Bạn đang xem bài viết Cua Đinh Là Con Gì? Giá Bao Nhiêu 1Kg? Cách Nuôi? Làm Món Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cua Đinh là một món ngon được giới sành ăn ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và sự đa dạng trong cách chế biến. Nghe thấy tên Cua Đinh, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một loại cua thông thường, nhưng thực ra chúng là một loài thuộc bộ Rùa. Tập tính và đặc điểm của Cua Đinh có khá nhiều điểm độc đáo. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu ngay sau đây!Cua Đinh còn có cái tên khác là ba ba Nam Bộ bởi chúng có hình dáng rất giống ba ba thông thường.
Ba ba Nam Bộ là một loài động vật bò sát, thuộc họ ba ba. Điểm đặc biệt là chúng có thể đạt đến trọng lượng cực kỳ ấn tượng.
Thông thường, chúng nặng khoảng 5-15kg. Tuy nhiên, khi nuôi càng lâu thì chúng sẽ lớn hơn và thậm chí đạt đến trên 30kg.
Đối với Cua Đinh có trọng lượng hơn 30kg, chúng thường được giới sành mua về để nuôi. Ba Ba Nam Bộ khổng lồ nặng 42 kg
Cua Đinh có thể tìm thấy tại các hệ thống sông ngòi thuộc các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á như: Brunei, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.
Đối với dân các vùng phía Bắc, có lẽ sẽ khó có thể biết tới Ba Ba Nam Bộ . Bởi chúng phân bố chủ yếu tại khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
🔔🔔🔔 THAM KHẢO: Rùa núi vàng có giá bao nhiêu
Ba Ba Nam Bộ kỳ lạ như vậy thì liệu có ăn được không? Chúng có độc hay không? Đáp án là chúng hoàn toàn không có độc, có thể chế biến thành nhiều món ngon.
Đặc biệt là những món ăn này cực kỳ bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Thịt của cua Đinh có thành phần dinh dưỡng cao như canxi, iot, sắt… và rất giàu vitamin.
Trong đông y, Ba Ba Nam Bộ được coi như một vị thuốc quý có tác dụng với nhiều chứng bệnh, bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Thịt của ba ba Nam Bộ rất ngon, có vị ngọt, thơm đặc trưng và rất thích hợp để chiêu đãi khách quý trong các bữa tiệc sang trọng.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cần các bạn để ý khi ăn và chế biến Ba Ba Nam Bộ là chỉ dùng thịt của những con còn sống, khỏe mạnh.
Không dùng thịt cua Đinh đã chết hoặc bị ươn để tránh nguy cơ bị ngộ độc
💝💝💝 PHẢI XEM: Rùa Tai Đỏ có độc không
Tập tính sinh sản của ba ba Nam Bộ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với ba ba thông thường. Bởi vì, tuy cùng họ nhưng sự sinh trưởng và đặc tính hoàn toàn khác nhau.
Cua Đinh là một loài hoang dã với tập tính sinh sản trên cạn, thụ tinh trong. Chúng thường sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau với 2-4 lứa.
Mỗi lứa cua Đinh có thể đạt đến 8-30 trứng tùy thuộc vào trọng lượng của từng con.
Nếu không quen thì rất dễ bị nhầm giữa cua Đinh và ba ba, bởi chúng có đặc điểm bên ngoài rất giống nhau.
Về bề ngoài, cua Đinh và ba ba có sự khác biệt cơ bản trên mai và phần đầu.
Khác với ba ba, phần đầu của Ba Ba Nam Bộ có bông vàng, bề mặt của mai cũng xù xì hơn không được nhẵn nhụi như ba ba.
Đặc biệt, trên vành mai của Ba Ba Nam Bộ có các đầu nhọn nhô ra như đầu đinh. Có lẽ bởi vì vậy mà nó được đặt cái tên là “Đinh”.
Tuy nhiên, ba ba và Cua Đinh thường được nhận ra sự khác biệt thông qua trọng lượng và màu sắc.
Thông thường, cua Đinh có màu sắc đậm hơn ba ba, khối lượng của nó cũng lớn hơn ba ba.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào trứng để phân biệt giữa cua Đinh và ba ba.
