Bạn đang xem bài viết Cơm Lứt Hạt Kê Thực Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cơm lứt hạt kê thực dưỡng
Nguyên liệu
1 lon gạo lứt2. 1/4 lon nước lã3. 1/4 lon kê4. 1/4 muỗng cà phê muối
Cách làm
Bước 1: Đãi kê, ngâm 15 phút rồi vớt ra để ráo
Hạt kê tách vỏ
Bước 2: Gạo lứt vo đãi sạch sẽ, ngâm nước 1-2 tiếng thì vớt ra
Gạo lứt
Bước 3: Thêm nước sạch vào nước ngâm cho đủ 2 lon đổ vào nồi, đậy vung, đun lửa lớn cho nhanh sôi. Bỏ gạo vào, dùng đũa khuấy đều rồi đậy vung lại, để sôi lại 10 phút. Mở vung, nêm muối, khuấy đảo nhẹ và nấu gạo với nước. Cơm cạn nước, mở vung, bỏ kê vào, dùng đũa trộn đều và đậy vung nấu tiếp cho chín
Bước 4: Đợi cơm chín lấy ra bát, ăn cùng muối vừng
Cơm lứt hạt kê
Bột Rau Cải Bó Xôi…
35.000 đ
45.000 đ
Bột rau diếp cá nguyên…
30.000 đ
35.000 đ
Bột Cần Tây Nguyên…
35.000 đ
45.000 đ
Bột Lá Bánh Gai Khô…
30.000 đ
35.000 đ
Bột Củ Dền Đỏ Nguyên…
35.000 đ
40.000 đ
Hoa Đậu Biếc Khô…
60.000 đ
70.000 đ
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Với Hạt Kê
Hạt kê tuy không phải là thực phẩm phổ biến trong thực đơn ăn dặm của bé trước đây, nhưng hiện nay thì các món cháo hạt kê bắt đầu được các bà mẹ chú ý và bổ sung vào thực đơn của con mình và độ tuổi bắt đầu có thể làm quen cũng từ 6 đến 8 tháng tuổi.
Hạt kê dễ tiêu hóa, không gluten và ít gây dị ứng ở trẻ
Theo đó, hạt kê dễ tiêu hóa, không gluten và ít gây dị ứng. Hạt kê rất giàu protein, vitamin, phốt pho, kali, sắt, mangan, đồng, kẽm, chất xơ cao. Bên cạnh đó, loại ngũ cốc này còn chứa một số loại axit amin đáng chú ý như lecithin, methionine và axit phytic có thể góp phần làm giảm nguy cơ ung thư và giảm cholesterol trong máu.
Khi nấu hạt kê, mẹ nên vo sạch, để ráo, có thể rang khô và mang xay nhuyễn. Dùng lượng nước khoảng một ly 220ml nấu sôi, cho bột kê vào nấu lửa nhỏ, khuấy thường xuyên. Đến khi bột kê sôi khoảng 10 phút, mẹ có thể kiểm tra xem cháo đã chín chưa nếu chưa thì có thể nấu thêm vài phút là được. Có một cách nấu khác là ngâm hạt kê nguyên với nước ấm sau đó mang đi nấu chín nhừ thành cháo là được.
Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm với hạt kê:
Mẹ nên cho bé tập ăn 1-3 thìa cà phê trong 3-4 ngày để con quen và quan sát xem có dị ứng hay không.
Tùy vào thời điểm ăn của con mà mẹ có thể xay hoặc nghiền nhuyễn để có độ thô phù hợp với bé.
Sau khi con ăn quen có thể tăng lượng.
Có thể thêm rau, củ, quả, trái cây, thực phẩm giàu đạm để món cháo kê ngon hơn, hấp dẫn bé hơn.
