Cách sử dụng nồi chiên không dầu Camel an toàn và bền bỉ

Admin

Nồi chiên không dầu Camel là trợ thủ đắc lực trong việc chế biến thực phẩm thơm ngon, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Để thiết bị nhà bếp này hữu dụng này hoạt động hiệu quả và duy trì tuổi thọ thì việc sử dụng đúng cách là hết sức quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng nồi chiên không dầu Camel chi tiết qua bài viết sau nhé!

Camel là thương hiệu nồi chiên không dầu nội địa của Trung Quốc và rất được ưa chuộng tại đất nước này. Mặc dù là xuất xứ Trung Quốc nhưng nồi chiên Camel sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Phân loại theo cách sử dụng, nồi chiên không dầu Camel bao gồm bảng điều khiển nút xoay, bảng điều khiển cảm ứng.

Bảng điều khiển nút xoay

Cấu tạo cơ bản của nồi chiên không dầu Camel sử dụng bảng điều khiển nút xoay.
Cấu tạo cơ bản của nồi chiên không dầu Camel sử dụng bảng điều khiển nút xoay.

Cấu tạo chính của nồi chiên không dầu Camel sử dụng bảng điều khiển nút xoay bao gồm:

  • Thân nồi.
  • Nút vặn điều chỉnh nhiệt độ.
  • Nút vặn điều chỉnh thời gian.
  • Đèn báo hoạt động.
  • Khay nướng/Khay hứng dầu.
  • Tay cầm có cách nhiệt.

Với thiết kế tối giản, dễ sử dụng nhưng vẫn không kém phần sang trọng, nồi chiên không dầu Camel nút xoay phù hợp mọi người tiêu dùng. Hệ thống nút xoay ở nồi chiên Camel sẽ bao gồm:

  • Nút xoay điều chỉnh nhiệt độ: từ 80 – 200 độ.
  • Nút xoay điều chỉnh thời gian: đến 30 phút.

Bảng điều khiển cảm ứng

Hiện đại hơn so với phiên bản nút xoay, nồi chiên không dầu Camel dùng bảng điều khiển cảm ứng mang đến sự linh hoạt và trực quan. Người dùng có thể chọn các chế độ nấu nướng tự động. Mức hiển thị nhiệt độ và thời gian trên màn hình Led cũng đẹp mắt và dễ theo dõi.

Cấu tạo nồi chiên không dầu Camel dùng điều khiển màn hình cảm ứng.
Cấu tạo nồi chiên không dầu Camel dùng điều khiển màn hình cảm ứng.

Cấu tạo chính của nồi chiên không dầu Camel sử dụng nút bảng điều khiển cảm ứng gồm:

  • Thân nồi.
  • Màn hình hiển thị: nút cảm ứng chỉnh thời gian, nhiệt độ và biểu thị công thức nấu ăn.
  • Khay hứng dầu.
  • Vỉ tách dầu.
  • Bộ trụ cách nhiệt giữa máy và mặt phẳng.

Phần điều khiển bằng cảm ứng bao gồm:

Màn hình hiển thị trên bảng điều khiển cảm ứng nồi chiên không dầu Camel.
Màn hình hiển thị trên bảng điều khiển cảm ứng nồi chiên không dầu Camel.
  • Nút nguồn Bật/Tắt.
  • Nút điều chỉnh tăng/giảm nhiệt độ.
  • Nút điều chỉnh tăng/giảm thời gian.
  • Màn hình nhấp nháy và đèn báo.
  • 8 chế độ nấu được cài đặt sẵn.

Tính năng nổi bật của nồi chiên Camel

Tại sao bạn nên lựa chọn nồi chiên không dầu Camel? Hãy cùng mình điểm qua một số tính năng nổi bật của nồi chiên không dầu Camel:

Dung tích đa dạng – Thiết kế đẹp và tiện dụng

Dung tích đa dạng, thiết kế hiện đại phù hợp với nhiều gia đình Việt.
Dung tích đa dạng, thiết kế hiện đại phù hợp với nhiều gia đình Việt.

