Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rate this post
Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức nước sâm mía lau này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.
Nước sâm mía lau là loại thức uống thanh nhiệt, điều trị miệng khô, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Phổ biến trong dân gian, nước sâm này được nấu bởi các thành phần chính như mía lau, râu ngô, mã đề, bọ mắm, rễ tranh… đều là những nguyên liệu quý trong giải nhiệt, giải độc.
Đang xem: Cách nấu nước mát
Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát 8
Công thức nấu nước sâm mía lau cho gia đình cùng thưởng thức (Ảnh: Internet) 30 gam khúc mía lau.50 gam râu ngô (nếp).50 gam mã đề.50 gam cây bọ mắm (cây thuốc dòi).10 gam rễ tranh.50 gam đường phèn (tăng giảm tùy khẩu vị).1, 5 – 2 lít nước lọc.2 nhánh lá dứa.Một ít muối.Dụng cụ: nồi, bếp, bình thủy tinh…
Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát 10
Bí quyết nấu nước sâm mía (Ảnh: Internet)
Hướng dẫn thực hiện nấu nước sâm mía lau
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với một ít muối rồi để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5 cm, mía lau thì chẻ mỏng hoặc đập dập trước khi nấu .
Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, sau đó cho các nguyên liệu như râu ngô + mã đề + bọ mắm + rễ tranh + lá dứa vào nồi và cuối cùng cho phần mía còn lại trên cùng. Đổ từ 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.
Bước 3: Khi nước sôi, bạn chú ý hớt bọt, giảm nhỏ lửa rồi đun liu riu khoảng 15 – 20 phút. Vớt bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, tiếp tục đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn, khuấy đều rồi tắt bếp để nguội.
Bước 4: Cho nước vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.
Yêu cầu của thức uống sau khi nấu là nước trong, có màu vàng nâu và vị ngọt vị ngọt thanh nhẹ. Nước đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa. Với cách nấu này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá, việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Nước này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h vì để lâu nước sẽ không còn ngon, bổ dưỡng.
Công dụng của nước sâm mía lau
Nước sâm mía lau được coi là công thức lâu đời từ dân gian với sự đúc kết từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên thức uống thanh nhiệt cực hiệu quả.
Khi nấu nước này, bạn chú ý đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu, tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể biến tấu nước sâm mía lau với các nguyên liệu khác như bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, bí xanh…
Một ly nước sâm ngọt mát cho mùa hè không còn nóng nực (Ảnh: Internet)
Cũng không cần đợi đến khi nóng trong người mới bắt đầu nấu nước sâm để dùng, bạn có thể nấu nước này dùng thường xuyên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, thanh lọc hiệu quả và nâng cao sức khỏe. Đối với người khỏe mạnh,bạn không nên dùng liên tục hằng ngày, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, thay đổi thường xuyên các thành phần trong việc nấu nước mát cho gia đình. Còn đối với người có bệnh, nên được tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Làm Mát Cơ Thể
Với những nguyên liệu đơn giản như mía lau, mã đề, rễ tranh,…, bạn có thể nấu ngay những nồi nước sâm ngon, giúp giải độc, làm mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả
Mùa hè nóng bức đang đến gần. Bạn đang tìm kiếm những loại nước mát để thải độc, giảm thiểu sự mệt mỏi của cơ thể?
Mọi người cũng tìm hiểu:
Có nhiều cách nấu nước sâm mía lau khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu nước sâm mía lau với đầy đủ các loại nguyên liệu. Cụ thể
Mía lau: 1 khúc (3 dóng)
Râu ngô: 50g
Cây mã đề: 50g
Cây thuốc dòi: 50g
Rễ tranh: 10g
Đường phèn: 50g
2 lít nước lọc
Lá dứa (lá thơm): 2 nhánh
Rửa sạch các nguyên liệu với nước, để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng đoạn ngắn, cỡ 5cm
Mía lau dóc vỏ, chẻ thành từng khúc nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay
Rửa sạch nồi, xếp mía lau xuống đáy nồi, tiếp đó, cho các nguyên liệu còn lại lên trên (bớt lại đường phèn). Đổ nước vào nồi, đun sôi
Khi nồi nước đã sôi, dùng muôi hớt bọt trên miệng nồi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun nồi nước khoảng 30 phút
Dùng rây vớt bỏ bã nguyên liệu ra ngoài, thêm đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường phèn tan hết thì tắt bếp, để nguội
Dùng rây lọc bỏ bã nguyên liệu lần nữa. Chia nước sâm vào các chai nhỏ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần
Nước sâm sau khi nấu có màu vàng nâu, vị ngọt mát, hương thơm nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng nước sâm lạnh cùng với đá bào hoặc uống nóng bằng cách hâm nóng
Không chỉ được sử dụng trong mùa hè, bất cứ khi nào cơ thể bị nóng, nổi nhiều mụn nhọt, bạn cũng nên sử dụng loại nước sâm này để uống. Bà bầu cũng có thể sử dụng nước sâm mía lau để làm mát, tuy nhiên, không nên sử dụng trong thời gian dài
Cách Nấu Nước Mát Râu Ngô, Mía Lau Giúp Mát Gan, Thon Dáng, Đẹp Da
Đối với thời tiết nhiệt đới ở Việt Nam thì việc thanh lọc mát gan là vô cùng quan trọng, vì mụn nhọt hay bệnh tật cũng từ gan mà ra. Nước mát được nấu từ mía lau, rễ cỏ tranh, râu ngô, mã đề và đường phèn. Bạn có thể dùng nước này thay nước lọc để uống cả ngày, giúp da đẹp sáng rõ ràng chỉ sau 2 tuần. Hơn nữa, ruột cũng nhuận tràng, không còn tình trạng đi tiêu khó, cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn.
