Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chao Vịt Miền Nam Thơm Ngon Bổ Dưỡng Mà Lại Độc được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách nấu chao vịt miền Nam mà chúng tôi giới thiệu với bạn sau đây rất độc đáo và mới lạ không giống nhiều cách khác trên mạng xã hội. Món vịt này vừa thơm vừa mềm có 1 ít vị mặn mặn cùng với phần nước sốt béo ngậy đậm đà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu chao vịt miền nam
Để có thể nấu món đặc biệt này thì phần nguyên liệu chúng ta cũng phải chuẩn bị cho thật kỹ lưỡng như sau đây:
Vịt cỏ hoặc vịt xiêm tơ loại khoảng 1Kg
Khoai môn: khoảng 500gram
Dừa tươi, chanh: Mỗi thứ khoảng 1 quả
Chao trắng, chao đỏ: Mỗi loại 3 viên
Tỏi tươi, Gừng tươi, nghệ tươi, hành khô: Mỗi loại 1 củ
Hành lá: 2 cây
Rượu trắng: 1 chén nhỏ để rửa vịt
Sa tế: 1 lọ nhỏ
Bún, mì tôm, miến, bánh đa ăn kèm tùy loại
Các loại gia vị phổ biến như:Đường, muối, bột canh, mì chính, nước mắm…
Rau sống ăn kèm như là xà lách, dưa chuột, rau muống
Để cách nấu chao vịt miền Nam được ngon nhất là béo nhất thì phần thịt của món ăn này phải thật béo, thơm và phải mềm thế nên để làm được chúng ta phải thực hiện theo từng bước nhỏ sau đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu vịt nấu chao
Gừng tươi bạn cạo vỏ, đập dập.
Về phần khoai môn chúng ta rửa qua để loại bỏ đi phần cát. Cắt sạch phần vỏ bên ngoài đi rồi tiến thành thái thành các lát tròn như ý muốn. Vừa thái đến đâu ta mang ngâm với nước trắng để phần da đỡ thâm tí đó. Ngâm khoảng 10 phút là được.
Các loại rau sống thì đơn giản đi mua loại rau tươi, nhặt sạch sẽ và ngâm qua với nước muối loãng là được. Sau cùng thì cắt thành các khúc như ý muốn là được.
Gia vị còn lại như hành, gừng, nghệ tỏi thì mang đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ giữ lại bên trong. Sau đó thì băm cho thật nhỏ chúng ta. Hành lá thì thái nhỏ ra là được.
Chúng ta dùng 1 cái bát tô và cho vào đó lần lượt các loại gia vị như sau: Tán nhuyễn chao đỏ và chao trắng ta, trộn cùng với 1 thìa mì chính, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa muối tỏi băm và gừng băm, nghệ tươi băm và 1 thìa sa tế để tạo vị cay lạ.
Trộn đều chúng lên sau đó quét phần hỗn hợp này lên thân của con vịt và để đó khoảng 30 phút. Trong khi ướp ta nhớ đậy kín các phần của vịt để tránh ruồi muỗi đậu vào.
Cho dầu ăn vào trong chảo sau đó để dầu ăn nóng thì chúng ta cho phần khoai môn vào chiên sơ khoai môn là được. Bước này có thể bỏ qua nếu như bạn thích ăn khoai lang nhuyễn.
Sau đó là phi thơm hành tỏi cùng dầu ăn thật thơm và cho toàn bộ phần vịt đã ướp vào tiến hành đảo sơ lên với lửa to. Khi thịt săn lại chúng ta cho nước dừa vào luôn đậy vung lại để thịt chín trong khoảng tầm 20 phút với lửa nhỏ là thịt sẽ chín rồi.
Khi khoai đã nhừ nghĩa là thịt cũng đã chín. Chúng ta nếm lại gia vị 1 lần nữa rồi sau đó cho thêm 1 ít hành lá đã thái nhỏ vào tầng trên.
