Bạn đang xem bài viết Chế Biến Đậu Nành Đúng Cách Để Khử Độc Tố được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ lâu, các chế phẩm của đậu nành như đậu phụ, sữa… trở thành thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Các chế phẩm này ngon, hợp khẩu vị và được xem như loại thực phẩm lành tính, chỉ có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy rằng đậu nành có cả những mặt hại, đây cũng là một cảnh báo cho những người ăn chay mà thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn là đậu nành.
Từ lâu, các chế phẩm của đậu nành như đậu phụ, sữa… trở thành thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Các chế phẩm này ngon, hợp khẩu vị và được xem như loại thực phẩm lành tính, chỉ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy rằng đậu nành có cả những mặt hại, đây cũng là một cảnh báo cho những người ăn chay mà thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn là đậu nành.
1. Lợi ích
Thế giới đã thống kê được trên 1.000 loại đậu nành gồm đủ cỡ (to nhỏ) và sắc màu (đỏ, vàng, xanh, nâu và cả đen). Đậu nành ít chất bột, nhiều đạm và dầu, giá rất rẻ được dùng làm thực phẩm chế biến đủ loại thực phẩm như đậu phụ, dầu đậu nành, tương sữa đậu nành, bột đậu nành, sốt đậu nành và miso… Đậu nành còn được chế biến thành bơ margarines, kể cả xà bông và plastic. Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về xuất cảng, sản xuất và chế biến đậu nành.
Trước đây các nhà khảo cứu đã chỉ ra lợi ích của đậu nành như làm giảm cholesterol trong máu do có 4 chất là: chất xơ, chất saponins, chất phytosterols và cả chất lecithin cùng lượng nhỏ vitamine E, đậu nành còn là chất chống ung thư nhờ các chất như: protease inhibitors, trypsin inhibitor, isoflavones, polyphenols, phytate, và methionine.
2. Độc hại
Bên cạnh những tác dụng có lợi thì đậu nành cũng có độc hại, nhất là đậu phụ và tàu hũ (óc đậu) hoặc các sản phẩm làm đông đặc theo phương pháp Tây Âu ví dụ: enzyme inhibitors làm ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzymes khác cần cho hấp thu chất protein, làm thiếu hụt chất đạm nghiêm trọng có thể gây viêm tụy (trên súc vật) và ung thư(?) Nó còn có hóa chất hemaglutinin làm cho hồng cầu bị vón và giảm hấp thu dưỡng khí. Đậu nành còn có lượng phytic acids cao, thường có ở vỏ hạt làm cản trở sự hấp thu các chất khoáng rất quan trọng như: calcium, mangesium, sắt, kẽm qua ruột (thường thấy ở những người ăn chay trường).
Trong khi chế biến, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115oC trong nồi áp suất. Cách này làm chất đạm khó tiêu hóa được và chất phytate trong sữa đậu nành ngăn cản các chất khoáng vào máu, nguy hiểm hơn là chất kiềm dùng để ngâm còn có mầm ung thư lysinealine, giảm chất cystine trong đậu nành đưa đến vô dụng các chất đạm nếu không ăn thêm các chất thịt, cá, trứng và sản phẩm làm từ sữa động vật.
Sữa đậu nành cho trẻ em cùng với chất trypsin inhibitors có chứa lượng cao nhất phytate khiến cho trẻ bị thiếu kẽm. Còn chất nhôm lại cao hơn gấp 10 lần so với sữa thường và 100 lần so với sữa chưa chế biến. Tình trạng dị ứng do ăn đậu nành rất thường gặp vả lại trong sữa đậu nành cho trẻ em còn thiếu chất cholesterol là chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.
– Đậu nành có thể làm cho nam giới vô sinh (ít tinh trùng) vì nó có chứa estrogen. Do vậy đàn ông nên ngưng dùng đậu nành trước 3 tháng nếu muốn có con(?)
– Phải chăng việc chế biến đậu nành còn quan trọng hơn cả thành phần cấu tạo của nó(?)
– Phải chăng đậu nành chỉ tốt với người cao tuổi, phụ nữ, còn tuổi trẻ thì không(?)
3. Khử độc tố trong sữa đậu nành
Đun sôi đậu nành
Sữa đậu nành được làm theo kiểu truyền thống là thức ăn có giá trị cao và an toàn. Từ lâu đậu nành đã trở nên quan thuộc với mọi người. Hạt đậu sống có chứa độc tố. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành chưa nấu chín thì có thể bị bướu cổ, tổn thương gan, cơ thể chậm phát triển.
