Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Ngon Ngọt Không Bị Nhớt được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ lâu nha đam được xem là một trong những vị thuốc rất hay mà tự nhiên đã đem lại cho chúng ta. Đặc biệt loại cây này còn giúp làm đẹp khá hiệu quá, nói đến ẩm thực thì phải kể đến món nha đam nấu đường phèn hấp dẫn. Tuy nhiên cách nấu nha đam đường phèn không bị nhớt và mùi hôi không phải ai …
Từ lâu nha đam được xem là một trong những vị thuốc rất hay mà tự nhiên đã đem lại cho chúng ta. Đặc biệt loại cây này còn giúp làm đẹp khá hiệu quá, nói đến ẩm thực thì phải kể đến món nha đam nấu đường phèn hấp dẫn. Tuy nhiên cách nấu nha đam đường phèn không bị nhớt và mùi hôi không phải ai cũng biết được, vì thế hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài kinh nghiệm khi nấu loại nước uống này.
Nha đam khi mua về bạn gọt lớp vỏ ngoài, cắt nha đam thành hạt lựu to hay nhỏ thì tùy bạn. cho nước vào âu lớn hòa cùng 85g muối, cắt chanh và vắt vào âu nước muối. cho phần nha đam đã cắt vào ngâm khoảng 5 phút. Đây chính là cách nấu nha đam đường phèn không bị đắng mà nhiều người vẫn sử dụng và mang lại hiệu quả rất cao đấy.
Cho khoảng 3-4 lit nước vào nồi nấu sôi thêm 15g muối sau đó khuấy đều.
Cùng bắt tay vào cách chế biến nha đam nấu đường phèn thôi các bạn.
Bước 1: Khi nước đã sôi bạn cho đường phèn vào nấu đến khi đường tan, có thể giã nhỏ để đường nhanh tan. Khi đường tan hết bạn cho nha đam vào nồi. Muốn cách nấu nha đam đường phèn ngon là trước khi cho vào nồi bạn cho nha đam ra rổ xa lại với nước cho hết mặn và hết nhớt để nha đam ráo nước khoảng 5 phút sau đó cho vào nấu. thêm vani để tạo mùi thơm sau đó tắt bếp.
Bước 2: Đợi cho nước na đam nguội bạn trút vào các chai đã vệ sin sạch sẽ và để vào tủ lạnh.
Bước 3: Đợi tầm 1 đến 2 tiếng cho lạnh sau đó có thể thưởng thức được rồi. Công dụng của nha đam nấu đường phèn giúp giải khát và thanh lọc cơ thể, nếu trời nóng nực hay bạn đang bị nóng trong người thì hãy nghĩ ngay đến loại thức uống này, nó sẽ là vị thuốc hay giúp cho bạn đấy.
Cách Nấu Nước Nha Đam Đường Phèn Thơm Ngon Không Bị Nhớt
Trong nha đam có chứa tối thiểu khoảng 23 loại axit amin, các nhóm vitamin loại B (B1, B2, B5, B6, B12), vitamin C, E, A, axit folic và các chất khoáng tố vi lượng như: Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr,…
Nha đam có thể được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như: sinh tố nha đam chuối, sữa chua nha đam, chè hạt sen nha đam, chè xoài nha đam, chè đậu xanh nha đam, thạch nha đam, canh nha đam thịt bò, nước nha đam đường phèn,…
Muốn chế biến nước nha đam đường phèn, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
– Nha đam: khoảng 500g, nên chọn loại nha đam còn tươi, lá to
– Lá dứa: khoảng 4 – 5 lá, nên chọn loại lá dứa bánh tẻ có màu xanh sẫm, lá còn tươi và không nẫu úa hay dập nát. Việc sử dụng lá dứa để nấu nước nha đam đường phèn sẽ tạo được mùi hương đặc biệt và hấp dẫn hơn
– Đường phèn: khoảng 200g. Đường phèn là loại đường chưa qua tinh chế, rất mát và có vị thanh. Khi dùng đường phèn để nấu nước nha đam thay vì sử dụng các loại đường khác sẽ giúp cho món nước có vị ngọt thơm và thanh mát hơn.
– Nước: khoảng 500ml
– 1 quả chanh
– 1 thìa cafe muối
– Các dụng cụ: dao, nồi lớn, bát đựng,…
Nha đam sau khi mua về đem rửa sạch hết những bụi bẩn bám trên lá. Sau đó dùng dao cắt sạch gai 2 bên thân lá rồi rửa lại với nước để loại bỏ lớp nhựa chảy ra.
2.3. Bước 3: Sơ chế nha đam
Đầu tiên, bạn hãy dùng dao gọt bỏ hết phần vỏ xanh của nha đam và chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Lưu ý: khi gọt vỏ ngoài, bạn nhớ lột nhẹ tay để tránh làm cho nha đam bị nát. Ngoài ra, để nước nha đam không bị đắng, bạn cần phải gọt hết tất cả phần vỏ xanh bên ngoài
Sau đó, ngâm với nước muối lợ + chanh trong vòng khoảng 5 phút. Lưu ý: Khi pha nước muối với chanh để ngâm nha đam, bạn chỉ nên pha với lượng muối và lượng chanh vừa đủ để tránh tình trạng nước muối chanh quá đặc, khiến cho nha đam bị mất mùi đặc trưng và bị ngấm chua, ngấm mặn gây ảnh hưởng đến mùi vị của nước nha đam.
