Xu Hướng 11/2023 # Chia Sẻ 8 Cách Nấu Thạch Dừa Thô Tại Nhà Ngon Tuyệt Đỉnh # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ 8 Cách Nấu Thạch Dừa Thô Tại Nhà Ngon Tuyệt Đỉnh được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thạch dừa thô làm từ gì?

Cách nấu thạch dừa thô đường phèn

Cách làm thạch dừa thô lá dứa đường phèn

Cách làm thạch dừa thô nấu với hạt é, hạt chia

Cách làm thạch dừa thô nhiều màu

Cách làm thạch dừa thô nấu với thơm tạo màu vàng

Cách nấu thạch dừa thô với hoa đậu biếc tạo màu xanh

Cách làm thạch dừa thô nấu với nước chanh dây tạo màu cam

Cách nấu thạch dừa thô với nước lá cẩm tạo màu tím

Cách làm thạch dừa thô nấu với củ rền tạo màu đỏ

Một số lưu ý trong cách làm thạch dừa thô

Giá giá thạch dừa thô bao nhiêu? Nơi bán thạch dừa thô uy tín? 

Ăn thạch dừa thô có tốt không? 

Thạch dừa thô làm từ gì? 1. Cách nấu thạch dừa thô đường phèn

Nguyên liệu

100g thạch thô (dùng để làm 2kg thạch dừa thô)

Nước sôi để nguội

Đường phèn

Thạch mới đổ ra ngâm sẽ như này

Cách nấu thạch dừa từ dừa thô

Bước 1: Bạn ngâm 10 thạch thô vào nước, rửa với nước nhiều lần để hết vị chua và mùi. ngâm rửa phôi thạch thô nhiều lần với nước để hết vị chua và mùi do quá trình lên men phôi. Vừa rửa vừa bóp đều tầm 6-7 lần. Mình rửa và ngâm nước cho phôi nở khoảng 3h đồng hồ. Rửa sạch rồi ngâm nước 30 phút rồi lại rửa sạch. Khi nào thấy thạch nở căng hết rồi như miếng thạch bạn hay mua sẵn ở siêu thị ấy thì thôi còn không có thể ngâm tiếp 1h nữa cũng không sao.

Lưu ý: Nên rửa bằng nước sôi để nguội vì thạch khô nở ra là nhờ ngậm nước mà, nước trong dừa lát chúng ta sẽ ăn đó nha.

Thạch sau khi ngâm nở đủ nước sẽ như này

Bước 2: Đun nước sôi, trụng qua phần phôi thạch đã nở đều. Thạch ngâm rửa sạch. Thạch ngậm đủ nước sẽ nở to và hết mùi chua (thạch có mùi chua là do quá trình lên men của nước dừa). Nên nếu thấy có mùi hơi chua nhẹ thì thạch vẫn ổn chứ không hỏng bạn nha.

2. Cách làm thạch dừa thô lá dứa đường phèn

Nguyên liệu

50 gram thạch dừa khô Bến Tre + 1 túi hương liệu dạng nước đi kèm

Đường phèn

1 nắm lá dứa (khoảng 10 lá)

Nước lọc

Cách nấu thạch dừa khô lên men Bến Tre

Bước 2: Bắc nồi nước lên để sôi và cho thạch vừa ngâm nở và trần qua 1- 2 phút để khử sạch hoàn toàn mùi chua. Rồi bạn vớt thạch ra rửa lại với nước sạch, vắt bớt nước và để qua rổ. Nếu bạn vẫn thấy thạch còn mùi có thể lặp lại bước này đến khi nào thấy thạch không còn mùi nữa là ổn.

Lá dứa rửa sạch rồi thắt nút lại cho vào nồi nước đường đun chung, rồi đổ phần thạch đã làm sạch ở bước 2 vào đun cùng, đun tầm 10 -20 phút cho thạch ngấm vị, nước chuyển màu hơi xanh là được.

Vớt lá dứa bỏ ra ngoài rồi để nguội thạch, cho thêm hương liệu và cất tủ lạnh ăn dần.

3. Cách làm thạch dừa thô nấu với hạt é, hạt chia

Nguyên liệu

50g thạch dừa khô lên men + túi hương liệu đi kèm

Đường phèn

20 gram hạt é (hoặc 20g hạt chia)

10 lá dứa rửa sạch, đem thắt nút lại

Cách nấu thạch dừa thô với hạt é, hạt chia

Bước 1: Bạn ngâm, xả nước thạch dừa khô để nở căng giòn ngon và hết mùi chua tương tự cách là đã hướng dẫn ở trên. Thạch dừa sau khi ngâm ngậm nước nở to, bạn đem luộc và xả nước lạnh, để ráo.