Chia sẻ bài viết qua:
Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Mềm Ngon Cho Thực Đơn Giảm Cân Bổ Dưỡng
1. Công thức nấu cơm gạo lứt cơ bản với dụng cụ cơ bản nhất tại nhà
1.1. Nguyên liệu
1 chén gạo lứt chưa nấu
Nước lọc, hoặc nước dùng (Liều lượng tùy thuộc phương pháp, dụng cụ nấu)
1 thìa cà phê muối ăn (hoặc gia giảm tùy theo khẩu vị của bạn)
1.2. Nên dùng tỷ lệ nước bao nhiêu để nấu cơm gạo lứt mềm ngon?
Đối với gạo lứt, tỷ lệ nước – gạo là 2:1, hoặc 1 chén gạo lứt thì đong 2,5 chén nước lọc. Trước đó, hãy ngâm gạo lứt trong một vật chứa sạch, có nắp đậy, giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 6 giờ hoặc qua đêm.
1.3. Các phương pháp nấu cơm gạo lứt tẻ mềm ngon
1.3.1. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng. Do đó, bạn không thể nấu gạo lứt giống như gạo trắng trong nồi cơm điện như bình thường được. Theo đó, bạn cần thực hiện một số thao tác sau đây:
Rửa sạch gạo và để ráo gạo lứt.
Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ 1,5 cốc nước.
Thêm 1/2 thìa cà phê muối vào, dàn gạo đều, đậy nắp.
Nhấn nút “Cook” để bắt đầu nấu cơm.
Khoảng nửa tiếng sau, mở nắp nồi cơm kiểm tra cơm chín mềm rồi thì có thể đậy nắp thêm 10 phút nữa rồi tắt điện.
Mở nắp nồi, để cơm “nghỉ” 5 phút rồi mới xới ra thưởng thức.
1.3.2. Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt hấp bằng nồi thường và bếp ga
Gạo lứt là loại gạo vẫn còn nguyên lớp vỏ cám trên vỏ. Thế nên, sau khi nấu chín có thể trở nên dính dẻo bên ngoài. Khi sử dụng ít nước, thời gian nấu cơm gạo lứt sẽ lâu hơn và kết quả là cơm quá chín. Bằng cách đun sôi nhiều nước, rồi cho gạo vào nấu chung nửa tiếng, rồi vớt ra ráo, sau đó hấp bằng hơi nóng trong nồi sẽ giúp các gluten gây bám dính được rửa sạch. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
Rửa gạo lứt sơ qua nước sạch, rồi cho gạo vào lưới lọc và ngâm vào thau nước lạnh.
Dùng tay vo sạch gạo lứt nhiều lần.
Trong lúc đó, bạn đổ 5 hoặc 12 cốc nước dùng/ nước lọc vào nồi sạch, bắc lên bếp ga đun lửa lớn.
Nước sôi, bạn đổ gạo lứt vào khuấy đều, vặn nhiệt độ nhỏ xuống và đậy nắp lại nấu.
Canh khoảng nửa tiếng sau thì mở nắp khuấy gạo một lần.
Nấu chừng 30 – 35 phút là cơm gạo lứt chín mềm.
Vớt cơm ra, để ráo nước và đổ hết phần nước trong nồi, hoặc đổ vào nồi khác.
Tắt lửa, cho gạo trở lại vào nồi vừa nấu, đậy nắp thật chặt. Ủ cơm khoảng 10 phút sau thì có thể xới cơm với muối và thưởng thức.
1.3.3. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất
Khi dùng nồi áp suất, bạn cần giảm nước ít hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn (2 cốc nước cho 1 chén gạo). Theo đó, lượng nước tốt nhất là khoảng 1,5 cốc. Các bước thực hiện như sau:
Trước hết, bạn cũng vo sạch gạo, rồi để ráo.
Quét, hoặc xịt, một lớp dầu thực vật thật mỏng xuống đáy nồi áp suất.
Cho gạo lứt vào nồi áp suất, trộn muối và đổ nước lọc vào khuấy đều.
Khóa nắp, đặt van hơi ở mức mặc định.