Trứng của ba ba thường nhỏ hơn rất nhiều lần so với trứng của Ba Ba Nam Bộ và vỏ trứng của cua đinh thì cứng hơn vỏ trứng của ba ba.
Ba Ba Nam Bộ rất dễ nuôi, hiếm khi mắc bệnh, tăng trưởng nhanh. Tỷ lệ hao hụt thấp và nhiệt độ phù hợp để nuôi vào khoảng 25-32 độ C.
Mô hình Nuôi cua Đinh trong bể xi măngBể xi măng để nuôi Cua Đinh cần đảm bảo điều kiện:
Cần thiết kế bể xi măng nuôi Ba Ba Nam Bộ tại khu vực gần với nguồn nước sạch, môi trường yên tĩnh.
Diện tích của bể nuôi khoảng tầm 10-20 m2. Tuy nhiên, có thể thay đổi phù hợp với kinh tế của từng hộ chăn nuôi.
Trang bị cho bể nuôi các dụng cụ cho ăn không dễ vỡ và tập cho Cua Đinh thói quen ăn tập trung tại một nơi để tiện theo dõi hơn.
Cần có đường ống dẫn nước vào và đường ống dẫn nước thải để đảm bảo bể nuôi luôn sạch.
Nuôi Cua Đinh trong bể xi măng
Chuẩn bị sẵn sàng nơi để nuôi Cua Đinh xong cần chuẩn bị thức ăn cho chúng. Vậy Ba Ba Nam Bộ thường ăn những loại thức ăn gì?
Cua Đinh rất dễ ăn, chúng thường ăn các con vật nhỏ còn sống hoặc đã chết nhưng còn tươi.
Thức ăn của chúng có thể là: Cá, giun, ốc, tôm… Lưu ý, nên sơ chế trước thành miếng nhỏ để Cua Đinh dễ ăn hơn.
Nên cho Cua Dinh ăn khoảng 2 lần/ngày và số lượng thức ăn tùy theo thể trọng của Ba Ba Nam Bộ : Vào khoảng 10% thể trọng của chúng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần cố định giờ ăn để tạo thói quen cho Cua Đinh.
Với giá trị dinh dưỡng cao, Cua Đinh có thế chế biến thành rất nhiều các món ăn khác nhau, có thể kể đến như: Cua Đinh xào lăn, Ba Ba Nam Bộ nấu chuối…
Cua Đinh xào lăn là một món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị mà bất cứ ai đều có thể làm. Cách làm rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bún, mộc nhĩ, hành tây, nấm rơm, nước cốt dừa, thịt Cua Đinh và các loại gia vị cần thiết.
Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng khi làm món này chính là khâu sơ chế Cua, không được để mật bị vỡ.
Khi nấu ăn cần đổ dầu vào chảo, chờ cho nóng rồi cho sả, tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào phi cho thơm.
Sau đó cho thịt Cua Đinh đã cắt thành hạt lựu vào đảo đều và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Sau khi thịt đã săn lại thì cho tiếp hành tây, mộc nhĩ, nấm rơm và nước cốt dừa vào sao cho hương vị vừa vặn.
Cuối cùng chỉ cần bày ra đĩa và thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.
Hương vị thịt Ba Ba Nam Bộ ngọt thơm hòa quyện cùng vị ớt cay cay thực sự rất hấp dẫn.
Món Cua Đinh xào lăn đủ sắc hương vị
Đây là một món ngon thường được dùng kèm với bún phở. Chất thịt của Cua Đinh ngọt mềm kết hợp với vị chuối bùi thanh sẽ làm vừa lòng kể cả những người kén chọn nhất.
Nguyên liệu: chuối xanh, thịt ba rọi, đậu phụ chiên, nghệ tươi, củ riềng, súp mẻ, thịt Cua Đinh, Hạt nêm, muối…
Đầu tiên cho thịt Cua Đinh đã cắt miếng vừa ăn vào ướp tầm 20″ để ngấm gia vị.
Bước tiếp theo, cho thịt ba rọi vào chảo chiên vàng, thịt Ba Ba Nam Bộ xào cho chín rồi cho đậu phụ vào đảo đều rồi nhắc khỏi bếp.
Sau đó, cho tỏi vào phi đến khi vàng rồi cho chuối vào đảo sơ qua và đổ nước cho đến khi ngập chuối.
