Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Gạo Lứt Sóc Trăng Đỏ Mềm Dẻo Không Cứng Cơm # Top 7 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Gạo Lứt Sóc Trăng Đỏ Mềm Dẻo Không Cứng Cơm # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Gạo Lứt Sóc Trăng Đỏ Mềm Dẻo Không Cứng Cơm được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nấu Gạo lứt Sóc Trăng đỏ mềm dẻo không cứng cơm

Nguồn gốc của gạo lứt Sóc Trăng Đỏ (gạo ST đỏ)

Gạo lứt Sóc Trăng đỏ (gạo ST đỏ) được lai tạo từ lúa Huyết Rồng (Cứng cơm) với lúa thơm ST1 và ST3 để tạo ra giống lúa Sóc Trăng Đỏ giúp cho cơm thơm mềm hơn.

Gạo Sóc Trăng Đỏ chứa nhiều chất sắc sinh học giúp bổ máu, phục hồi sức khỏe nhanh

Hạt gạo lứt Sóc Trăng Trăng ST đỏ

Cách nấu cơm gạo lứt ngon bắt đầu từ chọn gạo

Muốn có một bữa cơm gạo lứt ST đỏ ngon miệng, bạn nên chú ý những điểm sau:

Chọn mua gạo lứt sạch ở những điểm bán uy tính. 

Lượng gạo lứt mình ăn mỗi ngày ít hơn gạo trắng, vì vậy bạn nên chọn gạo lứt đóng túi nhỏ (khoảng 2kg/túi) để tránh tình trạng gạo tiếp xúc lâu ngoài không khí. Tốt nhất bạn nên mua gạo lứt được bảo quản trong túi hút chân không.

Trước khi mua hàng phải quan sát kĩ xem gạo có bị mối mọt hay không.

Công dụng của Gạo lứt ST đỏ có thể bạn chưa biết

Với hàm lượng dinh dưỡng chứa trong Gạo ST đỏ thì gạo có nhiều tác dụng vượt trội trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính như:

Hỗ trợ bệnh tiểu đường vì ăn gạo lứt ST đỏ không bị tăng đường huyết.

Gạo lứt đỏ giúp bổ máu từ chất sắt sinh học cho người bệnh thiếu máu và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Trong mầm gạo lứt có chứa chất Gamma Acetyl Butyric Acid (GABA) là chất giúp giảm nhẹ bệnh mất trí nhớ Parkinson, làm lành các tổn thương ở gan, thận

Bồi bổ cơ, xương khớp nhờ có nhiều vitamin nhóm B, canxi, kali và các dưỡng chất thiết yếu rất có lợi cho sức khoẻ.

Công dụng của Gạo lứt ST đỏ

Hướng dẫn cách nấu gạo lứt ST Đỏ thơm ngon, dẻo mềm, dễ ăn

Khi vo gạo lứt đỏ, nước sẽ có màu đỏ nhạt.

“Màu nước đỏ nhạt là màu tự nhiên của hạt gạo lứt ST đỏ”.

Nấu cơm gạo lứt ST đỏ với nồi đất

Bước 1: Cho gạo vào và chỉ cần vo sạch lớp bụi không cần vo kĩ  như gạo trắng thông thường (nếu võ ký sẽ mất chất dinh dưỡng và màu đỏ của gạo) sau đó ngâm với nước ấm khoảng 45 phút.

Lưu ý: Nếu là nồi đất mới sử dụng lần đầu thì chúng ta nên ngâm vào nước lạnh khoảng 2 tiếng trước khi nấu

Nấu gạo lứt ST đỏ bằng nồi đất

Bước 2: Mọi người nên lưu ý tỉ lệ nước và gạo trước khi nấu

Bước 3: Chờ nấu đến khi cơm sôi thì nhớ mở nắp xới cơm cho đều. Sau đó, tiếp tục đậy kín nắp lại, vặn lửa và nấu đến khi nồi cạn nước.

Nấu gạo lứt ST đỏ bằng nồi cơm điện

Bước 1: Chỉ cần vo sơ gạo để tránh mất thành phần dinh dưỡng và màu đỏ của gạo) sau đó ngâm với nước ấm khoảng 45 phút.

Nấu cơm gạo lứt đỏ bằng nồi cơm điện

Bước 3: Chọn chế độ nấu gạo lứt (brown rice). Khi cơm chín sẽ tự động chuyển qua chế độ hâm nóng. Nên để cơm trong nồi ủ khoảng 15 phút để cơm nở đều và mềm hơn.

