và phong phú.

Một điều đáng chú ý nữa là khi cho các bé ăn, các mẹ cần phải để ý xem bé thích ăn món gì có bị dị ứng với món gì không để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp với bé.

Công thức nấu cháo dinh dưỡng ngon nhất

*Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đầu tiên các bạn cần vo sạch gạo dùng để nấu cháo, lưu ý khi vo gạo không chà xát quá kĩ, nên vo nhẹ tay để loại bỏ lớp bụi bẩn bên ngoài mà không làm mất đi vitamin B1 có ở trong gạo.

Bước 2: Làm sạch các thực phẩm rau củ quả, thịt, cá, tôm… sau đó ướp với một chút gia vị bột tiêu, dầu hành để khử mùi tanh ở cá, tôm.

Bước 3: Dùng nồi hấp cách thủy để làm chín từng loại nguyên liệu trên rồi để nguội sau đó sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn từng loại thực phẩm.

Bước 4: Đặt một nồi nước sạch lên bếp nấu cho đến khi nước trong nồi sôi già rồi cho phần gạo đã được vo sạch vào. Ninh cho gạo đến khi nhừ, khuấy đều tay để tránh cháo bị dính vào nồi cho đến khi nước sôi lại. Tiếp tục đậy kín nắp để nồi nước sủi ninh cháo từ 7-10 phút. (Các bạn có thể sử dụng nước hầm xương để nấu cháo sẽ giúp cho món cháo thêm thơm ngọt hơn)

Bước 5: Sau đó bạn cho một lượng thực phẩm chất đạm vừa đủ đã được chuẩn bị trước vào nồi, khuấy đều đến khi cháo sủi lại thì cho rau củ quả đã được xay vào, thêm gia vị cho vừa với khẩu vị của bé. Lưu ý sau khi cho rau củ vào không nên đun quá lâu sẽ làm cháo bị nồng.

Bước 6: Cuối cùng, tắt bếp lửa thêm một chút dầu ăn vào cháo sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ các dưỡng chất có trong thực phẩm hơn.

Cháo dinh dưỡng ngon nhất là được sử dụng ngay sau khi nấu xong vừa nóng hổi mà các chất dinh dưỡng không bị mất. Tuy nhiên nếu như chúng ta không thể sử dụng ngay sau khi nấu xong thì có thể lựa chọn một vài cách bảo quản sau để giữ cho cháo vừa ngon mà các chất dinh dưỡng được đảm bảo nhiều nhất.

Ở nhiệt độ thường, các mẹ cần hâm lại cháo cho nóng sau 2 tiếng. Nếu quá 2 tiếng thì ta cần cho cháo ra hộp hoặc bát thủy tinh đậy kín cất trữ vào ngăn mát tủ lạnh.

Mặc dù đã được bảo quản trong tủ lạnh nhưng các mẹ cũng nên lưu ý không để quá 24h vì lúc đó các vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập làm mất đi các chất dinh dưỡng và có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

*Bé mấy tháng có thể ăn cháo dinh dưỡng

Theo như nghiên cứu trẻ bắt đầu thời kì ăn dặm khi được 6 tháng, tuy nhiên lúc này mới chỉ là giai đoạn trẻ cần chuyển dần từ sữa sang ăn bột. Phải đến khi trẻ mọc răng hoặc sau thời gian ăn bột từ 3-5 tháng thì mới có thể chuyển sang tập ăn cháo.

Cháo dinh dưỡng là một món ăn được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Thời điểm thích hợp nhất để trẻ sử dụng món cháo dinh dưỡng là từ khi bé được khoảng 9 tháng tuổi trở lên.

Tuy nhiên khi trẻ được hơn 1 tuổi thì các mẹ không nên lựa chọn cháo dinh dưỡng là món ăn hàng ngày cho trẻ vì sẽ khiến cho trẻ không biết nhai hay nhai chậm. Và khi sử dụng đồ ăn xay nhuyễn quá thường xuyên trong giai đoạn hơn 1 tuổi này sẽ làm mất khả năng tiết dịch vị ở trẻ không tạo được cảm giác thèm ăn gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.