Trong hạt đậu nành sống có một loại enzym chống lại sự hoạt động của trypsin (men có tác dụng tiêu hóa protein) và soyin (anbumin có tính độc trong đậu nành). Hai tác nhân này kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hạt đậu nành được xử lý bằng nhiệt thì các độc tố đó sẽ bị phá hủy. Đặc biệt, nếu trong môi trường bão hòa nước (luộc, ninh, nấu…) thì vừa tránh được những tác hại nói trên, vừa làm tăng thêm hiệu quả sử dụng.
Bỏ vỏ
Ngoài ra, trong vỏ hạt đậu còn chứa những chất đường mà cơ thể con người không tiêu hóa được. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành để cả vỏ sẽ dễ bị đầy hơi vì khi đậu vào đến đại tràng, các vi khuẩn ruột sẽ ăn các chất đường này và sản sinh ra sản phẩm phụ là khí.
Sữa đậu nành là thức ăn tuyệt vời vì cách chế biến thông thường đã loại bỏ hết vỏ và xơ bã. Hơn nữa, đậu được đun sôi nên đã loại trừ được độc tố vừa tiệt trùng. Đây là loại thực phẩm rất an toàn, giàu chất đạm, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa. Bạn cứ yên tâm sử dụng bình thường.
chúng tôi
2 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Bằng Máy Xay Sinh Tố Và Máy Làm Sữa Đậu Nành
Sữa đậu nành là thức uống yêu thích của nhiều người, vừa thơm ngon, bổ dưỡng, cùng vào bếp với Điện máy XANH lấy công thức tự làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố và máy làm sữa đậu nành vừa ngon miệng vừa an toàn, sạch sẽ.
1. Làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
Nguyên liệu và dụng cụ làm sữa đậu nànhbằng máy xay sinh tố
Đậu nành: 500 gr.
Đường kính: 300 gr.
Túi lọc hoặc khăn xô.
Máy xay sinh tố.
Cách làm sữa đậu nànhbằng máy xay sinh tố
Chọn hạt đậu to, đều nhau, không bị hư hoặc héo, ngâm nước ấm từ 6 – 8 tiếng cho đậu nở ra.
Sau khi đậu nở, cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nếu lượng đậu quá nhiều, có thể chia làm 2 lần xay.
Cho sữa đậu đã lọc vào nồi, đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ, vừa không bị khê vừa tránh trào ra bếp.
Sữa sôi, đun thêm từ 10 – 15 phút rồi bạn nhắc nồi xuống và để nguội. Nếu muốn uống nóng thì bạn cho đường và thưởng thức, nếu muốn uống mát, bạn có thể để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.
2. Làm sữa đậu nành từ máy làm sữa đậu nành
Máy làm sữa đậu nành không chỉ giúp bạn làm sữa đậu nành mà còn làm được nhiều loại sữa đậu khác, rất tiện lợi và nhanh chóng.
Bước 1: Cho 2 cốc đậu nành đã ngâm từ 6 – 8 tiếng hoặc 0.5 cốc đậu nành chưa ngâm vào máy.
Bước 2: Cho nước vào máy.
Bước 3: Lắp máy và cối xay vào với nhau, cắm điện, chọn chế độ nấu, rồi nhấn bắt đầu.
Bước 4: Sau khi máy đã thực hiện xong quá trình nấu sữa đậu nành bên trong máy, rút dây cắm điện, rót sữa đậu nành ra ly và thưởng thức.
Sữa đậu không đường có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 2 – 3 ngày.
3. Những lưu ý khi sử dụng máy làm sữa đậu nành
1. Đặt máy ở nơi bằng phẳng, không nghiêng, không gồ ghề.
2. Không châm thêm nước hoặc nguyên liệu khác khi máy đang hoạt động.
3. Sử dụng điện liên tục, không ngắt điện rồi lại cắm điện nhiều lần.
4. Tránh để nước tràn vào ổ tiếp điện của máy.
5. Rút điện trước khi vệ sinh máy.
6. Không sử dụng máy liên tục mà nên để máy nghỉ ít nhất 30 phút giữa mỗi lần xay.
7. Không dùng máy để nấu nước uống.
Biên tập bởi Đoàn Huỳnh Bảo Duy * 24/11/2018
Sử Dụng Máy Chế Biến Sữa Đậu Nành
Máy làm sữa đậu nành là thiết bị tự động làm sữa đậu nành – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Bởi thế đây là loại máy đang rất được các bà nội trợ quan tâm.