Nấu cơm gạo lứt ST đỏ bằng nồi áp suất

Bước 1: Chỉ cần vo sơ gạo và sạch lớp bụi không cần vo kĩ sẽ mất chất dinh dưỡng và màu đỏ của gạo) sau đó ngâm với nước ấm khoảng 45 phút

Bước 3: Chọn chế độ nấu gạo lứt (brown rice). Đối với nồi áp suất thường thì bạn bật cho cơm sôi sau đó chuyển qua chế độ warn trong 10 phút rồi đun khoảng 15 phút nữa là có được nồi cơm gạo lứt ST đỏ thơm ngon.

Bạn có thể mua “Gạo lứt ST đỏ” ở đâu?

Gạo Phương Nam là nhà phân phối trực tiến của ”Gạo lứt Sóc Trăng ST đỏ” tại khu vực TPHCM và các tỉnh thành lân cận

Đặt và giao hàng toàn quốc – Hỗ trợ 24/7 – Uy tín – Chất lượng

Địa điểm bán Gạo lứt Sóc Trăng ST đỏ sỉ và lẻ

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

LIÊN HỆ MUA GẠO LỨT ST ĐỎ

Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 7171 (Zalo) - 093 110 9395 (Zalo)

Điện thoại: (028) 3526 0188

Email: nongsansachphuongnam@gmail.com

Đặt hàng và mua online: https://gaophuongnam.vn/gao-lut-soc-trang-do

Fanpage: https://www.facebook.com/phuongnamfood/

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Chín Dẻo, Không Bị Khô

Chuẩn bị nấu cơm gạo lứt

Cách nấu cơm gạo lứt

Bước 1: Ngâm gạo lứt

Đầu tiên, bạn đem gạo lứt đi vo sạch. Nhặt bỏ đầu trấu, sạn còn sót trong gạo. Lưu ý là không nên vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám cũng như các loại vitamin, khoáng chất có trong gạo.

Sau khi vo gạo xong, bạn đem ngâm gạo từ 6 – 8 tiếng để hạt gạo được nở mềm, dẻo hơn khi nấu thành cơm. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn cách ngâm gạo qua đêm.

Bước 2: Nấu cơm gạo lứt

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cho gạo lứt đã ngâm vào nồi. Rửa sạch trái mơ muối và cho vào cùng với gạo. Tiếp đến, bạn trộn vào gạo 1/5 thìa cafe muối đã chuẩn bị trước đó. Cuối cùng, bạn đổ nước vào nấu với tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước.

Căm điện nồi cơm và bật về chế độ nấu. Khi nồi cơm bắt đầu sôi, bạn rút nguồn điện (không để nồi nấu cơm) và cho gạo ngâm trong nước khoảng 30 phút – 45 phút. Hết thời gian chờ, bạn cắm điện trở lại và để cơm ở chế độ nấu bình thường.

Khi nồi cơm cạn nước và chuyển qua chế độ giữ ấm, bạn đảm bảo thời gian giữ ấm cơm gạo lứt tối thiểu 30 phút. Sau thời gian này, cơm gạo lứt đã chín tới, vừa ngon và bạn có thể xới ra thưởng thức.

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất

Cách 1: Nấu trực tiếp với nước

Đầu tiên, bạn cũng cho gạo + nước (theo tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước) + muối ăn chung vào nồi. Đảo đều rồi san đều nước với gạo. Đặt nồi áp suất lên bếp và đun cho đến khi nồi nước sôi, xì hơi thì bạn tắt bếp.

Để cho nồi cơm nghỉ khoảng 15 phút. Sau thời gian trên, bạn bật lại bếp và đun cơm nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút nữa. Lúc này cơm đã chín và bạn cần để ủ thêm khoảng 10 phút nữa là có thể thưởng thức.

Cách 2: Nấu cách thuỷ

Cho gạo vào tô sứ (có nắp) hoặc nồi đất cùng với nước và gạo (1 gạo : 1,2 nước). Đặt tô gạo này vào trong nồi áp suất sau đó đổ nước vào nồi sao cho nước trong nồi áp suất chỉ cao bằng ½ hoặc 2/3 tô sứ.