Bước 2: Với hạt é, đem rửa sạch với nước. Còn hạt chia thì không cần rửa, sau đó cho hạt é hoặc hạt chia vào trong chén nước sạch ngâm 10 – 15 phút cho nở mềm.

Bước 3: Nấu đường phèn với 1- 2 lít nước lọc cho tan. Sau đó cho lá dứa vào đun cùng rồi đổ phần thạch dừa thô vào đun thêm 15– 20 phút sau. Đến khi nước đường phèn cạn bớt và chuyển màu hơi xanh thì bạn đổ hạt é hoặc hạt chia vào đun cùng. Nấu thêm 5 phút nữa, khuấy đều và tắt bếp.

Vớt bỏ lá dứa ra ngoài, để thạc nguội rồi cho thêm túi hương liệu đi kèm vào nồi là hoàn tất

Cách làm thạch dừa thô nhiều màu

Để tạo thêm màu sắc hay hương vị cho món thạc dừa bạn có thể mix thêm các lạo trái cây hoặc các màu từ lá cây, củ quả. Ngoài các nguyên liệu như trên thì bạn muốn tạo màu gì có thể sử dụng thêm như sau

Nguyên liệu chuẩn bị:

Thạch dừa thô đã ngâm nước và luộc chín, xả nước, để ráo như công thức ở trên

Đường phèn 

Màu tím: 10 lá cẩm (rửa sạch, để ráo)

Màu đỏ: Củ rền hoặc thanh long đỏ

Màu xanh: 5 – 7 cánh hoa đậu biếc

Hương chanh leo: 1 ly nước cốt chanh dây

Hướng dứa: 1 trái thơm chín đã gọt vỏ và cắt bỏ các mắt.

4. Cách làm thạch dừa thô nấu với thơm tạo màu vàng

Thêm nước ép thơm và thơm tươi đã cắt miếng nhỏ vào nồi đun cùng. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Bạn có thể nếm và thêm đường nếu thấy nhạt ở bước này nha

Đợi nguội thì cho thêm vài gọt hương liệu mùi dừa vào khuấy đều là có thể thưởng thức.

5. Cách nấu thạch dừa thô với hoa đậu biếc tạo màu xanh 6. Cách làm thạch dừa thô nấu với nước chanh dây 7. Cách nấu thạch dừa thô với nước lá cẩm tạo màu tím

Tương tự như cách làm thạc dừa thô với lá dứa, bạn đun nước rồi rồi thả lá cẩm vào đun cùng, tiếp đến cho thạch dừa đã sơ chế vào đun 20-25 phút. Bạn sẽ thấy nước chuyển từ từ sang màu tím rất đẹp mắt. Sau đó để nguội cho thêm các chất tạo mùi như vani, hương dừa là dùng được luôn.

8. Cách làm thạch dừa thô nấu với củ rền tạo màu đỏ

Chia Sẻ 3 Cách Làm Thạch Rau Câu Ngon Nhất Tại Nhà

Cách làm thạch rau câu với bột rau câu dẻo Nguyên liệu cần có:

Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm món thạch rau câu dẻo sẽ bao gồm:

Bột thạch rau câu dẻo: 10 gram.

Đường kính: 200 gram.

Siro màu: 3 – 4 loại.

Tinh dầu bưởi: 5 ml.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một vài loại trái cây khô như nho, dâu hay các viên phô mai nhỏ, cùi dừa thái hạt lựu… để làm nhân rau câu.

Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Nấu thạch

Trộn đều đường với bột thạch cho thật kỹ. Lưu ý là khi nấu rau câu, hai nguyên liệu này đã đảm bảo được trộn với nhau chứ không cho riêng lẻ.

Đun sôi 800 ml nước sau đó hạ lửa để nồi nước sôi lăn tăn. Lúc này, cho phần bột rau câu đã trộn vào khuấy cho thật đều. Khuấy liên tục cho đến khi bột tan hết, nồi rau câu sánh lại thì tắt bếp.

Bước 2: Tạo hình thạch

Chuẩn bị 1 bát tô nước nóng sau đó đặt những bát hoặc khay nhỏ hơn vào giữa. Múc phần rau câu trong đã nấu vào từng bát và đảm bảo giữ nóng nước để rau câu không bị đông.

Cho lần lượt các phần siro màu vào các bát rau câu trong rồi khuấy tan. Khuấy xong, bạn vẫn giữ nguyên rau câu trong tô nước nóng và đi chuẩn bị phần nhân rau câu.