Trên thị trường Việt Nam hiện tại, nồi chiên không dầu Camel đang có 3 dòng dung tích là 5 lít, 6 lít và 8 lít. Khi mua về sử dụng bạn nên cân nhắc theo thành viên gia đình để chọn ra nồi phù hợp nhất.

  • Gia đình từ 4 thành viên trở lại: nên lựa chọn nồi 5 lít.
  • Gia đình từ 4 – 6 thành viên: nên lựa chọn nồi 6 lít.
  • Gia đình trên 6 thành viên: nên lựa chọn nồi 8 lít.

Thiết kế và màu sắc đẹp cũng là 1 điểm cộng cho nồi chiên không dầu Camel. Chất liệu vỏ ngoài sản phẩm được làm từ nhựa PP mang đến độ bền cao và sự an toàn khi dùng.

Chiên nướng dễ dàng cùng các chế độ tự động

Nấu nướng đa dạng với nồi chiên không dầu Camel.
Nấu nướng đa dạng với nồi chiên không dầu Camel.

Nồi chiên không dầu Camel được cài đặt sẵn với 08 chế độ nấu đa dạng. Người dùng dễ dàng thực hiện các món ăn như:

  • Bò bít tết.
  • Gà.
  • Hải sản.
  • Các món sấy khô.
  • Thịt nguội.
  • Làm nóng.
  • Rã đông đồ đông lạnh.
  • Khoai tây chiên.
  • Chế biến rau củ quả.
  • Bánh mì.

Công nghệ Rapid Air giúp giảm đến 80% dầu mỡ thừa

Thực phẩm được chế biến nhờ công nghệ làm nóng Rapid Air 360.
Thực phẩm được chế biến nhờ công nghệ làm nóng Rapid Air 360.

Công nghệ chiên nướng chân không Rapid Air, loại bỏ đến 80% dầu mỡ như cách chiên nướng thông thường mà vẫn đảm bảo được độ thơm ngon của món ăn.

Chất liệu chống dính an toàn cho sức khỏe

Lòng nồi và rổ chiên đều được phủ lớp chống dính an toàn không làm biến chất thức ăn.
Lòng nồi và rổ chiên đều được phủ lớp chống dính an toàn không làm biến chất thức ăn.

Lòng nồi được phủ 1 lớp chống dính dày nên hạn chế được tình trạng bám dính thực phẩm trong quá trình nấu nướng, dễ dàng vệ sinh. Đặc biệt là lớp chống dính đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe của con người.

Hướng dẫn cách sử dụng nồi chiên không dầu Camel

Nhìn chung, tất cả các thương hiệu nồi chiên như Camel, Philip, Perfect, Tefal… đều có cấu tạo gần như nhau nên không có sự khác biệt về cách sử dụng nồi chiên không dầu. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các bước sử dụng nồi chiên không dầu sau đây cho tất cả các dòng máy:

Các bước lắp đặt nồi chiên không dầu khi mới mua về

Bước 1: Đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng

Trước hết, khi mới mua về nồi chiên không dầu Camel, bạn cần tìm sách hướng dẫn và đọc chi tiết để biết được cách sử dụng thiết bị. Khi nắm rõ những lưu ý của sản phẩm, bạn sẽ khai thác triệt để những công năng của nồi chiên này.

Bước 2: Đặt nồi chiên Camel ở vị trí bằng phẳng, khô ráo

Sau khi tháo bọc nồi, bao bì, bạn hãy đặt nồi chiên ở những vị trí khô ráo, sạch sẽ. Cần tránh các nơi bị ảnh hưởng nhiều bởi nắng, ẩm, nguồn nhiệt lớn,… Bởi các yếu tố này sẽ khiến cho nồi chiên bị giảm tuổi thọ nhanh hơn.

Bước 3: Vệ sinh nồi chiên trước khi sử dụng lần đầu

Mang vệ sinh các bộ phận tách rời ngâm nước nóng trong 20 phút (gồm khay hứng dầu với tay cầm chịu nhiệt và khay chiên và dụng cụ đi kèm khác nếu có).

