Bạn đang xem bài viết Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ cùng với các bạn.
Quán có tên Hai Giác, chuyên mỗi một món Cháo- Lòng, Xương, Mắt và Má. Thấy quán tấp nập khách quá, nên dù là chưa đến giờ ăn cơm chiều, mà tôi vẫn phải quay đầu xe lại.
Bước vào cửa quán, thấy 3 nồi cháo to bành ky, là tôi đã hài lòng.
Trò chuyện với nhân viên rất nhiệt tình của quán, tôi mới biết là họ bán chỉ mỗi món cháo, cả sáng và chiều. Còn buổi trưa và tối họ có bán không thì tôi quên hỏi mất rồi. Thấy quán đông khách quá, nên cũng không dám làm phiền thời gian của nhân viên.
Tại vùng này 2 bên đường có rất nhiều quán bán món ăn kỳ lạ này. Nhưng tôi để ý, các quán khác, họ luôn bán kèm thêm với nhiều món ăn khác, chính vì thế, mà tôi không bao giờ ghé lại những quán ấy.
Quán ăn rất lụp xụp, dơ một chút và hơi u tối. Tuy nhiên trong quán họ thiết kế rất nhiều vòi nước, để khách rửa tay. Nước xả được chảy trực tiếp xuống dòng kênh cũng không mấy sạch sẽ phía dưới nền gỗ của quán.
Vì đi một mình, tôi đành lòng phải ăn hết nguyên nửa cái đầu heo, nhưng không có bộ óc. Bình thường thì 2 khách ăn 1 phần như thế này là đủ.
Trong tô cháo tôi thấy là họ nấu chung với ít huyết, nên cháo có một màu đen đục, ngoài ra không có miếng huyết nào cả, chắc ai muốn ăn huyết là phải kêu riêng. Trên tô cháo, họ chỉ rắc thêm ít tiêu xay và hành lá băm thôi
Dĩa rau ăn kèm với tô cháo, gồm có: gía, rau om, kinh giới, tía tô, húng quế, húng cay và giấp cá.
Ngoài ra trên bàn ăn nào có ớt xắt lát, ớt xay, nước mắm và tắc, để thượng khách tự nêm thêm.
Chén nước chấm đơn giản là nước mắm mặn, nhưng nước mắm của quán này không ngon cho lắm.
Tôi thấy tô cháo ở đây họ nấu hơi lạt. Không ngon bằng tô cháo tôi ăn hồi năm trước tại Mỹ An. Lần đó tôi ăn cháo chung với rau đắng, tôi thấy hợp khẩu vị hơn. Nhưng khẩu vị là thói quen của từng vị khách. Dẫu sao đi nữa tô cháo tại quán này thật là chất lượng.
Về tư cách phục vụ của quán thì khỏi phải chê: nhân viên vui vẻ, nhiệt tình và phục vụ nhanh chóng. Một phần ăn như thế làm tôi tổn hại đến 45K, nhưng nếu đi 2 người thì tính ra quá bình dân luôn.
Ngoài mà heo, tôi thấy có người nào gọi một tô cháo lòng, người kia thì thích ăn óc…Mới hơn 4 giờ chiều, mà tôi thấy vài khách họ muốn ăn cháo lòng, đã hết rồi đấy.
Đây cũng là dịp đầu tiên, mà tôi có cơ hội ăn mắt heo. Tôi ăn co cảm thấy béo và nhai xực xực, không hề ghê tởm, như tôi thường tưởng tượng.
Trời Mưa Lại Thèm Cháo Má Heo
Sài Gòn có nhiều quán bán cháo má heo rất ngon nhưng tôi vẫn thấy không có nơi nào ngon như nồi cháo mà má từng nấu.
Cháo má heo cho những buổi chiều mưa
Mấy ngày nay thời tiết Sài Gòn thiệt “đỏng đảnh”, cứ chiều chiều trời lại đổ mưa khiến cho đất trời thêm ảm đạm. Trong cái không gian ẩm ướt của những buổi chiều mưa, tôi lại thèm tô cháo má heo nóng hổi mà má hay nấu cho chúng tôi ăn ngày xưa.