Đa số các máy làm sữa đậu nành đang bán trên thị trường thì máy xay và hệ thống mạch điện tử điều khiển nằm phía trên nắp của sản phẩm. Có một số máy được thiết kế máy xay riêng biệt với bệ máy, tránh việc nước thấm vào chương trình điều khiển làm giảm độ bền của máy và an toàn hơn khi sử dụng. Chu trình làm việc được điều khiển bởi bộ vi xử lý công nghệ cao, cài đặt hệ chương trình áp dụng cho nhiều công thức chế biến thực phẩm khác nhau đều cho ra kết quả hoàn hảo.
Việc sử dụng máy cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ, bạn chỉ cần chọn chương trình làm việc, bấm nút chọn chương trình làm việc hiển thị trên đèn Led, máy sẽ tự động làm việc, khi có âm thanh thông báo kết thúc quá trình làm việc, máy sẽ tự ngắt và bạn sẽ thưởng thức những ly sữa đậu nành thơm mát hay những tô cháo bổ dưỡng hoặc những cốc sinh tố mát lành.
Các bước sử dụng máy làm sữa đậu nành khá đơn giản:
– Đưa đậu vào bình xay. Đổ đầy bình nếu đậu đã được ngâm và ½ bình nếu đậu khô chưa ngâm.
– Đổ nước vào bình, lượng nước đảm bảo sữa ngon và an toàn cho máy là trên vạch min 1,3 lít và dưới vạch max 1,5 lít. Bạn có thể cho thêm vừng, hoặc đậu phộng, sô-cô-la,.. để đậu sữa thơm ngon hơn.
– Cắm điện và máy sẽ tự động nấu chín nước cùng đậu. Khi nước sôi, máy bắt đầu xay đậu và tự động ngắt. Nước đậu sẽ chảy ra bình và được lọc lại bằng lưới lọc có gắn kèm.
– Bạn có thể đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có thể giữ ấm đậu trong bình hoặc sử dụng chức năng nấu cháo phù hợp cho trẻ em và người già.
Với những thông tin về an toàn thực phẩm hiện nay, sữa đậu nành mua ở ngoài khiến các bà nội trợ lo lắng về chất lượng và vệ sinh. Nhưng làm sữa đậu nành ở nhà mất nhiều thời gian và công sức với những công đoạn: ngâm đậu, xay đậu rồi cho ra túi lọc, lọc lấy nước và đun sôi. Máy làm sữa đậu nành đã làm thoải mãn và giải quyết những vấn đề trên. Được thiết kế kết hợp chức năng của máy pha cà phê và máy xay sinh tố, máy làm sữa đậu nành là thiết bị tự động giúp làm đơn giản hóa việc làm sữa đậu nành tại nhà.
Bật Mí Cách Nấu Sữa Đậu Nành Để Bán
3 cách nấu sữa đậu nành để bán được người tiêu dùng ưa chuộng nhất
Để bắt đầu nấu sữa đậu nành kinh doanh, bạn cần sắm sửa cho quán của mình 1 chiếc máy xay đậu nành tách bã giúp cho quá trình làm sữa đậu nành đơn giản và nhanh hơn rất nhiều, tạo ra lượng sữa đậu nành lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Theo khảo sát thu được, khách hàng trung niên và cao tuổi ưa thích hương vị thơm ngon của sữa đậu nành nguyên chất, giới trẻ lại ưa chuộng mùi vị thơm nồng của sữa đậu nành lá dứa, chị em phụ nữ cần giảm cân lại có xu hướng lựa chọn sữa đậu nành mè đen tốt cho sức khỏe. Cùng theo dõi chi tiết cách nấu sữa đậu nành để bán của 3 phiên bản sữa đậu nành đang được tiêu thụ nhiều trên thị trường hiện nay.
1. Cách làm sữa đậu nành nguyên chất
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất khá đơn giản và dễ làm đồng thời loại sữa đậu nành này có lượng tiêu thụ cao, nhu cầu mua lớn.
Nguyên liệu: hạt đậu nành. Lựa chọn đậu nành có nguồn gốc rõ ràng, không dùng hóa chất, hoặc thuốc diệt cỏ trong quá trình trồng và thu hoạch, loại bỏ các hạt bị sâu, mối, mọt, nấm mốc… hoặc các hạt lép để chất lượng sữa đậu nành thành phẩm ngon nhất.
