Xu Hướng 6/2023 # Công Thức Trộn Thức Ăn Cho Vịt Mang Hiệu Quả Cao # Top 11 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Thức Trộn Thức Ăn Cho Vịt Mang Hiệu Quả Cao # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Công Thức Trộn Thức Ăn Cho Vịt Mang Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt

Một chế độ ăn uống phù hợp cho vịt cần phải đáp ứng đầy đủ  những yêu cầu sau: Thức ăn giàu Protein, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu Vitamin và thức ăn có chứa nhiều hợp chất khoáng. Để có thể thiết lập được công thức phối trộn thức ăn cho vịt đem lại hiệu quả cao nhất chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về những loại thức ăn đã liệt kê ở trên.

Công thức trộn thức ăn cho vịt chăn nuôi công nghiệp

Thức ăn giàu năng lượng

Loại thức ăn này còn gọi là Carohydrat, nó bao gồm các loại ngũ cốc và những sản phẩm phụ của chúng, hàm lượng Protein của loại thức ăn này vào khoảng 20% và xơ thô khoảng 18%.

Trung bình trong thức ăn có chứa từ 10-12% Protein thô, 75-80% lượng Protein của nhóm thức ăn này thường có chất lượng không cao vì thiếu Lizin, Triptophan cùng Metionin. Trong đó thì Liazin là Acid amin bị hạn chế đầu tiên, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể thay thế loại thức ăn bằng một loại thức ăn cho vịt khác không làm giảm hay tăng dắng kể lượng Protein bên trong khẩu phần ăn.

Hàm lượng chất béo có trong loại thức ăn giàu dinh dưỡng thường ở mức 2-5%, tuy nhiên cũng có không ít sản phẩm phụ gia như cám lúa lại chứa đến 23% chất béo. Dạng chất béo có trong thức ăn cơ sở thường được tạo thành từ loại Acid béo không no. 

Thức ăn năng lượng rất giàu Photpho nhưng lại nghèo Canxi, theo tính toán thì khoảng 2/3 khối lượng thức ăn là Carbohydrat, khả năng tiêu hóa vào khoảng 95%. Những loại thức ăn giàu năng lượng thường được dùng trong chăn nuôi vị bao gồm: Kê, cao lượng, ngô, thóc, lúa cùng một số sản phẩm phụ của chúng,…

Thóc – Ở các nước trong khu vực Đông Nam, thóc được xem là nguồn lương thực thực phẩm chính được sử dụng phổ biến nhất trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là trong cách chăn nuôi vịt theo phương pháp truyền thống. Hầu hết người dần ở nước ta thường sử dụng thóc làm thức ăn chính và cũng gần như là duy nhất để chăn nuôi vịt, các loại thực phẩm bổ sung khác thường sẽ do vịt tự tìm kiếm trong môi trường sống tự nhiên. Tuy nhiên phương pháp chăn nuôi truyền thồng hiện nay gần như không còn phù hợp vì chúng không thể mang lại hiệu quả kinh tế mà thay vào đó là cách chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tuy nhiên thóc vẫn được sử dụng như là một trong những nguồn thức ăn chính cho vịt.

Năng lượng trao đổi trung bình của thóc thường ở mức 2.630 – 2.860Kcal/kg, tương ứng với 11-12MrJ/Kg chất thô. Tỷ lệ Protein trong thóc chiếm từ 7,8-8,7%, mỡ là 1,2-3,5%, chất xơ là 10-12%. Ngoài ra trong thóc còn chứa một lượng lớn Lizin Acginin và Trytophan cao hơn so với ngô, thế nhưng hàm lượng các khoáng chất có trong thóc lại vô cùng thấp.

Ngô – Đây là loại thức ăn rất giàu năng lượng, nó có mức trao đổi năng lượng vào khoảng 3.100-3.200Kcal, tương ứng với 13-13,5Mk/Kg vật chất khô. Trong đó hàm lượng Protein của ngô là 8-12% ( Trung bình là 9%), lượng chất xơ thô khá thấp ( 4-6%), cao hơn tỷ lệ mỡ trung bình của hầu hết các loại thức ăn giàu năng lượng. Hàm lượng mỡ cao vừa là một ưu điểm mà nó cũng lại là khuyết điểm vì khi sử dụng trong các công thức phối trộn thức ăn cho vị, chúng sẽ dễ dàng làm mất đi vị ngon, khi thức ăn nóng lên thì các loại nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng và vô tình làm giảm đi giá trị dinh dưỡng, đồng thời còn xuất hiện độc tố Aflotoxin. Bên cạnh đó, ngô còn rất nghèo các loại chất khoáng như Mangan ( 7,3%/kg), Canxi ( 0,45%),…

Cao lương – Cao lượng là loại thực vật có rất nhiều ở những vùng nhiệt đới, chúng thường được con người trồng để lấy hạt ( Dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm). Hạt của cây cao lương có hàm lượng Protein rất cao, cao hơn so với ngô nhưng những thành phần dinh dưỡng khác lại thấp hơn. Tuy có hàm lượng Protetin cao hơn ngô thế nhưng giá trị sinh học của Protein có trong hạt cao lượng lại thấp hơn so với thóc, gạo hay ngô. Protein thô có trong cao lương chiếm từ 11-12%, chất xơ là 3,1-3,2%, mỡ là 3,0-3,1%, dẫn xuất không đạm là 70-80%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3.000Kcal ( Ứng với 12,61Mj/Kg chất thô).

Kê – Giá trị dinh dưỡng của kê bằng khoảng 95% ngô trắng, tuy nhiên hạt kê lại thiếu Vitamin A, Protein chiếm khoảng 10-11%, mỡ từ 2,3-2,7%, chất xơ từ 2,2-13,1%, năng lượng trao đổi rơi vào khoảng 2,667-3.192Kcal ( Ứng với 11,2-13,4Mj/Kg chất thô). Trong chế độ ăn uống của vịt con, chúng có thể hấp thu tới 44%. Do hạt kê có kích thước nhỏ hơn so với ngô, thóc và cao lượng nên chúng chỉ thường được dùng trong công thức phối trộn thức ăn cho vịt giò hay vịt đẻ là chủ yếu ( Không cần phải nghiền hay xay nhuyễn).