Để lửa liu riu cho đến khi chuối chín rồi đổ chảo thịt cua Đinh và thịt ba rọi đã làm trước đó vào nồi.
Đun cho đến khi sôi khoảng 5 phút là món ăn đã hoàn thành.
Món này có thể ăn như lẩu, đặt trên bếp để lửa liu riu và ăn kèm với tía tô hương vị của món ăn sẽ trọn vẹn.
Về giá của cua Đinh thương phẩm cũng có nhiều khoảng khác nhau tùy loại. Giá Cua Đinh dao động trong khoảng từ
Giá này có phần hơi cao nhưng với giá trị dinh dưỡng và sự đầu tư của người chăn nuôi là hoàn toàn hợp lý.
Thông thường để nuôi 100 con Cua Đinh thì cần bỏ ra 500 triệu đầu tư về con giống và cơ sở kỹ thuật.
Cua Đinh “khủng” giá cao
Nếu bạn muốn mua Ba Ba Nam Bộ giá rẻ tại Hà Nội hoặc Tp.Hcm hãy tìm đến các mối, trang trại chuyên cung cấp Hải Sản có tên tuổi
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến tận các cơ sở chăn nuôi để lựa chọn tận tay nếu có điều kiện.
Trên đây là tất cả các thông tin về Cua Đinh. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích về loài bò sát này.
Cá Chẽm Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg?
Cá chẽm có tên tiếng anh là Lates calcarifer, thuộc phân họ cá chẽm được tìm thấy vào năm 1790.
Dòng cá này là dòng cá có thể thích nghi được cả ở môi trường nước mặn và nước ngọt.
Cá chẽm có thân hình giống với hình thoi và hơi dẹt về 2 bên. Một chú cá chẽm trưởng thành có chiều dài từ khoảng 30 – 50cm (có những trường hợp dài đến hơn 1m).
Cá chẽm trưởng thành có cân nặng từ 4 – 10 cân.
Phần đầu của cá chẽm hơi nhọn, miệng của cá rộng, loài cá này không có răng nanh.
Phần nắp mang của cá chẽm có gai rất cứng. Phần lưng của cá có 2 vây cứng, có 3 vây hậu môn và phần đuôi có hình cánh quạt.
Cá chẽm có màu nâu vàng toàn thân (khi cá sinh sống ở môi trường nước ngọt).
Khi trưởng thành, thức ăn của chúng chủ yếu là tôm, cá mực. Cá chẽm có thể đánh bại và ăn những con mồi có kích thước cơ thể ngang bằng với chúng.
Câu cá chẽm bằng mồi giả? Cá chẽm là loài ăn tạp, chính vì vậy có thể đánh bắt cá bằng cách sử dụng mồi câu hoặc đánh bắt bằng lưới theo mẻ.
Cá chẽm là dòng cá di cư trong quá trình sinh sản. Thông thường, khi đến mùa sinh sản, các chẽm sẽ bơi từ biển quay ngược trở về cánh nhánh sông, hồ nơi nối liền với biển.
Cá chẽm đẻ trứng theo chu kỳ của trăng, chúng bắt đầu đẻ trứng vào ngày trăng tròn, thường vào lúc chiều muộn khi nước dâng lên.
Cá chẽm bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên của chúng khi chúng đạt độ tuổi từ 3 – 4 năm.
Cá chẽm có môi trường sống khá rộng rãi, chúng phần bố từ vùng nhiệt đới cho tới tận vùng cận nhiệt đới.
Cá chẽm có tập tính di cư trong mùa sinh sản và khi trưởng thành giữa 2 vùng nước mặn và ngọt.
Trên thế giới, cá chẽm được tìm thấy nhiều ở các nước như Úc, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ, Thái Lan, Anh và Hà Lan.
Tại Việt Nam, cá chẽm phân bổ ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Nghệ An….
Cá chẽm là loại cá thịt ngọt, chắc tính bình chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các món ăn được chế biến từ cá chẽm rất tốt cho bà mẹ đang mang thai và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá chẽm nguyên con, nấm hương, cà chua, hành tây, rượu hoặc bia, ớ, muối, tiêu, hạt nêm, hành, thìa là.
Cá chẽm rửa sạch đem ướp cùng với tất cả các nguyên liệu
Để cá khoảng 20 phút thì đem cá đi hấp cách thủy.
