Xu Hướng 6/2023 # Chia Sẻ Cách Nấu Hủ Tiếu Miền Tây Ngon Không Phải Ai Cũng Biết # Top 7 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chia Sẻ Cách Nấu Hủ Tiếu Miền Tây Ngon Không Phải Ai Cũng Biết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Cách Nấu Hủ Tiếu Miền Tây Ngon Không Phải Ai Cũng Biết được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Món hủ tiếu là một món ăn dân dã làm từ sợi gạo có ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thế nhưng, khi đặt chân đến miền Tây và thưởng thức một tô hủ tiếu miền Tây thơm ngon, đậm đà hương vị thì du khách nào cũng thắc mắc tại sao hủ tiếu miền Tây lại ngon đến như vậy?

Hủ tiếu là một trong những món ăn đặc sản miền Tây được nấu từ những nguyên liệu đặc trưng của miền Tây sông nước như hủ tiếu sợi, tôm, thịt, trứng, giá, hẹ… ăn chung với rau sống. Đây là những nguyên liệu cơ bản nhất để nấu 1 phần hủ tiếu miền Tây dân dã.

Tuy nhiên, để làm cho món hủ tiếu thêm phần hấp dẫn thì ở một số nơi như Mỹ Tho, Cần Thơ… người nấu còn cho thêm vài nguyên liệu đặc biệt như gan, tim heo và mực trứng…

Một tô hủ tiếu miền Tây với đầy đủ tôm, mực, thịt, gan heo… vô cùng hấp dẫn

Khác với hủ tiếu ở những địa phương khác, một phần hủ tiếu miền Tây đầy đủ sẽ bao gồm: 1 tô hủ tiếu nóng hổi hấp dẫn, 1 phần rau sống gồm giá, xà lách, rau quế, tía tô… 1 chén mắm ớt mặn và 2 lát chanh để du khách nêm vừa miệng trước khi ăn.

VF06:

2. Cách nấu một phần hủ tiếu miền Tây thơm ngon đúng điệu

Hủ tiếu miền Tây là một món ăn ngon có cách chế biến vô cùng đơn giản. Trước khi nấu thì du khách phải chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cho món ăn.

– Một số loại nguyên liệu cơ bản cần thiết để nấu hủ tiếu miền Tây cần phải chuẩn bị là: hủ tiếu khô, thịt heo, tôm sống, trứng cút, mực, tim, gan heo, xương heo và các loại rau sống. Các nguyên liệu sẽ được rửa sạch và để ráo nước trước khi bắt đầu nấu.

Sợi hủ tiếu khô miền Tây là nguyên liệu không thể thiếu để nấu hủ tiếu

– Cách nấu hủ tiếu miền Tây bao gồm các bước như sau: sợi hủ tiếu sẽ được ngâm với nước đến khi mềm thì vớt ra tô. Các loại nguyên liệu khác như tim, gan, mực, tôm, thịt heo, trứng cút được luộc trong nồi lớn đến khi chín đều.

+ Sau khi các nguyên liệu đã được luộc chín thì vớt ra và tiếp tục sơ chế.

+ Thịt heo, tim, gan, mực sẽ được xắt thành lát nhỏ vừa ăn, còn tôm thì bóc vỏ, bỏ đầu nhưng vẫn lưu lại phần đuôi tôm để trang trí.

+ Trứng cút sẽ được bóc vỏ và để nguyên quả hoặc xắt làm đôi tùy cách trang trí của từng quán. Trong số những công đoạn nấu hủ tiếu miền Tây thì công đoạn quan trọng nhất chính là nấu nước dùng.

Nước lèo hủ tiếu được nấu từ thịt heo

VF07:

+ Nước dùng của món hủ tiếu miền Tây được nấu từ xương heo. Đến khi nước sôi thì múc xương heo ra và tiến hành lọc nước dùng để bỏ váng, cặn xương còn lưu lại trong nồi nước.

+ Để chắc chắn rằng không còn váng, cặn lưu lại trong nước dùng thì người nấu nên lọc đi lọc lại nước dùng từ 2 – 3 lần. Làm như thế không chỉ khiến cặn, váng đục bị lọc sạch mà còn làm nước dùng hủ tiếu trong hơn, lưu lại hương vị ngon, ngọt đậm đà của nước hầm xương.