Cách làm nước chấm vịt siêu ngon như sau:
Cách Nấu Cháo Vịt Xiêm Ngon,Thơm Mềm Mà Bổ Dưỡng
Vit xiêm: 1 con
Gạo tẻ: 100 gram
Gạo nếp: 30 gram
Hành tím: 4 củ; hành khô: 10 củ
Ớt tươi: 2 trái
Gừng: 1 củ
Hành lá: 1 mớ nhỏ
Rau thơm: tía tô, mùi tàu, húng quế, rau thơm…
Gia vị: giấm, tiêu, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt…
Chi tiết cách nấu cháo vịt xiêm ngon như sau
Bước 1:
Thịt vịt sau khi làm sạch lông, bạn đem rửa kỹ với nước sạch. Sau khi rửa xong, mình dùng muối chà xát lên toàn bộ mình vịt, phần bụng, mỏ để loại bỏ nhớt bẩn, mùi hôi.
Sau khi rửa vịt với muối, bạn nên cho gừng và chanh hoặc dấm để bóp phần da vịt cho vịt bớt mùi hôi. Cuối cùng, bạn đem vịt đi rửa lại với nước sạch rồi để ráo nước.
Gạo nếp và gao tẻ: Đem vo sạch,để cho thật ráo nước.
Hành lá, rau thơm: Hành lá đem cắt gốc, bóc bỏ phần bi úa hỏng, rồi đem thái nhỏ. Các loại rau thơm bạn nhặt bỏ phần gốc già, rửa sạch.
Hành khô: Mình bóc bỏ vỏ, rửa sạch sau đó đập dập và băm nhỏ hành. Bạn cũng có thể chọn cách thái hành thành từng lát mỏng.
Bước 2:
Phần vịt mình vừa sơ chế sẽ đổ nước cho ngập con vịt và đặt lên bếp luộc. Trong suốt quá trình luộc, bạn thường xuyên vớt bọt và mỡ để nước vịt được trong, không quá ngấy.
Sau khi mình luộc vịt được khoảng 15 phút,mình sẽ vớt thịt ra rồi sau đó bạn cho phần gạo nấu cháo vừa sơ chế vào và nấu chung với nước luộc vịt,như vậy món cháo của chúng ta mới thơm ngon mà cháo lại ngon ngọt hơn rất nhiều. Lúc này, mình nên hạ nhỏ lửa để vịt chín từ từ, đồng thời gạo cũng sẽ như đều. Nấu thêm khoảng 15 – 20 phút nữa thì thịt vịt sẽ chín mềm.
Mình cho chảo lên bếp,cho chút dầu ăn cho nóng lên rồi phi thơm hành,cho phần vịt đã chín vào,phần thịt vịt bạn có thể xé nhỏ vừa ăn hoặc xắt theo miếng nhỏ vừa ăn.
Sau đó mình cho phần cháo vừa ninh vào nấu chung,nêm nếm gia vị và chút hành lá vào tô cháo.Cuối cùng mình tắt bếp.cho cháo ra tô,thêm chút rau thơm ăn kèm cho tô cháo đậm vị hơn.
Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Miền Bắc Đơn Giản Mà Thơm Ngon Bổ Dưỡng
Lẩu cua đồng là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được nhiều ưa thích bởi hương vị đặc trưng từ nhiều nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Đó là vị thơm ngon, thanh mát tự nhiên ngon đậm đà từ cua đồng, vị chua nhẹ của cà chua, vị nhân nhẫn của lá kiềm chắc chắn sẽ giúp thực khách xua tan được cái lạnh giá của những cơn mưa đầu mùa, hoặc khi mùa đông đến.
Bạn có thể sử dụng thêm thịt bò, hột vịt lộn hoặc hải sản để nấu cùng lẩu cua đều được. Tùy theo khẩu vị của gia đình để tùy biến các loại nguyên liệu khác nhau.
Lẩu cua đồng món ngon hấp dẫn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình
Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng mua về cho vào thau lớn rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bùn đất, các chất bẩn bám dính trên thân cua. Sau đó, dùng tay tách riêng phần gộp trên gỡ phần gạch cua để riêng cho vào bát nước nuôi để rửa sạch gạch.