Cá khi chín sẽ không có mùi tanh của cá và cay nồng của rượu thay vào đó là mùi thơm ngào ngạt của cá hấp.
Món cá chẽm hấp nên ăn kèm cùng bánh tráng, xoài xanh và rau thơm sẽ ngon hơn rất nhiều.
Cá chẽm chưng tương (cá chẽm chưng xì dầu)Cá chẽm chưng tương hay còn gọi là cá chẽm chưng xì dầu là món ăn chế biến đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon. Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá chẽm, xì dầu, ớt tươi.
Sau đó cho toàn bộ cá và nước tương vào nồi đến khi nước tương sệt lại và cá chín thì cho cá ra.
Cá chẽm hấp xì dầu khi thưởng thức, có thể cảm nhận hương vị đậm đà của thịt cá hòa cùng với xì dầu tạo ra hương vị vô cùng mới lạ lạ và đặc biệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá chẽm phi le, dầu ăn, bột mì, trứng, sốt cà chua, giấm, bột nêm, đường, nước mắm tỏi.
Cá chẽm chẽm phi lê đem trộn cùng với trứng, bột nêm và bột mỳ.
Sau đó đem chiên ngập ở trong dầu đến khi vàng đều thì vớt ra.
Cà chua, tỏi đem xào cùng với dầu
Sau đó cho cá đã chiên vào chảo cùng với nước mắm, đường, giấm.
Đun đến khi nước sốt cà chua sánh quyện vào từng miếng cá thì bắc ra thưởng thức.
C ách chế biến và chiên cá giống với cách thức giống với cá chẽm sốt chua ngọt. Chỉ thay sốt cà chua thành nước cam.
Nguyên liệu để chế biến: cá chẽm cắt khúc, nghệ tươi, giềng, ớt tươi, nước mắm.
Cá chẽm làm sạch, sau đó ướp cùng với nước cốt nghệ tươi, riềng giã nhỏ và nước mắm.
Đợi các nguyên liệu ngấm đều vào thịt cá thì đem đi kho.
Cá nên kho trong khoảng 4 tiếng để cho thịt cá mềm và ngấm gia vị.
Cá chẽm kho nghệ mà ăn kèm cùng với cơm nóng thì còn gì tuyệt bằng.
Ngoài các món ăn kể trên, các chẽm được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn khác: cá chẽm nấu măng chua, nấu lẩu, kho lạt….
Cá chẻm chiên giòn được xem là sự bổ sung tuyệt vời cho mâm cơm gia đình của bạn.
Tuy sở hữu trong mình hương vị khá dân dã, nhưng với độ chắc từ thịt cá, chút mặn mặn, cay từ các gia vi,… Chắc chắn đây sẽ là món ăn vô cùng “cuốn cơm” đó!
Quy trình thực hiện món cá chẽm chiên giòn:
+ Trước tiên, bạn rửa sạch, mổ, lọc bỏ nội tạng và khứa khoảng 3 đến 4 đường lên mình cá.
+ Làm sạch tỏi, ớt, sau đó băm nhuyễn.
+ Đun nóng chảo, đổ dầu ăn rồi bỏ cá vào chiên giòn 2 mặt rồi gắp ra đĩa, để riêng.
+ Bỏ bớt dầu ăn, sau đó bạn cho tỏi, ớt băm nhuyễn cùng một số gia vị cần thiết vào 1 chiếc bát như: Đường, muối, cốt chanh, nước mắm, hạt tiêu, nước rồi khuấy đều
Tiếp theo, bạn đổ toàn bộ hỗn hợp vào chảo và đảo đều trong 1 đến 2 phút.
+ Cuối cùng, bạn chan hỗn hợp vừa xào lên mình cá rồi thưởng thức cùng với cơm.
Cá chẽm nấu ngót không chỉ đem tới hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, mà đây còn là món ăn thể hiện được nét đẹp văn hóa của người miền trung.
Ngoài ra, cá chẽm nấu ngót còn được xem là món vô cùng dễ ăn, bạn có thể thưởng thức ngay cả vào mùa đông hay hè.
Với món cá chẽm nấu ngót, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm: Cá chẽm, cà chua, hành lá, cần tàu, ớt quả, muối tiêu, nước mắm.
