Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Xôi Từ Gạo Nếp Lào được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mua sắm online
Nhắc đến xôi nếp người ta nghĩ ngay đến món ăn truyền thống của người Lào và dường như gạo nếp là món ăn thường ngày của họ.
Xôi nếp Lào nấu theo kiểu truyền thống thường đựng trong ống nứa, cho nước suối vào được nướng trên cái ống của bếp than hồng.
Ăn xôi nếp kiểu Lào bạn phải ngồi xếp bằng trên sàn gỗ chắp tay trước ngực và nói câu “ Sờ pai di”. Điểm đặc biệt của người Lào là thích ăn các loại mắm pha có vị tựa như mắm nêm ở Nam Bộ, nếu ăn kèm với xôi thì có lẽ bạn chẳng bao gio quên được hương vị này.
Đặc tính của xôi nếp lào
Cái ngon của gạo nếp Lào là ngon dẻo và thơm. Cái ngon được khẳng định bởi miếng xôi mềm vị béo do nếp và đậu phộng hòa lẫn tạo nên vị thơm đặc trưng của xôi nếp Lào.
Nguyên liệu :
Gạo nếp Lào 400g
Chõ hấp xôi, nước lạnh, lạp ăn kèm
Cách nấu xôi nếp Lào:
Ngày nay người Lào nấu xôi trong nồi sau đó đổi xôi vào chõ, rồi dọn lên mâm, thường được ăn kèm với gà nướng, cá suối kho lạt…
Cách nấu:
Cho gạo nếp vào trong nồi lớn cho nước vào và vo sạch phần trấu nổi lên. Sau đó đổ nước vào cho ngập nếp, ngâm nếp trong khoảng vài tiếng cho nếp nở mềm, trắng
Đổ khoảng 2/3 nước vào chõ hấp bằng nhôm, đặt lên bếp, đun sôi. Cho nếp vào chõ hấp bằng nan tre, để thật ráo nước, đặt lên chõ hấp nhôm. Đậy kín nắp, đun cho nước sôi trong khoảng 10-15 phút cho hơi nước bốc lên làm xôi chín nở, mềm.
Gỡ chõ tre ra khỏi nồi hấp, xóc nhẹ cho phần xôi lật úp trở xuống để phần nếp được chín đều. Cho xôi trở lại nồi hấp, đồ tiếp trong khoảng 5-10 phút nữa.
Xôi chín, dùng đũa xới nhẹ cho xôi ráo, tơi. Cho xôi vào trong chõ bằng nan tre, dùng kèm với lạp. Hoặc có thể dùng kèm xôi với thịt nướng, cá kho, rau, muối, đậu hay vừng tùy thích.
Mua gạo nếp Lào ở đâu rẻ?
Để có thể nấu xôi nếp ngon thì một trong những nguyên liệu quan trọng không thể thiếu là gạo nếp. Làm sao để lựa chọn cho mình một nguyên liệu nấu xôi nếp Lào ngon và giá rẻ? Nếu bạn không chỉ nấu xôi nếp lào để thưởng thức mà còn dùng để bán thì chắc chắn sẽ cần một nên cung cấp gạo nếp lào chất lượng với giá sỉ ưu đãi đúng không nào?
Cách Ngâm &Amp; Xôi Gạo Nếp Nương
Trước hết, tôi sẽ viết vài dòng về gạo nếp nương cho các anh chị hiểu rõ. Ở Điện Biên vẫn có 2 loại gạo nếp
– NẾP NƯƠNG (không hẳn là trồng chỉ ở riêng ĐB, mà có thể là Lai Châu nữa): Nếp nương chính hiệu thì hạt thường to, tròn! Hạt gạo thường có 2 màu: Trắng trong (Là gạo vụ mới, phơi chưa già nắng). và trắng đục (cũng có thể là gạo vụ mới, hoặc cũ, nhưng khác biệt là đã được phơi già nắng). Cá nhân tôi nghiện & ăn món này từ bé thì hạt gạo trắng trong bao giờ cũng ngon, mềm, thơm hơn gạo trắng đục.
– NẾP RUỘNG (cũng như trên): Hạt bé, dài, màu trắng trong hoặc trắng đục. Thường không thể ngon bằng nếp nương được.