Quê tôi ở miền Tây. Ngày đó, vào những ngày mưa dầm má hay nấu món gì nóng nóng đãi cả gia đình. Dĩ nhiên, ngoài món cháo cá lóc truyền thống, chúng tôi luôn được má ưu tiên nấu cho món cháo má heo bởi cách nấu khá đơn giản. Tôi vẫn nhớ cách má làm xương đầu heo cho thơm ngon (vì xương đầu heo hay tanh, không như xương ống hay xương mông). Xương đầu heo sau khi rửa sạch bằng nước muối pha loãng, má rửa lại lần nữa với gừng có pha chút rượu, rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Bắc nồi nước dùng lên bếp, chờ nước sôi má mới cho xương vào bởi theo má, nếu cho xương vào nước trước như cách hầm xương bình thường thì nước dùng sẽ rất tanh. Má cũng không quên cho vài lát gừng, chút muối và bột ngọt vào cho nước dùng thêm đậm đà.
Má heo chấm kèm với nước mắm trong, xắt thêm vài lát ớt
Xương đầu heo sau khi hầm chín, má vớt ra, dùng rây lọc lại nước dùng cho trong trước khi cho gạo vào nấu cháo. Má nêm nếm gia vị và đun sôi nồi cháo trên lửa nhỏ cho đến khi cháo chín nhừ, mới nêm nếm gia vị lại lần nữa cho vừa ăn rồi tắt lửa, cứ để nồi cháo trên bếp than hồng. Riêng phần xương đầu heo sau khi đã nguội, má cẩn thận lóc thịt từ các hốc xương của má, mắt… và xắt thịt thành miếng nhỏ cho vào tô ăn kèm với cháo.
Tô cháo nóng ăn kèm
Ngoài thịt lấy ra từ xương đầu heo, bao giờ trong tô cháo của má cũng có nhiều hành, ngò, tiêu và gừng xắt sợi. Những hôm hái được mớ rau đắng đất, má cũng cho vào tô cháo để làm tăng thêm vị ngon của món ăn. Và tôi cùng các em không chỉ ăn 1 tô mà những 2 tô mới thấy đã thèm bởi cái vị nhân nhẫn của rau đắng hòa cùng miếng thịt mềm, có chút mùi thơm từ hành, ngò và vị cay cay của gừng, tiêu… Mỗi khi ăn xong, má còn khuyên chúng tôi uống thêm ly trà gừng nóng cho ấm bụng.
Đĩa má heo thơm ngon, hấp dẫn
Sài Gòn những ngày mưa, tôi lại thèm tô cháo má heo nóng hổi của má. Mà cũng lạ, Sài Gòn có nhiều quán bán cháo má heo rất ngon nhưng tôi vẫn thấy không có nơi nào ngon như nồi cháo mà má từng nấu. Có lẽ, món ăn của má đã theo tôi suốt quãng đời tuổi thơ, cùng những ký ức vui buồn của những ngày sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc mà tôi không thể nào quên được.
Hấp Dẫn Cháo Má Heo Vừa Ngon, Vừa Rẻ
Nhìn tấm bảng hiệu đề “Cháo má heo” ai lại không ngạc nhiên bởi má con heo cũng chỉ là thịt, có gì đặc sắc mà người ta công phu lấy riêng ra để nấu cháo! Tuy nhiên cháo má heo ở Sài Gòn không được nấu từ má con heo mà nấu từ xương đầu của nó.
đầu heo còn nguyên, người ta lọc hết thịt, lưỡi, tai, môi để chế biến, chỉ còn trơ lại xương. Xương đầu heo nếu đem hầm bình thường sẽ không ngọt như xương ống, xương sườn mà lại có mùi hơi hoi, tanh rất khó ăn nên ở chợ xương đầu heo khá rẻ.
