Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Cháo Lươn Rau Mồng Tơi Bí Đỏ Không Bị Nhớt Dễ Cho Bé Ăn Dặm # Top 16 Xem Nhiều | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Cháo Lươn Rau Mồng Tơi Bí Đỏ Không Bị Nhớt Dễ Cho Bé Ăn Dặm # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Lươn Rau Mồng Tơi Bí Đỏ Không Bị Nhớt Dễ Cho Bé Ăn Dặm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thịt lươn rất bổ dưỡng nên được nhiều người lựa chọn để chế biến các món ăn trong nhà hàng cũng như trong các bữa ăn gia đình hàng ngày. Lươn ngon được nhiều người chọn mua là lươn đồng, bạn có thể mua lươn ở bất kì thời điểm nào trong năm nhưng mùa lươn thường từ tháng 5-6 âm lịch, khi nước lên có nhiều phù sa nên thịt lươn béo tốt và rất bùi. Để chọn mua được lươn ngon, các bà nội trợ nên tìm đến các chợ đầu mối, chợ quê để đảm bảo chất lượng, tránh mua ở các chợ cóc bởi dễ mua phải lươn nhiễm sán, lươn bệnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo mồng tơi bí đỏ Cách chế biến món cháo lươn rau mồng tơi bí đỏ

Lươn mua về làm sạch, luộc chín và lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt, băm nhuyễn và trộn với gia vị.

Mùng tơi nhặt sạch, băm nhỏ và trần sơ qua với nước sôi để bớt nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.

Bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10, có thể nấu loãng một chút nếu trẻ trong thời gian ăn dặm.

Xào qua thịt lươn với chút gia vị.

Cháo sôi thì đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mùng tơi vào trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun tiếp trong 5-10 phút là có thể dùng được.

Nếu muốn ăn cả phần rau bạn có thể chỉ cần băm nhuyễn rau mùng tơi rồi trần qua nước sôi mà không cần xay rồi chắt nước cốt.

+ Thông tin thêm về giá trị dinh dưỡng của thịt Lươn

Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn: Từ dân gian xưa, ông cha ta đã coi thịt lươn là một thực phẩm bổ dưỡng dùng để tẩm bổ cho người bệnh và là một loại thịt tương đối đắt đỏ. Đến nay, khoa học đã chứng minh trong thịt lươn có chứa rất nhiều các loại dưỡng chất có lợi cho cơ thể con người với hàm lượng vitamin A, B1,2,6 cao hơn gấp 2-3 lần so với các loại thịt, cá thông thường khác. Cùng với đó là các khoáng chất có trong thịt lươn như sắt, kẽm, canxi,… góp phần bổ sung dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể, rất tốt cho trẻ em đang trong thời kì phát triển hay người già mắc các vấn đề về xương khớp. – ( Trích : giá trị dinh dưỡng thịt lươn – Báo gia đình.vn )

Lưu thông khí huyết : Thịt lươn được xem là một trong những loại thực phẩm có tính mát do đó có tác dụng điều hòa thân nhiệt, lưu thông khí huyết, bổ máu, đào thải các chất độc ra ngoài đem lại một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

Hỗ trợ tiêu hóa : Trong Đông y thường dùng chiết xuất từ da hay xương sống của lươn để bào chế thành thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Hoặc bằng cách sử dụng các món ăn chế biến từ thịt lươn cũng giúp cải thiện đường tiêu hóa, chữa các bệnh như táo bón, kiết lị, tiêu chảy,… Lươn được xem là “thần dược” trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột vô cùng hiệu quả.

Tăng cường dương khí cho phái mạnh : Món ăn được sử dụng rất nhiều cho phái mạnh để tăng cường khí huyết, bổ thận, tráng dương đó chính là thịt lươn hầm chung với hạt sen, hà thủ ô và nấm linh chi. Những người bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể có phần suy giảm sinh lực, giảm ham muốn tình dục,…. thì thịt lươn chính là một loại thực phẩm có công dụng hữu hiệu trong việc “cứu cánh” cho đàn ông.

Điều trị bệnh trĩ : Ít có loại thực phẩm nào có mà có tác động trực tiếp đến việc chữa khỏi bệnh trĩ mà không cần dùng thêm các loại thuốc hay can thiệp của phẫu thuật. Nhưng thịt lươn nước ngọt lại có công dụng thần kì này, chỉ cần nấu thịt lươn hàng ngày hầm trong nồi đất sẽ giúp cầm máu và điều trị tình trạng trĩ nội, ngoại hay thậm chí sa búi trĩ.

Giảm suy nhược, tăng cường thể lực : Những người mới ốm dậy, người thể lực yếu việc bồi bổ bằng cháo lươn hay lươn hầm thuốc bắc cũng là một món ăn giúp tăng cường sức đề kháng và thể lực hiệu quả.

Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú : Lươn có tính hàn do đó phụ nữ đang mang thai thường nhạy cảm không nên sử dụng thịt lươn dễ gây biến chứng tới thai nhi.

+ Giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi

Để sơ chế lươn không bị tanh và an toàn, các bà nội trợ cần nắm rõ những nguyên tắc khi làm thịt lươn như sau (bạn nên mua tươi sống và tự làm thịt tại nhà, tránh mua lươn làm sẵn bởi không nắm rõ được nguồn gốc cũng như người bán sơ chế không sạch dễ gây ngộ độc. Bạn nên tuân thủ một số phương pháp làm sạch lươn mà chúng tôi giới thiệu sau đây để giúp làm lươn không bị tanh mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng cho bé ăn ngon miệng

Khi mua lươn sống về các bạn dùng vật cứng rồi đập dập đầu cho lươn chết. Lưu ý là đập đầu ngang, tránh đập nhiều lần sẽ làm cơ thể lươn bị co rút dẫn đến thịt bị dai.