CÁCH THỨC NGÂM/XÔI GẠO NẾP NƯƠNG
Tôi chia sẻ cách ngâm/xôi gạo nếp nương cho các anh chị tham khảo, tôi không dám nói là hướng dẫn, vì xôi là món cổ truyền của người Việt, hẳn là nhiều anh chị còn rành hơn tôi. Cách thức ngâm/xôi ở đây là cách người Thái ở Tây Bắc áp dụng:
2. Xôi: – Dụng cụ thì có cụ dùng chõ inox, chõ nhôm (hoặc cụ nào kĩ tính thậm chí còn có cả Chõ gỗ) – Đun nước xôi rồi bắt đầu đặt chõ lên xôi. – Thời gian xôi trung bình ~30 phút là được. Không cứ hẳn phải là 30 phút vì tùy thuộc vào lửa to/nhỏ, Chõ kín hay hở. Cách đơn giản nhất là được ~25 phút thì ăn thử, xôi mềm, dẻo là được.
3. Xôi chín: – Sau khi xôi chín, các anh chị đánh tơi xôi lên! để trong chõ khoảng 5 phút cho bớt hơi rồi múc sang Rá, hoặc rổ nhỏ. (Tuyệt đối không nên để xôi vào vật dụng đựng mà kín như bát, hộp)! Ta đựng xôi vào các vật dụng thoáng như rá hoặc rổ sẽ không làm xôi đọng hơi nước bên dưới, vón cục. – Còn đến khi xôi nguội rồi, các anh chị múc sang đĩa, hay hộp đựng nào đó thì tùy ý.
– Đồng bào Tây Bắc có vật dụng đựng xôi rất tuyệt vời, tiếng Thái (Đen hay Trắng) gọi là “Coóng Khảu”, tôi thì chỉ ưa chuộng cái này. Đựng xôi vừa kín, xôi vẫn giữ ấm mà vẫn đảm bảo không bị vón cục, hấp hơi nhão nhoét! Riêng đựng vào cái này, tôi đảm bảo xôi ngon hơn 30% so với đựng bằng bất cứ 1 vật dụng nào khác.
Xôi nếp nương được gói lá Dong thơm lừng. Đúng phong vị Tây Bắc.
4. Sử dụng
– Nếp nương tôi thấy ngon nhất chỉ ăn với cá hoặc thịt nướng (nướng than đấy ạ), hoặc chấm với Chẩm Chéo (món chấm đơn giản mà tuyệt vời, chấm xôi nếp nương, ăn 1 lần không quên). HOẶC LÀ ĂN KHÔNG, CHẤM VỚI MUỐI CŨNG THẤY NGON RỒI.
– Với cách sử dụng xôi của người thành phố, như cách đun thịt ba chỉ + trứng + giò đun nhừ rồi chan lên Xôi ăn cũng ngon. Nhưng theo tôi để tận hưởng gạo nếp nương ngon thì không nên ăn như thế này. Thi thoảng tôi có ăn xôi ngoài hàng, nhưng luôn nhắc chủ quán không được chan nước thịt! Chan nước thịt vào thì xôi ngon hay xôi dở, nhão đều như nhau hết 😀
Bài viết độc quyền của HOA BAN, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn tin từ hoabanfood.com
Tại Sao Nên Chọn Gạo Nếp Cái Hoa Vàng Để Làm Rượu Nếp Cái Và Nấu Xôi?
Nếp cái hoa vàng có gì đặc biệt? Gạo nếp cái hoa vàng là giống gạo gì?
Theo các thông tin tổng hợp được thì gạo nếp cái hoa vàng hay còn gọi là gạo nếp cái, là nếp ả hoặc nếp hoa vàng, gọi theo cách nào cũng đúng cả. Đây là một giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng. Lúa đươc trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ của nước ta.
Nếp hoa vàng cũng giống như các loại nếp khác, đó là chỉ được trồng vào vụ mùa, cứ từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Người ta gọi là nếp cái hoa vàng là bởi do khi lúa bắt đầu trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không phải là màu trắng như các loại lúa khác. Hạt nếp cái hoa vàng có hình tròn, dẹt và nhỏ hơn so với nếp thường, có màu vàng sẩm, nếu nhấm thử lại thấy vị ngọt mát nơi đầu lưỡi giống như vị sữa.
Để giữ cho lúa dậy hương, khi bông lúa bắt đầu ngả màu thì người nông dân thường rút nước chân ruộng cho khô đến khi đầu lúa uốn lưỡi câu, chín rũ thì mới gặt. Để lúa không bị mọt, sâu bọ thì phải phơi lúa với nắng thật gắt, chọn sân gạch, khi lúa khô thì bảo quản kỹ bằng cách bỏ vào chum hoặc ghè, đậy thật kín nắp.
Đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng
Ở Việt Nam có rất nhiều giống lúa và chúng thường được sử dụng để nấu thành cơm, xôi hoặc xay thành bột để làm bánh. Với ẩm thực Việt, một số loại lúa nếp đặc biệt, trong đó có lúa nếp cái hoa vàng lại được ưa chuộng để nấu rượu. Hầu như mọi loại gạo nếp đều có thể ủ thành rượu nhưng rượu gạo nếp cái hoa vàng hoặc là rượu nếp cẩm, rượu hồng đào lại được nhắc đến nhiều hơn cả. Đặc biệt, rượu nếp cái hoa vàng còn được xem là rượu đặc sản, là nét văn hóa cẩm thực từ lâu đời của người Việt.
Vậy, tại sao người ta lại yêu quý loại gạo này đến thế, đơn giản là hạt nếp cái hoa vàng khi nấu cơm, đồ xôi hoặc làm bánh thì rất ngon, ít bị lại gạo. Hơn thế nữa, dù là nấu cơm, ủ rượu thì gạo sẽ mang đến một hương vị đặc trưng không giống với bất kỳ loại gạo nào khác. Đặc biệt, rượu nếp cái hoa vàng uống rất thơm, êm, không bị quá nồng và hương vị rất khác biệt, có mùi vị đặc trưng khó cưỡng. Gạo nếp ả cũng có thành phần dinh dưỡng khá dồi dào, cứ 100g gạo nếp cái lại cung cấp đến 380 kcal, 1.5g chất xơ, 0.78g chất béo, 7.16g đạm, 82g carbonhidrat, 13.67g nước, 0.14g đường, 32g canxi cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Rượu nếp cái hoa vàng được xem như là tinh hoa của ẩm thực Việt, nhắc đến văn hóa người Việt và đặc biệt là văn hóa rượu chè, thì không thể thiếu chén rượu nồng làm ngay ngất lòng người, hay cả những thực khách phương xa. Hũ rượu thơm lừng mùi gạo nếp quê hương, phản phất đâu đây hình ảnh người nấu rượu cần mẩn, tỉ mỉ để cho ra những mẻ rượu có vị ngon nhất. Chúng dường như không thể thiếu trong những ngày lễ, tết hay cúng quẩy – phong tục thờ cúng của người Việt. Một ly rượu khai tiệc sẽ giúp cuộc chuyện trò, tâm sự trở nên vui vẻ, cởi mở hơn, là một thứ gì đó giúp kết nối những tâm hồn dù chỉ là mới lần đầu gặp gỡ.
Gạo nếp cái hoa vàng ở đâu ngon nhất?
Gạo nếp cái hoa vàng không chỉ sử dụng để nấu xôi, cơm gạo mà còn dùng để làm bánh, nấu rượu. Thế cho nên, nhiều người ở khắp vùng miền tổ quốc vẫn mong muốn tìm mua đúng loại rượu nếp cái bởi yêu quý bởi cái mùi vị của nó. Hiện nay, để đáp ứng cho nhu cầu trên khắp cả nước, giống gạo này cũng được trồng và sản xuất không chỉ ở các khu vực trước đây mà còn lan rộng đến các tỉnh thành khác. Song, có lẽ chỉ những hạt gạo được trồng ở chính cái nơi khai sinh ra nó thì mới sở hữu trọn vẹn mùi vị, độ dẻo vốn có mà thôi.
Vậy, nên mua gạo nếp cái hoa vàng ở đâu? Chất lượng đến từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng chính là lý do vì sao càng ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu kinh doanh loại gạo quý hiếm này. Để kể ra những thương hiệu nếp cái hoa vàng thì khá là nhiều, song nói về độ ngon thì không thể không kể đến gạo nếp Kinh Môn, gạo nếp Hải Hậu, gạo nếp Đông Triều,…
Giữa những loại nếp đó, gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn nổi tiếng về độ chất lượng cũng như giá cả. Về Kinh Môn giữa tháng 10 – nơi “khai sinh” ra giống nếp cái hoa vàng sẽ thấy mùi hương lan tỏa khắp mọi nẻo đường. Có thể nói, gạo nếp Kinh Môn đi đầu về chất lượng trong số các loại nếp. Gạo khi nấu lên sẽ có màu trong và ráo, hạt mềm nhưng không hề nát, hạt gạo tròn đầy. Đặc biệt, khi dùng gạo để nấu xôi thì mùi thơm lại càng đậm đà, xôi dẻo, nhìn cực hấp dẫn. Người dân trong vùng cũng lấy loại gạo nếp này để nấu bánh chưng trong những dịp tết, đặc biệt hơn thì dường như nhà nào cũng nấu ít nhất vài lít rượu để thưởng thức, đãi khách hoặc là biếu tặng.