Lưu ý, trước khi xay cần ngâm đậu nành vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Lượng đậu nành cần ngâm nên dựa vào nhu cầu của khách hàng và khả năng kinh doanh của quán. Tránh ngâm thừa hoặc ngâm thiếu, ảnh hưởng lớn tới công việc bán sữa đậu nành trong ngày.
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất như sau:
Rửa sạch lại đậu nành đã ngâm để loại bỏ tạp chất và mùi hôi.
Cho đậu nành từ từ vào máy xay đậu nành. Sữa đậu nành sẽ chảy ra và được thu lại ở chậu chứa đặt phía dưới máy. Lưu ý: bạn nên lựa chọn mua máy xay sữa đậu nành có chức năng tách bã để các công đoạn xay nghiền được rút ngắn, tiết kiệm thời gian và công sức.
Đặt nồi nấu sữa đậu nành lên bếp và đun trong khoảng 30 phút. Trong quá trình đun, bạn nên khuấy đều tay để sữa đậu nành không đóng bánh và không bị cháy dưới đáy nồi
Đun trong khoảng 10 phút sau đó bạn tắt bếp.
Chỉ qua 4 bước cực kì đơn giản, bạn đã nấu xong nồi sữa đậu nành nguyên chất ngon lành và sẵn sàng phục vụ thực khách.
2. Cách nấu sữa đậu nành lá dứa
Cách nấu sữa đậu nành lá dứa có nguyên liệu và cách làm tương tự như cách làm sữa đậu nành nguyên chất theo hướng dẫn bên trên. Chỉ khác 1 công đoạn cuối cùng là sau khi đun nồi nấu sữa đậu nành trong khoảng 10 phút thì bạn bỏ thêm 1 bó lá dứa đun sôi, tạo mùi thơm và tắt bếp. Đây là mẹo nhỏ trong cách nấu sữa đậu nành để bán, chỉ mất thêm chưa đầy một chục nghìn đồng đầu tư lá nếp thơm, bạn đã tạo ra thêm 1 vị sữa đậu nành riêng biệt để khách hàng có thêm sự lựa chọn.
3. Cách nấu sữa đậu nành mè đen
Nguyên liệu:
– Hạt đậu nành. Chú ý, trước khi xay cần ngâm đậu nành vào nước từ 6-8 tiếng để hạt đậu mềm ra, nở to. Lựa chọn đậu nành có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không tồn dư hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu, loại bỏ các hạt bị sâu, mối, mọt, nấm mốc… hoặc các hạt lép để chất lượng sữa đậu nành thành phẩm ngon nhất.
– Mè đen. Tỉ lệ đậu nành: mè đen nên lựa chọn là 10:1 (cứ 10 kg đậu nành sẽ xay cùng 1 kg mè đen để cho ra thành phẩm sữa đậu nành mè đen). Lưu ý: không nên cho quá nhiều mè đen sẽ làm sữa đậu nành có vị đắng chát, nếu cho ít quá sẽ không làm dậy được vị mè trong sữa đậu nành.
Cách nấu sữa đậu nành mè đen như sau:
Sau khi rửa sạch đậu nành, cho vào máy xay đậu nành tách bã để thu được sữa đậu nành tươi.
Mè đen rang chín và sử dụng máy nghiền bột khô để xay thành bột mịn.
Trộn bột mè đen vào nước sữa đậu nành tươi và đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Trong quá trình đun nên khuấy đều tay để mẻ sữa đậu nành không bị đóng bánh và cháy dưới đáy nồi.
Khi nước đậu nành đã sôi thì tắt bếp, để nguội, sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Một trong những điểm cần lưu ý trong cách làm sữa đậu nành để bán: do phải đáp ứng lượng tiêu thụ cao hàng ngày, bạn nên đầu tư một chiếc máy xay đậu nành có chức năng tách bã, để giảm thời gian và công sức xay đậu nành – công đoạn tốn kém thời gian và mất sức lao động nhất khi nấu sữa đậu nành cũng như cho ra thành phẩm có độ sánh mịn cao nhất, cho chất lượng sản phẩm tốt nhất để cạnh tranh được với các cửa hàng bán sữa đậu nành khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Biến Đậu Nành Đúng Cách Để Khử Độc Tố trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!