Đặt nồi áp suất lên bếp và bắt đầu nấu cơm. Kể từ lúc nước trong nồi sôi cho đến khi được 10 phút, bạn tắt bếp và để nồi nguyên trên bếp. Chờ cơm được ủ thêm khoảng 20 phút rồi lại nấu thêm chừng 10 phút nữa. Hết thời gian nấu, bạn ủ cơm 30 phút.

Những tác dụng của cơm gạo lứt

Gạo lứt giàu selen, mangan và dầu tự nhiên:

Theo các nghiên cứu, gạo lứt rất giàu selen. Đây là vi chất có khả năng tuyệt vời trong việc giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư, bệnh tim, viêm khớp… Ngoài ra, 1 chén gạo lứt cũng có thể cung cấp tới 80% hàm lượng mangan cơ thể cần mỗi ngày.

Gạo lứt giải phóng đường chậm, giàu chất chống oxy hoá:

Gạo lứt là một trong số rất ít ngũ cốc giàu chất chống oxy hoá bậc nhất. Thêm vào đó khi sử dụng gạo lứt, nó còn giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu. Bởi vậy, đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai thừa cân hoặc đái tháo đường.

Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Thơm Ngon, Dẻo Mềm, Dễ Ăn

Nguyên liệu:

1 lon gạo lứt

2 lon nước lã

¼ muỗng cafe muối

Chuẩn bị một cái nồi (nồi gì cũng được, nhưng nồi đất thì tốt nhất; nên dùng nồi có sức chứa lớn hơn lượng cơm muốn nấu để tạo nhiều hơi ép cho cơm mềm ngon); 1 miếng vải dày (có thể dùng vải bao bột mì) rộng gấp 2-4 lần miệng nồi, hoặc vài miếng lá chuối; 1 tấm thiếc mỏng kê nồi; 1-2 viên đá(hoặc gạch) nặng.

Đãi gạo và ngâm nước 1 giờ rưỡi đến 2 giờ thì vớt ra. Thêm nước sạch vào nước đã ngâm cho đủ 2 lon đổ vào nồi, đậy vung, đun lửa lớn cho nhanh sôi. Bỏ gạo vào, dùng đũa cả khuấy đều rồi đậy vung lại, để sôi lại độ 10 phút. Mở vung, nêm muối dùng đũa cả khuấy đều đảo nhẹ. Đậy vung, bớt lửa để sôi riu riu độ 20 phút cơm cạn nước. Lấy miếng vải nhúng nước vắt ráo xếp hai hoặc bốn. Mở vung đặt miếng vải hoặc miếng lá chuối trùm kín miệng nồi; đậy vung lại cho khít, dằn đá ở trên và kê tấm thiếc dưới nôi (để phân tán nhiệt cho cơm khỏi dính nồi). Hạ nhỏ lửa hoặc để lửa than thật dịu khoãng 1 giờ cơm chín. Dùng giấy vụn hoặc rơm đốt cháy bừng dưới nồi vài phút rồi nhắc xuống. Mở vung, dùng đũa xới đều cơm rồi đậy lại để yên 5 phút trước khi xới ra ăn.

Có thể nấu một lần cho nhiều bữa. Dùng rỗ thưa hoặc lồng bàn đậy cơm thừa cho thoáng không hỏng. Muốn hâm cơm nóng lại thì dùng đũa để một lỗ lớn cỡ ngón tay ở giữa mặt cơm xuống tân đáy nồi, rót vào một ít nước vào lỗ, đậy vung, đun lửa vừa. Khi có hơi bốc lên, lấy đũa cả xới cơm cho hơi lên đều rồi ém cơm xuống. Để lửa nhỏ thêm 10- 15 phút cơm sẽ mềm ngon.

XEM VIDEO HƯỚNG DẪN:

2. Cơm lứt nấu nồi áp suất, nồi điện Nấu áp suất:

Nguyên liệu:

1 lon gạo lứt

1 ½ lon nước

¼ muỗng café muối

Đãi gạo xong, bỏ hết các thứ vào nồi, đậy nắp, đun lửa lớn cho áp suất (hơi ép) nhanh lên đủ (núm đậy lỗ thông hơi trên nắp lúc xì hơi). Kê tấm thiếc dưới nồi, hạ nhỏ lửa để sôi riu riu độ 45 phút cơm chín. Nhấc nồi xuống để một lúc cho áp suất hạ xuống. Để cho nguội hết hơi rồi dùng đũa cả(nhúng qua nước lạnh cho khỏi dính cơm) xới ra đảo đều.

