Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Ăn Dặm Không Tanh Và Hôi # Top 7 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Ăn Dặm Không Tanh Và Hôi # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Ăn Dặm Không Tanh Và Hôi được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt

Thịt vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin D, các loại khoáng chất như phospho, sắt… cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngoài ra nó cũng chứa một lượng chất béo phù hợp cho cơ thể, phù hợp với những trẻ biếng ăn, gầy yếu, mới ốm dậy cần bổ sung năng lượng. Vì thế thịt vịt được xem là món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

Thịt vịt cực kỳ giàu dinh dưỡng tốt cho trẻ

Khi nào trẻ ăn dặm có thể ăn thịt vịt?

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại bột cháo và rau củ. Sau khi bé được trên 7 tháng tuổi, mẹ hãy bổ sung thêm thịt vào trong chế độ ăn dặm của trẻ, điều đó giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng thích nghi với các thực phẩm có độ đạm cao. Khi đó, cháo vịt là một sự lựa chọn phù hợp nhất cho bé.

Lưu ý khi chế biến thịt vịt để nấu cháo cho bé ăn dặm:

Thịt vịt rất ngọt, lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thế nhưng thịt vịt lại có mùi hôi khá khó chịu. Vì thế trước khi nấu cháo cho bé mẹ cần sơ chế và khử sạch mùi bằng các loại gia vị như muối, gừng, rượu… Sau khi rửa sạch, mẹ cần bóp kĩ thịt vịt với rượu hoặc gừng xay nhuyễn để loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa sạch sẽ và để ráo.

Khác với thịt gà, thịt vịt thường dai hơn nên khi chế biến cho bé cần thái thật mỏng hoặc băm nhỏ cho bé, thịt cũng cần ninh nhừ hơn để bé dễ ăn hơn.

Các cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm

Cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu:

Thịt vịt (phần đùi): 50 gam

Gạo tẻ: 40 gam

Đậu xanh: 20 gam

Gừng tươi, hành lá

Cách chế biến:

Bước 1: Vịt sơ chế, bóp sạch với gừng cho bớt mùi hôi rồi rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Đun sôi vịt trong nước sôi rồi đổ bỏ nước, rửa sạch để ra hết chất bẩn

Bước 3: Gạo tẻ vo sạch rồi ngâm với nước 30 phút, đậu xanh vo kỹ, bỏ vỏ, ngâm với nước 30 phút.

Bước 4: Cho thịt vịt, gạo tẻ và đậu xanh vào nồi ninh nhừ thành cháo cho đến khi thịt nhừ và cháo đặc lại.

Bước 5: Khi thịt vịt mềm thì vớt phần thịt ra, đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy thuộc vào khả năng ăn thô của bé.

Bước 6: Cho thịt lại vào nồi và nấu sôi lại 1 lần nữa. Nếu bé đã trên 1 tuổi thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Cho thêm hành lá cho thơm nếu bé ăn được.

Bước 7: tắt bếp, múc cháo ra bát để nguội bớt và cho bé ăn.

Cháo vịt đậu xanh thơm ngon mà không hôi

Cháo vịt rau ngót

Nguyên liệu:

Thịt vịt (phần nạc đùi): 50 gam

Gạo tẻ: 40 gam

Rau ngót

Dầu ăn ăn dặm cho bé.

Cách chế biến:

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước 30 phút.

Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, bóp qua với gừng rồi luộc sơ qua đổ nước, rửa sạch. Tiếp tục luộc vịt cùng 1 củ gừng, 1 củ hạch cho chín kỹ rồi vớt ra, băm nhuyễn.

Bước 3: Cho gạo vào nồi cùng nước luộc vịt nấu thành cháo. Khi cháo sôi cho thịt vịt vào ninh cho nhừ.

Bước 4: Rau ngót nhặt lá, rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xay mịn. Khi cháo đã chín nhừ thì cho rau ngót vào nấu cùng đến khi chín. Nếu bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể nêm gia vị cho bé vừa ăn.

Bước 5: Tắt bếp, múc cháo ra bát, trộn thêm 1 thìa dầu ăn ăn dặm và cho bé thưởng thức.