Ngoài Kinh Môn thì Hải Hậu cũng là một thương hiệu gạo nức tiếng ở xứ Bắc với nhiều loại gạo ngon, chất lượng như là gạo tám xoan, gạo bắc hương. Đặc biệt, nhắc đến gạo Hải Hậu mà bỏ qua gạo nếp cái hoa vàng thì quả thật là điều thiếu sót. Nếu Hải Dương nổi tiếng với thương hiệu gạo Kinh Môn thì Hải Hậu sẽ là địa bàn trồng nhiều nhất tại tỉnh Nam Định. Song, nếu có ý định mua giống lúa để gieo thì tốt nhất nên đến huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Hạt giống ở đây được Viện Nghiên cứu cây trồng trung ương nghiên cứu và phục tráng lại mỗi năm, cho chất lượng gạo mùa sau luôn cao hơn mùa trước.
Gạo nếp cái hoa vàng giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng vụ mùa, từng thương hiệu gạo khác nhau mà giá bán gạo nếp hoa vàng cũng không giống nhau. Nếu mua gạo chính gốc ở quê sẽ có giá rẻ hơn so với đại lý, nếu ở xa bạn vẫn có thể mua được loại gạo ngon thông qua các đại lý nhưng giá có thể sẽ cao hơn so với khi mua trực tiếp ở quê. Song, chất lượng sẽ được đảm bảo hơn, có thể sẽ được giảm giá khi mua với số lượng lớn.
Để không gặp phải gạo kém chất lượng, bạn nên trực tiếp đến các đại lý uy tín để mua. Hiện nay, mức giá bán cho 1kg gạo nếp loại này dao động từ 30-40 nghìn đồng. Một số cửa hàng có thể có mức giá thấp hoặc cao hơn tùy thuộc vào thời điểm đó có được mùa hay là mất mùa, mua với số lượng lớn hay không.
2 cách chế biến gạo nếp cái hoa vàng phổ biến và thơm ngon nhất
Thường thì gạo nếp cái sẽ sử dụng để nấu xôi, nấu bánh chưng là chủ yếu vì có độ dẻo nhất định, gạo lại có mùi thơm đặc trưng khó lẫn lộn. Ngoài ra, vì sở hữu mùi vị khá là thơm cho nên chúng cũng được dùng để ủ rượu – một đặc sản ở các vùng Bắc Bộ.
Cách nấu xôi từ gạo nếp cái hoa vàng
Đong gạo theo nhu cầu, bạn nên nấu dư ra một chút để ăn thoải mái hơn.
Tiến hành vo gạo loại bỏ bụi và vỏ bên ngoài, không nên vò quá mạnh vì sẽ dễ làm mất đi chất dinh dưỡng từ gạo.
Đong nước : gạo theo tỉ lệ 1:1.1.
Tiến hành nấu như các loại gạo nếp khác.
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng
Có nhiều cách ủ rượu với gạo nếp cái hoa vàng nhưng ở mỗi vùng miền thì quy trình sản xuất lại có sự khác biệt để tạo mùi vị riêng. Nhưng tựu chung, để cho ra đời những hũ rượu ngon, sạch và có mùi hương đặc trưng, người ta thường phải thực hiện qua 4 bước:
Chuẩn bị gạo và nấu cơm.
Tán mịn men rượu.
Rắc men đều lên cơm.
Cho cơm vào hũ, đậy kín.
Gạo nếp cái hoa vàng không chỉ đơn thuần là để nấu cơm hay xôi, mà còn là nguyên liệu để tạo nên loại rượu nếp cái hoa vàng – loại rượu đặc sản ở một số nơi từ vùng quê miền Bắc. Đặc biệt, nói về giá trị dinh dưỡng thì gạo nếp cái còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cũng như hỗ trợ điều trị một số căn bệnh như là tim mạch, ung thư và bệnh về tiêu hóa. Bạn có thể trữ một vài hũ rượu như thế này để ông xã nhâm nhi cùng bạn bè, hoặc uống mỗi ngày cũng rất là tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Nguyễn Diên tổng hợp
Cách Làm Cơm Rượu Ngon Từ Gạo Nếp Lứt Muối Mè
Cách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt với muối mè là sự kết hợp sáng tạo giữa các nguyên liệu khá quen thuộc với chúng ta, tuy vậy không phải ai cũng biết. Món ăn này không chỉ mang lại hương vị mới lạ, còn là bài thuốc giúp hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý trong Đông y.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cơm rượu nếp lứt với mè
Cách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt và mè cho phần ăn 4 người, cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
10 trái dừa tươi
1kg gạo nếp lứt.