Để làm sạch nhớt trên da, bạn dùng tro bếp, nước chanh hoặc nước vo gạo rồi ngâm lươn vào chừng 2-3 phút rồi tuốt nhiều lần đến khi da sạch rồi rửa lại bằng nước ấm.

Không sử dụng dấm hay rượu để rửa bởi sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng cũng như làm trầy lớp da của lươn.

Trong quá trình làm thịt, mổ bụng thì không nên dùng dao kim loại bởi theo dân gian, khi thịt lươn tiếp xúc với kim loại sẽ làm thịt bị tanh và rất hôi. Do đó kinh nghiệm làm thịt lươn đó là dùng thanh tre hoặc nứa vuốt nhọn một đầu và rạch bụng để làm sạch nội tạng.

Sau khi làm sạch nội tạng thì dùng muối xát xung quanh một lần nữa cho sạch máu và rửa lại bằng nước ấm. Không dùng nước lạnh trong tất cả quá trình sơ chế lươn sẽ khiến thịt bị tanh.

Một lưu ý nhỏ trong quá trình chế biến món ăn, không nên dùng nước mắm, gừng và riềng sẽ làm mất mùi và không hợp với thịt lươn.

Da lươn có tính độc và không hợp với cơ địa một số người đặc biệt là trẻ em. Do đó khi chế biến các món cho bé, các bà nội trợ nên loại bỏ da bằng cách dội nước sôi vào lươn và tuốt nhẹ là được, riêng tiết lươn rất bổ nên hãy giữ lại để nấu cháo hoặc chế biến các món hầm cũng rất ngon.

Cách Nấu Cháo Tôm Với Rau, Bí Đỏ, Khoai Hoặc Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm

Cháo tôm nói chung và cháo tôm với rau ngót, rau mồng tơi hay là cháo tôm với khoai, với bí đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng, bởi vậy món ăn này được nhiều mẹ ưu ái thêm vào thực đơn ăn dặm của các bé. Đặc biệt, cháo tôm sẽ hoàn hảo hơn nếu các mẹ biết cách kết hợp nó với những loại rau củ thích hợp. Trong bài viết này, UNIE sẽ giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi: nấu cháo tôm với rau gì cho bé ăn dặm ???

Giới thiệu chung về cháo tôm

Tôm là loại thực phẩm không kén nguyên liệu nấu, có thể kết hợp với nhiều loại rau củ như: rau ngót, rau dền, bí xanh, bí đỏ,… Hơn nữa, tôm đem đến nhiều loại dưỡng chất kích thích sự phát triển toàn diện của bé như: protein, canxi, sắt, vitamin B12, omega 3,…

6 tháng tuổi – thời kì bắt đầu ăn dặm của trẻ, các mẹ đã có thể dùng tôm để làm giàu thực đơn ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, khi ấy hệ tiêu hóa các bé còn non nớt, lại vừa làm quen với thực phẩm tươi bởi vậy các mẹ cần căn chỉnh một lượng tôm vừa phải. Nhìn chung, thịt tôm ngọt thơm chính bởi vậy cháo tôm xay là món khoái khẩu của rất nhiều trẻ nhỏ.

Cháo tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm??

Cháo tôm bí đỏ thích hợp cho bé ăn dặm từ 9 tháng tuổi trở lên. Sự kết hợp hài hòa vị ngọt của tôm và vị ngọt của bí đỏ đem đến cảm giác ngon miệng cho bé. Đặc biệt, cháo tôm bí đỏ còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích sự phát triển của não bộ.

Nguyên liệu: 200gr bí đỏ, 200gr tôm tươi, 50gr gạo nếp, 50gr gạo tẻ, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để cháo mềm hơn, bé dễ ăn hơn các mẹ nên kết hợp gạo nếp và gạo tẻ. Sau khi trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, các mẹ đem ngâm với nước khoảng 1 tiếng rồi vo sạch.

Đối với bí đỏ, bí đỏ các mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ. Về phần tôm, các mẹ chỉ lấy phần nõn đem luộc qua nước sôi cùng một ít hạt nêm. Sau đó đem nõn tôm đã luộc sơ đổ vào máy xay và xay nhuyễn.

Các mẹ đem gạo và bí đỏ ninh nhừ với một lượng nước vừa phải. Sau khi thấy hạt gạo bung nở, bí đỏ đã nhừ, các mẹ thêm tôm xay nhuyễn vào nồi và khuấy đều tay. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Đối với các bé còn quá nhỏ, sau khi tắt bếp, các mẹ nên lọc cháo qua rây để cháo mịn hơn, các bé dễ ăn hơn, thêm một chút dầu ăn để tăng độ ngậy cho cháo.

Trong khoai mỡ chứa hàm lượng Mangan giúp chuyển hóa Carbohydrates trong thức ăn. Việc kết hợp khoai mỡ trong thực đơn ăn dặm của trẻ góp phần điều tiết quá trình sản xuất năng lượng của bé. Hơn nữa, khoai mỡ rất tốt cho hệ tim mạch.

Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 50gr khoai mỡ, 1 củ hành tím, 1 phần gạo vừa ăn, 1 phần nước hầm xương, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)

Cách nấu cháo tôm khoai mỡ cho bé ăn dặm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, các mẹ cần gọt sạch vỏ khoai mỡ và rửa sạch cùng nước muối. Sau đó, đem khoai mỡ cắt nhỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn.