Nhưng với người đầu bếp nấu cháo má heo thì khác. Họ chỉ cần lấy xương đầu heo luộc sơ bằng nước pha chút muối cùng tý giấm. Sau đó đổ ra rửa sạch, bỏ vào hầm với nước mới, là xương lại ngọt ngon như thường.
Nấu cháo má heo khá đơn giản, sau khi hầm kỹ xương người ta bỏ thêm vào đó nắm gạo, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun nhỏ lửa trên bếp cho cháo nhừ, cho rau thơm. Mỗi khi có khách ăn mới vớt xương ra cho vào tô riêng. Xương đầu heo thường được chặt to nên có khi chỉ một hai miếng xương đã chất đầy tô loại lớn. Tô nhỏ hơn đựng cháo. Thêm đĩa rau sống và giá to tướng đi kèm chén nước mắm trong (nước mắm nguyên chất chưa pha), chút ớt hiểm xắt nhỏ rắc lên trên. Thế là thành một mâm cháo đầy đủ.
Để ăn món cháo má heo cần có chút kinh nghiệm. Ấy là sự kiên nhẫn và tò mò ưa khám phá. Gắp một miếng xương heo vào chén rồi cẩn thật tách nhẹ ra, dùng chiếc nĩa lách vào những ngõ ngách của miếng xương, có thể tìm ra khá nhiều phần thịt heo còn sót lại.
Đúng như câu ngạn ngữ phương Tây “Càng sát xương, thịt càng ngon”, những miếng thịt này ngọt, mềm và ít béo. Phải vất vả tìm từng ngõ ngách của miếng xương, người ta càng cảm thấy ngon hơn khi thưởng thức miếng thịt tìm được đó với nước mắm, kèm thêm ít rượu. Rồi lại loay hoay tìm kiếm thành quả khác. Có khi reo lên lôi được nguyên cái mắt heo ngọt bùi hay cùng cười phá khi tìm ra miếng thịt mà mãi chẳng biết cách nào lôi ra. Đành bỏ!
Vì thế thưởng thức cháo má heo cũng là một cách để thể hiện cái thú ăn khá kỳ công. Kết thúc công cuộc khám phá là tô cháo to bự, thêm rau sống, giá, ớt hiểm, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay, vị ngọt của cháo thấm đẫm vào từng giác quan.
Món cháo má heo thường được bán ở các vùng ven Sài Gòn và một số tỉnh lân cận bởi nó chỉ dành cho người nghèo. Sau một ngày làm việc vất vả, xế chiều các quán má heo lại đông nghẹt. Một bữa ăn để no, ngon và thêm chai rượu, tổng cộng chỉ chừng ba mươi ngàn đồng. Không chỉ người lao động, những người có thú khám phá cũng lâu lâu tìm đến để cùng thể hiện “tài năng” tìm kiếm và thưởng thức.
Văn Nghệ Tiền Giang Online
Minh họa: Duy Hải
Những cơn mưa cuối mùa vụt đến rồi vụt đi. Cái nắng gay gay chiếu xuống cánh đồng đang mùa lúa chín. Đám thợ gặt thỉnh thoảng lại la lên: Ôi con cua! Con cua biển kìa tụi bây ơi! Tôi đang phụ hứng lúa vào bao ở máy suốt, vội chạy đến xem. Một con cua biển thật to màu xanh xám giương hai cái càng lên vừa bò ngang vừa chống trả lại thằng Tý đang cố lấy bắt nó. “Chiều nay mình có cháo bồi ăn rồi anh Hai ơi!”. Má tôi đang gặt lúa ngẩng lên mắng yêu: “Cha mày, tối ngày cứ đòi ăn cháo bồi!”. Nói vậy chớ cả nhà tôi đều thích ăn cháo bồi, nhất là do chính bàn tay má tôi nấu.