Sau đó, bạn rửa chúng lại bằng nước rửa chén thông thường. Lưu ý không dùng miếng chùi xoong hay chà nhôm vì sẽ dễ làm trầy tróc lớp chống dính của nồi.

Bước 4: Cắm điện và chọn nguồn điện ổn định

Cắm điện và chọn nguồn điện ổn định.
Cắm điện và chọn nguồn điện ổn định.

Mặc dù nồi chiên không dầu không được sử dụng thường xuyên như tủ lạnh hay nồi cơm điện. Thế nhưng nguồn điện dùng cho nồi chiên cần phải ổn định và phù hợp với nồi. Bạn không nên đặt ở vị trí mà nguồn điện chập chờn, tránh xảy ra tình trạng chập cháy, hư hỏng.

Chế biến món ăn bằng nồi chiên không dầu Camel

Cùng xem qua các bước sau để biết cách chế biến bằng nồi chiên không dầu Camel nhé. Bạn yên tâm là thao tác chế biến rất đơn giản thôi!

Bước 1: Khử mùi hôi nhựa cho nồi chiên không dầu

Sau khi bạn đã vệ sinh rổ chiên, khay hứng dầu mới mua về, có thể chúng vẫn có thể còn mùi nhựa sót lại. Do đó sau khi tiến hành lắp đặt nồi và cắm điện, bạn cần khử mùi bằng cách đặt một bát nước cốt chanh/giấm vào nồi.

Bật nồi ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 5 phút. Thao tác bằng cách vặn 2 núm xoay trên thân nồi hoặc ấn nút cảm ứng. Sau đó tháo các bộ phận khay chiên ra ngoài, mùi nhựa sẽ giảm rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế nước cốt chanh bằng tinh dầu sả, quế hồi, bã trà, cà phê

Bước 2: Đặt thức ăn vào khay chiên

Nồi chiên không dầu Camel sử dụng công nghệ Rapid Air (luồng khí nóng tuần hoàn 360 độ để làm chín thức ăn). Do đó bạn sẽ không cần hoặc chỉ cần phết rất ít dầu mỡ khi nấu. Việc phết dầu sẽ giúp thức ăn nhanh chín đều và giòn hơn.

Đặt lượng thức ăn vừa phải đến 2 phần 3 dung tích rổ chiên.
Đặt lượng thức ăn vừa phải đến 2 phần 3 dung tích rổ chiên.

Ở bước này bạn cũng lưu ý đừng cho quá nhiều đồ vào khay chiên. Thực phẩm sẽ không chín đều nếu cho quá nhiều đồ cùng lúc. Tốt nhất chỉ để đến 2/3 dung tích rổ chiên bạn nhé.

Bước 3: Chọn nhiệt độ và thời gian

Trên phần thân nồi Camel nút xoay sẽ có hai núm xoay. Núm xoay chỉnh nhiệt độ (từ 80 – 200 độ C) và núm xoay còn lại để chỉnh thời gian (tối đa 30 phút). Còn với nồi cảm ứng thì bạn thao tác bấm các nút tăng giảm nhiệt độ và thời gian.

Chỉnh 2 núm xoay thời gian và nhiệt độ của nồi chiên Camel đến mức mong muốn.
Chỉnh 2 núm xoay thời gian và nhiệt độ của nồi chiên Camel đến mức mong muốn.

Theo như hướng dẫn của nhà sản xuất Camel, dưới đây là thời gian và nhiệt độ chín cho một số loại:

  • Chiên khoai tây: 180 độ C, 12 – 15 phút.
  • Chiên tôm: 180 độ C, 10 – 15 phút.
  • Chiên cánh gà: 200 độc C, 12 – 18 phút.
  • Nướng bò bít tết: 200 độ C, 10 – 15 phút.
  • Nướng thịt xiên: 200 độ C, 10 – 15 phút.

Tuy nhiên mức nhiệt độ và thời gian chỉ mang tính tham khảo, vì còn phụ thuộc vào số lượng thức ăn. Do đó khi nấu bạn hãy linh hoạt căn chỉnh sao cho phù hợp.

