Xu Hướng 6/2023 # Chè Tổ Yến Chưng Đường Phèn Với Bạch Quả # Top 11 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chè Tổ Yến Chưng Đường Phèn Với Bạch Quả # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Chè Tổ Yến Chưng Đường Phèn Với Bạch Quả được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chè tổ yến chưng đường phèn với bạch quả bổ dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, phù hợp cho mùa hè nắng nóng, có mùi vị đặc trưng, và là món ăn dễ chế biến.

Chè tổ yến chưng đường phèn với bạch quả bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm, bổ phổi, tăng cường tuần hoàn máu, làm đẹp da, tăng cường trí nhớ và sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Chè tổ yến chưng đường phèn với bạch quả

1-Nguyên liệu:  dùng cho 1 người ăn

5g (1/2 tổ) tổ yến sào đã tinh chế sấy khô, hoặc 30g yến tươi tinh chế.

2-3 muỗng cà  phê đường phèn (nhiều ít tùy theo khẩu vị từng người)

20g hạt bạch quả tươi

2-3  lát gừng mỏng (khử bớt mùi tanh của yến, tăng thêm hương vị cho chè yến)

2. Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị:

– Nếu là tổ yến tinh chế (đã được làm sạch) chỉ cần ngâm vào thố nước sạch trong thời gian từ 30 phút – 1 giờ (đến khi nào yến tơi ra từng sợi là được).

– Bạch quả tươi bóc sạch lớp vỏ màu nâu bên ngoài, rửa thật sạch rồi dùng dao tách nhẹ từng hạt bạch quả, lấy đầu dao nhọn trích lấy tim bạch quả bỏ đi (giống lấy tim hạt sen, tim bạch quả rất đắng, nếu lấy sót hạt bạch quả sẽ đắng rất khó ăn), rửa sạch lại, cho hạt bạch quả và chén nước lọc vào nồi, mở lửa lên nấu cho nước sôi sau đó vặn nhỏ lửa cho đến khi vừa chín mềm (10-15 phút), cho đường phèn vào nấu thêm 5-7 phút nữa. – Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng.

Bước 2: Chưng cách thủy :

– Món chè tổ yến chưng đường phèn với bạch quả dùng nóng ngon hơn, tuy nhiên một số người thì thích dùng lạnh.

Chè tổ yến hạt sen chưng đường phèn,

Chè tổ yến hạt sen, táo tàu, nhãn nhục chưng đường phèn,…

Nếu cảm thấy ngán các bạn có thể chuyển sang món mặn:

Soup cua tổ yến,

Cháo gà xé phay tổ yến,…

Để được tư vấn thêm xin hãy gọi cho tôi theo số: 0989 607050 –Mr. Nghiêm

 

Công Thức Chưng Tổ Yến Với Đường Phèn Đúng Cách

Yến sào là một món ăn được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị”, cũng giống như những món ăn bổ dưỡng khác có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật nhưng công dụng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của yến cho mọi người, nhất là đối với trẻ em, người già, người mắc bệnh nặng và phụ nữ mang thai của yến sào thì tốt hơn rất nhiều lần. Trong tổ yến sào chứa nhiều khoáng chất và vi chất, có rất nhiều axit amin quý mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp và chuyển hóa được. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chưng tổ yến với đường phèn đúng cách nhất để giữ lại được những chất dinh dưỡng quý giá của yến sào nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

-Tổ yến tinh chế : 1 tổ

– Đường phèn: Tùy khẩu vị

– Nước sạch

– Nồi nắp kiếng để có thể tiện theo dõi quá trình chưng yến (Nếu có thể thì bạn nên dùng thố chưng yến)

– Một chén sứ nhỏ, có nắp để đựng yến trong quá trình chưng

– Một chút gừng (có thể có hoặc không)

Cách chưng tổ yến với đường phèn

1. Ngâm yến vào nước sôi để nguội khoảng 20-30 phút (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra), sau đó bạn dùng rây để bỏ nước của yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ. Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng.

2. Với nồi chưng yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt bát yến vào, sao cho nước ngập 2/3 chén đựng yến là được. Sau đó bạn đun nước cho sôi rồi bật lửa nhỏ đi, chưng trong khoảng 20-30 phút là yến chín. (Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì bạn có thể dùng xửng hấp nhé)

3. Trong quá trình đợi yến chín thì nếu bạn muốn ăn thêm gừng để cho đỡ lạnh bụng thì bạn cạo vỏ gừng và cắt thành miếng hoặc sợi nhỏ. Khi yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào, đảo đều là xong. Đợi nguội thì bạn nhấc chén yến ra.

4. Yến chín bạn có thể ăn nóng, hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 5gr và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất.

Khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Nước trong thố phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn. Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Nhưng các bạn nên cho nước ngập hết phần yến trong thố.

2. Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70-80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Phần yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.