Những nguyên liệu đã được nấu chín để ăn chung với hủ tiếu

Khi thực khách gọi món ăn, chủ quán chỉ việc bỏ giá, hủ tiếu, tôm, thịt, tim, gan, trứng đã xắt vào tô, sau đó chan nước dùng nóng hổi thơm ngon vào. Hủ tiếu sẽ được mang ra cùng với rau sống đã rửa sạch, 1 chén nước mắm có vài lát ớt xắt và 2 lát chanh cho 1 tô.

VF08:

3. Thưởng thức hủ tiếu miền Tây đậm đà thơm ngon

Ăn hủ tiếu miền Tây sao cho ngon? Du khách đã biết chưa? Thật ra, hủ tiếu miền Tây ngon khi ăn nóng. Đó chính là lý do vì sao khi du khách vừa vào quán và gọi món hủ tiếu miền Tây, chủ quán mới mở nồi nước lèo nóng hổi và chan vào từng tô hủ tiếu đã được cho đầy đủ các nguyên liệu, tôm, mực…

Để món hủ tiếu miền Tây trông thật sự hấp dẫn thì người đầu bếp còn cho thêm vào tô hủ tiếu một ít tỏi băm, vài miếng tóp mỡ và tiêu xay nhuyễn thơm lừng. Khi ăn, du khách chỉ việc cầm đũa lên, cho thêm rau sống, giá đỗ và một số loại gia vị như nước mắm, chanh, ớt để vừa miệng.

Nước lèo nóng hổi được chan vào tô hủ tiếu khi du khách gọi

Ở miền Tây có rất nhiều địa phương nổi tiếng với món hủ tiếu, trong số đó, du khách không thể bỏ qua món hủ tiếu ngon tuyệt vời của mảnh đất Mỹ Tho, Tiền Giang. Không chỉ sở hữu vẻ ngon hấp dẫn, hương vị của món hủ tiếu Mỹ Tho còn làm say lòng biết bao du khách đến tham quan miền Tây khi trở về nhà.

Sau khi đã tham khảo bài chia sẻ cách nấu hủ tiếu miền Tây không phải ai cũng biết của Viet Fun Travel thì du khách có cảm nhận như thế nào? Có phải là du khách đã háo hức đến để thưởng thức món ăn đặc sản hủ tiếu miền Tây rồi phải không? Chúc du khách sẽ có được cho riêng mình những chuyến tham quan miền Tây thật tuyệt vời, tham quan được nhiều địa điểm nổi tiếng và ăn thật nhiều món ngon hấp dẫn.

Cách Nấu Bún Thang Ngon Không Phải Ai Cũng Biết

Cách nấu bún thang đơn giản nhưng ngon khó cưỡng

Cách làm bún thang cực ngon đơn giản tại nhà

1. Nguyên liệu chuẩn bị nấu bún thang

½ con gà ta

2 quả trứng vịt

100 gram chả lụa

500 gram xương ống heo

Tôm khô, tôm sú, mực khô, bún sợi nhỏ

Gia vị: hạt nêm, đường trắng, muối, nước mắm, đường phèn, dấm ăn, mắm tôm

Nấm hương, gừng tươi, rau răm, của cải khô, hành tím, hành lá

2. Cách nấu bún thang

Bước 1:

Dùng chả lụa thái chỉ và để riêng ra bát. Còn hành lá, rau răm thì rửa sạch, để ráo sau đó cắt nhỏ và để riêng ra đĩa. Làm sạch gừng rồi để ráo, hành tím thì lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Nấm hương cắt bỏ chân đen, rửa sạch và để ráo.

Bước 2:

Thịt gà rửa sạch với nước muối, rửa lại với nước sạch sau đó luộc gà cùng với một số gia vị như hạt nêm, muối. Đến khi gà chín thì đưa gà ra, đợi nguội rồi xé thành những sợi nhỏ dễ ăn.

Bước 3:

Xương heo rửa sạch, nấu ở một nồi nước, đảo đều, đợi sôi rồi bắt đầu vớt xương ra, cho vào phần nước ninh gà lúc nãy. Với nồi nước dùng này, bạn cho thêm một ít hạt nêm, đường hành tím, gừng nướng theo thói quen ăn uống của gia đình rồi ninh nước xương này khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để có hương vị nước dùng ngon nhất.

Bước 4:

Củ cải ngâm với nước ấm, rửa sạch và để ráo. Tiếp đến xé nhỏ củ cải và cho thêm một số gia vị vào phần củ cải này: đường trắng, dấm trộn đều rồi để yên trong khoảng 30 phút.