Đối với tôm, các mẹ bóc sạch vỏ, chỉ lấy phần nõn tôm. Tiếp đến, băm nhỏ tôm rồi xào cùng hành tím.

Bước 2: Nấu cháo tôm khoai mỡ

Khi cảm thấy tôm đã chín sơ, các mẹ đổ nước hầm xương vào, đun sôi rồi cho thêm gạo. Các mẹ đun nhỏ lửa cho đến khi gạo đã nhừ thành cháo thì thêm khoai mỡ vào nồi, nêm nếm gia vị và khuấy đều tay.

Mồng tơi là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi trong chúng chứa chất nhầy pectin. Trong rau mồng tơi chứa các loại vitamin A, C cùng khoáng chất sắt góp phần sản sinh các tế bào hồng cầu. Việc kết hợp mồng tơi với cháo tôm đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu: gạo, tôm tươi, rau mồng tơi, hành lá, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)

Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đối với tôm, các mẹ rửa sạch, bóc vỏ, bỏ gân đen. Đem tôm băm nhỏ cùng hành lá và cho thêm một chút xíu hạt nêm. Đối với mồng tơi, các mẹ cũng rửa sạch và băm nhỏ.

Bước 2: Nấu cháo tôm rau mồng tơi

Tiếp đến các mẹ tiến hành nấu cháo trắng. Khi thấy cháo đã nhừ thì cho tôm băm và mồng tơi vào khuấy đều. Các mẹ nhớ khuấy liên tục để cháo không bị khê và nêm nếm sao cho vừa miệng. Trước khi tắt bếp các mẹ cho thêm một muỗng canh dầu ăn để gia tăng độ ngậy béo cho cháo.

Cháo tôm rau ngót đậu xanh

Với những nguyên liệu dễ tìm mua ở các chợ hay siêu thị như: rau ngót, tôm, đậu xanh, các mẹ có thể sáng tạo thành món cháo tôm rau ngót đậu xanh thơm ngon cho bé. Món ăn này tính mát, giàu dinh dưỡng, giàu canxi chính vì vậy nó vô cùng thích hợp với thực đơn ăn dặm của bé.

Nguyên liệu: 8 muỗng gạo, 1 muỗng đậu xanh bóc vỏ, 4 con tôm tươi, 50gr rau ngót, 1 củ hành tím, 1 miếng bơ lạt/ phô mai, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)

Cách nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh cho bé ăn dặm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh

Cháo và đậu xanh bạn cho vào nồi nước sôi và hầm nhừ. Căn chỉnh lượng nước sao cho cháo không quá đặc, không quá lỏng.

Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 5 muỗng gạo tẻ, 2 muỗng gạo nếp, 100gr cà rốt, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)

Cách nấu cháo tôm cà rốt cho bé ăn dặm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, cà rốt bạn gọt vỏ, cắt hạt lựu và bỏ riêng một bên. Còn phần tôm, bạn rửa sạch, lột vỏ lấy nõn tôm rồi đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau khi tôm đã nhuyễn, bạn ướp tôm với nước mắm khoảng 15 phút để tôm đậm đà hơn.

Tiếp đó. bạn trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo sạch và để ráo.

Bước 2: Nấu cháo tôm cà rốt

Tiến hành nấu cháo, bạn đổ gạo vào nồi và nấu đến khi gạo nhừ, nhuyễn thì thêm tôm băm và cà rốt vào nồi. Trong quá trình nấu, bạn nhớ khuấy đều tay để nguyên liệu hòa quyện với nhau và tránh bị khê cháo. Khi thấy cháo nhuộm màu cam thì bạn thêm nước mắm và dầu ăn. Sau đó, bạn đun thêm vài phút thì tắt bếp.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn cháo tôm

Để cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của bé, UNIE khuyên các mẹ nên chọn tôm đồng để nấu cháo. Khi sơ chế tôm, các mẹ lưu ý phải bóc sạch vỏ bởi vỏ tôm rất dễ làm các bé bị hóc. Ngoài ra, các mẹ phải gỡ bỏ cả gân đen ở lưng tôm.

Tôm là loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được tôm. Khi cho các bé làm quen với tôm, các mẹ cần theo dõi xem bé có bị dị ứng với tôm không.

Nếu bé bị ho, tuyệt đối không cho bé ăn cháo tôm vì hệ hô hấp rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm. Việc cố chấp cho trẻ ăn cháo tôm sẽ khiến tình trạng ho của bé kéo dài lâu hơn.

Cách Chế Biến Rau Mồng Tơi Không Bị Nhớt Khi Nấu

Rau mồng tơi là loại rau vô cùng quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên một số người lại không thích độ nhớt của rau mồng tơi, vậy làm thế nào để chế biến rau mồng tơi không bị nhớt?

1Sơ chế rau mồng tơi đúng cách

Trước khi chế biến thì rau mồng tơi cần được sơ chế đúng cách. Rau mồng tơi dùng để luộc hay nấu canh thì bạn sử dụng phần lá non và phần đọt. Sau khi cắt những lá và đọt mồng tơi thì bạn cần rửa sạch với nước muối pha loãng hoặc dung dịch rửa rau.

Không nên rửa mồng tơi trực tiếp dưới vòi nước sẽ làm cho mồng tơi bị dập và khi nấu thì sẽ bị nhớt và không được ngon.

Khi cắt nhỏ rau mồng tơi để nấu canh thì bạn nên cắt nhanh và gọn để tránh làm dập nát mồng tơi.

2Cách chế biến mồng tơi không bị nhớt

Để các món luộc, món canh từ rau mồng tơi không bị nhớt thì khi nấu nước, bạn phải đợi nước thật sôi mới cho rau mồng tơi vào. Đối với món luộc thì bạn nên cho thêm một ít muối vào nước để rau mồng tơi được xanh và ngon hơn. Còn đối với các món canh thì bạn cần nêm gia vị sẵn trước khi cho rau mồng tơi vào.