Công thức trộn thức ăn cho vịt chăn nuôi công nghiệp

Thức ăn giàu Protein

Trong chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho vịt, khối lượng thức ăn giàu năng lượng thường chiếm đến hơn 70%. Chính vì thế mà loại thức ăn giàu Protein không được vượt quá ngưỡng 30%, loại thức ăn này được sử dụng chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu về Protein và nâng cao giá trị dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hằng ngày của vịt. Thức ăn chứa nhiều Protein dành riêng cho vịt thường được khai thác từ hai nguồn chính:

Protein thực vật – Gồm một số loại cây họ đậu như đỗ tương, đậu xanh, khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương,… Đặc điểm chính của những loại thức ăn này là giàu Protein cùng các loại Acid amin thay thế khác. Protein từ các loại đậu rất dễ dàng hòa tan trong nước và còn giàu Lizin nên rất dễ để cho vịt tiêu hóa, hấp thu. Hàm lượng Magie, manga, canxi cùng đồng cao hơn hạt hòa thảo thế nhưng chúng lại nghèo Photpho. Khác biệt với hạt hòa thảo, đa phần các loại đậu đều chứa ít nhiều độc tố, vì thế khi sử dụng chúng trong các công thức chế biến thức ăn cho vịt các bạn cần phải tiến hành xử lý trước, điều này sẽ giúp loại bỏ độc tố và còn nâng cao giá trị dinh dưỡng cho chúng.

Đỗ tương – Đây có thể được xem là nguồn cung cấp Protein cực kỳ dồi dào mà người chăn nuôi vịt không nên bỏ qua, lượng Protein trong đỗ tương chiếm đến hơn 43%, mỡ là 16-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3.600 – 3.700 ( Tương ứng với 15-16 Mj/Kg vật chất thô). Giá trị sinh học mà đỗ tương đem lại khá cao, chúng tương đương với hàm lượng Protein động vật, ngoài ra chúng còn rất giàu Lizin, Acid amin và Triptophan. Tuy nhiên các bạn cần phải lưu ý, khi sử dụng đỗ tương thì nhớ phải rang hay hấp chín để loại bỏ độc tố bên trong, những độc tố tồn tại bên trong đỗ tương nếu không được loại bỏ có thể sẽ tác động lên đường ruột và đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của vịt. 

Lạc – Trong lạc có chứa rất nhiều dầu mỡ, 38-40% trong vỏ và 48-50% là trong nhân. Thường thì người ta sử dụng phụ gia của lạc sau khi ép thành dầu, còn gọi là dầu khô. Dầu chiết xuất từ lạc sẽ được sử dụng như một nguồn thức ăn bổ sung Protein trong chăn nuôi, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi gia cầm. Hàm lượng Protein trong vỏ và khô dầu vào khoảng 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%, tỷ lệ này tương ứng với mức 27,2 và 5,7%.  Tuy có hàm lượng Protein rất cao nhưng giá trị sinh học của Protein có trong lạc thấp hơn so với đỗ tương hay bột cá vì chúng rất nghèo Lizin. Do vậy, khi các bạn dùng khô dầu lạc trong các công thức phối trộn thức ăn cho vịt thì nhớ phải bổ sung thêm một số loại thức ăn chứa nhiều Lizin như đỗ tương, chế phẩm Lizin hay bột cá chẳng hạn.

Protein động vật – Loại thực phẩm này bao gồm những chế phẩm từ động vật như: Bột thịt, bột tôm, bột cá, bột máu,… đây là nguồn thức ăn rất giàu Protein và có đủ các loại Acid amin gần như không thể thay thế được cùng các nguyên tố khoáng, Vitamin quý.

Bột cá – Bột cá là nguồn thức ăn bổ sung Protein tuyệt vời do có chứa đầy đủ các loại Acid amin cần thiết, đặc biệt là Mentionin và Lizin. Hàm lượng dinh dưỡng của bột cá phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu cấu thành, bột cá chế biến từ vây, đầu, cá ướp muối,… chắc chắn không thể nào có giá trị dinh dưỡng cao bằng cá nhạt nguyên con. Thông thường thì bột cá được sản xuất tại Việt Nam có hàm lượng Protein vào khoảng 31-60%, khoáng là 19,6-34,5%, Photpho là 3,5-4,8%,  hệ số tiêu hóa của bột cá cũng khá cao ( 85-90%). Bột cá được làm từ những nguyên liệu có giá trị cao nên khi sử dụng trong công thức phối trộn thưc ăn cho vịt thì bạn cần tính toán sử dụng một cách hợp lý, điều này sẽ giúp giảm giá thành trong chăn nuôi đi rất nhiều.

Bột đầu tôm – Sản phẩm được chế biến từ phần càng, vỏ và đầu tôm, đây là nguồn cung cấp Protein động vật rất giàu các nguyên tố khoáng và có giá trị trong chăn nuôi rất cao, đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm như vịt, gà,… Tuy bột đầu tôm có thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học cao thế nhưng chúng lại thấp hơn so với bột cá cùng bột máu. Lượng Protein có trong bột đầu tôm chiếm từ 33-34%, Lizin là 4-5%, Metionin là 2,7%, ngoài ra sản phẩm còn chứa nhiều loại khoáng chất khác. Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khoảng 10% bột đầu cá trong công thức phối trộn thức ăn cho vịt.

Thức ăn giàu Vitamin và khoáng chất

Thức ăn chứa nhiều khoáng chất thường được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm là: Muối ăn, phốt pho, muối amoni, muối của một số vi lượng, các phức hợp muối có chứa Canxi.

Khoáng đa lượng – Canxi cabonat ( CaCo3) được dùng làm thức ăn để bổ sung Canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của vịt, Canxi cacbonat có khoảng 37%Ca, 0,18%P, 0,3% Na, 0,5% K và khoảng dưới 5% Si ( Dùng dưới dạng bột mịn). Đá vôi có khoảng 32-36%Ca, 1-2% là Mg, 3-4% là Si, S và F, cũng tương tự như với Canxi cacbonat, đá vôi cũng được dùng chủ yếu dưới dạng bột mịn. Bột vỏ trứng và vỏ sò: Trong bột vỏ sò có 33% là Ca, hơn 6% là P và nó cũng là nguồn bổ sung Canxi rất tốt cho gia cầm. Bột xương: Sản phẩm này được chế biến chủ yếu từ xương động vật, nó chứa khoảng 26-30% là Ca, 14-16% là P, ngoài ra còn có Na, K cùng nhiều nguyên tố đa lượng có lợi khác.

