Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Để Kinh Doanh Siêu Lãi được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị
Nếu như bạn muốn kinh doanh sữa đậu nành thì bạn cũng phải đầu tư một chiếc máy nghiền sữa đậu nành một cách chuyên nghiệp nhất chứ không phải dùng những máy xay sinh tố và lọc thủ công như là làm sữa đậu nành tại nhà.
Với những cách nấu sữa đậu nành thơm ngon để có thể bán thì chúng tôi cũng gợi ý thêm cho bạn về những sản phẩm cần phải có trong bộ dây chuyền nấu sữa đậu nành:
Sẽ có 2 phương án:
Máy xanh đậu nành và nồi nấu sữa đậu nành riêng biệt
Máy xay nấu sữa đậu nành 2 trong 1
Phần nguyên vật liệu thì hãy chọn những loại thẻ đậu nành mới, hạt tròn mẩy và đều nhau để cho chất lượng sữa đạt một cách tốt nhất có thể. Bạn cũng không nên vì lợi nhuận mà sử dụng dậu kém chất lượng hay dùng bột để thay thế đậu nành bởi nó cũng sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon vốn có của sữa và gây tổn hại đến sức khỏe.
Cách nấu sữa đậu nành kinh doanh chuyên nghiệp
Cách nấu sữa đậu nành trở nên thật thơm ngon để có thể bán với sự hỗ trợ từ những loại máy móc trở nên vô cùng đơn giản, chúng ta cũng có thể làm rút ngắn thời gian còn 2 giai đoạn chính đó là xay đậu nành và tiến hành nấu sữa đậu nành.
Bắt đầu xay đậu nành
Đậu nành sau khi được ngâm khoảng từ 6 – 8 tiếng tùy theo màu thì nó đem rửa sạch qua với nước. Bạn cũng cần lưu ý rằng nếu bạn rửa bình thường thì bạn không cần chà vỏ bởi vì loại máy xay đậu nành công nghiệp cũng có chức năng vừa xay và có thể vừa lọc luôn.
Tiến hành cho đậu nành vào máy và vặn vòi nước để máy tách bã và sữa sang 2 bên. Bạn nên dùng máy xay nấu đa năng thì sữa sẽ được chuyển luôn vào nồi nấu còn dùng máy xay văt đậu nành thì cũng cần một cái xô để đựng chúng.
Chú ý là máy xay công nghiệp này có thể xay 1 lần đến 90% nước và sữa để tận dụng thì bạn nên cho phần bã vào thêm tí nữa là xay qua một lần nữa.
Cách nấu sữa đậu nành kinh doanh
Sau khi đã tiến hành xay hết đậu nành thì tiếp theo quy tình cách nấu sữa đậu nành để bán là đến bước quan trọng nhất – nấu sữa đậu nành. Sữa đậu sống đem cho vào nồi nấu sữa đậu nành công nghiệp thì bạn chỉ cần cài đặt nhiệt độ và thời gian để cho nồi có thể tự nấu.
Chiếc nầu nấu sữa này là nồi thuộc dòng nồi cách thủy nên là nhiệt nó sẽ lên đều cho cả nồi và nó sẽ sôi rất đều. Nhờ tận dụng được hơi nước trong khaonrg cách thủy sục xuống đáy nồi mà bạn không cần phải khuấy đảo liên tục như dunfh những nồi thông thường.
Sữa nấu xong có thể pha thêm đường hoặc không tùy vị, để nguội rồi đem đóng gói để bán. Bạn nhớ rằng không được bảo quản sữa đậu nành nóng mà nên để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Kinh Nghiệm Làm Sữa Đậu Nành Ngon
Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.
Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471…) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp chị em làm được sữa đậu nành ngon đảm bảo cho gia đình:
Mua và bảo quản hạt đậu nành
Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, cóGiấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Áp dụng kỹ thuật, chị em nên làm như sau:
Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
Xử lý kỹ bọt, sữa đậu nành sẽ ngon và lâu hỏng hơn
Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Sữa đậu nành nóng nhiều dinh dưỡng hơn.
Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.
Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.
Xay và đun chín sữa
Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.
Máy làm sữa đậu nành Soylove sản xuất tại Hàn Quốc
Chú ý: Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.
Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.
Công thức tham khảo làm sữa đậu nành ngon: Hạt đậu nành 120-130g, nước lã 1300ml, lạc nhân 5-10 hạt, vừng đen 20-30g hoặc lá dứa 3-4 cọng.