3. Nấu với lửa vừa và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-80oC. sẽ mất công dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa. Chất Protein có trong tổ yến cũng sẽ bị mất khi tiếp súc với nhiệt độ quá cao. bạn hãy luôn nhớ để lửa vứa và nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 70-80oC.

4. Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 20-30 phút, sau đó để trong nồi thêm 20 phút nữa. Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi yến tan ra (có khi thời gian chưng phải lên đến 5-6 giờ).

5. Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

6. Cho thêm một lát gừng mỏng vào yến sào chưng đường phèn. Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.

7. Chỉ nên cho đường phèn vào sau cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.

8. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn sẻ giúp các bạn chế biến tổ yến chưng đường phèn giữ được dưỡng chất tốt nhất của tổ yến mà không gây lãng phí.

Thành phẩm

Món tổ yến chưng đường phèn là một món ăn thông dụng và được xem là món ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến nhất khi nhắc đến yến sào. Mặc dù đơn giản, dễ làm nhưng nếu không lưu ý đến cách chưng đúng thì bạn sẽ vô tình làm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng quý báu trong yến sào. Bạn nên ăn đều đặn hàng ngày, hoặc cách ngày thì sẽ giúp tăng cường được sức khỏe, giúp chống đỡ lại bệnh tật.

Ngoài cách chưng tổ yến cùng với đường phèn ra, thì bạn có thể nấu chè tổ yến hạt sen, hoặc làm các đồ uống bổ dưỡng khác cũng rất tốt nhé!

Cách Làm Tổ Yến Sào Chưng Đường Phèn

Hướng dẫn cách làm món tổ yến sào chưng đường phèn:

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách nấu yến sào chưng với đường phèn:

Bước 1: Ngâm tổ yến sào đã sơ chế vào nước. Nếu mua loại yến sào còn lông nguyên tổ thì các bạn sẽ cần phải sơ chế làm sạch tổ yến sào trước rồi mới ngâm. Thời gian ngâm là khoảng 10 – 30 phút tùy vào loại tổ.

Bước 2: Thái gừng thành sợi mỏng rồi rửa sạch, hòa tan đường phèn vào nước đun sôi để nguội.

Bước 3: Cho gừng và tổ yến đã ngâm nở vào thố chưng yến rồi đổ đầy nước.

Bước 4: Cho thố vào nồi lớn, đổ nước ngập khoảng 1/4 thân thố.

Bước 6: Sau khi đã chưng đủ thời gian như trong bảng trên hoặc đến khi cảm thấy tổ yến đã đủ mềm theo ý thích, tắt lửa và cho nước đường vào thố, nếm vừa ăn là được.

Trình bày: Có thể giữ nguyên thức ăn trong thố hoặc lấy ra cho vào tô, thêm hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục, hoặc dùng luôn nếu muốn. Món tổ yến chưng đường phèn có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều được.

Món yến sào chưng đường phèn với cách chế biến thông qua việc chưng cách thủy sẽ giữ lại được nguyên vẹn hương vị, chất dinh dưỡng cũng như những tác dụng tuyệt vời của tổ yến sào. Do đó, món ăn này có công dụng phục hồi và tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch giúp hoàn thiện cơ thể. Ngoài ra, yến sào chưng đường phèn còn có công dụng dưỡng nhan, giúp bảo trì, làm đẹp da vô cùng tuyệt vời. Món ăn này có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là khai vị trước khi ăn bữa chính để kích thích vị giác hoặc ăn vào bữa tối trước khi đi ngủ để đem lại giấc ngủ ngon, sâu, không mộng mị, giúp cho tinh thần và cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ từ 3 tuổi ăn yến sào chưng đường phèn bởi đây là món ăn khá lành tính, khó gây sốc, dị ứng hay tác dụng phụ đồng thời giúp bé khỏe mạnh, cơ thể cân đối, hạn chế các bệnh về đường hô hấp,…

Cách Chưng (Chế Biến) Tổ Yến Sào Đường Phèn

Chuẩn Bị Nguyên Liệu Dụng Cụ

Tổ yến đã qua sơ chế, khoảng 5gr/một lần ăn/một người (quý khách xem phần hướng dẫn: “Sơ chế cách làm sạch lông Tổ Yến Sào”)

Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr Tổ yến).

Nước để nguội.

Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.

Một nồi vừa đủ để đựng chén nhỏ (hay thố nhỏ).

Các Bước Chưng Cách Thủy Tổ Yến Với Đường Phèn

Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:

Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) phải làm sạch lông và tạp chất (xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.

Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông) nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút, đổ bỏ nước đã ngâm.

Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (thố nhỏ). Đổ nước ngập qua yến tránh trường hợp yến bị thiếu nước sẽ bị vàng. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung vì sẽ làm yến không nở hết được..

Bước 3 : Đặt chén (thố nhỏ) vào nồi đã chuẩn bị, cho nước ngập hết yến và qua 1/2 thân nồi.