Cháo vịt rau ngót thơm ngon bổ dưỡng

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng, Không Tanh

Tác dụng của cá hồi với sức khỏe của trẻ nhỏ

Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3, giàu EPA và DHA, protein cùng nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin B, kali và selen… Việc cho trẻ ăn cá hồi là lựa chọn đúng đắn của các mẹ, giúp mang lại nhiều lợi ích cho con nhỏ như:

5 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, không tanh

1. Cháo cá hồi nấu bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bịCách nấu cháoBước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá hồi đem rửa sạch bằng nước, lấy chanh và nước muối pha loãng chà xát lên miếng cá để khử mùi.

Sau khi xát chanh, muối lên miếng cá thì bạn rửa sạch lại với nước, để ráo và băm nhỏ.

Hành trắng đem bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch và thái thành miếng nhỏ.

Bước 2: Nấu cháoBước 3: Thưởng thức

Sau khi cháo đã chín, bạn múc ra bát ăn dặm và cho bé yêu ăn. Tuy nhiên, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của cháo trước khi cho bé ăn, tránh làm bé bỏng.

2. Nấu cháo cá hồi rau ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị

40g gạo tẻ

10g rau ngót

20g cá hồi

150ml nước lọc

Gia vị của trẻ

Dụng cụ: Bếp, nồi áp suất, nồi, bát ăn dặm…

Cách nấu cháoBước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá hồi đem rửa sạch, chà muối và chanh lên để khử mùi, rửa sạch và để ráo.

Tiếp theo, cho cá hồi vào nồi, đổ nước ngập miếng cá và luộc chín tới.

Sau khi cá hồi đã chín, vớt ra bát, tán nhuyễn. Nếu có máy xay thịt, bạn có thể sử dụng để xay cá, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Rau ngót đem nhặt lấy lá, rửa sạch và ngâm nước muỗi pha loãng 15 phút.

Sau khi hết thời gian ngâm, bạn vớt rau ra, để ráo và đem luộc chín rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 2: Nấu cháo

Gạo tẻ đem vo sạch rồi cho vào nồi áp suất, đổ 3 bát nước và hầm trong khoảng 45 phút.

Khi cháo chín, bạn mở nắp nồi, đổ hai hỗn hợp rau ngót, cá hồi vừa xay vào nồi hầm và hầm thêm 15 phút, nêm nếm sao cho vừa miệng là được.

Bước 3: Thưởng thức

Sau khi cháo chín, bạn múc ra bát ăn dặm của bé và cho bé ăn.

3. Nấu cháo cá hồi, bí đỏ, hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị

50g cá hồi

40g gạo tẻ

20g bí đỏ

20g hạt sen

Sữa tươi

Gia vị của trẻ

Dụng cụ: Bếp, nồi áp suất, nồi hấp, bát ăn dặm, thìa…

Cách nấu cháo

Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi áp suất cùng 3 bát tô nước, hầm trong khoảng 45 phút để cháo chín nhừ.

Cá hồi đem ngâm với sữa tươi khoảng 30 phút.

Sau khi hết thời gian ngâm, vớt ra, để ráo và cho cá hồi vào nồi hấp hấp khoảng 20 phút cùng một lát gừng.

Hạt sen đem rửa sạch rồi ngâm cùng nước nóng khoảng 2 – 3 tiếng để hạt sen nở to.

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước.

Sau khi sơ chế xong hai nguyên liệu bí đỏ, hạt sen thì bạn cho vào nồi cùng một chút nước, bật bếp và nấu mềm.

Khi cháo chín, bạn mở nắp nồi, cho hỗn hợp cá hồi, bí đỏ và hạt sen vào khuấy đều, nêm nếm gia vị rồi hầm thêm khoảng 15 phút.

Sau khi cháo chín, bạn chỉ cần múc ra bát ăn dặm và cho bé ăn. Bạn có thể cho một chút dầu oliu vào nếu bé thích.

4. Nấu cháo cá hồi đậu Hà Lan

Nguyên liệu cần chuẩn bị

40g gạo tẻ

20g cá hồi

20g cà rốt

15g khoai tây

10g đậu Hà Lan

1 thìa cà phê dầu ăn

Nước lọc

Gia vị của trẻ

Dụng cụ: Nồi áp suất, nồi hấp, máy xay, bát…

Cách nấu cháoBước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá hồi đem rửa sạch, để ráo, cắt thành khúc nhỏ và đem luộc chín tới.

Sau khi luộc xong, vớt cá ra bát, để nguội và tiến hành loại bỏ xương rồi xay nhuyễn.

Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành hạt lựu.