Xếp các loại nhân bạn thích (trái cây, phô mai, dừa tươi…) vào khuôn rồi múc rau câu đổ lên trên. Chờ cho chỗ rau câu này nguội bớt thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để đến khi thạch rau câu dẻo đông lại là có thể lấy ra thưởng thức được.

Cách làm thạch rau câu với bột rau câu giòn Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

Nguyên liệu để làm thạch rau câu giòn sẽ bao gồm:

Bột rau câu giòn: 25 gram.

Nước lọc: 1,5 lít.

Đường kính: 200 gram.

Siro màu (tuỳ ý).

Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Trộn bột rau câu

Trộn đều bột rau câu giòn với nước cho thật kỹ. Trộn xong, bạn cho hỗn hợp này vào phần nước lạnh rồi khuấy cho tan. Thông thường với khối lượng bột rau câu như trên thì tỉ lệ phù hợp sẽ rơi vào khoảng 1,8 lít nước. Tuy nhiên muốn rau câu giòn và ngon hơn thì ta chỉ dùng 1,5 lít nước.

Bước 2: Nấu thạch rau câu

Sau khi hoà tan hỗn hợp rau câu đường với nước và đến khi bột rau câu đã nở, bạn cho phần nguyên liệu này vào nồi rồi đặt lên bếp. Vặn nhỏ lửa và đun sôi hỗn hợp. Trong quá trình đun, bạn khuấy thạch liên tục để đảm bảo thạch không bị khê, không bị trào.

Đun sôi phần thạch trên trong khoảng thời gian từ 3 – 4 phút cho đến khi thạch trong và sánh lại thì cho phần siro màu vào khuấy cùng. Khi thạch đã đều màu

theo ý bạn, bạn tắt bếp rồi để cho thạch nguội bớt sau đó đem đổ vào khuôn rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh.

Thạch rau câu giòn khi đã được để vào ngăn mát tủ lạnh thì sau chừng 2 – 3 tiếng, thạch sẽ đông cứng lại. Lúc này, bạn chỉ cần lấy khuôn thạch ra ngoài, xắt thạch thành các miếng vừa ăn và thưởng thức.

Cách làm thạch rau câu dừa Nguyên liệu làm thạch rau câu dừa gồm có:

Để làm được thạch rau câu dừa, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Dừa xiêm: 1 quả.

Bột rau câu: 10 gram.

Đường kính: 200 gram.

Nước cốt dừa: 50 gram.

Các bước làm thạch rau câu dừa như sau: Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu

Dừa xiêm: Chặt vỏ rồi chắt lấy nước dão dừa. Phần cùi dừa và quả dừa bạn giữ nguyên để tạo khuôn thạch

Bột rau câu: Trộn đều bột rau câu đã có với đường cho thật kỹ. Trộn xong, bạn chia hỗn hợp này thành bốn phần.

Bước 2: Làm thạch rau câu dừa

Cho ¾ chỗ bột thạch đã trộn đường vào hoà tan với 1 lít nước. Hoà xong, bạn cho hỗn hợp vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi. Khuấy đều cho đến khi thạch trong và sánh lại thì tắt bếp. Đổ phần thạch này vào trong trái dừa (không đổ đầy) rồi cho trái dừa vào ngăn mát tủ lạnh.

Tiếp tục cho ¼ chỗ bột thạch còn lại vào hoà với 200 ml nước rồi lại đặt lên bếp đun. Thạch sôi và trong lại, bạn cho phần nước cốt dừa vào khuấy thật tan rồi tắt bếp. Lấy quả dừa thạch ra ngoài, đổ phần rau câu này lên trên rồi lại tiếp tục để dừa vào tủ lạnh. Sau khoảng 2 tiếng, bạn lấy dừa ra và thưởng thức thạch rau câu dừa.

Với ba cách làm thạch rau câu như trên, bạn có thể chọn bất kỳ công thức nào để tạo ra những viên thạch mát ngon cho mùa hè rồi đó.

Chia Sẻ Cách Nấu Bún Riêu Cua Đơn Giản Tại Nhà Ngon Tuyệt

Bát bún khổng lồ Bún riêu cua – bò – giò Bún riêu cua đồng chuẩn bị chan canh Nấu bún riêu cho 04 người ăn  

Bát bún khổng lồBún riêu cua – bò – giòBún riêu cua đồng chuẩn bị chan canhNấu bún riêu cho 04 người ăn

Bún riêu cua đồng ăn mùa nào cũng đều rất ngon. Thích nhất vào mùa đông thời tiết se lạnh thưởng thức bát bún riêu cua bò nóng hổi, khói bay nghi ngút chỉ ngửi thôi cũng đã thấy thèm lắm rồi.