Bước 5 : Kiểm tra nếu thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết (theo cảm nhận mỗi người) sau đó tắt lửa, tiến hành cho đường phèn. Dùng yến khi ấm (để nguội) hoặc lạnh đều được. Có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh giúp tăng phần thơm ngon.

Chưng Tổ Yến Với Đường Phèn Bằng Nồi Chưng Điện

Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:

Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) phải làm sạch lông và tạp chất (xem phần hướng dẫn sơ chế) trước khi qua bước 2.

Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông) nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút, đổ bỏ nước đã ngâm.

Rửa sạch thố sứ của nồi chưng điện, có thể tráng sơ qua nước sôi.

Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào thố sứ, đổ nước ngập hết yến (tránh trường hợp yến bị thiếu nước sẽ bị vàng) và qua 2/3 thố. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung vì sẽ làm yến không nở hết được.

Bước 4 : Nắp thố bằng kính và có lỗ thoát hơi nên ta có thể quan sát quá trình chưng yến dễ dàng. Khi thấy tổ yến sủi bọt thì tắt nút và rút điện nồi chưng. Dùng yến khi ấm (để nguội) hoặc lạnh đều được. Có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh giúp tăng phần thơm ngon.

Lưu ý: Không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định. Nếu không yến có thể bị mất chất, tan yến, không còn hương vị đặc trưng.

Bảng Thời Gian Ngâm Nở Và Chưng Cách Thủy – Nồi Điện

Lưu ý: Tùy thuộc vào kích thước và độ dày mỏng của tổ yến mà thời gian chưng có thể thay đổi

Nên Ăn Yến Sào Lúc Nào Tốt Nhất

Nên dùng trước 30 phút bữa ăn sáng trong ngày vì sau một đêm dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn ngày hôm trước, giúp hấp thu hết lượng yến lúc này.

Bữa tối trước khi ngủ 1 tiếng vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tạo điều kiện hấp thu tối đa các dưỡng chất trong yến.

Liều Lượng Sử Dụng Tổ Yến Hiệu Quả

Trong Tổ yến chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, cơ thể con người nhưng nếu sử dụng quá nhiều không những gây nhức đầu, ói mửa… mà còn gây lãng phí yến. Tùy theo đối tượng, độ tuổi, thể trạng… liều lượng sử dụng yến khác nhau:

Đối với trẻ em: dưới 1 tuổi không nên dùng yến sào. Giai đoạn 1-3 tuổi dùng khoảng 50gr/tháng; giai đoạn 3-10 tuổi dùng chừng 100gr/tháng; cho bé sử dụng đều đặn cách ngày 1 lần.

Phụ nữ mang thai: thai nhi 1-3 tháng người mẹ không được dùng tổ yến; giai đoạn 3-7 tháng dùng 100gr/tháng; giai đoạn 8 tháng trở lên dùng yến ít lại trung bình 70gr/tháng; dùng thường xuyên cách ngày 1 lần.

Đối với phụ nữ khỏe mạnh hoặc làm đẹp: dùng trung bình 100gr/tháng , đều đặn cách ngày 1 lần.

Yến sào cho người lớn tuổi: tháng đầu tiên dùng mỗi ngày 1 chén yến, trung bình 150gr/tháng. Tháng thứ 2 trở đi dùng đều đặn cách ngày 1 lần, khoảng 100gr/tháng.

Tổ yến với người bệnh: Yến sào không phải là thuốc nên hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh nhưng hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh. Vì thế nên dùng mỗi ngày 1 chén yến, trung bình 150gr/tháng khi đang trong quá trình điều trị bệnh.

Cách Bảo Quản Tổ Yến

Đối với Yến đã ngâm nhưng chưa nhặt hết lông: để vào ray đến khi ráo nước, cho vào hộp kín (hoặc túi zip) để vào ngăn mát tủ lạnh. Phần yến này có thể bảo quản được trong 1 tuần.

Đối với Yến chưa chưng: để vào ray đến khi ráo nước, hoặc phơi bằng quạt hoặc hơi máy lạnh chừng 30 – 60 phút. Sau đó cho yến vào hộp kín (hoặc túi zip, nylon bịt kín) để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp khoảng 4ºC , có thể bảo quản được hơn 7 ngày.

Đối với Yến đã chưng chưa dùng tới: cho vào hộp kín (hoặc chén có nắp đậy) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần yến này có thể bảo quản được trong 1 tuần.

Lưu ý: phần yến đã chưng nếu không đậy kín nắp thì sau 1 đến 2 ngày yến sẽ tan thành nước.

Tag: cach chung che bien to yen sao voi duong phen, Cách Chưng (Chế Biến) Tổ Yến Sào Đường Phèn

Khuyến Mãi & Sự Kiện

Cập nhật thông tin chi tiết về Chè Tổ Yến Chưng Đường Phèn Với Bạch Quả trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!