Khoáng vi lượng – Coban Clorua ( CoCl2-6H2O) có dạng bột màu đỏ hồng, chúng rất dễ tan trong nước và có chứa đến 24% Co, sản phẩm này thường dùng để bổ sung Coban trong khẩu phần ăn của gia cầm nói chung, các bạn hoàn toàn có thể thay thế Coban Clorua bằng Coban Cacbonat hay Caoban Axetat đều được.  Mangan Sunfat ( MnSO4, 5H2O) có dạng tinh thể màu hồng xám, lượng Mangan chiếm khoảng 23%, nó dễ tan trong nước và mục đích sử dụng chính là bổ sung Mangan cho gia cầm ( Có thể dùng Mangan Cacbonat để thay thế).

Thực phẩm bổ sung Vitamin – Bổ sung các loại Vitamin cùng hỗn hợp thức ăn được dùng dưới dạng Premix Vitamin và hỗn hợp đồng nhất các loại Vitamin D, A, E, B1, B2, B12, K, PP kháng sinh phòng bệnh, chống Oxy hóa. Ở Việt Nam thì Premix Vitamin thường được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN-3142-79, có 3 loại Premix chính dùng cho gà và vịt ở từng giai đoạn tương ứng là: Premix Vitamin cho vịt con và vịt thịt giai đoạn 1, Premix Vitamin dành cho vịt thịt giai đoạn 2, Premix Vitamin cho vịt trong thời kỳ sinh nở. Ngoài 3 loại Premix Vitamin đã liệt kê ở trên, chúng ta còn có một số loại nguyên liệu chuyền dung gia cầm như Fumevit. Sản phẩm này là hỗn hợp Vitamin A, E, D3, Mention và Furazalidon, chuyên dùng để phòng bệnh bạch lị, cầu trùng cho vịt và gà. 

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt theo từng giai đoạn

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt con

Công thức trộn thức ăn cho vịt con

Tên nguyên liệu Tỷ lệ trộn theo % khối lượng

Bột ngô 40-50

Cám gạo 20-30

Khô dầu 18

Bột cá/Bột đầu tôm 10

Bột xương/Vỏ cứng 2

Vitamin A,D,E, Premix khoáng 1

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt giò, vịt thịt

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt giò, vịt thịt

Tên nguyên liệu Tỷ lệ trộn theo % khối lượng

Bột ngô 40-50

Cám gạo 20-30

Khô dầu 15

Bột cá/Bột đầu tôm 10

Vitamin A,D,E, Premix khoáng 1

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt đẻ

Tên nguyên liệu Tỷ lệ trộn theo % khối lượng

Bột ngô 40-50

Cám gạo 25-35

Khô dầu 18

Bột cá/Bột đầu tôm 5-7

Bột xương 2

Vitamin A,D,E, Premix khoáng 1

Tham khảo công thức phối trộn thức ăn tinh tại các trại vịt giống

Nguyên liệu Tỷ lệ theo % khối lượng

vịt 0-3 tuần vịt 4-8 tuần vỗ béo vịt

Thóc/tấm 45 66 60

Gạo lức 0 0 15

Khoai mì 16.5 7 0

Cám ngô 20.5 12 9

Cám gạo 10 9 8

Bột cá/Bột giun 6 4 6

Bột đậu nành 1 1 1

Khô dầu 1 1 1

Hướng dẫn cách cho vịt ăn theo từng giai đoạn

Hướng dẫn cách cho vịt ăn theo giai đoạn

Ngày tuổi Thức ăn (g/con/ngày) Ngày tuổi Thức ăn (g/con/ngày)

1 3.5 11 38.5

2 7 12 42

3 10.5 13 45.5

4 14 14 49

5 17.5 15 52.5

6 21 16 56

7 24.5 17 59.5

8 28 18 62

9 34.5 19 66.5

10 35.5 20 70

    21 73.

Lượng thức ăn cho vịt theo ngày

Tuần tuổi Lượng cho ăn (g/con/ngày)

5-14 90

15-16 100

17-18 110

19-20 125

21-22 140

Lưu ý: Trước khi tiến hành cho vịt ăn hay uống bà con nông dân nhớ phải dọn máng và loại bỏ những thức ăn còn dư thừa bên trong dụng cụ cho ăn để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.

Cách Thiết Kế Công Thức Phối Trộn Thức Ăn Cho Vịt Khoa Học Và Hiệu Quả

Thức ăn phối hợp cho vịt có thể chia là mấy loại như sau:

1.Thức ăn phối hợp toàn giá trị

Chủng loại và số lượng có chứa thành phần dinh dưỡng trong thức ăn phối hợp toàn giá trị đều có thể thỏa mãn nhu cầu của vịt đẻ.

2.Thức ăn cô đặc

Thức ăn cô đặc là loại thức ăn phối hợp được tạo nên trong công thức ăn toàn giá trị đã loại bỏ ngô và cao lương ( có khi còn loại bỏ cả một bộ phận thức ăn protein). Thức ăn cô đặc chiếm khoảng từ 15% – 50% thức ăn toàn giá trị.

3.Thức ăn trộn sẵn

Thức ăn trộn sẵn là loại thức ăn hỗn hợp được tạo nên trong công thức ăn protein như các loại khô, bã. Trong đó chứa các loại khoáng chất và chất bổ sung khác. Thức ăn trộn sẵn lại được chia làm hai loại là thúc ăn trộn sẵn vô cơ (bao gồm thức ăn trộn sẵn thuộc thức ăn khoáng chất toàn phần, chiếm khoảng 5% – 10% thức ăn toàn giá trị toàn phần) và thức ăn trộn sẵn (không bao gồm chất khoáng bằng lượng chủ yếu, như thức ăn trộn sẵn của thức ăn canxi, photpho, chủ yếu là chất hỗn hợp của nhiều loại như chất khoáng vi lượng, vitamin, chất bổ sung vi lượng khác và chất truyền tải hoặc chất pha loãng, chúng chiếm khoảng từ 0.5% – 5% thức ăn toàn giá trị.