Đậu Hà Lan rửa sạch và để ráo nước.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước.

Khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan cho vào nồi hấp hấp chín, vớt ra bát, đổ 1/3 chén nước vào tán nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay.

Bước 2: Nấu cháo

Gạo đem vo sạch, cho vào nồi áp suất cùng 3 bát tô nước và hầm khoảng 45 phút để cháo chín.

Khi cháo chín, bạn mở nắp nồi áp suất và cho các hỗn hợp cá hồi xay nhuyễn, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào đảo đều, đậy nắp và ninh thêm khoảng 15 phút nữa.

Sau đó, bạn mở nắp và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được.

Bước 3: Thưởng thức

Sau khi cháo chín, bạn chỉ cần múc ra bát ăn dặm của trẻ và cho bé ăn.

5. Nấu cháo cá hồi phô mai

Nguyên liệu cần chuẩn bịCách nấu cháoBước 1: Sơ chế nguyên liệuBước 2: Nấu cháo

Gạo lứt cho vào nồi áp suất ninh nhừ khoảng 60 phút để thành cháo.

Sau khi cháo gạo lứt chín thì mở nắp, cho nấm hương và cá hồi đã hấp chín vào, khuấy đều.

Cho 2 viên phô mai và thêm một chút dầu mè vào khuấy đều để món cháo thêm hấp dẫn.

Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được.

Bước 3: Thưởng thức

Sau khi cháo đã nấu xong, bạn múc ra bát ăn dặm và cho bé thưởng thức thành quả.

Lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé

Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy – ĐT: 024.35.68.69.69

TP. HCM: Số 716 – 718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10 – ĐT: 028.38.33.66.66

Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Ngon Và Không Bị Tanh

Nếu như bạn đang lo lắng và băn khoăn về cách nấu cháo lươn cho bé làm sao cho ngon và không bị tạnh ngay tại nhà của mình thì trong bài viết này, kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày sẽ hướng dẫn chi tiết nhất đến các bạn công thức nấu món cháo lươn này để các bạn cùng tham khảo.

Và như các bạn cũng biết, trong thịt lươn có rất nhiều giá trị về dinh dưỡng. Chính vì vậy mà cháo lươn cũng là một trong những món ăn vô cùng bổ dưỡng cho bé, giúp tăng sự phát triển cho bé từ một tuổi trở lên, bé sẽ được khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Mặt khác, không chỉ có trẻ em mà người già, người đang bị ốm,… món cháo lươn này đều thích hợp để bồi bổ sức khỏe.

Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh chóng chuẩn bị các nguyên liệu để tiến hành nấu cháo lươn này nhỉ?

Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo lươn ngon cho bé

Lươn đồng: 500-800 gram (khoảng 2-3 con)

Gạo nếp: 1 bát (bạn có thể trộn gạo tẻ với 1 nắm gạo nếp để món cháo lươn được mềm và thơm ngon hơn).

Rau mùi: Hành khô, hành lá, ngò gai.

Gia vị gồm có: Hạt nêm, nước mắm, muối, bột nghệ, tiêu xay,…

Cách nấu cháo lươn cho bé không tanh

Bước 1: Tiến hành sơ chế lươn

Khi bạn mua lươn về, bạn đem lươn ngâm vào trong nước vo gạo khoảng từ 1-2 giờ đồng hồ để lươn được sạch hết bùn bẩn. Sau đó các bạn làm sạch lớp nhớt của lươn bằng cách tuốt lươn trong nước vo gạo hoặc có thể vùi lươn trong tro bếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng muối hoặc giấm để làm sạch lớp nhớt này của lươn.

Tiếp tục bạn dùng dao, rạch một đường ở giữa bụng của lươn rồi bỏ hết phần ruột bên trong đi, lấy nước muối để rửa lươn nhiều lần cho thật sạch để khử bớt mùi tanh.

Tiếp đó bạn bắc 1 nồi nước lên trên bếp đun đến khi nào thấy sôi thì cho lươn vào luộc cho vừa chín tới rồi vớt lươn ra. Để cho nguội bớt rồi gỡ lấy phần thịt lươn.

Bước 2: Nấu nước dùng

Khi nấu nước dùng, các bạn lấy phần xương và đầu lươn + 1 ít muối, đun khoảng 15 đến 20 phút để lấy nước dùng. Sau đó gạn lấy phần nước dùng và bỏ phần xương và phần đầu đi.