Đặc biệt đối với các bạn nữ bị khô âm đ.ạo thì uống nước mát sẽ rất là tốt và giúp “cô bé” khỏe mạnh hơn đó. Người dùng thuốc kháng sinh cũng nên bổ sung nước mát sau đó để hồi phục lại sức khỏe, chống táo bón hiệu quả.
Ngoài việc tự nấu thì bạn cũng có thể hỏi mua nước mát (dạng gói) ngoài các tiệm thuốc (Đông hoặc Tây y) để tiết kiệm thời gian với chi phí cũng rất phải chăng. Bạn có thể chọn mua loại không đường dành cho người ăn kiêng. Người bị tiểu đường cũng có thể uống nước mát này.
1. Rễ cỏ tranh
Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp..
2. Cây mía lau
Là loại sống dai, thân mía lau có nhiều đốt, bạn dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, phổi nóng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, suy tim, tân dịch bất túc, táo bón.
3. Cây mã đề
Mã đề thường mọc nơi ẩm ướt, có thể dùng lá làm rau ăn và cả thân làm thuốc. Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Mã đề có tác dụng chữa tiểu dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu, dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non…
4. Râu ngô (râu bắp)
Trong râu ngô có chứa vitamin A, K, B1, B2, B6 (pyridoxine), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù do bệnh tim. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Ngoài ra, râu ngô cũng là một trong những vị thuốc tăng cường trí nhớ khá tốt.
MỘT SỐ CÔNG THỨC NẤU NƯỚC MÁT THANH NHIỆT
– Rễ tranh 1 nắm
– Mía lau vài khúc rọc vỏ, đập dập
– Râu bắp 1 nắm
– Mã đề 1 nắm
– Đường phèn đập nhỏ cho mau tan
Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước, đến khi sôi vặn nhỏ lửa, thêm đường phèn vào đun 10-15 phút là được.
Nếu không có hết tất cả các nguyên liệu này, bạn chỉ cần vài khúc mía lau và một nắm to râu ngô nấu trong 2 lít nước, để sôi rồi vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn đun khoảng 10 phút, để nguội uống dần.
Nên cố gắng uống nước mát nấu trong ngày để vị thuốc nước mát còn nhiều tác dụng tốt hơn để qua đêm. Nước mát có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên lạm dụng loại nước mát này.
Mách Bạn Cách Nấu 5 Loại Nước Sâm Thanh Mát Giải Nhiệt Mùa Hè
Sâm bông cúc nhãn nhục với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, ngọt tự nhiên kích thích vị giác, thanh mát cơ thể. Bên cạnh tác dụng thanh nhiệt, bông cúc còn giúp an thần, làm dịu căng thẳng, khắc phục chứng mất ngủ. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, trà bông cúc cũng giúp ngừa mụn, trị đau họng. Đây là thức uống “hạ hỏa” hiệu quả cho những ngày hè nóng bức.
Nguyên liệu nấu sâm bông cúc nhãn nhục
150g bông cúc khô
100g long nhãn khô (nhãn nhục khô)
150g đường phèn
Dùng cho 4 người
Cách nấu sâm bông cúc nhãn nhục
Bước 1: Ngâm nhãn nhục và bông cúc khô trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra. Sau đó vớt ra, giữ lại nước. Bước 2: Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc. Bước 3: Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, nấu khoảng 15 phút cho ra mùi, để nhỏ lửa nấu cho đến khi đường tan là được.
Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giản tinh thần. Nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.
Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ. Đây là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người.
Nguyên liệu nấu sâm bông cúc
Dùng cho 2 người
Cách nấu Sâm bông cúc
Bước 1: Đầu tiên cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi. Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã. Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội. Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.
Nước sâm bí đao là loại nước giải nhiệt rất quen thuộc đối với người dân miền Nam. Nước sâm bí đao với màu sắc nau sậm, nước mát, hương dễ chịu và thơm mùi lá dứa. Đây là thức uống giải nhiệt rất được ưa chuộng và rất dễ chế biến.
Nguyên liệu nấu Sâm bí đao giải nhiệt
1kg bí đao
45g lá dứa
10g thục địa
15g đường phèn; 1/3 muỗng cà phê muối
Dùng cho 3 người
Cách nấu Sâm bí đao giải nhiệt
Bước 1: Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn. Thục địa, la hán rửa sạch. Lá hán bẻ làm đôi. Bước 2: Cho bí đao, muối, thục địa, nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào. Bước 3: Vặn nhỏ lửa khi nồi nước sâm bí đao sôi. Khi nào dùng đũa xiên qua được bí thì bỏ lá dứa vào, đun thêm 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.
Vậy là đã hoàn thành nước sâm bí đao mát mát rồi. Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.
Nguyên liệu nấu sâm rong biển
100g rong biển khô
5 lá dứa; 10g thực địa
60g đường phèn; 1 muỗng cà phê vani
Dùng cho 2 người
Cách nấu Sâm rong biển
Bước 1: Trước tiên ta chế biến rong biển cho rong biển sạch và hết tanh vì đặc tính của rong biển là tanh. Cách chế biến rong biển đen là ngâm nước trong 30 phút. Sau đó cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi. Bước 2: Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút. Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Nước sâm rong biển vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.
Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.
Nguyên liệu nấu sâm giải nhiệt:
300 mía lau
50g rau bắp
10g cỏ tranh; 1 lá dứa
1 nhánh mã đề
30g lá thuốc giòi
2 lá cây lẻ bạn
5g ngò rí già (lá mùi già)
30g đường phèn
Bước 1: Các loại rau đem rửa sạch, để ráo nước, có thể ngâm qua nước muối để tẩy sạch bụi bẩn. Rau cắt khúc dài khoảng một gang tay, bó thành từng bó nhỏ. Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng. Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!