Cháo bồi có nhiều cách nấu, nhưng nấu như má tôi thì tôi thấy ngon và nhanh lắm. Nguyên liệu gồm: Gạo, cua biển, dầu ăn, tỏi, nước cốt dừa. Đầu tiên, trong lúc anh em tôi tắm giặt thì má tôi bắt ngay nồi cháo lên khi về tới nhà, rồi bà thoăn thoắt chẻ cua ra từng miếng nhỏ, lấy gạch son ra khỏi mai cua, tất cả cho vào chảo, thêm một muỗng dầu ăn, ít tỏi rồi xào cho thịt cua xăn chín lại. Đối với cặp càng cua có thể luộc trước, rồi đập vỡ ra, xé thịt thành thớ nhỏ, để cho vào nồi sau. Không nên luột cả con cua, chỉ cặp càng thôi, vì khi luộc chất ngọt sẽ ra hết, làm cháo mất ngon. Trong lúc má tôi lo nấu nướng, ba tôi bẻ trái dừa khô, rồi nạo lấy cơm dừa, vắt nước cốt để sẵn trong tô. Khi cháo nhừ, thịt cua và nước cốt dừa được cho vào nồi cháo, nước sôi trở lại là nhắc xuống ngay. Không nên nấu sôi quá lâu nước cốt dừa sẽ bồng con, vón cục cháo sẽ không béo.
Thay đồ tươm tất, chúng tôi ngồi lên bộ ván, quây quần quanh mâm cơm, mỗi người một chén cháo, lấy muỗng và …húp! Mùi thơm của gạo trắng, kết hợp với vị ngọt của thịt cua, vị bùi bùi của gạch son, béo béo của nước cốt dừa, giòn giòn của thân cua, và cả tấm lòng yêu thương của ba má tôi đã làm cho cả nhà tôi ngây ngất, ăn no cành hông rồi cái miệng vẫn còn thèm.
Chiều nay, người nhà ở quê lên, xách theo một túi cua biển làm quà. Bà xã tôi nói: “Hôm nay nấu cháo bồi ăn một bữa nha anh!”. Chẳng biết từ lúc nào khi về làm dâu nhà tôi, vợ tôi cũng đâm ra thích món cháo bồi ngày xưa. Cứ mỗi lần có cua biển là bả dành ra một con nấu cháo bồi. Thưởng thức món cháo bồi của vợ tôi nấu, tôi lại nhớ cái thời thơ ấu ở quê, sống trong vòng tay của ba má, nhớ câu nói vui của ba: “Cháo bồi là bồi bổ cho sức khỏe, mà còn bồi tình bồi nghĩa nữa, phải không má sắp nhỏ!?”. Má tôi cười bỏm bẻm: “Ăn đi, cứ nói cà rỡn hoài”. Ăn cháo bồi, tôi yêu quí cái tổ ấm của mình biết bao.
Nguyễn Hoài Ân
Chia sẻ:
Ốc Giác Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Làm Món Gì Ngon? Mua, Bán Ở Đâu?
Ốc giác là loài có giá trị kinh tế cao hầu như toàn bộ cơ thể chúng đều có thể dùng được. Trong đó thịt ốc giác dùng làm thực phẩm, ốc giác có ngọc dùng để làm trang sức, vỏ ốc giác làm vật trang trí trong nhà…
Mặc dù, là loại hải sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam nhưng ốc giác lại là thực phẩm khá khó làm. Nếu bạn làm thịt ốc giác không cẩn thận thì sẽ có mùi rất khó chịu, thịt ốc còn bị đắng rất khó ăn.
Bài viết này sẽ đưa ra lời khuyên và cách nấu những món ăn từ ốc giác giúp bạn có thể giải quyết những nỗi lo đó.
Ốc giác nhiều vùng còn gọi là ốc tu lơn, ốc lục giác. Đây là một sinh vật biển có kích thước to lớn. Một con ốc giác có cân nặng khoảng 1 đến 2 kg.
Ốc giác có phần vỏ to lớn tuy nhiên phần cơ thể của chúng thì khá nhỏ.
Còn phần ruột của ốc giác lại khá mềm, bùi và thơm người ta thường đó là phần gạch và gan của ốc giác.
Ốc giác có phần vỏ cứng và lớn, có khả năng đổi màu từ màu be sang màu cam.