Bước 5:

Tôm khô thì nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng sau đó rang thơm và trút lên đĩa. Còn tôm sú thì rửa sạch, bóc bỏ vỏ cả đầu lẫn đuôi, sau đó rửa sạch và giã nát. Trứng vịt đập và đánh tan trong bát, cho thêm một chút nước mắm và chiên trên chảo. Sau khi trứng chín cho ra đĩa và thái trứng thành sợi mỏng.

Bước 6:

Nướng gừng chín. Nhân tiện đang bật bếp nướng thì cho mực khô lên rồi nướng chín, cho ra đĩa để nguội, sau đó xé thành sợi sao cho đẹp mắt nhất.

Cho phần tôm sú đã giã nát vào chảo xào nhẹ nhàng với dầu ăn. Tiếp đến cho thêm một chút nước mắm vào rồi dùng đũa đảo cho phần tôm này tơi ra, xào tới khi phần tôm này thành ruốc tôm thì để ra đĩa.

Bước 7:

Cho thêm tôm khô, nấm hương, râu mực và nồi nước dùng. Tiếp đến cho thêm một số gia vị như đường phèn, hạt nêm, nước mắm, muối vào nồi nước dùng đó, khuấy đều. Đợi tới khi nước sôi thì nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp, cho thêm một chút hành lá, rau răm để hương vị nước dùng thêm hấp dẫn.

Bước 8:

Chần bún với nước nóng, sau đó cho bún ra tô rồi cho gà xé sợi lên, thêm một chút chả lụa đã cắt sợi, trứng, củ cải và rau thơm lên trên tô, chan thêm nước dùng là có thể thưởng thức ngon nhất.

Một số lưu ý khi nấu bún thang

Bạn có thể thay mực bằng sá sùng để nấu nước dùng. Tuy nhiên nguyên liệu sá sùng này khá khó mua, giá cả lại khá đắt cho nên sử dụng râu mực vừa tiết kiệm vừa vẫn đảm bảo hương vị cho nước dùng.

Khi cho gia vị, bạn nên căn chỉnh theo thói quen ăn uống của gia đình mình, bạn cũng có thể pha chế thêm chén nước chấm để dùng kèm.

Giống như các loại bún khác, khi nấu bún thang bạn phải đặc biệt chú ý đến phần nước dùng, vì đây là yếu tố quyết định độ ngon ngọt của món ăn.

Để món bún thang thêm phần hấp dẫn, bạn nên cho thêm một chút hương quế vào bát bún. Hơn nữa, bạn có thể ăn kèm với chén mắm tôm sẽ giúp món bún của bạn thêm đậm đà. Còn chần chừ gì mà không thử nấu món bún thang tuyệt vời này để chiêu đãi cả nhà.

Thanh Hiền – Tổng hợp

Cách Luộc Cua Biển Ngon Không Phải Ai Cũng Biết

Nhiều người hay phàn nàn, luộc cua biển không thành công và rất khó khăn trong việc thực hiện món ăn tưởng chừng như đơn giản này vì khi luộc, cua biển bị bung, gãy chân, gãy càng hay thậm chí bị bung cả con. Vì thế, trong bài viết này, chũng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài tips, một vài mẹo nhỏ về cách luộc cua biển sao cho cả thân cua sau khi luộc xong vẫn trông nguyên vẹn, đẹp mắt.

Đầu tiên, việc chọn lựa cua biển về chế biến cũng là một bước khá quan trọng. Cua biển nên lựa những con cua chắc thịt, trông cứng cáp, nhiều gạch. Chú ý quan sát phần mai cua, nên lựa những con cua có màu mai đậm, sẫm màu. Phần bụng cua và càng  cua lựa con có càng khỏe, to, màu sắc đậm, sẫm ở phần bụng.

Thêm nữa chú ý hình dáng gai cua ở phần thân trên, những con cua biển chắc thịt ở độ tuổi trưởng thành thì sẽ có gai cua cứng, to và có vẻ sẽ dài hơn so với những con cua biển còn nhỏ, còn non. Ngoài ra, độ cứng của phần vỏ thân cua cũng một phần nói lên độ săn chắc thịt của con cua, nên lựa chọn những con cua có phần vỏ cứng.

Đi vào cách luộc cua biển ngon, bước đầu tiên khi thực hiện món cua biển luộc, bạn cần chuẩn bị sẵn một vài nguyên liệu rất cơ bản như cua biển, dạo nhọn, nồi to và một số gia vị như muối, tiêu, chanh, ớt.