Cách Nấu Cháo Cá Thu Với Rau Xanh Cho Trẻ Từ 1 Đến 3 Tuổi

Trong nhiều món cháo cá cho bé ăn dặm thì cháo cá thu được các mẹ chọn nhiều nhất. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ cá thu cũng không hề khó.

Cháo cá thu nghe có vẻ lạ nhưng lại rất dễ nấu, cách nấu lại vô cùng đơn giản và dễ làm . Cháo cá thu nấu với rau xanh là một trong những món khá dễ ăn và cũng hay được các mẹ nấu cho bé .

Cá thu có tác dụng gì ? Cá thu có nhiều dinh dưỡng?

Theo y học phương Đông, Cá thu có tính bình, không có độc, rất tốt cho tim mạch, tốt cho gan, tỳ và thận.

Cá thu có nhiều tác dụng đối với phụ nữ , theo một nghiên cứu trên 300 phụ nữ ở châu Âu thực hiện đã cho thấy rằng nếu phụ nữ ăn cá thu đều đặn thì sẽ thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn trong mỗi kỳ kinh nguyệt.

Dầu omega-3 trong cá thu giúp hoạt đọng của mạch máu tốt hơn, giúp trẻ phát triển trí não tót hơn, thông minh hơn sau này.

Để nói đến 4 thứ cá ngon và nổi tiếng ngoài biển, các cụ có câu “chim, thu, nhụ, đé” – ám chỉ cá chim, cá thu,… là những loài cá lành và bổ dưỡng. Chính vì thế cá thu nói riêng và cá nói chung rất cần thiết cho cuộc sống con người, đặc biệt cho những ai có bệnh về tim mạch như: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, người có mỡ máu cao….

Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy cá thu còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… các chất này rất quan trọng đối với sự sống con người. Vitamin trong cá thu (các cá khác nói chung cũng vậy ) cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B12, B2 và vitamin PP.

Cách nấu cháo cá thu với rau xanh cho bé

Theo những thông tin đã nêu ở trên, cá thu rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ. Vậy cách chế biến cá thu thành món cháo cá cho trẻ như thế nào? cần những nguyên liệu gì để làm?

Trẻ nhỏ trên 7 tháng tuổi là có thể ăn được cá và các loại hải sản khác (như lươn, cua, tôm). Tuy vậy, mẹ của bé nên cho bé ăn cá đồng cá nước ngọt trước rồi mới cho ăn thêm cá biển (cá thu là cá biển). Trong cuộc sống các mẹ thường đợi đến khi con mình ngoài 1 tuổi mới bắt đầu tập cho bé ăn cháo với cá biển.

Nguyên liệu cần để nấu cháo cá thu với rau xanh

Cách nấu cháo cá thu với rau xanh

Bước 1: Sơ chế cá thu

Bạn làm sạch cá thu sau đó cắt miếng mỏng, ướp với nước mắm và đầu hành.

Bước 2: Xào cá thu

Cho cá vào xào cho thơm trong chảo với dầu ăn, trong quá trình đó bạn đánh cá cho thật vụn.

Bước 3: Ninh cháo

Ninh nhừ gạo tẻ và gạo nếp thành cháo, cho luôn cả cà rốt vào ninh nhừ

Cho cá đã xào vào nồi cháo sau khi cháo chín, đun 1 lúc cho chín cá, ngoáy đều, gần xong thì cho rau mùi (đã băm nhỏ) vào (nếu là người lớn ăn thì rau mùi cho lúc ra bát cũng được, tuy nhiên do là trẻ con nên bạn làm chín cho lành)

Như vậy thật đơn giản để có được món cháo cá thu cho bé yêu của bạn. Qua đây bạn cũng biết được nên nấu cháo cá thu với rau gì thì ngon? Nếu bạn muốn kết hợp với các loại rau xanh khác khi nấu cháo cho bé cũng đều được, ví dụ cháo cá thu nấu với rau muống, cháo cá thu với khoai tây,… các loại rau củ quả khi nấu cháo cho bé bạn nên ninh nhừ , rau thì có thể xay nhuyễn. Một số loại rau khác có thể kết hợp nấu cháo cá thu như: rau mùi, rau thì là, củ cà rốt, đậu đỗ xanh cũng được….

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Cho Trẻ Đúng Cách – 3 Sơn trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!