Phần vỏ của ốc giác có màu sắc bắt mắt chính vì vậy mà phần vỏ của chúng được sử dụng để làm chóa đèn để trang trí phòng ngủ.
Ốc giác sống nhiều ở trong ghềnh và những hốc đá lớn ở biển. Là một loài ốc nước mặt ốc giác sống nhiều ở khu vực Châu Á đặc biệt là ở Việt Nam, Hong Kong…
Ốc giác thường trú ngụ ở trong những hang đá ngập nước hoặc bên trong lớp bùn cát. Chúng chỉ đi kiếm ăn khi màn đêm buông xuống.
Ốc giác là động vật ăn thịt thức ăn của chúng chủ yếu là những động vật thân mềm có kích thước nhỏ hơn như những loài thuộc họ: Hemifusus Tuba, Babylonia lutosa, Dog conch, Strombus canarium.
Giống như những loại ốc khác, ốc giác được sử dụng nhiều để làm những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn. Không những vậy làm ốc giác còn cầu kỳ hơn những con ốc khác rất nhiều.
Ốc giác nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn từ phần cùi và phần ruột của chúng.
Tuy nhiên, để chế biến ốc giác đúng cách thì không phải ai cũng biết đặc biệt là phần lấy thịt ốc giác lại càng khó hơn.
Để bữa cơm của gia đình bạn có thêm những hương vị mới thì ốc giác xào rau muống là món ăn không thể bỏ qua.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm ốc giác (có thể mua ốc giác nguyên con hoặc thịt ốc giác đã làm sẵn), rau muống tươi, tỏi băm, ớt tươi, gia vị thông dụng khác
Làm sạch ốc giác bằng nước vo gạo đây là bước phải làm thật kỹ nếu ruột ốc giác không được loại bỏ sạch bùn và nhớt thì ăn sẽ có vị đắng
Ốc giác sau khi được làm sạch sẽ được lấy phần thịt ra khỏi vỏ ốc. Phần thịt ốc phải được cạo rửa sạch một lần nữa.
Bạn nhớ loại bỏ phần mật của ốc ở trong phần ruột nếu để mật vỡ dính vào thịt ốc sẽ có mùi rất khó chịu. Thịt ốc sau khi làm sạch sẽ được thái miếng để riêng
Đặt chảo dầu lên, khi dầu sôi thì bắt đầu cho tỏi vào phi thơm cho thịt ốc vào đảo cho săn lại rồi cho ra đĩa
Cho rau muống sau khi đã nhặt sạch vào xào đến khi chín cho ốc giác vào đảo cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
Cho ốc và rau muống ra đĩa để thưởng thức
Ốc giác là món ăn giàu dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích tuy nhiên làm ốc giác như thế nào cho đúng cách lại là điều khiến không ít người băn khoăn.
Vậy làm thế nào để có thể chế biến món ốc giác thơm ngon như nhà hàng? Là những thông tin chi tiết mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm ốc giác xào bơ tỏi gồm: ốc giác hoặc thịt ốc giác đã làm sẵn, bơ lạt, tỏi băm nhỏ, ớt tươi, gia vị
Bước 2: Làm sạch và sơ chế ốc giác bằng nước vo gạo
Bước 3: Ốc giác khi làm sạch cho vào nồi luộc với sả tươi
Bước 4: Vớt ốc giác ra để nguội và khêu lấy phần thịt ốc giác
Bước 5: Thịt ốc giác được cạo và làm sạch với muối một lần nữa. Sau đó thái mỏng thịt ốc giác để riêng
Bước 6: Ướp thịt ốc giác với muối ăn, bột nêm, bột ngọt, nước mắm
Bước 7: Đặt chảo lên làm tan bơ. Sau khi bơ tan hết thì cho tỏi và ớt vào phi thơm sau đó cho thịt ốc giác vào đảo đều cho nguyên liệu thấm vào thịt ốc
Bước 8: Nêm nếm cho vừa miệng và cho ra đĩa
Ốc giác luộc món ăn dễ ăn và được rất nhiều người lựa chọn khi ốc giác vào mùa. Ốc giác ngon nhất thường là vào mùa mưa, thịt ốc giác ngọt, giòn và thơm.