Cua biển mua về bạn sử dụng phương pháp dùng mũi dao nhọn, đâm nhẹ nhàng vào phần thân cua, đặc biệt là phần yếm và giữ nguyên trong vòng 1 đến 2 phút. Sau khi làm chết cua, bạn rửa sạch hết tất cả các vết đất, bùn hay vết dơ ở các phần yếm, càng và mai cua.

Có nhiều người không chú ý bước làm chết cua kỹ càng và cẩn thận, vì thế khi luộc cua sẽ còn ở trạng thái sống, chân và càng cua sẽ cọ nguậy và dẫn đến tình trạng bị bung dây. Phương pháp làm chết cua sẽ giúp bạn giữ được hình thái cua trong quá trình luộc, hạn chế tình trạng càng cua hay chân cua bị rụng, bung sau khi luộc.

Sau khi làm chết cua, bạn cần chú ý buộc dây toàn thân cả con cua biển sao cho không quá chặt, cũng không được để bị lỏng lẻo. Chọn dây buộc có độ to và độ bám chặt vừa phải, thích hợp và tiến hành buộc thân cua như bình thường. Chuẩn bị một chiếc nồi có độ to vừa, sắp xếp số cua cần luộc vào nồi cho thật ngay ngắn, tránh tình trạng xếp cua chồng chéo, chất đống, nằm chặt khít quá nhiều lên nhau, mà nên để chồng nhau vừa đủ.

Có một mẹo vặt nhỏ, nếu bạn muốn món cua biển luộc của mình có mùi thơm hấp dẫn hơn, màu sắc đẹp mắt hơn và vị cua biển sau khi luộc đậm đà hơn, bạn nên chuẩn bị một vài nhánh sả, một vài lát gừng mỏng, cho vào nồi.

Lưu ý nên xếp sả và lát gừng phía dưới đáy nồi như thể là một lớp lót cho cua nằm phía bên trên. Khi luộc cua, mực nước trong nồi nên đổ lưng chừng ngang với số cua có trong nồi, hoặc chỉ đổ mực nước cao nhỉnh hơn một tí chừng một lóng ngón tay là tốt nhất. Đặt nồi lên bếp và tiến hành luộc cua.

Quá trình luộc cua biển nên diễn ra ở độ lửa vừa, không quá to cũng không quá nhỏ. Sau khoảng 5 phút đầu luộc cua, bạn nên canh đủ thời gian và tạm thời tắt lửa, giữ cho cua được nóng trong nồi chừng 3 phút cho cua biển được chín, thịt trở mềm hẳn nhưng vẫn còn độ săn.

Có một chú ý nhỏ cho bạn khi luộc cua biển, đó là bạn phải canh chừng đủ thời gian luộc cua sao cho cua chín, mềm hẳn, tránh tình trạng luộc sơ, luộc cua chưa chín hẳn, vì như thế sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng gây ngộ độc khi ăn.

Sau khi cua biển trong nồi đạt được mức chín hẳn hoàn toàn, bạn cẩn thận vớt cua ra và để trong dĩa, tranh thủ thưởng thức cua khi còn nóng để có vị ngọt và đặ trưng của thịt cua. Không nên để cua nguội rồi mới thưởng thức để tránh tình trạng cua có mùi tanh, mùi khó chịu. Món cua biển luộc này thường được dùng ăn kèm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt tùy theo khẩu vị và dùng trong các bữa ăn hằng ngày hoặc dùng trong các bữa tiệc nhậu, nhâm nhi với bia.

Cách Nấu Vịt Hấp Chao Không Phải Ai Cũng Biết

Cách nấu vịt hấp chao cực dễ chiêu đãi gia đình

Nguyên liệu làm món vịt hấp chao

600g thịt vịt, bạn chọn vịt không quá to, 600g được cỡ 1/4 con vịt là vừa đủ.

300g khoai môn

1 bó rau muống để ăn kèm

1 trái dừa xiêm chắt lấy nước.

Bún tươi, khoảng 500g là được

7 đến 8 viên chao đỏ

1 củ hành khô, 4 tép tỏi, 3 quả ớt

Cùng các loại gia vị mắm muối khác…

Cách làm món vịt hấp bia ăn ngon tuyệt đỉnh, khử mùi hôi thịt vịt cực chất

Cách làm vịt hấp chao ngon tuyệt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên để có món vịt hấp chao ngon, chúng ta cần khử mùi cho vịt bằng cách dùng gừng đập dập và rượu chà sát, bóp đều lên vịt, sau đó xả qua nước lạnh là được. Tiếp theo bạn chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Khoai môn bạn gọt vỏ sau đó rửa lại cho sạch rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn và nhớ ngâm với nước muối loãng để tránh màu khoai chuyển sang thâm đen. Chuẩn bị chảo dầu và cho khoai môn vào chiên sơ cho tới khi thấy khoai chín vàng đều các mặt thì vớt ra, để ráo dầu.

