Xu Hướng 3/2023 # Cách Nấu Nước Râu Ngô Làm Mát Cơ Thể # Top 12 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nấu Nước Râu Ngô Làm Mát Cơ Thể # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Nước Râu Ngô Làm Mát Cơ Thể được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Râu ngô là loại nước chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, có thể sử dụng hàng ngày để thay thế cho bất cứ loại thuốc bổ nào

Bài nên tìm hiểu

Râu ngô là phần sợi dài, nhỏ nằm bên trong bắp ngô. Trong quá trình sử dụng ngô, mọi người thường có thói quen bỏ râu ngô, bẹ ngô. Tuy nhiên, ít tai biết rằng, râu ngô lại là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, làm ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch

Râu ngô tồn tại dưới 2 dạng chính là dạng tươi và dạng khô. Tuy nhiên, dùng nước râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt và nhiều dưỡng chất hơn cả.

Nước râu ngô là hỗn hợp có chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau, giúp ngăn ngừa oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Y học cổ truyền xem râu ngô như một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm túi mật, viêm gan và sỏi thận. Sử dụng thường xuyên nước râu ngô còn giúp ngăn ngừa chứng đi tiểu dắt của các bệnh nhận vị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt

Cách nấu nước râu ngô tại nhà

Bạn có thể sử dụng râu ngô để sắc lấy nước uống hàng ngày. Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể nấu nước râu ngô thêm với các vị thảo dược như rễ tranh, rễ sậy, mía lau, mã đề, kim tiền thảo,…, để làm tăng hiệu quả làm mát và chữa bệnh

Cách nấu nước râu ngô đơn giản

Chuẩn bị: 50g râu ngô, 2 lít nước, 50g đường phèn

Rửa sạch râu ngô, để ráo nước

Đun sôi nước, thả râu ngô vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 20 phút, thêm đường phèn, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp

Dùng rây lọc bỏ râu ngô ra ngoài, lấy nước uống

Nước râu ngô có vị ngọt mát, có thể sử dụng trong mùa hè để giải nhiệt, làm mát cơ thể. Mỗi lần dùng 20-60ml nước râu ngô, 2 lần/ngày, dùng trước bữa cơm 3-4 giờ

Cách nấu nước râu ngô với các loại thảo dược khác

Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối loãng, để ráo nước

Cho rễ cỏ tranh, râu ngô, nhãn nhục, lá mã đề vào nồi, đổ nước, đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, hạ nhỏ lửa, đun liu riu thêm 20 phút

Cho đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp

Đợi nước nguội, dùng rây chắt bỏ bã rồi đổ nước vào bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi sử dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, nước râu ngô là đồ uống lành tính, rẻ tiền, tốt cho sức khỏe con người.

Các loại nguyên liệu nấu nước râu ngô bạn có thể dễ dàng tìm ở các siêu thị, cửa hàng địa phương. Nếu không kiếm đủ các nguyên liệu bạn có thể chỉ cần đun sôi nước râu ngô với nước, thêm đường phèn và thưởng thức

Hiện tại, người dân sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu để canh tác nông nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, hãy chắc chắn rằng loại râu ngô bạn dùng là loại râu ngô sạch, không chứa hóa chất bảo quản

Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày, không nên sử dụng qua đêm

Một vài điều cần lưu ý khi uống nước râu ngô

Nước râu ngô là loại nước uống có tác dụng lợi tiểu. Trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, bạn không nên uống nước râu ngô

Khi dùng nước râu ngô để trị bệnh, chỉ nên sử dụng tối đa 10 ngày rồi ngưng, nghỉ 1 tuần và dùng lại. Lạm dụng sử dụng nước râu ngô sẽ khiến cơ thể bị mất nước, người mệt mỏi

Trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng 200ml – 300ml nước râu ngô mỗi ngày và không nên sử dụng trong thời gian dài. (Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động, thường xuyên vận động làm cơ thể toát mồ hôi. Khi đó, nếu cho trẻ nhỏ uống nước râu ngô sẽ làm chúng đi tiểu nhiều lần, khiến cơ thể mất nước, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe)

Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng nước râu ngô để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nước râu ngô nấu với đường phèn hoặc mía lau, bạn nên chú ý về liều lượng sử dụng. Nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, cạn ối. Để an toàn, những thai phụ chỉ nên sử dụng 2 ly nước mỗi tuần. Những thai phụ bị chuẩn đoán nước ối ít thì không nên sử dụng loại nước này

Nguồn: https://camnangsong360.com/

Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Làm Mát Cơ Thể

Với những nguyên liệu đơn giản như mía lau, mã đề, rễ tranh,…, bạn có thể nấu ngay những nồi nước sâm ngon, giúp giải độc, làm mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả

Mùa hè nóng bức đang đến gần. Bạn đang tìm kiếm những loại nước mát để thải độc, giảm thiểu sự mệt mỏi của cơ thể?

Mọi người cũng tìm hiểu:

Có nhiều cách nấu nước sâm mía lau khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu nước sâm mía lau với đầy đủ các loại nguyên liệu. Cụ thể

Mía lau: 1 khúc (3 dóng)

Râu ngô: 50g

Cây mã đề: 50g

Cây thuốc dòi: 50g

Rễ tranh: 10g

Đường phèn: 50g

2 lít nước lọc

Lá dứa (lá thơm): 2 nhánh

Rửa sạch các nguyên liệu với nước, để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng đoạn ngắn, cỡ 5cm

Mía lau dóc vỏ, chẻ thành từng khúc nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay

Rửa sạch nồi, xếp mía lau xuống đáy nồi, tiếp đó, cho các nguyên liệu còn lại lên trên (bớt lại đường phèn). Đổ nước vào nồi, đun sôi

Khi nồi nước đã sôi, dùng muôi hớt bọt trên miệng nồi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun nồi nước khoảng 30 phút

Dùng rây vớt bỏ bã nguyên liệu ra ngoài, thêm đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường phèn tan hết thì tắt bếp, để nguội

Dùng rây lọc bỏ bã nguyên liệu lần nữa. Chia nước sâm vào các chai nhỏ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần

Nước sâm sau khi nấu có màu vàng nâu, vị ngọt mát, hương thơm nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng nước sâm lạnh cùng với đá bào hoặc uống nóng bằng cách hâm nóng

Không chỉ được sử dụng trong mùa hè, bất cứ khi nào cơ thể bị nóng, nổi nhiều mụn nhọt, bạn cũng nên sử dụng loại nước sâm này để uống. Bà bầu cũng có thể sử dụng nước sâm mía lau để làm mát, tuy nhiên, không nên sử dụng trong thời gian dài

Cách Nấu Nước Mát Với Râu Ngô, Mía Lau Giúp Mát Gan, Thon Dáng, Đẹp Da

Đối với thời tiết nhiệt đới ở Việt Nam thì việc thanh lọc mát gan là vô cùng quan trọng, vì mụn nhọt hay bệnh tật cũng từ gan mà ra. Nước mát được nấu từ mía lau, rễ cỏ tranh, râu ngô, mã đề và đường phèn. Bạn có thể dùng nước này thay nước lọc để uống cả ngày, giúp da đẹp sáng rõ ràng chỉ sau 2 tuần. Hơn nữa, ruột cũng nhuận tràng, không còn tình trạng đi tiêu khó, cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn.

Đặc biệt đối với các bạn nữ bị khô âm đ.ạo thì uống nước mát sẽ rất là tốt và giúp “cô bé” khỏe mạnh hơn đó. Người dùng thuốc kháng sinh cũng nên bổ sung nước mát sau đó để hồi phục lại sức khỏe, chống táo bón hiệu quả.

Ngoài việc tự nấu thì bạn cũng có thể hỏi mua nước mát (dạng gói) ngoài các tiệm thuốc (Đông hoặc Tây y) để tiết kiệm thời gian với chi phí cũng rất phải chăng. Bạn có thể chọn mua loại không đường dành cho người ăn kiêng. Người bị tiểu đường cũng có thể uống nước mát này.

1. Rễ cỏ tranh

Cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ.

Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp..

2. Cây mía lau

Là loại sống dai, thân mía lau có nhiều đốt, bạn dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, phổi nóng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, suy tim, tân dịch bất túc, táo bón.