Bước 1: Chuẩn bị ốc giác tươi sống nên chọn những con vừa mới được đánh bắt, sả tươi cắt lát, ớt tươi, gia vị
Bước 2: Làm sạch ốc giác bằng nước lạnh kèm ớt tươi và muối
Bước 3: Luộc qua ốc giác với nước hoặc trần qua nước sôi để dễ lấy phần thịt ốc giác ra khỏi vỏ
Bước 4: Thịt ốc được cạo sạch và bóp muối một lần nữa trước khi cho vào luộc
Bước 5: Xắt miếng thịt ốc giác cho vào nồi kèm sả tươi, gừng cắt lát, muối ăn và bột ngọt. Thêm một chút nước ngập thịt ốc giác và bắt đầu luộc đến khi thịt ốc chín
Bước 6: Cho thịt ốc ra đĩa chấm với nước mắm chanh tỏi ớt.
Ốc giác nướng muối ớt là món ăn luôn được oder mỗi khi đi biển. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa hòa mình vào không khí biển cả vừa được thưởng thức những con ốc giác thơm ngon bổ dưỡng.
Bước 1: Chuẩn bị ốc giác tươi sống (ốc giác nướng nên mua ốc giác vẫn còn nguyên vỏ), vỉ nướng, than hoa, chanh tươi, ớt tươi, muối ăn, bột ngọt
Bước 2: Làm sạch ốc giác bằng nước vo gạo khoảng 5 đến 6 tiếng. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định chất lượng của món ăn nên bạn phải làm cẩn thận
Bước 3: Trộn hỗn hợp chanh, muối ăn, ớt, tỏi, bột ngọt với nhau. Ớt và tỏi băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn càng tốt
Bước 4: Nhóm than hoa cháy đến khi có than đỏ đặt vỉ nướng vào và bắt đầu nướng ốc
Bước 5: Đặt ốc giác lên nướng để miệng ốc hướng lên trên sau đó quết mỡ hoặc bơ xung quanh miệng ốc
Bước 6: Sau đó quyết thêm hỗn hợp muối ớt vừa pha lên miệng ốc. Quyết khoảng 3 lần trong lúc nướng để thịt ốc thấm đều gia vị
Bước 7: Khi ốc chín thì khêu lấy thịt ốc sau đó cắt miếng và cho lên đĩa.
Gỏi ốc giác với xoài xanh là món ăn hấp dẫn mà bạn không thể chối từ. Nếu được thử gỏi ốc giác một lần thì chắc chắn bạn sẽ nghiền và muốn ăn lại nhiều lần nữa.
Bước 1: Chuẩn bị thịt ốc giác đã sơ chế sẵn có thể mua tại các cửa hàng hải sản hoặc siêu thịt, xoài xanh, ớt tươi, tỏi, lạc rang, nước mắm, sả tươi, muối ăn, bột ngọt, đường, chanh.
Bước 2: Cạo và rửa sạch thịt ốc khi mua về
Bước 3: Cho vào nồi luộc chín thịt ốc cho thêm sả và nước muối để khử tanh
Bước 4: Ốc giác luộc chín được cắt lát mỏng để riêng
Bước 5: Xoài gọt vỏ thái sợi hoặc nạo sợi
Bước 6: Pha hỗn hợp nước mắm, chanh tỏi ớt (gia giảm chanh vì xoài đã có vị chua rồi)
Bước 7: Trộn đều thịt ốc giác với xoài nạo sợi và hỗn hợp nước mắm mới pha
Bước 8: Trộn đều cho tất cả nguyên liệu ngấm gia vị sau đó cho ra đĩa rắc lạc lên trên ăn kèm với rau sống và bánh đa nem.