Bước 3: Tiến hành nấu cháo

Đầu tiên các bạn đem gạo đi vo thật sạch, vẩy cho ráo nước rồi đổ vào nồi nước dùng ở bước 2 cùng với 1/2 muỗng cafe muối. Bật bếp với mức lửa nhỏ để tiến hành nấu cháo cho nhừ.

Lưu ý: Trong quá trình nấu cháo, các bạn nên khuấy liên tục thật đều tay để cháo không bị cháy khét ở phần dưới đáy nồi.

Tiếp nữa, các bạn đặt chảo lên trên bếp, bật bếp đun khô chảo rồi cho dầu ăn vào đun cho dầu ăn sôi lên và cho tỏi băm vào phi thơm vàng thì thả phần thịt lươn vào xào sơ qua. Nêm gia vị gồm 1 thìa cafe bột nghệ + 1 ít tiêu xay + hạt nêm + nước mắm để phần thịt lươn được ngấm gia vị rồi tắt bếp đi.

Cuối cùng, khi bạn thấy nồi cháo đã chín nhừ, các bạn trút hết tất cả phần thịt lươn đã xào vào trong nồi cháo, dùng muôi khuấy cho đều lên rồi nêm gia vị lại 1 lần nữa cho vừa khẩu vị là được.

Lúc này, bạn chỉ việc múc cháo lươn ra chén, cho thêm 1 chút hành phi, hành lá, ngò và tiêu xay vào rồi để cho nguội bớt là có thể thưởng thức ngay được.

Để có thể làm sạch lươn và nấu cháo lươn không còn mùi tanh thì các bạn cần phải chú ý một số bước sau:

Bước 1: Các bạn nên vuốt lươn qua với gừng, chanh, muối hoặc 1 chút giấm để có thể loại bỏ được bớt độ nhớt cũng như khử mùi tanh của lươn.

Bước 2: Sau khi đã rửa xong lươn, các bạn cho lươn vào luộc sơ qua trên nồi nước đang sôi khoảng 2-3 phút cùng với gừng và sả cây rồi vớt để riêng ra đĩa sạch.

Bước 4: Các bạn chỉ giữ lại phần thịt lươn và phần xương để riêng ra. Còn lại tất cả chúng ta sẽ không dùng đến.

Một số điều cần biết khi nấu cháo lươn

Để có được món cháo lươn ngon nhất thì bạn nên chọn lươn đồng, chọn những con lươn đồng có lưng hơi đen và bụng vàng. So với lươn nuôi thì thịt lươn đồng sẽ ngon hơn thịt lươn nuôi rất nhiều. Và tốt nhất thì bạn nên dùng lươn tươi sống để nấu cháo lươn, không nên dùng lươn chết (lươn chết thường sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của người dùng).

Nếu như bạn không muốn cho bé ăn dùng phần da lươn thì các bạn có thể loại bỏ phần da lươn này bằng cách: dùng nước sôi, dưới lên xung quanh phần da lươn rồi chà sát nhẹ nhàng nhiều lần là phần da lươn sẽ bong ra.

Trường hợp khi bạn nấu cháo lươn cho trẻ ăn dặm, các bạn có thể bỏ qua bước xào thịt lươn và chỉ cần cho phần thịt lươn sau khi đã lọc xong vào nồi cháo ninh nhừ là được và cũng sẽ tốt hơn.

Như vậy là các bạn đã vừa tìm hiểu chi tiết nhất về cách nấu cháo lươn cho bé và một số lưu ý cũng như những bí kíp để nấu cháo lươn không bị tanh rồi đó ạ.

5 Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Bổ Dưỡng Và Không Tanh

by Nguyễn Phương3.3k Views

Cháo lươn có tác dụng gì?

Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao; bao gồm chất béo, chất đạm, vitamin (A, B1, B6) và vi khoáng (sắt, natri, kali, canxi).

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp.

Máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai.

Có rất cách chế biến từ con lươn, chẳng hạn như : nấu cháo, nấu lẩu, nấu canh, xào, nướng, gỏi, nấu miến, hấp,…

Tuy nhiên, trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Do vậy tốt nhất là nên nấu lươn chín kĩ, ninh nhừ.

Ngoài ra, cũng không nên mua lươn đã chết, ươn về để nấu ăn vì khi chúng chết sẽ sinh ra chất độc Histamine.