Cơm gạo lứt nấu nồi áp suất mềm dẻo hơn nấu nồi thường. Nấu nồi cơm điện

Bỏ 1 phần gạo lứt (đã đãi và ngâm), 2 phần rưỡi nước và ¼ muỗng café muối vào nồi, đậy nắp và bật điện lên nấu chế độ “hầm” đến khi cơm chín.

3.Các cách khác:

Cho gạo vào nồi cơm lõi sứ để nấu khoãng 2.5 giờ sẽ có cơm mềm ngon, dù là loại gạo nào và kể cả có nhiều loại đậu đỗ cứng, mùi vị cũng được đảm bảo.

Nếu có nồi ủ, chỉ cần đun trên bếp 15 phút, sau đó nhấc ra cho vào nồi ủ khoãng 2 tiếng là có cơm ngon, mềm. Không cần phải trông, đến bữa là có cơm nóng ngay và cũng rất tiết kiệm điện, ga, lửa…

Một cách nấu đặc biệt khác là bỏ gạo vào một cái thố sứ đã được đậỵ nắp kín hấp cách thủy. Loại này có thể dùng trên cả bếp ga, bếp củi và nồi áp suất cho ra một nồi cơm rất thú vị và bắt mắt, nhưng kiểu nấu cơm này rất công phu và mất thời gian.

Dù nấu cơm theo kiểu nào, sau khi nấu xong bạn cũng nên ăn với tâm tĩnh lặng thư thái, nhai kỹ và cảm nhận hương vị ngọt ngào từ loại gạo kì diệu này.

Cách Nấu Chè Trôi Nước Ngon Dẻo Mềm Không Bị Cứng

Chè trôi nước là một món ăn vặt của người Việt với thành phần chủ yếu là bột nếp kết hợp với các loại nhân như đậu xanh, nhân mặn hoặc có thể không cần nhân. Chè trôi nước có đặc điểm là hình tròn, trắng hoặc có nhiều màu, được chan thêm một ít nước đường nấu với gừng rất thơm và ngọt. Chè rất dẻo, có độ quánh khi ăn và đặc biệt rất thơm.

Chị em có thể nấu chè trôi nước truyền thống, chè 3 màu hay chè trôi nước ngũ sắc đều dễ làm. Bếp Eva hướng dẫn cách nấu chè trôi nước ngon, mềm dẻo không bị cứng cực đơn giản, dễ làm tại nhà.

1. Cách nấu chè trôi nước truyền thống

Chè trôi nước truyền thống có lớp vỏ màu trắng, nhân đậu xanh rất thơm. Nước chan chè có độ ngọt dịu, thơm thơm hương gừng.

Nguyên liệu làm chè trôi nước truyền thống

– Đậu xanh tách vỏ: 300g

– Bột nếp: 550g

– Gừng tươi: 1 củ

– Đường thốt nốt: 400g

– Dầu ăn

– Mè rang 50g

– Hành tím: 2 củ

Nguyên liệu làm chè trôi nước

– Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng để đậu nở đều, nhanh nhừ. Vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi hấp chín hoặc nấu bằng nồi cơm điện, cho nước xâm xấp mặt như nấu cơm. Khi sôi dùng đũa đảo đều rồi nấu đến khi chín thì lấy ra.

Đậu xanh ngâm nước ấm rồi hấp chín

– Cho đậu xanh vào máy xay, thêm 100ml nước, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối vào rồi xay nhuyễn sau đó đổ ra tô. Để thơm ngon hơn, bạn có thể cho thêm nước cốt dừa thay vì nước lọc lúc xay nhân đậu xanh.

Xay nhuyễn đậu xanh

– Hành tím đập dập băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa con dầu ăn vào rồi bật bếp cho hành vào phi thơm sau đó đổ bột đậu xanh đã xay vào dùng thìa đảo đều đến khi sền sệt, đặc quánh lại thì tắt bếp. Múc ra tô để nguội sau đó vo tròn thành từng viên làm nhân bánh.

Lưu ý: Khi đun vặn nhỏ lửa, đảo liên tục để không bị khê.

Đậu xanh sên xong rồi vo tròn thành từng viên để làm nhân bánh trôi nước

– Cho 500g bột nếp vào tô, đeo bao tay rồi bóp cho bột không bị vón cục, cho thêm 1 chút muối. Đổ nước ấm từ từ vào tô, vừa đổ vừa dùng tay nhào bột cho dẻo. Đậy nắp kín, ủ bột trong 3 phút để bột nở đều, dẻo hơn khi nặn bánh.