Sau thời gian nấu, bạn mở nút áp suất giải phóng tự nhiên khoảng 10 phút, rồi xả van.
Cuối cùng, xới cơm chín mịn màng ra và thưởng thức ngay nào.
1.3.4. Hướng dẫn cách nấu gạo lứt đỏ bằng nồi đất nung và nồi áp suất
Sau khi ngâm và vo sơ gạo, bạn giữ nguyên phần nước ngâm đổ vào nồi đất. Thêm 1/4 thìa cà phê muối ăn (hoặc ít hơn) vào khuấy tan với nước ngâm gạo. Đặt nồi đất lên trên một cái rế sạch, rồi cho toàn bộ dụng cụ vào nồi áp suất.
Tiếp đến, bạn điều chỉnh phần nước nấu gạo sao cho chiếm 2/3 lòng nồi đất, đậy nắp lại. Lắp gioăng và mặt nồi áp suất với nhau, xoáy chặt và bắt đầu đun. Nấu đến khi nước sôi, bắt đầu nhe tiếng “xùy xùy”, bạn hạ lửa xuống mức vừa.
1.3.5. Các bước nấu cơm gạo lứt bằng lò nướng
Cách nấu cơm gạo lứt này cũng khá đơn giản, đem đến hương vị mới lạ cho món ăn bổ dưỡng. Theo đó, sau khi vo gạo, bạn đổ 1 chén gạo lứt với 2,5 chén nước vào 1 cái chảo/ nồi sạch (loại chảo dùng cho lò nướng). Thêm 1/2 thìa cà phê muối vào (có thể thêm ít bơ cho thơm ngon), phủ lên trên bằng một lớp giấy bạc. Cho chảo vào lò nướng 1 giờ ở mức 175 độ C. Sau thời gian này, lấy chảo cơm ra, để yên vài phút. Cuối cùng, mở chảo cơm và xới lên, múc ra thưởng thức.
1.4. Thời gian nấu cơm gạo lứt bao lâu thì chín?
Mặc dù có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, mang nhiều tác dụng dinh dưỡng rõ ràng hơn so với gạo trắng, nhưng loại thực phẩm này có một nhược điểm không thể phủ nhận. Đó là bạn phải mất rất nhiều thời gian để chế biến gạo lứt. Sau khi nồi cơm nấu sôi, bạn cần vặn lửa nhỏ và đặt hẹn giờ. Về tiêu chuẩn, có thể mất 45 – 55 phút để nấu cơm gạo lứt chín mềm và thơm ngon.
Vẫn có cách giúp bạn nấu gạo lứt nhanh hơn nhiều, nếu bạn chịu khó dành chút thời gian để thực hiện vài bước ở khâu sơ chế. Theo đó, bạn nên ngâm nước gạo lứt vào đêm trước khi nấu. Đồng thời, lựa chọn tỷ lệ nước phù hợp để nấu cơm gạo lứt thơm mềm đúng chuẩn. Kết quả cho thấy, thời gian gạo lức thành cơm sẽ giảm từ 45 phút xuống còn khoảng 20 phút hoặc hơn một chút.
1.5. Cơm gạo lứt để được bao lâu?
2. Hướng dẫn những cách nấu cơm gạo lứt giảm cân với các loại hạt
2.1. Nguyên liệu
Gạo lứt đỏ: 500 gram (2 chén)
Đậu đỏ hoặc đậu đen: 1/4 chén
Nước lọc: 3,5 – 4 chén
Muối biển: 1/4 thìa cà phê
2.2. Các bước nấu cơm gạo lứt với nhiều loại đậu
Vớt đậu, gạo ra 2 rổ riêng cho ráo bớt nước.
Bắc nồi, cho đậu và ít muối, nước lọc ngập nồi, nấu sôi thì hạ lửa liu riu ninh trong nửa tiếng. Sau thời gian này, vớt đậu ra, giữ phần nước lại.