NẤU BÚN RIÊU CUA ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Nguyên liệu nấu bún riêu cua

500 gram cua đồng tươi ngon

1 kg bún

3 bìa đậu

200 g thịt bò

200 g giò tai

3-4 quả cà chua

Giấm bỗng

1 chút mắm tôm – Hành tím, hành lá, rau mùi

Rau sống: xà lách, kinh giới, húng

Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn

Cách nấu bún riêu cua ngon Bước 1: Sơ chế

Cua đồng mang về thêm chút muối xóc mạnh rửa sạch rồi tách mai cua, lấy gạch, phần còn lại đem giã hoặc xay.

Nếu thích nước cua đặc thì khi giã thêm chút xíu muối, giã cua và lọc lấy nước sẽ ngon hơn khi xay.

Lọc 2-3 lần lấy nước cua vừa đủ ăn rồi thêm 1 thìa bột canh khuấy nhẹ đặt lên bếp đun lửa vừa đến khi phần nước cua đóng tảng rồi vớt gạch cua ra để riêng.

Bước 2: Rán đậu, Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Phi gạch cua

Đậu hũ cắt miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rán vàng.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau

Rau rút, xà lách, rau thơm các loại nhặt sạch rửa và ngâm vào nước có pha chút muối loãng.

Bước 3: Nấu nước dùng

Bắc chảo lên bếp, phi hành tím thái nhỏ lên, đến khi hành có màu vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp, đổ gạch cua vào một bát để riêng.

Sau đó cho cà chua vào xào sơ. Nếu thích màu nước dùng đẹp bạn có thể thêm 1 thìa bột nghệ.

Sau khi xào cà chua xong thì đổ vào nồi nước dùng cua, thêm chút giấm bỗng, 1 chút mắm tôm, gia vị vừa miệng rồi đun nhỏ lửa. Tiếp đến viên giò tai thả vào sau đó là đậu phụ.

Bước 4: Thưởng thức

Xếp bún đã chần vào bát, bày 5-6 miếng đậu phụ rán giò tai, thịt cua, hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc, rồi từ từ rưới nước dùng cua lên bát bún, cùng ăn với rau sống, thưởng thức khi còn nóng!

Chia Sẻ Cách Làm Dầu Dừa Nguyên Chất Ngay Tại Nhà

Tinh dầu dừa nguyên chất có công dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp cho tất cả chúng ta. Tuy vấn đề này chưa được các nhà khoa học tìm hiểu sâu để đưa ra một đáp án cụ thể cho giá trị dầu dừa, nhưng bên cạnh đó thì đã có rất nhiều các kinh nghiệm cùng với kết quả làm bạn bất ngờ khi sử dụng dầu dừa đã được đăng tải trên nhiều Website cũng như là Youtube.

Nhưng để có được loại dầu dừa nguyên chất và tinh khiết vừa bảo đảm được đầy đủ dưỡng chất vốn có của dầu dừa quả là không hề đơn giản chút nào.

Phải nói là ngay từ khâu lựa chọn dừa để chiết xuất dầu dừa cho đến khâu lấy được thành phần nước cốt và tinh chế phải bảo đảm làm sao cho đúng chuẩn để cho ra tinhdầu dừa nguyên chất tinh khiết nhất?

Hướng dẫn các bạn cách làm tinh dầu dừa một cách chi tiết như sau:

Nguyên liệu làm dầu dừa

Dừa nạo hay còn gọi là cơm dừa khoảng 1 kg (Nếu bạn không mùa dừa nạo sẵn thì cần mua tầm 3-4 quả)

Nước đun sôi để nguội khoảng 400ml đến 500ml.

Đồ dùng để lọc: Khăn màng lọc hoặc Ray lọc.

Xoong nồi chảo và bếp để nấu dầu dừa.

Các bước thực hiện để thực hiện cách làm dầu dừa nguyên chất

Việc thực hiện tiến hành làm dầu dừa có thể hơi cầu kỳ một chút, tuy nhiên thành quả bạn thu được khi thực hiện theo hướng dẫn này thì rất xứng đáng đó.

Bước 1: Chọn mua dừa

Mua dừa khô (dừa già) về nạo hoặc mua loại dừa khô đã được nạo sẵn bằng máy được bán ở chợ. Để cho ra được nhiều dầu và đảm bảo dầu tốt nên chọn làm sao những quả dừa khô, cứng và phải trắng sạch.

Nếu mua loại nạo sẵn ở chợ thì về nhà nên xay kỹ lại bằng máy xay sinh tố để cho dừa được mịn và vắt được nhiều nước cốt hơn.