Khi nước sôi, bạn cho mồng tơi vào nấu và nhanh chóng tắt bếp, không nấu quá lâu để tránh việc mồng tơi bị chín nhão cũng như tiết ra chất nhớt khiến món ăn không được ngon.

Các món ăn từ mồng tơi nên được nấu trên lửa vừa để rau vừa chín tới và không làm rau bị nhớt cũng như làm rau mềm nhũn, ăn không ngon.

3Lựa chọn rau mồng tơi sạch

Muốn chế biến rau mồng tơi không bị nhớt thì trước hết bạn cần chọn mua rau mồng tơi sạch, trồng không hóa chất và không sử dụng chất tăng trưởng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.

Bạn nên mua mồng tơi ở những cửa hàng, địa điểm bán hàng, hệ thống siêu thị uy tín vì rau mồng tơi được bán ở đây đều có nguồn gốc rõ ràng cũng như đã được kiểm định về độ an toàn khi sử dụng.

Tham khảo một số món ăn ngon với rau mồng tơi:

Bạn sẽ quan tâm:

Tham khảo mua rau mồng tơi tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cách Nấu Cháo Lươn Ngon Cho Bé Ăn Dặm Không Bị Tanh Nhớt

Cách nấu cháo lươn ngon cho bé ăn dặm không khó, tuy nhiên làm thế nào để món cháo khi thành phẩm vẫn giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng và không bị tanh nhớt là công thức mà các bà nội trợ đang tìm kiếm. Thịt lươn không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất lành tính nên phù hợp với mọi độ tuổi, đặc biệt là các em nhỏ đang trong quá trình ăn dặm. Trong bài viết này, webnauan.vn sẽ hướng dẫn bạn những cách nấu cháo lươn ngon và đơn giản nhất cho bé nhé.

1. Công thức nấu cháo lươn bí đỏ đậu xanh ngon cho bé 1 tuổi

Cháo lươn là một trong những món ăn ngon giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho bé ăn dặm, vì thế mà cách nấu sao cho ngon được nhiều chị em phụ nữ tìm kiếm. Ở công thức này, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn các bước nấu cháo lươn với đậu xanh và bí đỏ nhé.

1.1. Nguyên liệu

1/2 trái bí đỏ

100 gram đậu xanh

250 gram gạo

4 củ hành tím

4 nhánh hành lá

2 muỗng cà phê nước mắm

1 muỗng cà phê bột canh

3 muỗng cà phê bột ngọt

1 muỗng canh dầu mè

1.2. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn bí đỏ đậu xanh ngon cho bé 1 tuổi 1.2.1. Cách sơ chế lươn không bị tanh nhớt

Bí đỏ mua về đem gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Đậu xanh đem ngâm trong nước ấm khoảng 30 đến 35 phút để khi nấu cháo được nhanh mềm. Gạo vo sạch rồi cho vào nước ngâm 30 phút.

Lươn nên chọn những con còn sống, có kích thước vừa phải, đặc biệt phần bụng màu vàng và lưng có màu đen. Đây là những con lươn sống tự nhiên ở ao hồ, thịt sẽ rất chắc và dai ngon.

Thịt lươn mua về lấy tro bếp hoặc muối và nước cốt chanh chà xát rồi rửa kỹ với nước cho sạch. Hoặc bạn có thể đem lươn ngâm vào trong nước ấm khoảng 10 đến 15 phút. Dùng dao mổ bụng và loại bỏ hết phần ruột. Chặt lươn thành khúc ngắn rồi chà xát lại lần nữa với muối để loại bỏ hoàn toàn chất nhớt.

1.2.2. Cách nấu cháo lươn ninh mềm ngon với bí đỏ đậu xanh cho bé ăn dặm

Bắc nồi lên bếp, cho vào 500 ml nước, đun sôi rồi cho lươn vào luộc chín. Sau khoảng 10 phút, vớt lươn ra ngoài, để nguội và tách lấy thịt. Lưu ý, không đun quá lâu làm thịt lươn bị nát.

Sau khi hoàn thành bước tách thịt, cho xương vào nồi và tiếp tục ninh thêm 15 phút để nước nấu cháo được ngọt. Sau đó lọc bỏ xương ra ngoài.

Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm xương, đun lửa vừa đến khi gạo nở mềm thì trút bí đỏ vào nấu cùng. Đun lửa nhỏ khoảng 20 phút nữa thì nêm vào 2 muỗng cà phê nước mắm 2 muỗng cà phê bột ngọt.

Trong thời gian chờ đậu xanh và bí đỏ nhừ, bắc chảo lên bếp, làm nóng 1 muỗng cà phê dầu mè rồi thả hành tím vào phi thơm. Tiếp đó trút lươn vào xào cho thịt săn lại thì nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt. Đảo thêm 2, 3 phút nữa thì múc thịt lươn ra ngoài và cho vào nồi cháo bí đỏ đậu xanh.

Với những bé 1 tuổi, bạn không cần phải xay nhuyễn cháo lươn, thay vào đó hãy nấu thật nhừ và loại bỏ hoàn toàn xương để tránh tình trạng hóc xương.

Thêm ít dầu mè và ngò rí cắt nhuyễn vào nồi cháo, khuấy đều thêm 2 phút thì tắt bếp. Đợi cháo bớt nóng là có thể cho bé ăn dặm.