Cuối cùng là vớt nha đam ra và để cho ráo nước để tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo.
Trong khi chờ nha đam ráo nước, bạn hãy đem lá dứa đi rửa sạch. Sau đó, cắt lá dứa thành nhiều khúc (mỗi khúc dài khoảng 10cm).
Để cố định lá dứa và rút ngắn thời gian gắp lá dứa ra ngoài sau khi nấu thành công món nước nha đam, bạn hãy dùng một phần lá buộc lại để tạo thành bó nhỏ. Với mẹo này, bạn chỉ cần một thao tác thôi là đã có thể “xử lý” nhanh gọn số lá dứa trong nồi.
Sau khi nha đam đã ráo nước, bạn hãy dùng dao xắt nhỏ chúng thành hình hạt lựu. Vì sao nên cắt nha đam theo hình hạt lựu? Bởi đây là kích thước chuẩn giúp cho cốc nước nha đam đường phèn của bạn trở nên đẹp mắt hơn.
Sau khi cắt nhỏ nha đảm, chất nhớt bên trong sẽ tiếp tục chảy ra, để loại bỏ lớp nhớt này, bạn hãy ngâm nó trong nước cốt chanh từ 3 – 5 phút để loại bỏ nhớt rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị ½ tô nước đá lạnh và 1 nồi nước sạch. Sau đó, đun sôi nồi nước sạch, đợi cho nước sôi thì cho nha đam vào chần khoảng 30 giây thì vớt ra. Lưu ý: không chần nha đam trong nước sôi quá lâu vì sẽ khiến cho nha đam bị nát và mất đi vị giòn.
Sau khi chần qua nha đam với nước sôi, bạn hãy đổ nha đam vào tô nước đá lạnh và ngâm trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút. Việc ngâm nha đam trong nước đá lạnh sẽ giúp đam trắng và giòn hơn. Đây chính là bí quyết nấu nước nha đam đường phèn thơm ngon không bị nhớt và đắng được rất nhiều bạn áp dụng.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả những bước trên, bạn hãy bắt tay vào việc nấu nước nha đam đường phèn bằng cách:
– Cho khoảng 2,5 lít nước vào một chiếc nồi lớn và cho đường phèn, lá dứa vào nấu. Lúc này hãy nấu với mức lửa lớn để nước mau sôi hơn nhằm tiết kiệm thời gian. Trong suốt thời gian nấu, bạn nên thi thoảng dùng đũa khuấy đều để đường phèn tan nhanh hơn
– Khi đã nêm xong và lá dứa trong nồi đã tỏa ra mùi thơm thoang thoảng, bạn hãy trút nha đam vào nồi và khuấy nhẹ tay. Tiếp tục nấu cho đến khi nồi nước sôi lại thì tắt bếp. Sau đó chờ khoảng 3 – 4 phút nữa thì vớt lá dứa ra ngoài và chờ nha đam nguội hẳn là đã có thể thưởng thức.
Mời các bạn theo dõi video sau:
Một cốc nước nha đam đường phèn được đánh giá điểm 10 khi đáp ứng được những yêu cầu như: nước không có vị đắng và không bị nhớt; có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa và nha đam; có vị thanh mát và không quá ngọt.
Bạn có thể uống nước nha đam vào bất cứ khi nào nếu muốn và tốt hơn hết là hãy uống nước nha đam mỗi ngày để giữ nhìn nhan sắc và bảo vệ sức khỏe. Tất nhiên là hãy uống nước nha đam với lượng vừa đủ và không nên lạm dụng nó bởi loại nước này có thể làm giảm tác dụng của thuốc nếu như bạn uống quá nhiều.
Bạn có thể bảo quản nước nha đam đường phèn bằng cách đổ chúng vào các hũ thủy tinh (có thể thay thế bằng chai nhựa) rồi bỏ vào trong ngăn mát của tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn có thể dễ dàng lấy ra sử dụng vào bất cứ khi nào nếu muốn.
Việc thường xuyên uống nước nha đam đường phèn sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước nha đam đường phèn còn giúp chị em phụ nữ có được một làn da trắng mịn, hồng hào và săn chắc.
Cách Nấu Chè Nha Đam Với Đường Phèn Không Bị Nhớt Cực Ngon
Các nguyên liệu sử dụng để nấu món chè nha đam
Các bước tiến hành nấu chè nha đam
Bước 1: Chế biến nha đam
Nha đam tìm mua lá kích cỡ vừa phải là nấu thơm ngon nhất he, khi đã mua về cẩn thận cạo sạch sẽ lớp vỏ xanh ở phía ngoài phần thịt nha đam trắng, để ý rằng phải tách cho thật sạch hết vỏ, đừng để sót trở lại sẽ gây nhẫn cho cả nồi chè nha đam luôn nghen mọi người.