Dựa theo hình dạng thức ăn chăn nuôi còn có thể chia thức ăn phối hợp thành loại bột và loại hột.

1.Phối hợp pha chế khẩu phần thức ăn hàng ngày

Thiết kế một cách hợp lý công thức pha chế thức ăn là một khâu quan trọng để chăn nuôi vịt một cách khoa học. Khi thiết kế công thức ăn pha chế thức ăn chăn nuôi vừa phải xem xét tới nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm sinh lý của vịt, lại vừa phải sử dụng một cách hợp lý các loại nguồn thức ăn, mới có thể thiết kế ra công thức pha chế thức ăn đạt được hiệu quả chăn nuôi và lợi ích kinh tế tốt nhất. Thiết kế công thức pha chế thức ăn chăn nuôi là một công tác có tính kĩ thuật và tính thực tiễn rất cao, không những đòi hỏi phải có kiến thức về khoa học dinh dưỡng và chế biến thức ăn nhất định,mà còn đòi hỏi phải có một kinh nghiệm thực tiễn chăn nuôi nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, căn cứ vào chất dinh dưỡng quy định trong tiêu chuẩn chăn nuôi để cung cấp lượng thức ăn chăn nuôi vịt, sẽ có lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi ích về kinh tế trong chăn nôi gia cầm. Nhưng khi thiết kế công thức ăn pha chế thức ăn chăn nuôi trong thực tiễn sản xuất, còn phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể như chủng loại vịt nuôi, thời kỳ sinh trưởng, tính năng sản xuất, nhiệt độ môi trường, điều kiện đề phòng dịch bệnh và giá cả thức ăn, thành phần dinh dưỡng thực tế, giá trị dinh dưỡng cụ thể trong thức ăn, mà biến động thương ứng theo những số liệu liệt kê trong tiêu chuẩn chăn nuôi, để thiết kế ra công thức ăn pha chế ra thức ăn toàn giá trị (toàn phần), có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vịt. Để phối trộn nguyên liệu tốt nhất cho vịt bà con nên tham khảo sử dụng các dòng máy ép cám viên, máy trộn nguyên liệu, máy nghiền, máy băm chuối, máy xay nghiền đa năng.. hỗ trợ bà con trong việc băm, nghiền, trộn, ép nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi hiệu quả cao như cám công nghiệp lại đảm bảo an toàn không chất kích thích, chất bảo quản.

1.1. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần thức ăn chăn nuôi

Khi pha chế khẩu phần thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a/ Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vịt: Khi thiết kế công thức pha chế thức ăn chăn nuôi, trước hết phải hiểu rõ đối tượng chăn nuôi mà lựa chọn tiêu chuẩn chăn nuôi thích hợp. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình cụ thể về tình hình sinh trưởng hay tính năng sản xuất của vịt trong thực tiễn chăn nuôi mà có sự điều chỉnh thích hợp.

b/ Phù hợp với đặc điểm sinh lý về tiêu hóa của vit: khi pha chế khẩu phần thức ăn thì việc lựa chọn nguyên liệu thì vừa phải đáp ứng nhu cầu của vịt lại vừa phải thích ứng với đặc điểm sinh lý về tiêu hóa vịt, bao gồm khẩu vị thức ăn, dung trọng, hàm lượng chất sơ thô…

c/ Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thức ăn: Thức ăn pha chế theo công thức phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thức ăn của nhà nước, điều đó đòi hỏi khi lựa chọn nguyên liệu thức ăn phải khống chế các chất đọc hại, tổng số nấm mốc, muối, ki loại nặng… không được vượt quá tiêu chuẩn quy định.

d/ Phù hợp với nguyên tắc kinh tế: Phải có biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng đầy đủ nguồn thức ăn tại địa phương, nguyên liệu phổ biến thức ăn chăn nuôi phải đa dạng và phải xét tới giá cả thức ăn, để hạ thấp giá thành chế biến thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

1.2. Khi pha chế thức ăn phải nắm vững các tham số sau

Lượng nhu cầu dinh dưỡng tương ứng (tiêu chuẩn chăn nuôi).

Hàm lượng giá trị dinh dưỡng của thức ăn đã dùng ( xem biểu về thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn).

Giá cả nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn.

Ngoài ra còn phải nắm được tỷ lệ pha chế các loại thức ăn nuôi vịt qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Bảng 1 liệt kê phạm vi tỷ lệ pha chế thức ăn thường dùng cho vịt

Bảng 1. Phạm vi tỷ lệ pha chế thức ăn thường dùng trong các giai đoạn sinh trưởng của vịt

Loại protein động vật

Dưới 10

Thức ăn thô

Bột cỏ linh lăng loại tốt độ 5

Thức ăn xanh

Thức ăn xanh khoảng 10 – 30 lượng thức ăn hàng ngày

2.Thiết kế công thức pha chế thức ăn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thiết kế công thức pha chế thức ăn, chủ yếu có phương pháp thủ công và phương pháp tính bằng điện toán

Phương pháp tính bằng điện toán là sử dụng máy vi tính để tiết kế công thức pha chế thức ăn giá trị có giá thành thấp, phần mềm về mặt này khai thác rất nhanh, kỹ thuật cũng đã rất thuần thục, các nhân viên hữu quan chỉ cần nắm được những kiến thức căn bản về máy vi tính là có thể thao tác. Nhưng trước hết cần phải nắm vững kiến thức khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho vật nuôi. Như vậy quá trình thiết kế công thức mới có thể áp dụng vào tình hình cụ thể mà kịp thời điều chỉnh tham số , làm cho công thức khoa học và hoàn thiện hơn.