Hành khô và tỏi bạn lột vỏ rồi băm nhỏ, ớt bạn rửa sạch, bỏ cuống rồi thái lát mỏng hoặc băm nhỏ luôn. Riêng phần rau muống bạn rửa sạch, nhặt lấy phần ngọn mềm rồi để ráo nước.

Bước 2: Chế biến vịt hấp chao

Thịt vịt sau khi chặt nhỏ và để ráo, bạn cho vào tô chung với một nửa chỗ hành tỏi băm, thêm ớt băm, 5 miếng chao, đường, tiêu và mì chính rồi trộn lên cho thật đều, ướp hơn nửa tiếng cho thịt vịt ngấm gia vị.

Đun nóng một ít dầu trong nồi, khi dầu nóng thì cho phần hành tỏi băm còn lại vào phi lên cho thật thơm. Tiếp tục trút phần thịt vịt đã ướp vào xào cho tới khi vịt chín tới, săn lại.

Bạn trút phần nước dừa vào, nếu ít thì có thể chế thêm nước sau cho ngập mặt thịt, hạ lửa nhỏ xuống một chút và nấu tiếp cho tới khi vịt chín hẳn. Bây giờ bạn cho tiếp khoai môn vào đun tới khi khoai chín mềm, nêm nếm lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp là xong.

Cách làm món vịt hấp muối nấu cực dễ, ăn cực ngon, cả nhà cực vui vẻ

Bước 3: Trang trí và thưởng thức

Cách làm vịt hấp chao đã hoàn thành xong rồi đấy. Bạn có thể ăn kèm món này với bún hoặc ăn theo kiểu lẩu với rau muống. Tất nhiên không thể thiếu đó là phần nước chấm rồi.

Để làm nước chấm chao, bạn pha một hỗn hợp theo công thức: 2 viên chao tán nhuyễn, nửa muỗng đường, ít nước cốt chanh, tỏi và ớt băm, khuấy đều cho hoà tan vào nhau là xong.

Cách làm món vịt nướng chao ngon điên đảo

Chuẩn bị nguyên liệu món vịt nướng chao

2 thìa canh chao

Tỏi băm

1 thìa cà phê dầu hào

1 thìa canh đường

1 thìa canh xì dầu

1 thìa cà phê ớt bột

Nửa thìa cà phê muối

Nửa thìa cà phê tiêu

1 ít cà tím và đậu bắp

Cách làm vịt nướng lu ai ăn cũng phải trầm trồ khen ngợi

Cách ướp vịt nướng chao

Bước 1:

Thịt vịt bạn sơ chế sạch sẽ rồi ngâm với nước muối loãng để khử mùi hôi của thịt vịt, sau đó xả lại bằng nước sạch.

Bước 2:

Pha xong bạn dùng một nửa hoặc 2/3 số hỗn hợp này cho vào cùng vịt, trộn đều và ướp tầm nửa tiếng cho ngấm đều gia vị.

Cách nướng vịt với chao

Vịt nướng chao bằng lò nướng: Bạn cũng xếp thịt lên vỉ như thường lệ, mở lò ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút. Sau khi lò nóng bạn cho thịt vịt vào nướng ở nhiệt độ 180 độ C.

Cũng giống như nướng lò nướng, sau 15 phút nướng thì bạn lấy vịt ra và quết thêm 1 lớp sốt hỗn hợp nữa để làm cho thịt không bị khô và trở lại để nướng tiếp 10 phút.

Làm nước chấm vịt nướng chao

Bạn có thể tận dụng những gia vị có sẵn tại nhà để làm nước chấm vịt nướng chao như đường, chao, chanh, gừng, ớt cùng tỏi băm nhuyễn. Chắc chắn nước chấm thần thánh này sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Cách làm vịt hấp chao không có gì quá khó phải không nào, công thức đã có rồi, còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hành ngay nào!

Yummyday.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Cách Nấu Hủ Tiếu Miền Tây Ngon Không Phải Ai Cũng Biết trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!