Đổ cả nước nấu đậu, đậu vào nồi áp suất. Khi này, bạn thêm cả gạo lứt vào cùng với lượng nước lọc, muối còn lại.
Đậy nắp nồi áp suất, bắt đầu nấu với lửa trung bình.
Nước trong nồi sôi và có tiếng kêu, bạn hạ lửa mức thấp nhất để nấu thêm 45 – 50 phút nữa.
Cuối cùng, tắt bếp, để yên cơm 5 phút mới xới ra và thưởng thức.
3. Cách nấu cơm gạo lứt muối mè theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa
3.1. Nguyên liệu
1 lon gạo lứt đỏ
2 lon nước lọc
1/4 cà phê muối hầm
Nguyên liệu làm muối mè ăn với gạo lứt: 3 thìa cà phê mè trắng và 1 thìa cà phê muối ăn (có muối biển càng tốt).
3.2. Cách làm cơm gạo lứt muối mè Ohsawa bằng phương pháp chưng cách thủy
Cách làm muối mè ăn với cơm gạo lứt thực dưỡng: Bạn cho muối vào cối, giã nhuyễn. Cùng lúc đó, bắc chảo rang mè chín vàng. Sau đó, chỉ cần trộn muối với mè vào một chén sạch, hoàn tất món ăn kèm cơm gạo lứt đầy hấp dẫn.
Bạn vo sơ gạo lứt, rồi cho vào tô sạch cùng nước lọc.
Thêm muối hầm vào tô, khuấy nhẹ cho tan.
Đặt tô vào nồi thường, đổ ít nước vào nồi, ngoài tô, bắc lên bếp.
Bật bếp, bắt đầu công đoạn chưng cách thủy để nấu cơm gạo lứt muối mè.
Khi hỗn hợp sôi lần 1 (nấu khoảng nửa tiếng), bạn tắt bếp.
Để yên gạo vừa nấu khoảng 15 phút sau thì tiếp tục bật bếp nấu lần 2.
Đợi cơm sôi lần nữa thì tắt bếp, đợi 5 phút sau xới cơm lên và dùng.
4. Công thức làm cơm gạo lứt chiên kim chi Hàn Quốc mới lạ và hấp dẫn
4.1. Nguyên liệu
1 chén cơm gạo lứt đã nấu
50 gram (Đem cắt thành miếng nhỏ vừa ăn)
1/2 thìa cà phê muối ăn
2 muỗng canh dầu thực vật
50 gram thịt nạc heo bằm
40 gram đậu que (cắt bỏ 2 đầu, rửa nước sạch và thái hạt lựu)
3 tép tỏi bằm
2 củ hành tím băm
Ít tiêu xay (điều chỉnh theo khẩu vị)
1 trứng gà tươi
Ít mè rang chín (để ăn kèm)
4.2. Hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt đỏ chiên kim chi với đậu que, thịt bằm
Trong tô sạch, cho thịt heo với hành tím vào trộn đều. Nêm ít tiêu xay ướp thịt bằm để có vị thơm nồng ngon hơn.
Bắc chảo, cho dầu vào đun nóng lên. Sau đó, thả tỏi vào phi thơm.
Đổ phần đậu que thái lựu vào xào sơ cho chín mềm, có màu xanh tươi hơn thì cho tiếp thịt bằm vào xào cùng.
Múc 2 muỗng canh nước lọc vào chảo, nấu thêm 2 – 3 phút nữa thì cho kim chi vào.
Xào sơ nguyên liệu, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cuối cùng, đổ chén cơm gạo lứt vào xào cùng, thêm ít dầu ăn vào nữa để cơm không bị khô.
Nguyên liệu hòa quyện, bạn dọn ra dĩa.
Đập trứng vào chảo làm ốp la kiểu hồng đào (chín tái), trang trí lên trên dĩa cơm với ít mè rang và thưởng thức.