0.5 gram muối ăn – khoảng 1 nhúm nhỏ trên 1 thìa cà phê.
100 gram mè đã được rang.
200 gram đậu xanh.
Từ 2 đến 3 viên men ngọt làm cơm rượu.
50 ml nước đường.
Điều thú vị làm nên hương vị độc đáo trong cách làm cơm rượu ngon từ nếp lứt muối mè là có sử dụng thêm nước dừa tươi. Nguyên liệu này giúp tăng thêm vị béo ngậy, hương thơm nồng khó quên của món cơm rượu quen thuộc. Đặc biệt, chính các thành phần này sẽ giúp cơm rượu trở nên dễ ăn hơn.
Cách làm cơm rượu ngon từ nếp lứt kết hợp muối mè
Bước 1:
Ngâm nếp lứt qua đêm để gạo mềm ra. Cách làm cơm rượu gạo nếp lứt khác với các loại gạo khác ở thời gian ngâm nước. Nếp lứt càng ngâm lâu, càng nảy nở và giải phóng nhiều enzyme có lợi. Hơn nữa, loại gạo này rất cứng nên cần ngâm lâu trong nước sạch.
Đậu xanh chỉ cần ngâm nước trong vài tiếng để mềm. Với dừa tươi thì cắt ngang, chắt riêng phần nước và giữ trái. Rang mè cho đến khi ngả qua màu vàng, đồng thời tán nhuyễn men cơm rượu thành bột mịn.
Bước 2:
Khi cơm còn ấm ấm, bắt đầu rải đều men lên và trộn nhẹ nhàng. Cách làm cơm rượu ngon thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào công đoạn này. Vì nếu bạn để cơm còn quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm men chết, còn nhiệt độ thấp sẽ vô hiệu hóa tính năng của men.
Bước 3:
Hỗn hợp cơm trộn men làm cơm rượu chia thành các phần để cho vào trái dừa, lấy nước đường rưới nhẹ lên trên. Sau đó, đậy nắp dừa, bắt đầu ủ khoảng 3 ngày để lên men.
Bước 4:
Món ăn thành công nếu các hạt cơm rượu tơi, rời nhau chứ không bám dính. Với cách làm cơm rượu ngon từ gạo nếp lứt và nước dừa tươi lạ vị này, bạn có thể chắt riêng phần nước cơm rượu ra đong vào chai thủy tinh bảo quản dùng lâu, hoặc đổ vào chén để tận hưởng ngay.
Ăn cơm rượu nếp lứt muối mè có tác dụng gì đến sức khỏe?
Thành phẩm cơm rượu nếp lứt nấu với nước dừa tươi, còn có sự góp phần của mè, sẽ mang hương thơm thoang thoảng và nồng nàn, vô cùng quyến rũ. Màu nước cơm rượu nâu nhạt, hạt cơm thì tròn, đều, ăn vào tê tê đầu lưỡi, ngọt nhẹ, không gắt cũng không quá cay. Được chế biến với phương pháp ủ lên men làm cơm rượu truyền thống, món ăn này mang nhiều công dụng vô cùng hữu ích đối với sức khỏe người sử dụng.
Hẳn chúng ta đều biết, công dụng của cơm rượu là tăng cường kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, ăn cơm rượu làm đẹp da, giảm cân, ít khi gây béo. Khi sử dụng nguyên liệu từ nếp lứt, ngay cả khi kết hợp với các nguyên liệu khác, món ăn này vẫn là bài thuốc giúp dự báo và phòng ngừa các bệnh lý về tiểu đường, hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh về thiếu máu, thiếu sắt rất hiệu quả. Đặc biệt, với những bạn nào muốn giảm cân bằng cơm rượu, có thể tham khảo công thức thực hiện món ăn này để bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình, dùng với liều lượng hợp lý sẽ cho kết quả như mong đợi.
Trúc Nguyễn tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Xôi Từ Gạo Nếp Lào trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!