2. Cách nấu cháo lươn khoai lang cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Riêng thịt lươn đã giàu dinh dưỡng, nay kết hợp thêm khoai lang tím sẽ càng phù hợp cho những trẻ kén ăn, chậm lớn. Công thức nấu món cháo này cũng cực kỳ đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian chế biến.

2.1. Nguyên liệu

100 gram lươn

50 gram gạo nếp

50 gram gạo tẻ

70 gram khoai lang tím

1 muỗng cà phê nước mắm

2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn ngon cho bé 6 tháng tuổi

Lươn mua về cũng dùng muối hoặc tro bếp chà xát để loại bỏ chất nhớt. Sau đó mổ ruột và chặt thành khúc ngắn vừa ăn. Ở công thức này, bạn sẽ tách lấy thịt lươn ngay khi lươn còn sống. Khoai lang tím gọt vỏ, rửa với nước và cắt hạt lựu nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, cho vào 500 ml nước và đun sôi. Sau đó thả lươn vào luộc sơ khoảng 3 phút rồi vớt ra đĩa, nêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm. Cách này giúp loại bỏ được hoàn toàn mùi tanh từ thịt lươn.

Tiếp tục bắc một nồi khác lên bếp, cho vào 700 ml nước, đun lửa lớn đến khi sôi thì cho 50 gram gạo nếp và 50 gram gạo tẻ đã vo sạch vào. Đun lửa vừa khoảng 30 đến 45 phút thì cho trút khoai lang và thịt lươn đã ướp vào. Tiếp tục đun lửa nhỏ và thỉnh thoảng khuấy đều để cháo không bị cháy dưới đáy nồi.

Ninh đến khi hạt gạo và khoai lang nhừ thì tắt bếp. Đợi cháo bớt nóng thì dùng rây lọc sơ qua để loại bỏ những lợn cợn. Cháo lươn nấu với khoai lang tím rất thích hợp dành cho những bé kén ăn, chậm lớn. Đặc biệt, công thức này còn có thể áp dụng cho cách nấu cháo lươn cho bé 7 tháng tuổi nữa đấy.

3. Cách nấu cháo lươn cà rốt ngon cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm

Bên cạnh khoai lang, bạn cũng có thể kết hợp thịt lươn với cà rốt để nấu cháo cho bé ăn dặm. Cà rốt giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần vitamin A tốt cho mắt.

3.1. Nguyên liệu

250 gram lươn

1 củ cà rốt

40 gram gạo tẻ

100 gram hành lá

1 muỗng cà phê muối

1/2 muỗng cà phê hạt nêm

1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé (có thể dùng dầu gấc cho bé ăn dặm là tốt nhất)

Lưu ý: Tùy khẩu vị trẻ, lâu lâu mẹ có thể nấu cháo yến mạch với lươn cho bé đỡ ngán nha.

3.2. Hướng dẫn cách nấu cháo lươn ngon cho bé 8 tháng tuổi

Lươn mua về cũng đem sơ chế tương tự như hai công thức ở trên. Sau đó cho vào nồi luộc chín cùng 1 lít nước. Để thịt lươn vừa chín tới thì vớt ra đĩa, đợi bớt nóng rồi lóc lấy thịt, loại bỏ xương.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 1/2 chén nước. Hành lá cũng rửa sạch và đem thái nhuyễn.

Gạo tẻ đem vo rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước sạch, đun lửa lớn đến khi hỗn hợp sôi thì vặn lửa nhỏ lại và ninh nhừ.

Hạt gạo nở mềm, cho lươn và cà rốt xay nhuyễn vào, nêm 1 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Nấu thêm 10 phút nữa thì cho hành lá cắt nhuyễn vào, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn kiddy, khuấy đều rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, để bớt nóng là có thể cho bé dùng ngay.

Có thể thấy, cách nấu cháo lươn ngon cho bé ăn dặm có rất nhiều, tùy thuộc vào khẩu vị của trẻ mà bạn có thể kết hợp với khoai lang, cà rốt hoặc bí đỏ,… Đây sẽ là món ngon bổ dưỡng hỗ trợ rất lớn đến sự phát triển toàn diện của bé. Thế nên, các bà nội trợ hãy thường xuyên bổ sung cháo lươn vào thực đơn món ăn dặm ngon cho bé nhé. Với trẻ lớn hơn, khoảng 1 tuổi trở lên, mẹ có thể thêm ruốc cá hồi cho bé ăn cháo làm quen nhiều hương vị hơn nha.

Mỹ Lệ

Bỏ Túi, Cách Nấu Rau Mồng Tơi Ngon Ngọt Không Bị Nhớt

Mẹo nhỏ giúp mồng tơi không bị nhớt, lại hấp dẫn thơm ngon

Khi rửa mồng tơi, bạn tuyệt đối không được rửa trực tiếp dưới vòi nước sẽ khiến mồng tơi bị dập, khi nấu sẽ nhớ, khiến món ăn kém ngon.

Thì thái nhỏ rau để nấu, nên thái nhanh tay, dứt khoát để rau không bị dập.

Trong quá trình nấu, bạn phải để nước thật sôi mới cho mồng tơi vào, chất nhớt sẽ được phân hủy hoàn toàn hở nhiệt độ cao. Đồng thời còn bảo quản tối đa các chất dinh dưỡng: sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B ở trong rau. Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Khi nước sôi, bạn cho mồng tơi vào, đảo đều. Khi rau được thì nhanh chóng tắt bếp. Nếu nấu quá lâu, mồng tơi sẽ chín nhão, tiết ra chất nhớt sẽ rất khó ăn.