Tách mai cua và gỡ lấy gạch
Bỏ hết yếm và miệng cua, thân và thịt cua đem ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó, đem thịt cua rửa lại lần nữa cho sạch, để ráo.
Thịt cua đem giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Thịt cua cho vào cối giã sẽ ngon hơn
Thêm 2 lít nước sạch dùng tay bóp đều để phần nước cốt còn lại trong thịt cua ra nước. Bạn dùng rây nhỏ lọc bỏ phần bã. Nên lặp lại thao tác lọc này vài lần đến khi loại bỏ được hết bã cua thì dừng. Phần nước cua này bạn nên giữ lại để nấu riêu cua và làm nước dùng.
Dùng rây lọc lấy nước cua
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhuyễn.
Cà chua rửa sạch, để ráo rồi thái múi cau 3 trái. 1 trái còn lại mang băm nhỏ.
Sả cây bóc bỏ vỏ già, rửa sạch và đập dập.
Rửa sạch và để ráo các loại rau, giá sống ăn kèm.
Đậu hũ mua về rửa sạch, để ráo.
Chiên đậu hũ
Đậu hũ thái miếng vuông vừa ăn rồi đen chiên vàng giòn, vớt ra để ráo hết dầu.
Chiên đậu hũ với chảo ngập dầu cho vàng giòn
Xào gạch cua và cà chua
Bạn bắc chảo đên bếp đun nóng dầu. Cho hành băm vào phi thơm, sau đó trút hết phần cà chua thái múi và cà chua băm vào rồi nêm nếm thêm 3 muỗng cà phê đường. Tiếp tục đảo đều tay để phần cà chua được ngấm với đường cho ra được màu đẹp.
Khi cà chua vừa mới sôi trở lại thì tắt bếp và trút ra tô. Tiếp tục là cho phần gạch cua vào chảo xào sơ, sau đó tắt bếp rồi trút gạch vào chén.
Nấu riêu cua
Bắc nồi nước cua đã lọc lên bếp và nêm nếm với gia vị gồm 2 muỗng cà phê hạt nêm, 3 muỗng cà phê bọt ngọt. Khuấy đều và đun sôi với lửa vừa.
Khi thấy phần riêu cua trong nồi đã nổi lên, bạn sẽ vớt phần riêu cua này ra để riêng.
Nấu lẩu cua đồng
Sau khi vớt hết riêu cua ra thì cho sả đập dập, cà chua đã xào và nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 3 muỗng canh giấm gạo vào. Sau đó là cho thêm phần gạch cua vào nấu cùng, với gạch cua sẽ giúp cho nồi lẩu cua đồng có vị thơm cùng màu sắc tự nhiên đẹp mắt.
Cho đậu hũ vào nấu cùng để nước lẩu được thấm vào trong từng miếng đậu khi ăn sẽ ngon miệng hơn.
Lẩu cua đồng khi được ăn cùng bún tươi, rau sống và chấm mắm tôm sẽ rất ngon miệng.
Cách Làm Lươn Um Lá Nhàu Miền Nam Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
Nhớ năm ấy, mình chỉ khoảng chừng 12, 13 tuổi đầu, bố mình từ Nam về. Trong ba lô của bố ngoài mấy bộ quần áo đơn sơ còn có một đùm lá lạ mang màu xanh đậm, cùng một vài cây con. Bố bảo, đây là những cây nhàu con và lá của nó khi trưởng thành. Ở trong Nam nhiều năm, bố được ăn nhiều món ăn ngon từ lá cây này, đặc biệt là món lươn um lá nhàu. Vì thế, khi về Bắc bố đã không quên mang theo để nấu cho con gái yêu ăn, những cây con thì đem trồng.