Bước 2 :Ngâm dừa trong nước ấm (20 phút)

Bạn hãy đun sẵn một nồi nước sôi và sau đó để cho nước ấm lại. Tùy thuộc vào lượng cơm dừa khô mà bạn bổ sung lượng nước vừa phải. Lấy 1 ví dụ nhỏ nếu bạn có khoảng 1kg cơm dừa khô thì nên bổ sung thêm 2 đến 3 bát nước thôi.

Cuối cùng ngâm dừa trong thời gian khoảng 20 phút.

Bước 3 :Vắt lấy nước cốt dừa

Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt vào một chậu khác, bạn phải chuẩn bị sẵn một miếng vải the màu trắng sạch sẽ để đựng cơm dừa mà vắt cho dễ và để lấy được hết nước cốt có trong dừa mà không cho xác dừa rơi vào chậu nước cốt.

Bước 4 : Lọc nước cốt dừa – cách làm dầu dừa nguyên chất

Sau khi vắt hết nước cốt dừa, bạn cần phải lọc lại bằng một cái rây đảm bảo không còn xác dừa (bã dừa) nào còn sót lại.

Bước 5: Nấu nước cốt dừa (5-6h)

Cho nước cốt dừa này vào một cái nồi hoặc cái chảo và đặt nó lên bếp.

Để lửa vừa cho nước cốt dừa nhanh sôi, khi nước cốt sôi bùng lên một lúc bạn phải giảm nhỏ lửa để cho độ sôi vừa phải, liên tục khuấy đều và cà sát vào dưới đáy nồi để nước cốt không bị cháy bên dưới.

Lưu ý với cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà: Không được tự ý cho bất kỳ gia vị gì như muối đường vào. Đặc biệt, đã đến lúc phát huy sự kiên nhẫn của bạn, vì khi nấu nước cốt dừa, bạn phải ngồi canh bên lửa thật lâu và khuấy đều liên tục, mất khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ, cho đến khi nước được bốc hết và bạn thấy nồi cạn dần xuống.

Bước 6: Tắt bếp và lọc dầu dừa

Bạn chờ cho đến khi nhìn thấy một lớp cờn cợn sền sệt nằm chìm xuống dưới nồi (dân gian gọi lớp này là lớp bồng con) và dầu dừa là lớp nước trong nổi lên trên. Bạn sẽ ngửi được mùi thơm lừng như kẹo dừa khi mới ra lò. Sau đó tắt bếp và để nguội.

Chú ý: Khi vừa mới tắt bếp, bạn phải dùng mui để gạn bỏ phần xác dừa đã bị cháy vàng ra khỏi nồi để sau này dầu dừa của bạn không có mùi khét.

Bảo quản dầu dừa – cách làm dầu dừa nguyên chất

Khi dầu dừa thật nguội, bạn rót dầu dừa qua một cái phểu có màng lọc, và cho vào chai rồi đậy nắp kín lại và bảo quản nơi thoáng mát khô ráo, điều đó sẽ đảm bảo chất lượng của dầu dừa trên nữa năm.

Không nên để dầu dừa trực tiếp dưới ánh mặt trời.

Bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian dùng được lâu hơn, khi dầu dừa dưới 24 độ C thì tự nhiên sẽ đông lại thành một khối màu trắng, khi dùng bạn phải múc ra ngoài không khí và để nó tan chảy ra rồi dùng như bình thường.

Đến đây chúng ta đã xong cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà. Như bạn thấy làm dầu dừa nguyên chất hơi cầu kỳ một chút nhưng dễ thực hiện theo hướng dẫn trên. Sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Cách Làm Thạch Dừa Xiêm Ngon Tuyệt Ngay Tại Nhà

Cách làm thạch dừa xiêm ngon ngay tại nhà là 1 trong những công thức làm thạch được rất nhiều các chị em quan tâm. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết nắng nóng của mùa hè, nếu được thưởng thức món dừa xiêm tươi mát này thì sẽ rất tuyệt vời phải không các bạn?

Chuẩn bị nguyên liệu làm thạch dừa xiêm

Dừa xiêm tươi: 2 trái.

Dừa bào: 300 gram.

Bột rau câu: 20 gram (loại Jelly).

Nước dừa tươi: 1 lít.

Đường trắng: 200 gram.