Với người bình thường, một ít chất độc sẽ không sao nhưng nếu hàm lượng chất độc cao hoặc người ăn phải có cơ thể yếu, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, người đang bị ốm,…thì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Với trẻ sơ sinh, món cháo lươn vừa mát lại vừa bổ dưỡng; đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh đang ăn dặm hoặc bị suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn cháo lươn đã được ninh nhừ và nên ăn khi ít nhất được 7 tháng tuổi. Tốt nhất là nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi để phòng tránh bị dị ứng hoặc tiêu chảy.

Hướng dẫn cách nấu cháo lươn cho bé

Cho lươn vào một chiếc nồi, thêm một ít muối trắng và nửa bát giấm (hoặc nước cốt chanh) để lươn ra hết nhớt.

Lấy lươn ra, tuốt hết nhớt, rửa sạch với nước.

Nếu bạn muốn bỏ da lươn thì chỉ cần dội một ít nước sôi rồi dùng tay chà xát nhẹ là da của lươn sẽ bong ra dễ dàng.

Luộc chín lươn hoặc hấp chín, thêm một vài lát gừng để khử mùi tanh.

Khi lươn đã chín thì vớt lươn ra, lọc lấy thịt, bỏ phần ruột ra. Phần tiết giữ lại vì nó rất bổ dưỡng.

Nếu bạn có thời gian thì có thể giã nhỏ phần xương, lọc lấy nước cốt để nấu cháo cho ngọt nước.

2. Cách nấu cháo lươn đơn giản.

Một số gia đình xào lươn với hành và gia vị để thơm ngon và đậm vị hơn; sau đó mới cho vào cháo. Tuy nhiên, nếu nấu cháo lươn cho trẻ sơ sinh thì bạn không nên làm vậy.

Cách này sẽ khiến thịt lươn bị săn lại, ngấm nhiều gia vị và dầu mỡ hơn, từ đó khiến việc tiêu hóa của trẻ sơ sinh khó khăn hơn.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm tốt nhất là cho trực tiếp thịt lươn vào cháo, ninh nhừ. Không cần tẩm ướt gia vị hay phi xào.

Lấy nước luộc lươn để nấu với gạo, còn thịt lươn thì cho sau. Nấu khoảng 20-30 phút khi hạt gạo đã nhừ thì mới cho thịt lươn vào.

Nấu tiếp chừng 15-20 phút, đến khi cháo thật nhừ thì tắt bếp.

Với trẻ sơ sinh ăn dặm thì không nên cho hành, rau răm hay gia vị vào, tốt nhất là cho rau củ vào ninh cùng. Còn khi trẻ đã lớn, ít nhất trên 1 tuổi thì bạn mới nên cho chúng vào.

Các món cháo lươn được ưa thích nhất

Có thể nấu đậu xanh hoặc bột đậu xanh đều được.

Đậu xanh cần phải cho nấu cùng với gạo ngay từ ban đầu vì nó lâu chín.

200g – 500g lươn (tương đương 2-3 con).

100g gạo nguyên cám hoặc cơm nguội.

3-5 miếng đậu phụ.

Hành lá, rau răm, ớt.

Gia vị, dầu ăn.

Nước hàng (màu đỏ).

Đậu phụ rán hơi non, vàng là được; không cần rán giòn.

Nước cháo phải trong và nhiều nước.

Hạt gạo chưa nhừ nát ra, vẫn còn nhìn thấy rõ hạt gạo.

Thịt lươn cần xào trước hành, nghệ, sả, ớt, gia vị; sau đó mới cho vào nấu cháo.

Khi ăn thì đập trứng vào bát sau đó mới đổ cháo nóng vào, trộn đều lên.

200g lươn.

100g gạo.

100g khoai môn thái nhỏ thành các miếng vuông.

Rau mùi, hành lá, hành khô, tiêu, ớt,…

Gia vị.

Với trẻ sơ sinh thì cần phải ninh nhừ khoai môn đến khi chúng nát tơi ra, còn với trẻ lớn và người trưởng thành thì có thể giữ các miếng sao cho đẹp mắt.

200g lươn.

100g gạo.

100g bí ngô thái thành miếng nhỏ.

Rau mùi, hành lá, hành khô, tiêu, ớt,…

Gia vị.

Có thể cho thêm rau cải vào nấu cùng để thêm dinh dưỡng và màu sắc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Vịt Cho Bé Ăn Dặm Không Tanh Và Hôi trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!