Bước 4: Lắc đều – Lật/trở mặt thực phẩm

Để món ăn chín nhanh và có màu sắc đồng đều hơn thì thao tác lật trở là rất cần thiết. Bạn nên canh khoảng 7-8 phút thì trở mặt 1 lần.

Nên lắc hoặc trở thực phẩm giữa các lần nấu để thức ăn mau chín.
Nên lắc hoặc trở thực phẩm giữa các lần nấu để thức ăn mau chín.

Hầu hết các dòng nồi chiên không dầu trên thị trường hiện nay đều cần thực hiện bước này (trừ những dòng cao cấp có tính năng khuấy đảo tự động không cần lật trở khi nấu).

Với những món nướng có tẩm ướp gia vị nhiều, bạn cũng có thể kết hợp dùng thêm chổi phết thêm nước sốt. Từ đó làm cho món thêm đậm đà và bắt mắt hơn.

Trong trường hợp nồi đang nấu mà bạn muốn kiểm tra món ăn bạn bấm nút tạm dừng nấu. Sau khi kiểm tra xong thì cho nồi vào và cài đặt thời gian nấu tiếp. Nồi chiên Camel không có chức năng “tự ngắt điện” như nhiều dòng khác.

Bước 5: Rút điện và đợi nồi nguội

Sau khi hoàn thành chế biến, bạn rút phích cắm và để nồi nguội khoảng 2 – 3 phút rồi mới tiến hành lấy món ăn ra.

Hướng dẫn vệ sinh nồi chiên không dầu Camel

Sau khi sử dụng nồi chiên không dầu Camel, bạn cần vệ sinh sạch sẽ qua 4 bước sau để sử dụng tiếp tục và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Lưu ý, bạn nên để nồi hạ nhiệt 30 phút sau khi nấu. Sau đó mới tiến hành vệ sinh thiết bị.

Vệ sinh nồi chiên sau mỗi lần nấu giúp gia tăng tuổi thọ sản phẩm.
Vệ sinh nồi chiên sau mỗi lần nấu giúp gia tăng tuổi thọ sản phẩm.

Bước 1: Tháo rời các bộ phận rổ chiên, vỉ chiên và khay hứng dầu ra khỏi lòng nồi cho nhanh nguội.

Bước 2: Vệ sinh bên ngoài thân nồi, bạn dùng vải nhúng nước lau sơ qua là được.

Bước 3: Vệ sinh rổ chiên, vỉ chiên và khay hứng dầu. Bạn rửa bằng nước rửa chén như các loại chảo nồi thông thường khác. Hoặc nếu không rửa bằng tay, bạn có thể đặt chúng vào máy rửa bát để tiện lợi hơn. Hầu hết các nồi chiên không dầu đều có các miếng cao su an toàn để rửa bằng máy rửa chén.

Vệ sinh khay chiên và rổ chiên sạch dầu mỡ sau khi sử dụng.
Vệ sinh khay chiên và rổ chiên sạch dầu mỡ sau khi sử dụng.

Nếu có nhiều vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu, bạn hãy ngâm trong nước nóng và một ít xà phòng 10-15 phút rồi rửa. Sau đó, dùng bọt biển để loại bỏ cặn bẩn bám dính trên rổ hoặc chảo chiên.

Lưu ý: tuyệt đối không dùng miếng cước sắc nhọn để rửa vì sẽ làm bong lớp chống dính của nồi.

Bước 4: Vệ sinh bộ phận thanh nhiệt (Mayso) bên trong khoang nồi.

Đây là vị trí khó làm sạch nhất và hay bị bỏ quên nhất. Nếu bạn lật ngửa nồi chiên lại và nhìn vào chỗ các thanh Mayso, bạn sẽ thấy lượng dầu mỡ bám khá nhiều.

Vệ sinh dây Mayso để loại bỏ các cặn thức ăn và dầu mỡ bám lâu ngày.
Vệ sinh dây Mayso để loại bỏ các cặn thức ăn và dầu mỡ bám lâu ngày.