Phương pháp tính toán thủ công có phương pháp thử hiệu số, phương pháp hệ phương trình và phương pháp đan xen chữ thập. Trong đó phương pháp thử hiệu số là phổ biến nhất hiện nay. Cách làm cụ thể là: Trước hết căn cứ tiêu chuẩn quy định chăn nuôi, sơ bộ lấy ra một tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn, sau đó dùng tỷ lệ của mỗi loại nhân với nhân với tỷ lệ phần trăm hàm lượng các loại thành phần dinh dưỡng chứa trong nguyên liệu đó, rồi đem tích của thành phần dinh dưỡng chứa trong nguyên liệu cộng lại với nhau, thì được tổng số mỗi loại dinh dưỡng của công thức đó. Sau đó đem kết quả so sánh với tiêu chuẩn thức ăn, nếu có bất cứ một loại thành phần dinh dưỡng nào vượt quá hoặc không đủ, thì có thể tiến hành điều chỉnh tỷ lệ nguyên liệu bằng cách cộng trừ tương ứng hay tính toán lại, cho đến khi chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản thỏa mãn yêu cầu mới dừng lại.

Các bước tính toán như sau:

Bước 1: Tra tiêu chuẩn chăn nuôi, xác định số nguyên liệu sử dụng và tra ra hàm lượng của các loại thành phần dinh dưỡng, xem Bảng 2.

Bước 2: Xác định tỷ lệ hạn chế thức ăn

Bột cá có giá trị tương đối cao, không được vượt 5%, cao lương không chứa chất vitamin, không được vượt quá 10%, bột có khẩu vị kém, hơn nữa hàm lượng chất sơ thô cao, không nên vượt quá 8%.

Bước 3: Dựa theo nhu cầu của năng lượng chuyển hóa và protein thô cao để cân bằng 2 tiêu chí đó, cuối cùng dùng thức ăn khoáng chất để cân bằng mức canxi và photpho. Nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm acid amin, nguyên tố vi lượng và vitamin (xem Bảng 3)

Bước 4: Sau khi lần lượt cộng với các loại chất dinh dưỡng rồi so sánh với yêu cầu (hoặc tiêu chuẩn chăn nuôi), rồi lại điều chỉnh. Qua bảng 3 tính toán được biết , so sánh với yêu cầu, năng lượng chuyển hóa ít hơn 0.241 Mj/kg, protein thô nhiều hơn 0.16%, vì thế phải nâng cao tỷ lệ của ngô hạt, thấp tương ứng tỷ lệ của các thức ăn khác.

Hàm lượng của năng lượng trong khẩu phần thức ăn sau khi điều chỉnh về cơ bản phù hợp với yêu cầu. Xem Bảng 4.

Công thức pha chế thức ăn cho vịt đẻ xem bảng 5.

1.Quy tắc sử dụng thức ăn xanh an toàn

Xây dựng vùng cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn xanh an toàn, không hại đến môi sinh, khi sử dụng những nguyên liệu làm thức ăn chứa thành phần có hại như khô hạt cái khô hạt bông cần phải qua xử lý độc.Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu làm thức ăn mang tính động vật phải chú ý bảo quản tránh bị ô nhiễm của vi sinh vật gây bệnh.

Sau khi làm tốt công tác kiểm tra nguyên liệu làm thức ăn, trước khi nhập kho bảo đảm hàm lượng nước từ 12.0 đến 12.5%, tạp chất không được quá 2%, hàm lượng alfatoxim và chỉ tiêu vệ sinh calcium hydrogen phophate và bột đá phải phù hợp với chỉ tiêu quy định của nhà nước, hàm lượng canxi trong bột đá và hàm lượng canxi, photpho trong calcium hydrogen phophate phải lấy trị số đo thực tế làm chuẩn, thức ăn loại khô, bã các loại và hàm lượng, phẩm chất của protein động vật phải xác định rõ, còn các thành phần có hại như thủy ngân, chì, acsen (thạch tín), flo thì chấp hành theo tiêu chuẩn của nhà nước.

Phải chấp hành nghiêm các quy định về quản lí thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Khi pha chế thức ăn cho vịt đẻ phải lấy ngô, khô (bã) đậu làm nguyên liệu chính (có thể sử dụng các dòng máy nghiền, xay nghiền hỗ trợ bà con phối trộn nguyên liệu tốt hơn). Các sản phẩm phụ của công nghiệp pha chế thuốc đều không được sử dụng để nuôi vịt.

2.Những điều cần lưu ý khi pha chế thức ăn xanh an toàn

Lựa chọn chính xác tiêu chuẩn chăn nuôi: Trong chăn nuôi vịt yêu cầu khi sử dụng công thức pha chế thức ăn một cách khoa học, cần phải xem xét tới các giai đoạn sản xuất và trình độ sản xuất, lựa chọn chính xác tiêu chuẩn chăn nuôi thích ứng.

Nắm chắc hàm lượng dinh dưỡng của các loại nguyên liệu: Tốt nhất trước khi pha chế thức ăn phải tiến hành kiểm tra thực tế, đồng thời tìm hiểu đầy đủ nguồn gốc nguyên liệu, tra chuẩn xác hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu.

Thức ăn chọn dùng yêu cầu có chất lượng tốt: Những thức ăn để bảo quản quá lâu, các chất vitamin bị mất nguồn dinh dưỡng, loại thức ăn này dễ khiến cho vịt bị chứng thiếu dinh dưỡng, vì thế không nên dùng.Đồng thời cũng không nên dùng thức ăn bị chua, bị mốc và biến chất.

Sử dụng thiết bị và phương pháp gia công hợp lí: Khi gia công chế biến thức ăn, do chịu sự ảnh hưởng của thiết bị gia công, điều kiện môi trường và của nhân viên gia công sẽ xảy ra hiện tượng thức ăn sau khi gia công không phù hợp với yêu cầu, nếu sử dụng lâu dài loại thức ăn này sẽ làm vịt mắc chứng thiếu dinh dưỡng, đem lại tổn thất cho sản xuất.

Chú ý khẩu vị của thức ăn: chú ý chất lượng và khẩu vị, đối với những thức ăn có giá trị dinh dưỡng tương đối cao nhưng khẩu vị kém phải hạn chế dùng nó.