Nhào cho dẻo bột

– Lấy bột ra, nhào liên tục, nếu hơi nát thì chấm với 50g bột còn lại tiếp tục nhào đến khi dẻo thì chia đều thành các viên nhỏ, vo tròn cỡ quả bóng bàn.

Chia bột thành từng phần nhỏ rồi vo tròn

– Cán dẹt các viên bột đã vo với độ dày vừa phải, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi ve kín lại. Không được để hở vì khi nấu nhân sẽ bị bục ra khỏi bánh. Cứ làm cho đến hết bột hoặc nhân đậu xanh thì thôi. Phần bột còn thừa nặn thành các viên nhỏ, khi ăn thả vào bát ăn kèm.

Nặn bánh trôi bọc kín nhân đậu xanh

– Bắc nồi nước lên bếp, đổ khoảng 2.5 lít nước vào đun sôi.

– Nặn bánh xong thả nhẹ vào nồi nước đang sôi, đun đến khi bánh nổi lên là chín, vớt ra thả vào thau nước đá lạnh để bánh không bị dính vào nhau. Khi đun dùng đũa khuấy nhẹ để bánh không dính và bị cháy ở đáy xoong.

Luộc bánh trôi nổi lên là chín thì vớt ra âu nước đá lạnh

Cách nấu chè trôi nước không bị cứng khô và có độ dẻo quánh là khi luộc chín thả ngay vào âu nước đá lạnh, bánh sẽ co lại nhanh và dẻo quánh

– Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch nạo sợi.

– Cho 500ml nước vào nồi, cho thêm đường thốt nốt vào rồi bật bếp, đun sôi thì cho gừng vào. Trong lúc đun, dùng đũa khuấy đều liên tục đến khi tan hết thì tắt bếp.

Nấu nước chè gừng và đường thốt nốt

Hoàn thành chè trôi nước và thưởng thức

Múc bánh trôi ra bát con, dùng thìa múc nước đường gừng chan đều lên sau đó rắc chút hạt mè vừng lên trên.

Chè trôi nước đã nấu xong và thưởng thức

Khi ăn chè trôi nước có thể cho thêm nước cốt dừa để tăng thêm độ thơm béo, thưởng thức lúc còn nóng. Vị ấm nóng của gừng lan tỏa trong tiết trời se lạnh, vị ngọt của đường thốt nốt, dẻo dẻo bùi bùi nhân bánh đậu xanh thật tuyệt vời.

2. Cách nấu chè trôi nước 3 màu

Nguyên liệu nấu chè trôi nước ba màu

– Bột nếp 300g

– Bí đỏ: 100g

– Lá dứa nếp: 6 lá

– Cà rốt: 2 củ

– Đậu xanh: 150g

– Gừng tươi 1 củ

– Đường thốt nốt: 250g

– Đậu phộng (lạc rang): 50g

– Nước cốt dừa

– Muối

Đậu xanh ngâm nước trong 2 tiếng với nước ấm rồi vớt ra cho vào nồi, thêm nước cốt dừa, 1 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường nấu chín thì múc ra bát dầm nhuyễn mịn thì thôi. Vo bột thành từng viên tròn nhỏ để làm nhân bánh.

Bột đậu xanh dầm nhuyễn mịn nặn thành viên tròn

Bước 2: Trộn bột làm màu vỏ bánh

– Trôi nước màu vàng: Bí đỏ luộc chín, cho vào dầm nhuyễn sau đó trộn với 100g bột nếp. Cho thêm nước từng ít một rồi nhào thật dẻo, đều màu sau đó chia nhỏ bột, nặn thành các viên tròn.

Nhào bột màu vàng với bí đỏ

– Trôi nước màu xanh: Lá dứa rửa sạch, cho vào xay nát rồi lọc lấy 100ml nước. Lấy nước đó nhào với 100g bột để tạo màu xanh lá cây đẹp mắt sau đó nặn thành từng viên tròn.

Làm vỏ bánh trôi màu xanh với lá dứa

– Trôi nước màu cam: Cà rốt cho xay nhuyễn, lọc ép lấy 100ml nước cốt rồi cho vào nhào bột, nhào dẻo thì cũng nặn thành từng viên tròn.

Bước 3: Làm bánh trôi 3 màu

– Cán dẹt các viên bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi vê tròn, kín miệng không để hở (không cán mỏng quá). Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân thì thôi.