5. Cơm gạo lứt có tác dụng gì?
(hay gạo lức) là một loại ngũ cốc nguyên vẹn có chứa cả phần cám và mầm. Do đó, đây là một sự thay thế nhiều chất xơ hơn so với gạo nếp trắng thông thường. Trung bình, cứ nửa chén gạo lứt chứa khoảng 1,7 gram tinh bột kháng – một loại carbonhydrate lành mạnh, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Thêm vào đó, gạo lứt còn là một thực phẩm chứa ít năng lượng. Có nhĩa là, loại gạo này nặng và dày, nhưng lại cực kì ít calo. Do đó, đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho theo chế độ khoa học.
Hơn thế nữa, gạo lứt giàu chất chống oxy hóa và magie, giúp ngăn ngừa và chữa một số bệnh đã được khoa học thực nghiệm. Thế nên, đây là món ăn được các chuyên gia y tế khuyến nghị người bệnh tiểu đường, tim mạch, hen suyễn nên dùng. Thành phần anthocyanin giúp gạo lứt có màu đỏ bắt mắt và giá trị dinh dưỡng cao hơn các giống lúa khác. Ngoài ra, mức độ oxy trong cơ thể cũng được cải thiện nếu thường xuyên tiêu thụ các món ăn ngon nấu từ gạo lứt. Nhờ đó, nâng cao tâm trạng, giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày.
6. Nấu cơm gạo lứt cần lưu ý những gì để đạt độ mềm ngon đúng chuẩn?
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ sẵn sàng: Để nấu gạo lứt nguyên hạt, cần dùng chảo có nắp đậy kín. Đồng thời, nấu cơm với nước muối pha loãng, lửa nhỏ nhất, đảm bảo gạo sôi ở mức thấp nhất.
Chọn nồi nấu phù hợp: Khi nấu cơm gạo lứt, cần chọn nồi lớn. Bề mặt vật dụng chế biến lớn giúp nhiệt phân tán đều hơn.
Bám sát tỷ lệ: Đối với gạo lứt, tỷ lệ gạo – nước là 1 chén gạo khô thì dùng 2,5 chén nước lọc.
Canh đúng thời gian nấu: Khi nấu một mẻ gạo lứt ít (<1 chén), thời gian nấu có thể thay đổi rất nhiều. Điều này còn tùy thuộc vào loại bếp bạn sử dụng. Thông thường, để nấu chín gạo lứt, bạn cần 40 – 50 phút nấu. Tuy nhiên, sau nửa tiếng nấu cơm gạo lứt, hãy mở nắp nồi kiểm tra và xới nhẹ để đảm bảo cơm không bị cháy khét dưới đáy nồi.
Để cơm “nghỉ” trước khi xới: Sau khi nấu cơm gạo lứt, hãy để yên ít nhất 5 phút không đậy nắp. Sau đó mới xới cơm và thưởng thức. Khoảng thời gian này cho phép các hạt gạo nguội đi mọt chút và cứng dần lại, để gạo không bị vỡ khi múc ra.
Thùy Trâm dịch và tổng hợp
Những Món Ăn Thực Dưỡng Làm Từ Gạo Lứt
Cơm gạo lứt –
món ăn thực dưỡng
cơ bản nhất
Trong các món ăn thực dưỡng, cơm gạo lứt là món dễ chế biến nhất từ gạo lứt. Món ăn này, bạn có thể dùng chung với rau củ hấp, xào, luộc hoặc các món kho như tàu hủ, rau củ,….
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cơm gạo lứt với các loại đậu để có món cơm gạo lứt đậu đen hay cơm gạo lứt đậu đỏ,…làm tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn ngon mà lại giúp bạn thay đổi khẩu vị, không lo bị ngán.
Và đặc biệt, cơm gạo lứt muối mè là món ăn thực dưỡng phổ biến nhất. Đây là món ăn trong cách ăn số 7 mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.
Dù là món ăn đơn giản nhưng cách nấu đòi hỏi sự chăm chút, cẩn thận từ việc chọn gạo đến dụng cụ nấu, thời gian và kỹ thuật nấu thì mới cơm mới dẻo thơm mà lại không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của gạo lứt.