Trộn gia tăng chủng loại thức ăn: Trong điều kiện cho phép, chủng lọi chế biến thức ăn nên trộn nhiều một chút , điều đó có lợi cho việc hoàn thiện và cân bằng chất dinh dưỡng, nâng cao giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Chú ý thành phần nước trong thức ăn: Nếu hàm lượng nước trong thức ăn cao thì các chất khô sẽ giảm đi tương ứng nên phải sử dụng hàm lượng nước ở phạm vi quy định. Cũng có thể căn cứ hàm lượng nước của mẫu thức ăn, dựa theo tỷ lệ mà gia tăng số lượng thức ăn đó.

Nghiêm túc thực hiện tỷ lệ pha chế quy định: Khi pha chế khẩu phần thức ăn, phải nghiêm túc tiến hành tính toán liều lượng hoặc cân, đong các loại thức ăn để tiến hành pha chế chuẩn xác theo tỷ lệ quy định.

Thức ăn cần phải trộn đều: Thức ăn pha chế do nhiều loại thức ăn đơn chất hỗn hợp mà thành, có loại sử dụng số lượng ít, cho nên cần phải trộn đều, đặc biệt là đối với các nguyên tố vi lượng, vitamin và chất kháng sinh, trước hết sau khi pha trộn với phụ liệu rồi trộn đều với thức ăn khác.

Bảo đảm độ ổn định về chất lượng thức ăn, nguyên liệu thức ăn, sự hợp lí của phương pháp gia công thức ăn, sự ổn định về số lượng và chất lượng của thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo sự ổn định và chất lượng thức ăn bà con nên tìm hiểu đầu tư các dòng máy nông nghiệp phục vụ chăn nuôi như máy ép cám viên, máy nghiền, máy xay nghiền,…

Chúc bà con chăn nuôi hiêu quả và thành công!

Công Thức Phối Trộn Thức Ăn Cho Lợn Thịt

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt

Ngành chăn nuôi lợn, và đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt, là ngành sản xuất không thể thiếu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Đối với bà con chăn nuôi lợn thịt, việc lựa chọn giống lợn và áp dụng công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt khoa học sẽ là yếu tố quyết định tới thành công của bà con trong chăn nuôi. Lợn được cho ăn theo khẩu phần hợp lý sẽ có thời gian nuôi ngắn, lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tỷ lệ thịt nạc nhiều, chi phí lao động ít nhất. 

Cách chọn lợn để nuôi thịt hiệu quả

Cho tới nay hầu hết lợn nuôi thịt ở trong các gia đình nông dân hay các nông trại của tư nhân và nhà nước đều chọn giống lợn lai F1 (hai máu) hoặc F2 (ba máu) hoặc những con lai đã thành giống như lợn trắng Phú Khánh, lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu và lợn ngoại thuần Landrace, Yorkshire hoặc con lai giữa các giống lợn ngoại Duroc x Yorkshire, Landrace x Yorkshire…

– Da mỏng, lông thưa, hồng hào.

– Nhanh nhẹn, hoạt bát, mắt tinh nhanh, đuôi cong…

– Trường mình, lưng thẳng hoặc hơi cong, mông, ngực và vai nở, bụng thon gọn, chân nhỏ thanh vững chắc.

– Lợn nuôi thịt là lợn ngoại hay có tỷ lệ máu lợn ngoại nhiều (3/4) thì không cần phải thiến vì tuổi thành thục tính dục chậm. Khi đến tuổi thành thục tính dục thì đã đến lúc xuất chuồng (90-110kg). Riêng với lợn lai F1 (1/2 máu lợn ngoại, 1/2 máu lợn Móng Cải hay lợn ỉ) thì cần phải thiến. Tuổi thiến tùy thuộc vào lúc lợn khỏe mạnh khi còn chưa phát dục. Thông thường tuổi thiến dối với lợn F1 là đực vào lúc 4 tuần tuổi, với với cái F1 vào lúc 25kg là thích hợp.

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt

Nhu cầu về protein và năng lượng của lợn thịt ở mỗi giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Lúc đầu để cấu tạo và phát triển cơ thể, lợn cần nhiều protein. Càng về sau hàm lượng protein càng giảm bớt. thức ăn chủ yếu là loại giàu năng lượng (chất bột đường). Tuy vậy tỷ lệ giữa protein, năng lượng và các chất khác như canxi, photpho, hàm lượng các vitamin, các nguyên tố vi lượng cũng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng để thành thịt và tăng phẩm chất thịt.

Chế độ cho ăn đối với lợn nuôi thịt là ăn tự do, uống nước tự do theo vòi ngậm hay đổ vào máng nuớc. Đối với lợn thịt nước là yêu cầu quan trọng, vì phần mỡ tỷ lệ nước chiếm 80-90%.

Khẩu phần nuôi lợn thịt có 3/4 máu ngoại

Nguyên liệu thức ăn (%) Từ 15 – 50 (Kg) Từ 51 – 100 (Kg)

Ngô nghiền 45,0 43,0

Thóc nghiền 7,0  14,0

Tấm gạo nghiền 10,0  20,0

Cám gạo tẻ loại I 7,0  8,0

Bột cá lợ 10,0  5,0

Khô lạc nhân 8,0  3,0

Đậu tương rang nghiền 11,0  60

Premix khoáng 1,5  1,0

Premix vitamin 0,5  

Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp có:

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3125  3100

Đơn vị thức ăn 1,25  1,24

Protein thô (g) 167  130

Lyzin (g) 8,3  6,0

Xơ thô (g) 38,0  49,0

Canxi (g) 10,0  7,6

Photpho (g) 5,2  5,0

Khẩu phần nuôi lợn thịt có 7/8 máu ngoại

Thức ăn (%) Trọng lượng lợn (Kg)

15 – 35 36 – 65 66 – 100

Ngô nghiền 53,0 54,50 60,50

Cám gạo tẻ loại I 20,0    

Thóc nghiền   20,50 23,50

Bột đầu tôm   5,0 3,0

Bột cá lợ 10,0 8,0 5,0

Khô đậu tương 15,0 10,0 6,0

Premix khoáng 1,5 1,50 1,5

Premix vitamin 0,5 0,50 0,5

Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp có:

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3004,0 2952,2 3011,3

Protein (g) 181,2 159,8 129,2

Xơ thô (g) 40,9 44,6 50,0

Canxi (g) 11,21 11,69 12,36

Photpho tổng số (g) 7,60 7,21 4,32

Điều quan tâm đặc biệt trong chăn nuôi lợn thịt là chỉ số tiêu tốn thức ăn càng ít bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu, vì thức ăn chiếm 70-80% chi phí cho nuôi lợn. Sự hao phí thức ăn nhiều do các nguyên nhân sau đây: Thức ăn phẩm chất kém, trong công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt tỷ lệ giữa protein và năng lượng không cân bằng. Hàm lượng xơ quá cao trong thức ăn cũng ảnh hưởng không ít tới khả năng tăng trọng của lợn nuôi thịt.