Nơi phục vụ uống thử và hướng dẫn làm sữa đậu nành ngon:
Phòng 1501A Tháp A Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0904.999333 – 0932.999333 – 0934.999333
Kinh Doanh Sữa Ngô Cách Làm Sữa Ngô Để Bán
Nhiều người biết đến sữa ngô nhờ hương vị thơm ngon, béo ngậy của nó. Nhưng ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Vì sữa ngô được làm từ ngô nguyên chất rất giàu giá trị dinh dưỡng. Bao gồm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng tố, protit, đường, tinh bột,… Đem lại nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Không những thế nó còn góp phần tăng cường sức khỏe của tim, chống táo bón, các bệnh đường ruột. Đồng thời cải thiện trí nhớ, giúp não bộ hoạt động tốt.
Chính vì thế mà nó đã làm lay chuyển thói quen uống sữa của nhiều người. Thay vì chọn sữa bò, sữa dê thì họ lại chuyển qua gắn bó với thức uống dân giã này.
Kinh doanh sữa ngô muốn thành công, thì phải thuyết phục được khách hàng nhờ chất lượng sữa. Như thế mới mong níu chân được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều được tiềm lực mới.
Để làm được 1 lít sữa ngô, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu:
2 bắp ngô ngọt, tươi
100ml sữa tươi có đường hoặc không đường
30gr đường trắng
1 lít nước
Và không quên chuẩn bị dụng cụ:
Máy xay sinh tố
Dụng cụ lọc và nồi để nấu
Bình nhựa hoặc bình thủy tinh để đựng
Tiến hành thực hiện:
Bước 1: Bóc, tách phần lá và râu ra khỏi bắp ngô tươi. Phần lá non ở bên trong cùng với râu bạn đừng bỏ đi, giữ lại và bó nhỏ. Sau đó rửa sạch bắp ngô và phần lá, râu đã bó lại này.
Bước 2: Cho ngô và lá đã bó vào nồi cùng với 1 lít nước và luộc chín. Sau khi luộc xong, vớt ra để cho bắp ngô ráo nước và phần nước ngô được nguội bớt.
Bước 3: Khi ngô đã ráo nước, bạn khéo léo dùng con dao sắc tách lấy phần hạt của bắp ngô. Còn phần nước, bạn gạn lấy phần nước trong để dùng vào công đoạn sau.
Bước 4: Cho hạt ngô đã tách cùng với nước ngô luộc vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lưu ý nếu làm số lượng nhiều nên chia nhỏ thành nhiều lần xay để hỗn hợp được nhuyễn mịn.
Bước 5: Khi hỗn hợp đã nhuyễn, bạn dùng rây lọc để lọc hết phần cái. Chỉ giữ lại phần sữa ngô, bỏ phần cái đi.
Bước 7: Nếu muốn thưởng thức ngay khia sữa còn nóng, bạn có thể đem ra tận hưởng luôn. Còn không hãy để sữa nguội rồi rót vào bình và giữ trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Muốn tạo hương vị đặc trưng cho sữa ngô, bạn có thể thêm một ít lá dứa vào công đoạn đun sữa ngô. Khi đun sôi thì vớt lá dứa ra và bỏ đi. Hoặc sử dụng cùi dừa cạo mỏng cho vào xay cùng ngô, nước luộc để tạo hương vị béo ngậy, thơm thơm.
Thật là đơn giản phải không nào. Chỉ với chưa đầy 20 phút là bạn đã hoàn thành xong các công đoạn. Thế là đã cho ra lò được 1 lít sữa ngô ngon ngon, hấp dẫn rồi. Chắc chắn bạn sẽ khiến khách hàng phải kéo đến nườm nượp cho mà xem.
Từ khóa tìm kiếm: cách làm sữa ngô để bán, kinh doanh sữa ngô
Bật Mí Cách Nấu Sữa Đậu Nành Để Bán
3 cách nấu sữa đậu nành để bán được người tiêu dùng ưa chuộng nhất
Để bắt đầu nấu sữa đậu nành kinh doanh, bạn cần sắm sửa cho quán của mình 1 chiếc máy xay đậu nành tách bã giúp cho quá trình làm sữa đậu nành đơn giản và nhanh hơn rất nhiều, tạo ra lượng sữa đậu nành lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Theo khảo sát thu được, khách hàng trung niên và cao tuổi ưa thích hương vị thơm ngon của sữa đậu nành nguyên chất, giới trẻ lại ưa chuộng mùi vị thơm nồng của sữa đậu nành lá dứa, chị em phụ nữ cần giảm cân lại có xu hướng lựa chọn sữa đậu nành mè đen tốt cho sức khỏe. Cùng theo dõi chi tiết cách nấu sữa đậu nành để bán của 3 phiên bản sữa đậu nành đang được tiêu thụ nhiều trên thị trường hiện nay.