Nặn bột bọc nhân thành các viên tròn vê kín

– Đun sôi nước, thả lần lượt bánh trôi vào đun sôi đến khi bánh nổi thì vớt ra cho vào thau nước lạnh. Khi cho vào xong đảo nhẹ để bánh không dính vào nhau, tạo độ dẻo không nát.

Thả bánh vào nồi nước đun sôi

Bước 4: Nấu chè trôi nước 3 màu

– Gừng nạo sợi nhỏ.

– Bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào đun sôi, cho thêm đường thốt nốt vào khuấy tan thì cho gừng vào. Thả nhẹ bánh vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp, dùng đũa khuấy đều lên.

Chè trôi nước màu sắc hấp dẫn bắt mắt đã hoàn thành

Chè trôi nước 3 màu xanh, vàng, cam đã xong nhìn rất bắt mắt. Múc chè trôi nước và vài sợi gừng thái lát ra bát con, rắc chút đậu phộng lên trên và thưởng thức.

Chè trôi nước ba màu hấp dẫn thêm nước cốt dừa khi ăn rất thơm

3. Cách nấu chè trôi nước nhân mặn

Nguyên liệu làm chè trôi nước nhân mặn

– 500g bột nếp

– 100g thịt heo băm

– 100g tôm băm nhỏ

– 1 củ gừng thái nhỏ

– 200g đậu xanh

– 50g dừa bào sợi

– Vừng rang chín, hành tím băm

– Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm…

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh

– Cho tôm và thịt băm vào tô, thêm vào 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe hạt nêm, xíu hành tím băm rồi đảo đều để ướp 10 phút cho ngấm gia vị.

Ướp tôm với thịt với gia vị cho ngấm

– Đậu xanh ngâm 2 tiếng cho mềm, vo sạch rồi hấp chín. Sau đó tán thật nhuyễn. Phi thơm hành tím băm rồi cho đậu xanh vào sên, thêm xíu muối và đường cho đậu xanh đậm vị.

Phi thơm hành rồi sên nhân đậu xanh

Bước 2: Bọc nhân đậu xanh thịt

– Đậu xanh chia thành từng viên nhỏ vo tròn. Tôm và thịt chia thành từng viên nhỏ nhơ phần đậu xanh.

– Ấn dẹt phần đậu xanh rồi cho tôm thịt vào giữa, vo tròn lại để riêng.

Bước 3: Nhào bột bánh trôi

– Bột nếp nhào với nước ấm thành một khối dẻo mịn. Để bột nghỉ 10 phút. Sau đó chia bột thành từng khối nhỏ rồi vo tròn.

Bước 4: Nặn bánh trôi nhân mặn

– Ấn dẹt bột bánh, đặt nhân đậu xanh tôm thịt vào giữa rồi vo tròn lại, để riêng. Làm cho đến khi hết nhân bánh. Các khối bánh nặn xong không xếp chồng lên nhau.

Bước 5: Luộc bánh trôi nhân mặn

– Nấu 1 nồi nước sôi thì thả từ từ từng viên bánh trôi nhân mặn vào luộc. Luộc cho đến khi bánh nổi lên mặt là bánh đã chín, vớt bánh ra cho ngay vào âu nước lạnh.

Bước 6: Nấu chè trôi nước mặn

– Cho 2l nước vào một xoong khác, thêm đường (độ ngọt tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình) vào nấu cho đường tan hết, nồi nước sôi lên thì thả bánh trôi đã luộc chín vào, đảo nhẹ cho bánh không dính vào nhau. Thả gừng thái sợi vào và đợi nước sôi trở lại thì tắt bếp.

Cách nấu chè trôi nước nhân mặn đơn giản mà rất đậm đà

Chè trôi nước nhân mặn có phần nước chè không quá ngọt, nhân bánh trôi vừa mằn mặn lại ngọt nhẹ ăn rất ngon.

Múc chè trôi nước nhân mặn ra từng bát, thêm dừa bào sợi, vừng rang chín lên và thưởng thức. Bánh trôi nước dẻo quánh, nhân mằn mặn rất đậm đà.