Bên cạnh đó, bạn cần nắm một số lưu ý quan trọng sau: Khi luộc có thể thêm vào vạt hạt muối trắng, sẽ giúp mồng tơi giữ được màu xanh. Nên nấu mồng tơi trên lửa vừa, để rau chín đều, không bị ép chín, dẫn đến kém ngon.

Công thức nấu canh mồng tơi tôm vô cùng bổ dưỡng Nguyên liệu

Rau dền 1 bó

Mồng tơi 1 bó

Tôm khô 50 gram

Gia vị: Hạt nêm, bột canh, nước mắm, hành khô.

Cách làm

Bước 1: Rau mồng tơi nhặt rễ, lá vàng, héo úa, sau đó rửa sạch, để ráo, thái nhỏ khoảng 1 ly.

Bước 2: Tôm khô ngâm nở khoảng 30 phút, vớt ráo, giữ lại nước. Tôm sau đó giã nhỏ. Không nên băm sẽ khiến tôm kém ngọt.

Bước 3: Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn lên, phi thơm hành, rồi cho tôm vào xào + 1/2 thìa cà phê nước mắm. Xào cho đến khi tôm săn lại, đừng để quá khô, rồi trút ra đĩa.

Bước 5: Bắc một nồi nước lên, khi sôi thì cho tôm vào. Sau 10 phút thì cho rau + 2 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê hạt nêm. Sau đó nêm nếm vừa ăn. Rau rau được thì tắt bếp.

Cách nấu rau mồng tơi ngon ngọt không bị nhớt hy vọng chị em có cách nấu rau mồng tơi ngon hơn không bị nhớt và xanh ngọt.

Chúc chị em thành công!

7 Món Ngon Từ Lươn Cho Bé Tập Ăn Dặm, Cách Nấu Cháo Lươn Với Rau Ngót, Rau Mồng Tơi, Lươn Xào Lăn

Thực đơn món ngon từ lươn cho bé ăn dặm, nấu cháo lươn với rau gì cho trẻ là tốt nhất?

Danh sách thực đơn các món ngon từ lươn cho bé, cách nấu cháo lươn cho trẻ với rau ngót, rau mồng tơi, lươn xào lăn cho trẻ, cách làm cơm lươn kiểu Nhật, Chả lươn quấn lá lốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ giai đoạn 3 đến 4 tháng.

I. Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn đối với trẻ nhỏ

Lươn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ở mức cao so với những loại thực phẩm khác. Chính vì thế nên lươn được chọn là thức ăn bồi bổ cho trẻ nhỏ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng.

Những nguồn dinh dưỡng từ rau củ và chất đạm sẽ được tổng hợp giúp bé hấp thụ triệt để khi các mẹ nấu cháo lươn cho các bé ăn dặm kèm với chúng. Chính vì thế các mẹ khá quan tâm trong việc tìm hiểu và nấu các món cháo lươn.

1. Nguồn dinh dưỡng có trong thịt lươn gồm có:

Chất đạm: 12,7g

Chất béo: 25,6g

Năng lượng: 285 calo

Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28mg

Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.

2. Lưu ý khi chế biến thịt lươn cho bé tập ăn dặm

Muốn bé dặm ăn đúng cách và tiêu hóa tốt thì mẹ nên nấu chín lươn trước khi ăn, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ.

Để chế biến thành công những món mát và bổ như thế này cần kết hợp với các loại rau củ hầm, những bé suy dinh dưỡng dùng món ăn này khá tốt, giúp cải thiện tình trạng cơ thể.

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần đảm bảo đúng theo chuẩn dinh dưỡng. Điều này giúp bé phát triển toàn diện, tránh tình trạng bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Theo đó thực đơn cho bé ăn dặm của viện dinh dưỡng sẽ là những gợi ý thiết thực và khoa học nhất.

3. Thời điểm cho bé ăn dặm theo viện dinh dưỡng

Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng, mẹ cần biết nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 5,5 – 6 tháng mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu sau sinh.

Trẻ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Chưa kể, giai đoạn này trẻ cũng hoạt động nhiều hơn, hao năng lượng nhiều hơn. Nếu chỉ bú sữa mẹ con sẽ không được nhận đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.

Cũng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều ảnh hưởng tới quy trình ăn sau này của trẻ.

Với trẻ dưới 6 tháng, nếu cho ăn dặm sớm con có thể dễ bị đau dạ dày. Trẻ còn bị ảnh hưởng tới vị giác và không được hưởng hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn sẽ làm giảm đi một lần bú mẹ.

Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.

4. Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào là đúng?

Giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ nên đảm bảo bé vẫn được bú mẹ đầy đủ. Cho bé tập ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc dần để bé có thể làm quen từ từ với thức ăn, bé không bị tiêu chảy hay bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé… Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng, điều khiến các mẹ băn khoăn lớn nhất khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thường là cho bé ăn mấy bữa một ngày, cho bé ăn vào mấy giờ là hợp lý?

Bé 6 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ ngày là đủ rồi. Mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc chọn thời gian ăn dặm cho bé.

Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn được dung nạp từ bữa ăn trước.

Về “lượng” trong bữa ăn dặm, sẽ có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Nếu bé biếng ăn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên không nên chia quá nhỏ các bữa ăn.

Nếu bé ăn ít thì sau mỗi cữ bột mẹ có thể cho bé bú mẹ thêm để bé có một bữa no, đồng thời giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Dù mẹ học theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu nào đi chăng nữa, trong mỗi bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.

II. Các món ngon từ lươn cho bé ăn dặm, cách nấu cháo lươn với các loại rau Sơ chế thịt lươn trước khi chế biến món ngon từ lươn cho bé

Khi chọn mua lươn, nên mua lương đồng khoảng 1 – 1.3 kg để nấu cháo cho bé ăn dặm. Lưu ý: Trong quá trình làm sạch lương, mẹ bé nên nêm một ít mắm, muối, chà xát phần da lươn để ra hết nhớt hay mẹ có thể lọc hết da lươn ra cho bé cũng được.