3. Cây mã đề

Mã đề thường mọc nơi ẩm ướt, có thể dùng lá làm rau ăn và cả thân làm thuốc. Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Mã đề có tác dụng chữa tiểu dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu, dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non…

4. Râu ngô (râu bắp)

Trong râu ngô có chứa vitamin A, K, B1, B2, B6 (pyridoxine), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù do bệnh tim. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Ngoài ra, râu ngô cũng là một trong những vị thuốc tăng cường trí nhớ khá tốt.

Rau ngô có tác dụng tăng cường trí nhớ.

MỘT SỐ CÔNG THỨC NẤU NƯỚC MÁT THANH NHIỆT

– Rễ tranh 1 nắm

– Mía lau vài khúc rọc vỏ, đập dập

– Râu bắp 1 nắm

– Đường phèn đập nhỏ cho mau tan

Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước, đến khi sôi vặn nhỏ lửa, thêm đường phèn vào đun 10-15 phút là được.

Nếu không có hết tất cả các nguyên liệu này, bạn chỉ cần vài khúc mía lau và một nắm to râu ngô nấu trong 2 lít nước, để sôi rồi vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn đun khoảng 10 phút, để nguội uống dần.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, chế vào 2-3 lít nước và đun sôi.

Nên cố gắng uống nước mát nấu trong ngày để vị thuốc nước mát còn nhiều tác dụng tốt hơn để qua đêm. Nước mát có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên lạm dụng loại nước mát này.

Mách Bạn 4 Cách Nấu Nước Mát Với Mía Lau, Râu Ngô Giúp Mát Gan, Đẹp Da, Thon Dáng

Những ngày hè nóng bức như thế này việc thanh lọc mát gan là vô cùng quan trọng, vì mụn nhọt hay bệnh tật cũng từ gan mà ra. Nước mát được nấu từ mía lau, rễ cỏ tranh, râu ngô, rau mã đề và đường phèn. Người ta có thể dùng nước này thay nước lọc để uống cả ngày, giúp da đẹp mịn màng. Hơn nữa, ruột cũng nhuận tràng, không còn tình trạng đi tiêu khó, cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn.

Đặc biệt theo Đông y, đối với các bạn nữ bị khô âm đ.ạo thì uống nước mát sẽ rất là tốt và giúp “cô bé” khỏe mạnh hơn nữa đó. Người dùng thuốc kháng sinh cũng nên bổ sung nước mát sau đó để hồi phục lại sức khỏe, chống táo bón vô cùnghiệu quả.

Ngoài việc tự nấu thì bạn cũng có thể hỏi mua nước mát (dạng gói) ngoài các tiệm thuốc (Đông hoặc Tây y) để tiết kiệm thời gian với chi phí cũng rất phải chăng. Bạn có thể chọn mua loại không đường dành cho người ăn kiêng. Người bị tiểu đường cũng có thể uống nước mát này.

Râu ngô (râu bắp)

Theo các chuyên gia sức khỏe, trong râu ngô có chứa vitamin A, K, B1, B2, B6 (pyridoxine), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù do bệnh tim. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Ngoài ra, râu ngô cũng là một trong những vị thuốc tăng cường trí nhớ khá tốt.

Rễ cỏ tranh

Cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ. Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể, dùng chữa nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp..

Cây mía lau

Cây mía lau có tên khoa học là Sac-harum Officinanum, là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 – 5m. Thân mía lau có nhiều đốt, bạn dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, phổi nóng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, suy tim, tân dịch bất túc, táo bón.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO CÔNG THỨC NẤU NƯỚC MÁT NHƯ SAU: – Rễ tranh 1 nắm – Mía lau vài khúc rọc vỏ, đập dập – Râu bắp 1 nắm – Một ít đường phèn đập nhỏ cho mau tan.

Tất cả đem rửa thật sạch rồi cho hết vào nổi, nấu trong 4-5 lít nước, đến khi sôi vặn nhỏ lửa, thêm đường phèn vào tiếp tục đun 10-15 phút là tắt bếp.

Nếu không có hết tất cả các nguyên liệu này, bạn chỉ cần vài khúc mía lau và một nắm to râu ngô nấu trong 3 lít nước, để sôi rồi vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn đun khoảng 10 phút, để nguội uống dần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Nước Râu Ngô Làm Mát Cơ Thể trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!