Mách nhỏ cho bạn khi chuẩn bị nguyên liệu

Bột dùng để làm rau câu thường có loại: Nếu bạn muốn làm rau câu giòn thì có thể dùng bột agar agar và nếu muốn làm thạch rau câu dẻo thì các bạn dùng bột Jelly. Thông thường, khi làm thạch dừa xiêm thì các bạn nên sử dụng bột Jelly (hay còn gọi là bột rau câu dẻo). Và nếu như bạn không thích ăn rau câu dẻo mà thích ăn rau câu hơi giòn một chút thì các bạn cũng có thể sử dụng cả 2 loại bột rau câu luôn. Tỉ lệ để pha trộn sẽ là 10 gram Jelly + 10 gram Agar + 100 gram đường và 1 lít nước dừa. Với cách pha trộn này, rau câu sẽ ngọt dịu, ăn mát và sau khi rau câu hoàn thành ăn sẽ rất ngon, thông thường sẽ ngon hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 loại bột Agar hoặc Jelly.

Khi chọn dừa xiêm để làm thạch rau câu, các bạn nên chọn những trái dừa vẫn còn hơi non, phần cơm dừa mềm, nước dừa ngọt dịu. Tuyệt đối không nên chọn loại dừa bánh tẻ và dừa già (nghĩa là nên chọn loại dừa không non, không già). Vì nếu chọn loại dừa bánh tẻ hoặc dừa già thì phần cơm dừa dày, phần nước dừa hay có vị chua, ít ngọt và khi làm thạch rau câu sẽ không được ngon.

Cách làm thạch dừa xiêm ngon ngay tại nhà Bước 1: Làm thạch dừa xiêm

Đầu tiên các bạn lấy 1 bát tô to, cho vào tô khoảng 20 gram bột rau câu Jelly + 200 gram đường và tiến hành trộn thật đều tay.

Chú ý: Bước này là rất cần thiết, bởi các bạn không thể cho đường vào nước dừa rồi đem nấu trước và bột rau câu Jelly nếu như đổ vào sau cũng sẽ làm cho rau câu bị vón cục, không thể tan ra được.

Tiếp theo, các bạn đem dừa rửa thật sạch, dùng dao chặt một khoanh nhỏ ở phần đầu, với đường kính khoảng 3 cm. Sau đó đổ hết phần nước ở bên trong trái dừa ra 1 cái nồi, đặt nồi lên trên bếp và bật bếp với mức lửa vừa, đun cho nồi nước dừa sôi lên.

Khi thấy nồi nước dừa sôi, bạn vặn lửa nhỏ lại 1 chút và đổ từ từ bột rau câu Jelly lúc trước đã trộn đều cùng với đường vào nồi. Khuấy liên tục và đều tay cho bột rau câu Jelly tan hoàn toàn cùng với nước dừa.

Chú ý để có được cách làm thạch dừa xiêm ngon: Trường hợp nếu như các bạn có lỡ tay đổ bột Jelly quá nhanh, không kịp khuấy cho bột rau câu tan ra và làm bột rau câu bị vón cục thì các bạn tắt bếp ngay lập tức, bắc nồi rau câu xuống dưới và dùng rây lọc để lọc bỏ phần bột bị vón cục đi rồi tiếp tục nấu như bình thường.

Tiếp đó, các bạn nấu thêm khoảng 3 phút nữa, sau khi thấy nước dừa sôi và khuấy thật đều tay rồi kiểm tra xem hỗn hợp rau câu nước dừa đã trong hoàn toàn hay chưa, có bị vón cục hay không, màu có bị đục không. Trường lớp nếu thấy nước dừa đã trong, không bị vón cục và không có màu đục thì các bạn tắt bếp đi.

Tiếp nữa, bạn múc riêng khoảng 200 ml rau câu nước dừa ra tô, cho vào ngâm với nước sôi để chống bị đông đặc rồi để riêng ra.

Cuối cùng, các bạn đổ phần rau câu dừa vừa nấu vào trong trái dừa rồi để trái dừa đã đổ rau câu riêng ra chỗ mát cho rau câu nhanh nguội và động lại.

Lưu ý: Khi đổ rau câu vào trong trái dừa, các bạn không nên đổ đầy trái dừa, chỉ nên đổ rau câu dừa đến gần miệng, khoảng cách từ rau câu đến miệng trái dừa cách nhau khoảng 2 cm thì ngừng.

Bước 2: Làm rau câu nước cốt dừa

Các bạn đem 300 gram dừa bào ngâm với nước nóng trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng rây và tiến hành lọc để loại bỏ phần bã, lấy lại phần nước cốt dừa. Phần bã dừa lọc được, bạn cho vào 1 cái khăn vải xô và bóp chặt, chắt lấy phần nước thêm 1 lần nữa.