Món ăn thực dưỡng
từ gạo lứt với thực phẩm thay thế cơm
Bên cạnh các món cơm, ngày nay gạo lứt cũng có thể chế biến thành các loại thực phẩm thay thế như bún, phở, hủ tiếu, mì quảng,…nhưng vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng tốt và làm cho bữa ăn thêm đa dạng món ăn thực dưỡng ngon cho gia đình.
Từ các loại thực phẩm từ gạo lứt thay thế cơm kể trên, bạn có thể nấu thành các món khác nhau. Thực dưỡng gợi ý cho bạn những món ăn đơn giản, dễ thực hiện:
Hủ tiếu hay phở lứt nấu với rau củ
Mì quảng áp chảo
Bún riêu lứt
Bún xào
Bún lứt đậu tía tô
….
Món ăn thực dưỡng phụ: Bánh ăn vặt
Ngoài những bữa ăn chính, thì các món ăn vặt không thể không kể đến. Các món ăn thực dưỡng phụ này tuy chỉ là món ăn chơi nhưng cũng là món được nhiều chị em yêu thích.
Các loại bánh ăn vặt là từ gạo lứt có thể kể đến là bánh ống lứt, bánh cốm lứt, cốm gạo lứt, bánh quy, bánh que, bánh tráng lứt.
Được sản xuất hoàn thành bằng 100% gạo lứt kết hợp chút vị mặn của muối, vị béo của bơ mè khiến những ai đã ăn qua sẽ muốn ăn thêm nữa.
Không chỉ là món ăn chơi lúc rãnh rỗi, trong khi làm việc mà có thể thay thế món ăn sáng nếu bạn không có thời gian chuẩn bị cho bữa sáng.
Trà gạo lứt
Trà gạo lứt rang hay trà ngũ cốc là những loại trà không thể thiếu bên cạnh các món ăn thực dưỡng thơm ngon, đặc biệt với những người yêu thích trà thì càng không thể bỏ qua.
Khác với loại trà xanh bạn thường nghe, trà thực dưỡng này được làm từ hạt gạo lứt nguyên cám rang lên rồi nấu với nước sôi hoặc kết hợp thêm các loại đậu hoặc loại trà khác (trà sen, trà bancha,..).
Với thành phần chính là gạo lứt nên trà gạo lứt rang, trà ngũ cốc cũng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh lọc cơ thể, phòng ngừa ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa và người bị bệnh tiểu đường, mang lại làn da khỏe mạnh và giữ vóc dáng cân đối cho các chị em phụ nữ.
Cách nấu trà gạo lứt rang, Trà ngũ cốc:
– Nấu sôi 3 muỗng canh trà với 750ml nước.
– Hãm trà trong bình thuỷ nước, trà sẽ trong và thơm ngon hơn.
– Có thể kết hợp với trà đậu đỏ (bổ thận), trà củ sen (bổ phổi)
Bột gạo lứt
Đối với những người bị đau bao tử, răng yếu, suy nhược, từ gạo lứt có thể xay ra thành bột rồi nấu với nước sôi ăn thay cơm lứt.
Hoặc đối với người giảm cân, bạn có thể pha 200ml nước sôi vào 3 muỗng cà phê bột gạo lứt để có món thức uống dinh dưỡng, hữu hiệu trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, bột gạo lứt có thể dùng để làm các loại bánh bông lan, bánh su thơm ngon, bổ sung vào thực đơn các món ăn thực dưỡng.
Từ nay bạn đỡ phải mất thời gian suy nghĩ xem nên ăn cơm gạo lứt với gì mà thay vào đó là các món ăn thực dưỡng từ gạo lứt kể trên. Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực thực dưỡng thì có thể sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon đãi cả nhà nữa đó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cơm Lứt Hạt Kê Thực Dưỡng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!