Bạn có thể dùng khăn ẩm hoặc miếng xốp mềm nhúng nước khéo léo đưa vào lau nhẹ nhàng các vết dầu bám. Để loại bỏ các cặn thức ăn dính phía sau thanh đốt, bạn nên dùng bàn chải sợi mềm sẽ dễ dàng hơn. Cách khoảng 2-3 tuần, bạn nên vệ sinh bộ phận này để tránh vết dầu mỡ bám lâu ngày khó chùi.

Cất giữ và bảo quản nồi chiên không dầu Camel

Đảm bảo các bộ phận được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi cất giữ.
Đảm bảo các bộ phận được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi cất giữ.
  • Sau mỗi lần chế biến bằng nồi chiên không dầu, bạn lưu ý nhớ rút phích cắm điện ra nhé. Tránh giữ nồi trong trạng thái bật và tiếp nhận điện. Vì như thế có thể gây quá tải điện trong thời gian dài.
  • Để cất giữ nồi khi không có nhu cầu sử dụng, bạn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận rồi phủ một tấm vải hoặc bọc nồi vào thùng và đem cất. Như vậy sẽ ngăn bụi bẩn, động vật nhỏ chui vào.
  • Lưu ý không đè vật nặng lên dây điện và chất nhiều đồ lên trên nồi chiên.

Những lưu ý khác trong quá trình sử dụng

Lấy thức ăn từ khay chiên Camel cần phải cẩn thận sức nhiệt và dầu nóng.
Lấy thức ăn từ khay chiên Camel cần phải cẩn thận sức nhiệt và dầu nóng.
  • Đảm bảo chỉ cho thực phẩm vào tối đa 2/3 khay chiên. Nếu bạn chế biến rau củ tươi, không nên bỏ quá 3 chén rau tươi vào khay chiên.
  • Thực phẩm có trọng lượng lớn và kích cỡ dày sẽ cần nhiều thời gian nấu hơn những thực phẩm có trọng lượng nhỏ và độ dày mỏng.
  • Khi thấy có khói trắng thoát ra khỏi nồi chiên, tức là các món ăn bạn đang nấu chứa nhiều dầu mỡ. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tạm ngưng nấu. Đổ hết dầu ra khỏi khay chiên giữa các đợt nấu. Điều này thường xảy ra với các thực phẩm béo như cánh gà, xúc xích…
  • Để thực phẩm được tươi ngon, bạn nên làm nóng nồi chiên 3 phút trước khi nấu.
  • Trong quá trình nấu, tuyệt đối không được chạm vào khoang nồi, rổ chiên bằng tay không để tránh bị bỏng.
  • Bạn có thể chế biến thức ăn có cùng thời gian nấu trong cùng một lần để tiết kiệm điện và giúp thức ăn chín đều.
  • Để chiên mẻ thức ăn mới, bạn nên lấy khay chiên vừa nấu ra khỏi lòng nồi. Đặt trên mặt phẳng chịu nhiệt 3 phút cho bớt nóng rồi mới tiếp tục sử dụng chiên mẻ sau.
  • Nếu thức ăn đã chín mà thời gian đặt vẫn chưa kết thúc, bạn có thể chỉnh núm thời gian về 0 trước khi lấy món ăn ra.
  • Có thể đặt thêm giấy nến, giấy bạc hoặc khay nướng (nếu có) vào rổ chiên nếu bạn muốn nướng bánh hoặc chiên các nguyên liệu dễ bị vỡ, nát.
  • Bạn cũng có thể sử dụng nồi chiên không dầu Camel để hâm nóng thức ăn. Để hâm nóng, bạn đặt thức ăn vào và chỉnh nhiệt độ 150 độ C trong khoảng 10 phút.

Giống như đồ dùng khác, nồi chiên không dầu Camel cũng cần được sử dụng và bảo quản đúng cách để tăng tuổi thọ và độ bền vốn có. Hy vọng là với những mẹo từ bài viết trên, bạn đã biết cách sử dụng nồi chiên hiệu quả nhất. Chúc bạn có những bữa cơm ngon cùng nồi chiên không dầu Camel!

Theo: Phương Trang.