Tiếp đó, bạn cho hết 200 ml rau câu nước dừa đã để riêng ra trước đó vào trong nồi chứa nước cốt dừa và khuấy đều lên. Cho thêm khoảng 1 muỗng đường vào rồi khuấy cho đường tan ra rồi đặt nồi rau câu nước cốt dừa này lên trên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu, các bạn đảo thật đều tay cho đến khi nước cốt dừa rau câu sôi hẳn thì tắt bếp đi.

Sử dụng rây có phủ sẵn 1 lớp khăn bằng vải xô ở phía trên để lọc nước cốt dừa rau câu thêm 1 lần nữa cho thật mịn. Sau đó, đổ phần rau câu nước cốt dừa lên phía trên bề mặt rau câu đã đông lại trong trái dừa.

Lưu ý: Các bạn đổ phần rau câu nước cốt dừa này vừa ngập đến phần miệng của trái dừa là được.

Khoảng thời gian bảo quản thạch rau câu dừa xiêm trong tủ lạnh là khoảng 2 ngày. Các bạn không nên để lâu hơn, bởi chất béo có trong nước cốt dừa thường rất dễ biến đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của chúng ta. Và tốt hơn hết thì khi các bạn chỉ nên làm thạch dừa xiêm vừa đủ ăn trong ngày là tốt nhất.

Thành phẩm món thạch dừa xiêm có được sẽ có lớp thạch dừa bên trên trắng đục, lớp dưới trong suốt.

Khi thưởng thức món thạch dừa xiêm này bạn sẽ thấy được vị ngọt thanh mát và vị thơm của dừa.

Bạn có thể thưởng thức thành phẩm món thạch rau câu dừa xiêm này luôn ngay sau khi thạch dừa được đông lạnh và đã làm mát trong tủ lạnh khoảng từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ.

Những lưu ý khi làm thạch dừa xiêm

Để có được một món thạch dừa xiêm ngon nhất, các bạn nên chọn những trái dừa xiêm chỉ hơi non, phần cùi dừa vẫn còn mềm để khi ăn hết phần thạch dừa xiêm rồi thì chúng ta có thể dùng thìa cạo phần cùi dừa ăn luôn.

Khi làm thạch dừa xiêm, nếu như phần nước dừa không đủ, các bạn có thể dùng thêm nước sôi để hòa vào phần hỗn hợp thạch rau câu khi đun.

Chia Sẻ 2 Cách Làm Tổ Yến Thô Sạch Nhanh Nhất

2 Cách làm tổ yến thô sạch nhanh nhất Cách 1: Cách làm tổ yến thô nhanh nhất, sạch nhất Dụng cụ:

Một cái tô dựng canh lớn, hoặc một cái thau nhỏ màu trắng1 cái rây đường kính khoảng 20cm, lỗ vừa phải(loại rây dùng chế biến món ăn cho trẻ nhỏ)1 cái bàn chải đánh răng1 nhíp chuyên dụng nhặt lông yến1 cái đĩa màu trắng để đựng yến đã được nhặt sạnh lông.1 bát nước1 ít túi zipper

Cách nhặt sạch lông yến:

Bước 1: Lấy bàn chải đáng răng chà nhẹ vài lượt lên tổ yến để làm sạch những bụi bẩn bám vào tổ yến.Bước 2: Ngâm tổ yến vào chậu nước sạch đã được chuẩn bị, cho ngập nước chừng 1-3 h đồng hồ. Kiểm tra thấy yến tơi ra là được. Tuyệt đối không ngâm yến bằng nước nóng.Bước 3: Đổ cả chậu yến vào rây để lấy tất cả yến, tránh sợi yến sót lại trong chậu.Bước 4: Cách nhặt lông yến được nhiều người chia sẻ là để nhặt sạch lông yến hãy đưa rây dưới vòi nước chảy nhẹ, dùng tay bóp nhẹ yến. Các lông măng và những cặn bẩn sẽ lọt qua rây. Phía dưới vẫn đặt thau để tránh sợi yến nhỏ lọt ra ngoài rây.Bước 5: Khi thấy yến sạch bớt lông và cặn bẩn, cho rây vào chậu nước đầy, đãi như đãi gạo. Lông yến nhỏ tiếp tục được lọt qua rây. Nếu có sợi yến nào lọt ra xuống dưới thau, nhặt lại để vào đĩa.Bước 6: Bước này là cách nhặt lông yến cuối cùng. Các bạn đổ yến đã đãi sạch ra đĩa, dùng một ngón tay tãi từng nhúm yến nhỏ thánh một lớp mỏng, rồi dùng nhíp chuyên dụng nhặt từng sợi lông chim yến ra. Mỗi lần nhặt được 1 lông thì bạn lại nhúng nhíp vào bát nước đã được chuẩn bị, lông sẽ rơi ra bát, không còn dính vào nhíp nữa. Lúc này chỉ còn lại ít lông nên việc nhặt sẽ rất nhanh, chỉ khoảng 3- 10 phút là xong.Bước 7: Đem chế biến hoặc đóng vào túi zipper trữ trong tủ lạnh dùng dần.