4. Cách làm chè trôi nước ngũ sắc

Nguyên liệu nấu chè trôi nước ngũ sắc

– 500g bột nếp

– 100g đậu xanh không vỏ

– 50g dừa bào sợi

– 150g đường

– 1 hộp sữa đặc

– 50g bí đỏ

– 100g ruột gấc cả hạt

– 50g bắp cải tím hoặc khoai lang tím

– 50g lá nếp

– 1 củ gừng tươi

Bước 1: Làm màu ngũ sắc từ nguyên liệu tự nhiên

– Lá nếp, bắp cải tím rửa sạch, thái nhỏ để riêng.

– Cho lá nếp vào máy xay cùng 2 chén con (chén uống trà) nước lọc rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt màu xanh.

Lọc lá dứa lấy nước cốt màu xanh

– Bắp cải tím cho vào máy xanh, thêm 2 chén con nước rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt màu tím.

Bắp cải tím xay lấy nước cốt màu tím

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay cùng 2 chén con nước xay thật nhuyễn mịn thu được hỗn hợp màu cam (không cần bỏ bã).

– Ruột gấc cho vào bát riêng cùng 1 thìa con rượu rồi bóp nát, nặn bỏ hạt thu được hỗn hợp màu đỏ.

Bí đỏ và gấc làm màu cam và đỏ

– Đậu xanh ngâm 2 tiếng cho nở rồi vo sạch, cho vào hấp chín.

– Đậu xanh hấp chín xong dùng thìa tán nhuyễn mịn. Thêm 2 thìa dừa bào sợi, 2 – 3 thìa sữa đặc (độ ngọt theo sở thích) vào rồi đảo đều. Cho hỗn hợp lên bếp sên với lửa nhỏ cho đến khi đậu khô ráo, có thể nắm được thành từng viên là được.

– Đậu xanh sên xong vo thành từng viên nhỏ tròn.

Làm nhân đậu xanh vo viên nhỏ

– Chia bột thành 5 phần. Cho vào 5 bát khác nhau. Mỗi bát bột cho thêm 1 thìa đường và 1 thìa sữa đặc rồi dưới từng phần nước màu vừa làm xong vào, 1 bát dùng nước lọc để tạo bánh màu trắng. Nhào bột thành từng khối dẻo mịn không dính tay là được.

– Chia bột thành từng khối nhỏ rồi vo viên tròn lại.

Bước 4: Nặn bánh trôi ngũ sắc

– Ấn dẹt bột rồi cho từng viên đậu xanh vào, vo tròn bọc kín đậu xanh để riêng. Thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu.

Bước 5: Nấu chè trôi nước ngũ sắc

– Đun sôi 1 nồi nước, cho đường (độ ngọt tùy vào khẩu vị) rồi khuấy cho tan hết đường. Nồi nước đường sôi thì thả viên bánh trôi vào, đảo nhẹ tay để bánh không dính vào nhau. Nấu cho đến khi thấy tất cả các viên bánh nổi lên mặt nước thì rắc thêm vài sợi gừng thái lát vào, đun thêm 5 – 7 phút nữa rồi tắt bếp.

Chè trôi nước ngũ sắc múc ra bát, thêm dừa bào sợi vào và thưởng thức khi còn nóng rất hấp dẫn. Từng viên trôi nước màu sắc xanh, đỏ, cam, tím, trắng vừa ngọt ngào vừa thơm và bùi bùi của nhân đậu xanh ăn mãi không chán.

Bí quyết nấu chè trôi nước ngon và nguyên liệu thay thế

– Cách nấu chè trôi nước bằng bột năng cũng rất ngon, có thể thay thế cho bột nếp. Tuy nhiên, bột năng sẽ khiến bánh có độ giòn giòn, dai dai, không thơm và quánh được như bột nếp.

– Muốn chén chè trôi nước thơm hơn thì có thể nấu thêm nước cốt dừa ăn cùng chè.

– Khi nặn bánh, nếu phần nhân đã hết mà vẫn còn thừa bột các bạn có thể nặn thành những viên trôi nước không nhân ăn cũng rất ngon.

– Nên sử dụng các màu tự nhiên như màu xanh lấy từ lá dứa, màu đỏ từ gấc, màu tím từ củ dền hay bắp cải tím, màu cam từ bí đỏ hay cà rốt… để nấu sẽ an toàn hơn sử dụng màu thực phẩm.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/2-cach-nau-che-troi-nuoc-ngon-deo-mem-khong-bi-cung-d…

Theo Hường Cao (Tổng hợp, Ảnh: Internet) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Gạo Lứt Sóc Trăng Đỏ Mềm Dẻo Không Cứng Cơm trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!