Khẩu phần thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt

Nguyên liệu (%) Giai đoạn lợn (Kg)

16 – 65 66 – 100

Bột ngô nghiền 58.0 65.8

Khô lạc nhân 6.0 7.0

Khô đậu tương 5.0  

Bột cá nhạt 5,0 5.0

Cám gạo 22.0 20,0

Bột xương Mông Cổ 3.0 1.0

Premix khoáng 0,5 0.5

Premix vitamin 0.5 0.7

Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp có:

Canxi (%) 0,75 0,73

Photpho (%) 0,5 0,5

Lyzin (%) 0,72 0,75

Protein (%) 16,0 13,8

Nuôi lợn thịt có tỷ lệ thịt nạc cao

Khi lựa chọn lợn lai có tỷ lệ nạc cao phải chú ý tới 3 điều kiện quan trọng là protein và năng lượng trao đổi. Trong công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt, mức protein phải đạt 18 -16-14% theo từng giai đoạn và mức năng lượng trao đổi trung bình là 3150 Kcal/kg thức ăn.

Theo tài liệu Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại – chúng tôi Nguyễn Thiện chủ biên

Mời quý vị và bà con theo dõi video Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A5,5Kw trục ngang

3 Cách Chưng Yến Đơn Giản Mang Lại Hiệu Quả Cao

5

/

5

(

201

bình chọn

)

Yến sào được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với thành phần hơn 18 loại axit amin cùng vô số các nguyên tố vi lượng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cách chưng yến sào thế nào để có thể đảm bảo vừa chế biến được thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn vừa giữ được nguyên thành phần dinh dưỡng có trong yến thì không phải ai cũng biết.

Cùng YẾN BẠC tìm hiểu chi tiết về Cách Chưng Yến cực kỳ đơn giản và hiệu quả, là phương pháp được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao trong việc chế biến các món ăn từ yến giúp các chị em có mang đến cho mọi thành viên trong gia đình mình những điều tốt nhất.

1. Tiến Hành Làm Sạch Và Sơ Chế Yến Sào Trước Khi Chưng

Xét theo quy trình sơ chế. Hiện nay, trên thị trường tổ yến được chia thành 2 loại là tổ yến thô và tổ yến tinh chế. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm cũng như phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Vì vậy, để có thể đảm bảo chọn được sản phẩm phù hợp nhất để đảm bảo cách chưng yến đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cần phải nắm được thông tin tổng quát cũng như cách làm sạch của từng loại để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất.

Cách Làm Sạch Và Sơ Chế Yến Sào Thô Trước Khi Chưng

Yến sào thô là loại sản phẩm còn nguyên 100% chất dinh dưỡng từ tổ yến do chưa trải qua quá trình sơ chế, khó bị làm giả nên có thể hoàn toàn an tâm trong việc mua về để chế biến thành những món thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình.

Tuy nhiên, cần lưu ý là do chưa trải qua xử lý nên cách chưng yến thô cần phải mất rất nhiều thời gian, công sức, sự tỉ mỉ để làm sạch lông vì vậy không phù hợp với những người quá bận rộn không có nhiều thời gian.

Chuẩn Bị Dụng Cụ

● 1 cây nhíp/kẹp để gắp lông yến; ● 1 thau nước sạch màu trắng; ● 1 cái rây lỗ nhỏ; ● 1 cái thìa và 1 dĩa/chén để đựng yến sạch.

Cách Làm Sạch Và Sơ Chế Yến Sào Thô trước khi chưng

– Bước 1: Ngâm tổ yến trong nước ấm từ 1 – 2h cho đến khi các sợi yến tơi và mềm ra.

– Bước 2: Vớt yến ra để ráo nước và cho vào đĩa. Nhặt những sợi lông lớn, các tạp chất (vôi, đất, phân chim…) cũng như là một số lông kim (loại lông nhỏ khó nhặt ). Nhúng đầu nhíp vào nước để làm sạch nhíp sau mỗi lần nhặt lông.

– Bước 3: Gắp từng phần yến đặt vào ray và để vào tô nước. Dùng muỗng khuấy nhẹ để làm rớt đi những lông kim nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý là tránh để yến tiếp xúc với nước quá lâu vì có thể làm mất đi những dưỡng chất có trong tổ yến.

– Bước 4: Tiến hành làm lại các thao tác ở bước 3 thêm một lần nữa cho đến khi sạch hoàn toàn.

Cách Sơ Chế Yến Sào Tinh chế

Yến tinh chế là loại tổ yến đã qua quá trình làm sạch lông và tạp chất nên vô cùng tiện lợi khi có thể lập tức sơ chế ngay sau khi mua về.

Quy trình sơ chế yến tinh chế:

– Bước 1: Ngâm tổ yến trong nước sạch trong khoảng 10-15 phút đến khi sợi yến mềm ra

– Bước 2: Tách các sợi yến và làm sạch một số tạp chất còn xót lại

– Bước 3: Vớt yến ra và để ráo nước.

2. Cách chưng yến với đường phèn ngon đúng cách

Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, tổ yến chưng đường phèn được đánh giá là cách chưng yến ngon đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt khi có thể giữ lại 100% chất dinh dưỡng có trong yến.

Nguyên liệu chuẩn bị để chưng yến đường phèn

Tổ yến tinh chế, đã làm sạch khoảng 5-10 gam

Đường phèn (tùy vào sở thích mỗi người mà điều chỉnh lượng đường phù hợp)

Một ít lừng lát mỏng

Dụng cụ thố hay chén nhỏ để chưng cách thủy

Nồi chưng yến

Cách Chưng Yến Với Đường Phèn Sử Dụng Nồi Điện Chuyên Dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng nồi điện chuyên sử dụng để chưng yến ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng yến ngày càng cao của người tiêu dùng.