Nha đam có chất mủ hơi vàng, mủ này chính là lí do gây đắng nên khi làm xong xuôi thả ngay vào chậu nước. Nếu như có thể thì chần vào chậu nước đá để nha đam giòn giòn ngon hơn. Sau đó, lấy nha đam ra cho muối vào chung để xát và rửa lại với nước, để ráo nước.
Nha đam bẹ bự mới được rửa ráo nước, các bạn đem xắt kiểu hạt lựu, vừa cắt, vừa phải cho vô thau nước đã được vắt 2 trái chanh và thêm một tí muối ăn. Thái hoàn thành xát mạnh tay cho nha đam tươi ra tất cả mũ nhớt. Vớt ra cái rá, để ở dưới dòng nước sạch rửa sạch sẽ thêm lượt nữa.
Đặt 1 xoong nước sôi lên trên bếp, bỏ phần nha đam tươi vào đun khoảng năm phút rồi lại đổ ra chậu nước đá ngâm cho nha đam nấu sẽ được giòn ngon hơn.
Lá dứa tươi rửa cho thật sạch, dùng 1 lá rồi bó những lá còn lại kia thành một bó lớn.
Bước 2: Tiến hành nấu chè nha đam
Bắc một cái xoong lên trên bếp, đổ nước nấu sôi lên, bỏ thêm đường phèn khô và lá dứa vào. Cứ như vậy đun sôi trở lại, thì cho thêm vào đấy một tí muối iot vào. Đây là mẹo nhỏ để xoong chè nha đam có vị ngọt thanh hơn đó.
Cuối cùng trút nha đam tươi vào nồi sau đó nấu thêm khoảng chừng 3-5 phút nữa thì tắt lửa.
Để cho chè nguội rồi cho vô ngă n dùng để làm mát của tủ lạnh.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức chè nha đam
Lấy ra chén thủy tinh, bỏ đá viên vào ăn chung hoặc bỏ vào tầng mát tủ lạnh để một lúc là có thể sử dụng được rồi. Khi dùng chè nha đam có vị ngọt của đường phèn, giòn giòn của nha đam tươi và mùi thơm dễ chịu của lá dứa tươi.
Nếu thích để cho lâu có thể cho chè nha đam vào cái hộp hoặc cái chai để trong ngăn để mát tủ lạnh sử dụng dần he.
Yêu cầu đối với cách nấu chè nha đam
Chè nhất định không được có vị đắng hoặc nhẫn, thế cho nên ở trong bước sơ chế nha đam cần phải kĩ càng.
Dùng đường phèn nấu chè và được cho thêm tí muối iot vậy nên chè nha đam có vị ngọt dịu, không có bị gắt ngọt như những loại chè khác, lưu ý đấy là hương vị chuẩn xác của chè nha đam này nhe các bạn.
Cách Nấu Nước Nha Đam Đường Phèn Không Bị Đắng
Mọi người có thể yên tâm rằng với cách nấu nước nha đam đường phèn, thì nha đam không bị đắng, ít nhớt mà lại rất là ngon. Sự kết hợp nha đam mềm dẻo mát, với đường phèn ngọt thanh có tính mát tạo ra loại nước giải khát tuyệt vời, mà từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể dùng được, rất tốt cho sức khoẻ.
Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất khi nấu nước nha đam đường phèn, nhưng bù lại được thưởng thức chai nước ngọt thanh mát lành.
Phần trắng ở bẹ lá nha đam bạn nên cắt bỏ đi, vì nó sẽ tạo ra vị đắt, cắt một ít ở phần đuôi nha đam bỏ đi. Tiếp đến cắt bỏ gai hai bên bẹ nha đam, rồi cắt nha đam thành từng miếng để để gọt.
Bạn dùng dao hai lưỡi, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài đi, lấy phần gel trong. Sau đó ngâm lát nha đam đã gọt vỏ trong thau nước muối loãng 5-10 phút. Sau đó, vớt nha đam ra và rửa sạch dưới vòi nước.
Sau đó đem miếng nha đam cắt hạt lựu (rất dễ cắt, bạn chỉ việc cắt dọc, rồi cắt ngang lại). Tiếp tục cho nha đam ngâm nước muối trong khoảng 3 phút.
Ngâm xong, rửa nha đam lại với nước, nên đổ nha đam ra rổ sau đó rửa trực tiếp dưới vòi nước, như vậy nha đam ít bị nát do tác động của tay (rửa khoảng 3 lần).
Nấu nước nha đam đường phèn
Bắt nồi lên bếp, tuỳ theo sở thích bạn cho lượng nước vào theo mong muốn của mình. Khi nước sôi cho hết nha đam, đường phèn vào, nấu đến khi đường phèn tan hết tắt bếp. Với nước này không nên nấu quá lâu, nha đam quá chín sẽ không ngon. Sau đó để cho nước nha đam đường phèn nguội, rót vào chai, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Bạn có thể cho thêm lá dứa vào lứa vào khi nấu, như vậy nước nha đam sẽ thơm và hấp dẫn hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Ngon Ngọt Không Bị Nhớt trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!