Sau đó, các mẹ cho lươn vào nồi nước đang sôi luộc chín chung với gừng hoặc nghệ, điều này sẽ giúp lươn át được mùi tanh, mẹ lọc lấy thịt lươn rồi kết hợp với các món ăn dặm cho bé sau:

1. Cách nấu cháo lươn với khoai môn bổ dưỡng cho bé

Cháo lươn khoai môn là một món ăn ngon kích thích vị giác cho bé. Vị bùi của khoai môn kết hợp với vị ngọt của lươn tạo nên một hương vị hoàn hảo.

Nguyên liệu: Cách làm:

– Đầu tiên, ninh nhừ cháo, đối với khoai môn thì rửa sạch, gọt sạch vỏ và cắt nhỏ hấp chín. Tiếp đến, mẹ nên ướp thịt lươn với nửa muỗng hạt nêm.

– Sau đó, phi hành tím lên cho thơm cùng một ít dầu ăn, cho thịt lươn vào xào tới khi lươn săn và thơm.

– Bỏ lươn cùng khoai môn vào nồi cháo một lượt, nấu thêm khoảng 10 phút rồi nêm thêm nửa thìa nước mắm.

– Sau khi cháo chín, các mẹ nhớ cho thêm một ít hành lá cùng một ít tiêu để dậy vị thơm, tạo độ hấp dẫn cho món ăn.

2. Cách nấu cháo lươn đồng với bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo lươn ăn dặm với bí đỏ sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp ít cho trẻ suy dinh dưỡng rất nhiều.

Nguyên liệu: Cách làm:

– Sau khi ninh nhừ cháo thì đem bí đỏ đi hấp chín, sau đó tán nhuyễn ra.

– Thịt lươn cho vào một chảo riêng, xào săn lại, sau đó xé nhuyễn giúp cho bé dễ ăn. Cho thịt lươn cùng bí đỏ đã hấp vào nồi cháo và ninh thêm khoảng 10 phút nữa.

– Sau khi cháo sôi lên, bỏ một ít ngò thơm, cho thêm muỗng canh dầu vào giúp bé dùng dễ dàng.

3. Cách nấu cháo lươn với rau ngót, gạo tẻ cho trẻ

Cháo lươn rau ngót kết hợp cháo lươn cùng rau ngót, giúp cho món ăn trở nên bổ dưỡng hơn.

Nguyên liệu:

100 gam gạo tẻ

200 gam thịt lươn.

100 gam rau ngót

Hành khô

Dầu ăn, muối và gia vị

Cách chế biến:

– Sau khi nấu cháo nhừ, rửa sạch rau ngót và thái nhỏ giúp bé dễ dùng.

– Hành khô bóc vỏ, thái miếng và phi thơm vàng sau đó vớt ra để riêng cho ráo dầu. Xào thịt lươn cho săn lại trong chảo dầu phi hành.

– Bột gạo cho thêm vào nồi để nấu cháo, cho lươn và rau ngót vào rồi nêm gia vị cho vừa phải.

– Nấu thêm khoảng 15 phút, sau đó thì cho hành phi, hành lá và dầu ăn là hoàn thành món cháo ăn dặm cho bé dùng.

4. Cách nấu cháo lươn với rau mồng tơi cho trẻ ăn dặm

Nguyên liệu: Cách chế biến:

– Hấp sơ thịt lươn cùng một ít dầu ăn, sau đó băm nhuyễn và ướp cùng nửa muỗng nước mắm trong vòng 15 phút. Mồng tơi rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước, bỏ bã.

– Thịt lươn xào qua rồi cho vào nồi nấu với cháo khoảng 10 phút. Sau khi cháo sôi, đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mồng tơi vào trộn đều, nêm gia vị cho vừa ăn.

– Sau đó đun tiếp trong 5-10 phút là có thể cho trẻ dùng được món cháo lươn nấu với rau mồng tơi này rồi.

5. Cách làm lươn đồng xào nghệ cho trẻ tập ăn cơm

Đối với những bé mới bước vào giai đoạn tập ăn cơm, các mẹ có thể chế biến lươn thành món xào hấp dẫn để bé ăn được nhiều hơn.

Những ngày trời se lạnh thì lươn xào nghệ sẽ trở thành một món ngon từ lươn khá ngon và phù hợp cho bé. Tuy nhiên, nên thêm gia vị sao cho hợp lý vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

Nguyên liệu:

Lươn đồng: 300g

Nghệ tươi: 150g

Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu xay.

Cách nấu món lươn xào nghệ cho bé ăn cơm cực ngon

Muốn lươn không bị tanh khi xào nghệ, giúp bé ăn ngon miệng hơn thì khi mẹ mua lươn về trước hết bạn tuột một lượt từ đầu đến đuôi lươn cho bớt lớp nhớt.

Sau đó thì dùng muối và chanh chà cho hết mùi, bớt trơn, rửa sạch với nước ấm nhiều lần. Sau khi lươn được rửa sạch.

Tiếp đến bạn dùng một con dao thật bén phi lê lươn sao cho thật khéo léo, cắt lươn thành từng khúc dài khoảng 3cm. Lúc này, bạn thực hiện theo những bước sau:

– Bước 1: Khi mua nghệ tươi về, bạn nên cạo vỏ và rửa sạch, sau đó có hai cách: Nếu thực hiện món lươn kho nghệ, bạn giã nhuyễn và chắt lấy nước để ướp lươn.