Quy trình thực hiện làm tổ yến chưng đường phèn:

 Bước 1: Cho tổ yến đã sơ chế, làm sạch vào tô/thố. Đổ nước sạch vào cho ngập hết tổ yến.

Bước 2: Đặt thố yến vào nồi điện và điều chỉnh lượng nước ngập đến mức 3.5 –5h. Chọn thời gian chưng từ 45 phút cho đến 1.5 giờ.

Bước 3: Chọn thời gian chưng là 45 phút – 1.5 giờ.

Bước 4: Khoảng 5 phút trước khi lấy yến ra thì cho thêm được phèn đã được tán nhuyền vào và trộn đều.

Cách Chưng Yến Tươi Với Đường Phèn Bằng Bếp Ga, Chảo

Nếu như bạn không có nồi điện chuyên dụng dùng để chưng yến thì việc sử dụng bếp ga, chảo để chưng yến vẫn là một cách chưng tổ yến ngon hiệu quả giúp bạn có được một món yến chưng đường phèn thơm ngon, bổ dưỡng.

Quy trình thực hiện chưng yến với đường phèn:

Bước 1: Cho tổ yến đã qua sơ chế, làm sạch và ngâm nở vào tô/thố. Cho thêm đường phèn đã được tán nhuyễn vào và trộn đều rồi cho nước vào ngập tô.

Bước 2: Đặt chảo chưng lên bếp. Đặt bát đựng yến vào và đổ nước vào cho đến khi ngập đến 1/3 bát đựng yến.

Bước 3: Đậy nắp chảo và tiến hành đun với lửa to đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa xuống.

Bước 4: Đun thêm khoảng 25 – 30 phút rồi tắt bếp.

Cách chưng tổ yến với đường phèn bằng phương pháp thủ công (Mọi người hay sử dụng)

Bước 1: Cần làm sạch tổ yến nếu là yến thô chưa qua sơ chế. Đối với yến đã qua sơ chế thì tiến hành ngâm nước trong khoảng 30 phút với mục đích cho yến nở ra và mềm hơn. Sau đó vớt yến ra ngoài và để cho ráo nước.

Bước 2: Lấy phần yến đã để cho ráo nước trước đó cho vào chén hay thố nhỏ đã chuẩn bị từ ban đầu. Cho nước vào yến nên để nước ngập yến tránh trường hợp thiếu nước dẫn đến việc yến sẽ không ngon. Cho chén yến vào nồi chưng đã chuẩn bị.

Bước 3: Đậy nắp, tiến hành chưng yến cho lửa lớn ngay từ đầu đến khi nước bắt đầu sôi thì cho lửa vừa lại. Thời gian chưng yến khoảng từ 20-40 phút, tùy thuộc vào mỗi loại yến.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra đến khi yến có độ mềm (tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người), sau đó tiến hành tắt lửa và cho đường phèn vào. Cho thêm một ít gừng lát mỏng vào nhằm tạo hương vị đậm đà hơn. Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được. Nhưng vậy là bạn đã nắm được cách chưng tổ yến đường phèn có thể làm cho các thành viên trong gia đình mình thưởng thức.

Cách chưng tổ yến Thơm Ngon – Bổ Dưỡng – Chuẩn Khoa Học

3. Cách Chưng Yến Đúng Cách Với Đường Phèn Hạt Sen

Nếu phương pháp chế biến bằng cách chưng yến ngon với đường phèn được đánh giá là giúp yến có thể giữ nguyên được thành phần chất dinh dưỡng thì việc chưng yến với hạt sen lại là cách cực kỳ hiệu quả trong việc giúp tăng hương vị cũng như các chất dinh dưỡng có trong yến.

Nguyên liệu chuẩn bị để chưng tổ yến với đường phèn hạt sen đúng cách

• Tổ yến đã qua sơ chế từ 8-15 gam

• Hạt sem 50-100 gam

• Nước lọc

• Đường phèn

• Gừng cắt lát mỏng (lượng vừa đủ)

Cách chưng tổ yến đường phèn hạt sen thơm ngon bổ dưỡng

Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị và làm sạch hạt sen. Sau đó tiến hành ngâm hạt sen trong nước sạch tầm 30-60 phút. Sau đó vớt hạt sen và để cho ráo nước.

Bước 2: Lấy tổ yến đã chuẩn bị trước đó và tiến hành ngâm nước (nếu là tổ yến thô phải trải qua công đoạn làm sạch, sơ chế trước đó). Ngâm tổ yến trong nước sạch từ 20-40 phút, sau đó vớt ra để ráo.

Bước 3: Bắt đầu cho yến và đường phèn vào chung một chén hay thố nhỏ, rồi cho chén này vào nồi hấp. Nửa trong nồi nên để khoảng bằng phân nửa thân chén. Tiến hành bắt lửa lớn và chưng đến khi nước nước sôi thì điều chỉnh lửa lại ở mức độ vừa phải. Thời gian chưng tầm 15-25 phút.

Bước 4: Sau đó tiếp tục cho hạt sen vào rồi chưng tiếp với yến. Theo dõi cho đến khi hạt sen mềm, cho một ít gừng lát mỏng vào rồi tiến hành tắt bếp. Như vậy là bạn có thể thưởng thức món ăn theo ý món. Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể dùng nóng lạnh khác nhau.

4. Những điều cần lưu ý khi chưng tổ yến

Không nên sơ chế, làm sạch tổ yến bằng nước nóng. Nếu làm sạch yến bằng nước nóng sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng tốt nhất bên trong yến.

Tuyệt đối chỉ làm sạch yến bằng nước sạch không dùng bất cứ một chất tẩy rửa nào khác.

Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

Khi ăn tổ yến, tốt nhất hãy dùng vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy khi bụng còn đói hoặc dùng trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng từ yến một cách tốt nhất.

Sản phẩm yến chưng sẵn được yêu thích nhất hiện nay

12 Hương vị yến chưng sẵn Thơm Ngon – Bổ Dưỡng – Đậm Đà

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Thức Trộn Thức Ăn Cho Vịt Mang Hiệu Quả Cao trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!