Như vậy với 7 bước trên, các bạn sẽ có được cách làm tổ yến thô thật nhanh, thật sạch, đảm bảo được dưỡng chất còn nguyên trong yến.

Cách 2 – Cách làm tổ yến thô sạch nhất, nhanh nhất Dụng cụ chuẩn bị :

Một cái tô dựng canh lớn, hoặc một cái thau nhỏ màu trắng1 cái rây đường kính khoảng 20cm, lỗ vừa phải(loại rây dùng chế biến món ăn cho trẻ nhỏ)1 cái bàn chải đánh răng1 nhíp chuyên dụng nhặt lông yến1 cái đĩa màu trắng để đựng yến đã được nhặt sạnh lông.1 bát nước1 ít túi zipper

Cách làm tổ yến thô

Bước 1: Lấy bàn chải đáng răng chà nhẹ vài lượt lên tổ yến để làm sạch những bụi bẩn bám vào tổ yến.Bước 2: Ngâm tổ yến trong nước sạch từ 1-2 h cho đến khi các sợi yến tơi ra. Tùy vào từng loại yến mà lựa chọn thời gian ngâm cho hợp lí.Bước 3: Sau khi tổ yến sào tơi ra, bỏ yến vào rây, để ráo nước, sau đó đặt yến đã ráo nước vào 1 cái đĩa màu trắng. Bạn lấy nhíp chuyên dụng nhặt từng chiếc lông dính vào tổ yến. Trong quá trình nhặt lông yến, khi nhíp dính lông, bạn hãy nhúng vào bát nước.Bước 4: Sau các bước trên, tổ yến đã tương đối sạch, bạn cho yến vào rây, thả vào thau nước sách, lắc nhẹ để những lông con và tạp chất không còn dính vào yến.Như vậy là đã xong công đoạn làm sạch tổ yến. Bạn chỉ việc cho vào chế biến tổ yến thôi.

Tại sao phải nhặt lông yến thật nhanh?

Khi các bạn chọn mua tổ yến thô để về tự chế biến là các bạn đã trở thành một người tiêu dùng thông minh rồi đấy. Tuy nhiên tổ yến thô còn nguyên bụi bẩn, tạp chất, lông yến, thậm chí cả phân yến nên chúng ta cần phải làm sạch nó. Trong các cách nhặt lông yến, cách nào cũng có ưu điểm, dù bạn chon cách nào chăng nữa thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải nhặt lông yến càng nhanh càng tốt.

Trong quá trình nhặt lông yến, chúng ta nên nhớ cần phải tận dụng tối đa thời gian. Thời gian dành cho ngâm tổ yến chỉ từ 1-2h, cùng lắm 4h đồng hồ. Khi nhặt lông cũng cần đảm bảo thời gian không quá 10 phút. Vì để yến ngâm lâu trong nước sẽ mất đi những chất bổ dưỡng trong yến.

Những điều cần lưu ý khi nhặt lông yến:

Tuyệt đối không ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm mất đi một số dưỡng chất trong yến.Không dùng bất cứ chất tẩy gì để rửa, làm sạch tổ yến ngoài nước sạch. Có bà nội trợ sợ màu yến không đẹp mà dùng các chất tẩy rửa yến sẽ làm mất hết dưỡng chất vốn có của yến.Thời gian ngâm yến không nên quá lâu.Khi yến được nhặt sạch lông, nên dùng ngay, nếu không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, tránh mất những dưỡng chất trong yến.Khi tổ yến đã được nhặt sạch lông, các bạn muốn bảo quản cho những lần sau chế biến thì cần phải để ráo nước trước khi cho vào túi zipper. Vì khi ngâm lâu trong nước lã, yến không còn tốt như lúc ban đầu, dễ dàng bị các vi khuẩn xâm nhập.

Tổ yến mang lại sức khỏe cho con người ở mọi lứa tuổi. Là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn. Nó bổ sung rất nhiều dưỡng chất, làm cho cơ thể chúng ta ngày càng khỏe mạnh. Tăng sức đề kháng, miễn dịch, phòng ngừa các loại bệnh như ung thư, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, loãng xương… Đặc biệt rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và người đang điều trị bệnh cần hồi phục sức khỏe.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ 8 Cách Nấu Thạch Dừa Thô Tại Nhà Ngon Tuyệt Đỉnh trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!