Nghe nói thế, mình đã thèm thuồng lắm rồi vì vốn dĩ mình rất ham ăn và cũng nghĩ rằng đã là món bố thích thì sẽ rất ngon. Ngờ đâu, khi vừa đưa miếng lươn vào miệng mình đã suýt chút nhổ ra vì vị đắng gây gây của lá nhàu. Như hiểu ý mình, bố trấn an: Cứ ăn đi con, nhai từ từ trong miệng con sẽ cảm nhận được vị beo béo của lươn, vị bùi bùi của lá nhàu, sẽ không cảm thấy đắng nữa, lần đầu được ăn món này bố cũng có cảm giác y như con vậy.
Đúng như bố nói, mình đã cảm nhận được vị ngon của món ăn. Về sau này còn bị ghiền nữa. Vào mỗi cuối tuần rảnh rỗi là lại lẽo đẽo theo bố ra đồng bắt lươn về um với lá nhàu để thay đổi thực đơn cho cả gia đình, bồi bổ sức khỏe. Món ăn này cứ đều đặn xuất hiện trong mâm cơm nhà mình từ đó cho đến giờ.
Sau này lớn lên, đi làm xa nhà, nhiều khi nhớ món lươn um lá nhàu đến cồn cào ruột gan. Những lúc đó chỉ muốn có thể chạy nhanh về nhà để vòi vĩnh bố nấu cho ăn. Hôm nay nỗi nhớ đó lại tiếp tục trào dâng trong lòng khi sáng sớm đi chợ và nhìn thấy những chiếc lá nhàu xanh mướt được bày bán.
Song công việc bận rộn, mình chẳng thể về quê thường xuyên được nên đành gọi về nhà hỏi lại bố công thức nấu món ăn ngon miền Nam này để có thể thưởng thức dù đang ở bất cứ đâu. Và dĩ nhiên, có món ngon thì nên chia sẻ với mọi người mới “thảo” ;)))) nên sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lươn um lá nhàu theo công thức đơn giản, dễ thực hiện nhất.
Cách làm lươn um lá nhàu thơm ngon đúng điệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu lươn um lá nhàu
500g lươn đồng
200g lá nhàu
100g tương hột
200g dừa đã nạo sẵn
100g đậu phộng (lạc)
100g sả
Bột cà ri: 30g
Ớt tươi: 2 quả (tùy theo mức độ ăn cay của bạn)
Tỏi + hành khô: Mỗi thứ một củ
Gia vị nêm.
Sơ chế nguyên liệu nấu lươn um lá nhàu
– Tỏi, hành khô bằm nhỏ; sả đem xắt miếng nhỏ.
– Lá nhàu rửa sạch, sau đó thái sợi.
– Dừa nạo cho vào máy xay rồi lọc lấy nước.
– Tương hột xay nhỏ.
– Đậu phộng rang vàng dã nhỏ.
– Lươn làm sạch bằng nước chanh hoặc rượu trắng cho hết nhớt (ở quê thì nhà mình hay dùng tro bếp). Nếu ngại làm bạn có thể nhờ người bán làm sẵn cho. Sau đó mang về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, khoảng 3cm – 4cm. Cho lươn vào xoong, ướp với một ít hành, tỏi băm, hạt nêm, muối, tiêu và tương hột xay.
Tiến hành chế biến lươn um lá nhàu
– Cho dầu vào nồi đun nóng sau đó cho hành, tỏi, sả, ớt vào phi thật thơm.
– Tiếp tục cho lươn vào nồi đã phi thơm hành, tỏi, sả để xào.
– Chờ cho lươn săn lại thì đổ nước cốt dừa và bột cà ri vào đun sôi. Khi đun nhớ điều chỉnh lửa để lươn chín đều.
– Đun tới khi thấy da lươn nứt và dùng đũa bẻ gãy được miếng lươn thì cho lá nhàu, cùng đậu phộng vào rồi tắt bếp. Khi ăn rắc tiêu vào cho dậy mùi, cũng là để kích thích vị giác. Ăn với cơm nóng hoặc bún đều rất ngon.
Lưu ý: Không nên um lươn chín quá vì dễ bị nát, thịt lươn quá mềm cũng không còn ngon nữa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chao Vịt Miền Nam Thơm Ngon Bổ Dưỡng Mà Lại Độc trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!