Sả là một nguyên liệu được dùng rất nhiều trong các món ăn của người Việt đặc biệt là những món ăn từ ốc. Sả có khả năng khử tanh lại mang tính ấm.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ốc giác hấp sả gồm: sả tươi, ốc giác tươi sống, nồi hấp, gia vị thông dụng khác
Bước 2: Làm sạch ốc giác bằng nước vo gạo hoặc nước muối cắt thêm ớt tươi
Bước 3: Cho ốc giác vào nồi hấp cùng với sả tươi được cắt khúc, dập nát
Bước 4: Hấp khoảng 5 đến 10 phút thịt ốc chín có thể vớt ra sắt miếng và ăn kèm với nước mắm chanh tỏi ớt.
Ốc giác là hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Một cân ốc giác tươi sống có giá giao động khoảng 290.000 đồng đến 300.000 đồng/kg.
Ốc giác hiện nay được bán tại rất nhiều cửa hàng hải sản ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, khi mua ốc giác tươi sống bạn cần có một chút mẹo nhỏ đó là quan sát những con ốc giác có nhiều nhầy và nhớt thì đó là những con ốc giác mới được đánh bắt.
Những con ốc giác khô và không có nhầy thì là những con ốc đã được đánh bắt từ lâu hương vị của chúng cũng không ngon bằng những con ốc giác mới được đánh bắt.
Là loài hải sản có giá trị kinh tế cao ốc giác được sử dụng để khai thác ngọc, làm đồ trang trí và làm thực phẩm.
Mong rằng qua bài viết trên bạn có thêm cho mình những kiến thức về ốc giác cũng như cách chế biến những món ăn ngon, hấp dẫn từ ốc giác.
Gan Heo Cháy Tỏi Rẻ Tiền Mà Trôi Cơm
Thưởng thức món gan heo cháy tỏi thơm phức, bùi bùi lại có chút đậm đà với cơm nóng trong tiết trời se se lạnh thật hấp dẫn.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
– Gan heo: 300g – 2-3 củ tỏi lớn – 200ml sữa tươi không đường. – Rượu trắng hoặc rượu vang – Gia vị: bột nêm, tiêu, dầu ăn, nước mắm.
PHẦN 2: CÁCH LÀM GAN HEO CHÁY TỎI
Bước 1: Rửa sạch gan dưới vòi nước, loại bỏ hết máu đọng sau đó thái miếng. Chú ý thái miếng to, dầy khoảng 1-1,2cm, việc này giúp gan không bị khô khi chế biến.
Bước 2: Ngâm gan vào trong sữa tươi không đường khoảng 25-30 phút. Việc này không những giúp loại bỏ độc tố trong gan mà còn giúp món ăn thơm hơn, không còn mùi hôi.
Bước 3: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Chú ý với món gan heo cháy tỏi bạn phải sử dụng lượng tỏi nhiều hơn khi chế biến các món khác.
Bước 4: Sau khi ngâm rửa gan thật sạch, để ráo nước. Ướp gan với chút bột nêm, tiêu, 4/5 lượng tỏi bằm ở trên (chỉ chừa lại khoảng 1 thìa) và dầu ăn. Đảo đều sau đó thêm 1 thìa nước mắm và quan trọng nhất là nên có 2 thìa rượu vang. Nếu không có rượu vang thì bạn thay bằng rượu trắng. Ướp khoảng 30 phút cho gan ngấm gia vị.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp, thêm 2 thìa dầu ăn, sau đó cho phần tỏi bằm còn lại vào phi vàng. Khi tỏi thơm vàng, dùng thìa gạt tỏi ra để riêng, cho từng miếng gan vào chiên chín.
Chú ý ban đầu lửa nhỏ cho gan chín, khi gan chín mở lửa to hết cỡ, lật 2 mặt cho miếng gan được cháy cạnh, thơm hơn.
Gan cháy tỏi chín cho ra đĩa, khi này mới cắt miếng vừa ăn, rắc phần tỏi phi ở trên lên trên. Ăn nóng cùng cơm rất ngon. Những miếng gan bùi, thơm ngon lại rất bổ dưỡng.
Theo Chun Chun Mai (Khám phá)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!