1. Cách làm sữa đậu nành nguyên chất
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất khá đơn giản và dễ làm đồng thời loại sữa đậu nành này có lượng tiêu thụ cao, nhu cầu mua lớn.
Nguyên liệu: hạt đậu nành. Lựa chọn đậu nành có nguồn gốc rõ ràng, không dùng hóa chất, hoặc thuốc diệt cỏ trong quá trình trồng và thu hoạch, loại bỏ các hạt bị sâu, mối, mọt, nấm mốc… hoặc các hạt lép để chất lượng sữa đậu nành thành phẩm ngon nhất.
Lưu ý, trước khi xay cần ngâm đậu nành vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Lượng đậu nành cần ngâm nên dựa vào nhu cầu của khách hàng và khả năng kinh doanh của quán. Tránh ngâm thừa hoặc ngâm thiếu, ảnh hưởng lớn tới công việc bán sữa đậu nành trong ngày.
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất như sau:
Rửa sạch lại đậu nành đã ngâm để loại bỏ tạp chất và mùi hôi.
Cho đậu nành từ từ vào máy xay đậu nành. Sữa đậu nành sẽ chảy ra và được thu lại ở chậu chứa đặt phía dưới máy. Lưu ý: bạn nên lựa chọn mua máy xay sữa đậu nành có chức năng tách bã để các công đoạn xay nghiền được rút ngắn, tiết kiệm thời gian và công sức.
Đặt nồi nấu sữa đậu nành lên bếp và đun trong khoảng 30 phút. Trong quá trình đun, bạn nên khuấy đều tay để sữa đậu nành không đóng bánh và không bị cháy dưới đáy nồi
Đun trong khoảng 10 phút sau đó bạn tắt bếp.
Chỉ qua 4 bước cực kì đơn giản, bạn đã nấu xong nồi sữa đậu nành nguyên chất ngon lành và sẵn sàng phục vụ thực khách.
2. Cách nấu sữa đậu nành lá dứa
Cách nấu sữa đậu nành lá dứa có nguyên liệu và cách làm tương tự như cách làm sữa đậu nành nguyên chất theo hướng dẫn bên trên. Chỉ khác 1 công đoạn cuối cùng là sau khi đun nồi nấu sữa đậu nành trong khoảng 10 phút thì bạn bỏ thêm 1 bó lá dứa đun sôi, tạo mùi thơm và tắt bếp. Đây là mẹo nhỏ trong cách nấu sữa đậu nành để bán, chỉ mất thêm chưa đầy một chục nghìn đồng đầu tư lá nếp thơm, bạn đã tạo ra thêm 1 vị sữa đậu nành riêng biệt để khách hàng có thêm sự lựa chọn.
3. Cách nấu sữa đậu nành mè đen
Nguyên liệu:
– Hạt đậu nành. Chú ý, trước khi xay cần ngâm đậu nành vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Lựa chọn đậu nành có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không tồn dư hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu, loại bỏ các hạt bị sâu, mối, mọt, nấm mốc… hoặc các hạt lép để chất lượng sữa đậu nành thành phẩm ngon nhất.
– Mè đen. Tỉ lệ đậu nành: mè đen nên lựa chọn là 10:1 (cứ 10 kg đậu nành sẽ xay cùng 1 kg mè đen để cho ra thành phẩm sữa đậu nành mè đen). Lưu ý: không nên cho quá nhiều mè đen sẽ làm sữa đậu nành có vị đắng chát, nếu cho ít quá sẽ không làm dậy được vị mè trong sữa đậu nành.
Cách nấu sữa đậu nành mè đen như sau:
Sau khi rửa sạch đậu nành, cho vào máy xay đậu nành tách bã để thu được sữa đậu nành tươi.
Mè đen rang chín và sử dụng máy nghiền bột khô để xay thành bột mịn.
Trộn bột mè đen vào nước sữa đậu nành tươi và đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Trong quá trình đun nên khuấy đều tay để mẻ sữa đậu nành không bị đóng bánh và cháy dưới đáy nồi.
Khi nước đậu nành đã sôi thì tắt bếp, để nguội, sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Một trong những điểm cần lưu ý trong cách làm sữa đậu nành để bán: do phải đáp ứng lượng tiêu thụ cao hàng ngày, bạn nên đầu tư một chiếc máy xay đậu nành có chức năng tách bã, để giảm thời gian và công sức xay đậu nành – công đoạn tốn kém thời gian và mất sức lao động nhất khi nấu sữa đậu nành cũng như cho ra thành phẩm có độ sánh mịn cao nhất, cho chất lượng sản phẩm tốt nhất để cạnh tranh được với các cửa hàng bán sữa đậu nành khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Để Kinh Doanh Siêu Lãi trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!