– Nếu thực hiện món lươn xào, bạn cũng giã nhuyễn chắt lấy nước, sau đó dùng lại phần xác nghệ băm nhỏ và xào cùng lươn.

– Bước 2: Ướp lươn cùng với nước cốt nghệ sau khi đã cắt nhỏ ra, bỏ thêm một ít bột ngọt, nước mắm và muối để ướp cùng.

– Bước 3: Bật bếp và làm nóng chảo dầu, phi thơm một ít hành tím, sau đó cho lươn đã ướp vào xào. Khi thịt lươn đã hơi săn lại, tiếp tục cho thêm nghệ băm nhuyễn vào xào cùng.

– Bước 4: Nếu bạn kho, dùng một ít nước cốt nghệ đổ vào rồi vặn lửa nhỏ, kho đến khi nào thịt lươn chín và mềm lại. Nêm nếm lại vừa với khẩu vị ăn khi cần thiết.

Như vậy, với 4 bước đơn giản và dễ hiểu như trên thì bạn đã có được một món mặn ngon cho bé ăn cơm rồi.

6. Cách nấu cơm lươn Nhật cho trẻ tập ăn

Nguyên Liệu:

2 X 200 gr Lươn nướng than (Charcoal Grilled Eel) đông lạnh

1/4 cúp Mirin 1/4 cúp nước tương 2 MC đường

1/2 MC Sake 1 cúp gạo Nhật

2 cúp nước lạnh

Gừng chua

Mơ muối

Rong biển trộn sẵn Ớt bột

Cách làm:

– Sau khi vo gạo sạch rồi thì cho nước vào và vặn lửa nhỏ. Nấu đến khi cơm chín, sau đó thì xới đều, đậy nắp lại để lửa ở mức thấp nhất.

– Cho Mirin + nước tương+đường + Sake vào nồi nhỏ,đun sôi đến khi nước sốt kẹo lại, tắt lửa

– Cho từng phần Lươn vào Microwave 2′, cắt khúc.Thịt Lươn tuy để đông lạnh nhưng vẫn giữ được vị tươi ngon nhờ được nướng than và ép chân không. Dùng cọ phết một lớp nước sốt Unagi Tare lên cơm.

– Sau đó, cho lươn vào và phết tiếp một lớp nước sốt Unagi Tare! Bạn có thể ăn kèm Unagi Don với chút gừng ngâm chua và vài trái mơ muối của Nhật, hoặc củ cải ngâm

– Muốn món Unagi Don chuẩn vị và thơm ngon hơn thì chuẩn vị thêm 1 phần rong biển trộn cho bữa cơm tối của nhà mình thêm đặc sắc! Đối với những bạn thích ăn cay thì rắc thêm ớt bột của Nhật hay của Việt đều được càng cay càng ngon miệng

– Nấu sốt: gừng và tỏi băm nhuyễn, cho chung vào một lượt và phi thơm cùng với ít dầu. Lần lượt cho RYORISHU + Shoyu + MISO + mật ong + dầu hào và tiêu xay vào đun cho sôi rồi tắt bếp. Khi thưởng thức cơm thì phết sốt này lên lươn khi nướng và rưới lên cơm giúp cơm ngon hơn.

– Tiến hành cho lươn lên vỉ nướng, dùng cọ phết RYOISHU lên khắp 2 mặt lươn và nướng chín đều, sau đó, phết sốt lên mình lươn, lưu ý nướng xong mặt này thì trở mặt phết sốt và nướng tiếp mặt còn lại chứ ko phết một lúc cả 2 mặt.

7. Cách làm món chả lươn quấn lá lốt

Món này nên bổ sung vào thực đơn cuối tuần cho trẻ sẽ rất hay ho đấy, hoặc nếu bạn đang có ý định chuẩn bị tiệc thì lươn là một trong những món được gợi ý hay nhất.

Nguyên liệu:

200g lươn

100g thịt lợn xay

Hành khô,lá lốt.

Dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu.

Cách làm:

– Lá lốt sau khi rửa sạch, để ráo thì lựa một vài miếng lá bị rách hoặc xấu thái sợi nhỏ để ướp trước với thịt.

– Sau khi làm sạch lươn thì bỏ hết xương, cắt khúc khoảng bằng bao diêm, ướp với 1 chút nước mắm, hạt tiêu. – Thịt lợn ướp với hành khô băm nhỏ, 1 chút nước mắm, hạt tiêu và lá lốt thái sợi tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.

– Cho dầu vào chảo, sau đó đun nóng, cho chả vào và rán với lửa vừa phải, tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.

III. Cách chọn và chế biến lươn cho bé như thế nào an toàn?

– Lươn chọn màu vàng, có đuôi dài, tươi sống. Sau đó cho lươn vào một chiếc nồi, thêm ít muối và ít giấm để lươn ra hết nhớt.

– Theo Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm đã nhận định:

“Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột”

Tuy nhiên, làm cách nào để ăn thịt lươn mà cơ thể có thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng? Cách chế biến tốt nhất đó là nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… Đảm bảo cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Những lưu ý người tiêu dùng cần phải nhớ khi mua thịt lươn ngoài chợ chính là tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến.

Thịt lươn có chứa khá nhiều protein, trong đó, hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này sẽ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đánh giá cao những món ăn được chế biến từ thịt lươn. Bài viết trên đã giúp mọi người biết được cách chế biến các món ngon từ lươn cho bé cùng cách sơ chế sạch, lựa chọn lươn tươi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Lươn Rau Mồng Tơi Bí Đỏ Không Bị Nhớt Dễ Cho Bé Ăn Dặm trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!