Quy trình chế biến món cá chẽm nấu ngót:
+ Trước tiên, bạn dùng dao sắc, chặt cá thành từng miếng, rửa sạch rồi ướp cùng một chút muối tiêu khoảng 10 đến 15 phút.
+ Rửa sạch cà chua, hành lá, cần tàu, ớt quả. Tiếp theo, bạn cắt cà cua thành từng miếng theo hình múi cau. Hành lá, cần tàu cắt thành từng khúc nhỏ. Ớt sừng cắt dọc, bỏ hạt rồi xắt lát nhỏ, xếp chồng lên nhau
Lưu ý: Tất cả các nguyên liệu đều phải để riêng, không để lẫn vào nhau.
+ Sau đó, bạn bật bếp, đổ khoảng 2 lít nước vào và đun sôi.
+ Khi nước bắt đầu lăn tăn sôi, bạn bật nhỏ lửa, nêm nếm một chút gia vị rồi thả cá vào.
+ Đợi thêm 1 đến 2 phút, khi nước bắt đầu sôi lại, bạn thả cà chua rồi đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
+ Cuối cùng, bạn múc canh ra tô, rắc hành lá, cần tàu, ớt sừng vào và thưởng thức.
Cá chẽm nấu canh chua được xem là một trong những món ăn giải nhiệt, giúp bạn có cảm giác thoải mái trong những ngày hè nắng nóng.
Đồng thời, đây còn được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.
Chắc chắn, đây sẽ là sự hòa quyện tuyệt vời, lôi cuốn, khiến bữa cơm gia đình của bạn trở nên vô cùng hấp dẫn đó.
Với món cá chẽm nấu canh chua, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: Cá chẽm, đậu bắp, cà chua, giá, thì là, tỏi, rau cần, gia vị cần thiết.
Quy trình chế biến món cá chẽm nấu canh chua:
+ Cũng như với các món ăn được nấu từ cá chẽm ở trên, việc đầu tiên bạn cần làm vẫn là rửa sạch, lọc bỏ nội tạng của cá chẽm.
+ Sau khi cá ráo sạch nước, bạn bỏ cá vào một chiếc bát, ướp cùng một số nguyên liệu như nước mắm, bột nêm khoảng 5 đến 10 phút.
+ Cà chua rửa sạch, cắt làm 4. Đậu bắp loại bỏ 2 đầu, thái lát chéo. Gía rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhỏ.
+ Bắc chảo lên đun nóng rồi đổ dầu ăn, phi thơm tỏi và cho cà chua lên, xào từ 3 đến 4 phút rồi đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi.
+ Khi nước sôi hẳn, bạn bật nhỏ lửa rồi cho cá, me vào và đun thêm 10 phút. Khi cá chuẩn bị chín, bạn đổ đậu bắp vào đun cùng.
+ Cuối cùng, khi cá đã chín nước đã sôi già, bạn đổ ớt, thì là, rau cần, giá vào rồi tắt bếp. Nêm nếm canh cho vừa rồi đổ ra bát thưởng thức.
Chế biến đơn giản, đem tới hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, rất phù hợp cho các bữa tiệc, picnic hay liên hoan ngoài trời,… được xem là một trong những ưu điểm vô cùng tuyệt vời mà món cá chẽm nướng giấy bạc đem lại.
Quy trình thực hiện món cá chẽm nướng giấy bạc:
+ Rửa sạch, lọc bỏ nội tạng, rồi khứa khoảng 3 đến 4 đường lên thân mình cá.
+ Bỏ cá vào một đĩa sâu rồi ướp cùng một chút mắm, hạt tiêu.
+ Nấm hương ngâm nở rồi cắt đôi, hành lá rửa sạch, bỏ rễ rồi cắt khúc khoảng 5 đến 6cm, cần tây cắt khúc. Sau đó đem tất cả các nguyên liệu này trộn với 0,5l nước mắm.
+ Cắt 1 miếng giấy bạc đủ để bao trọn thân mình cá rồi trải thẳng, đổ 1 nửa số nguyên liệu đã trộn vào và đặt cá lên, sau đó bạn đổ nốt 1 nửa số nguyên liệu còn lại rồi gói chặt giấy bạc.
+ Sau đó, bạn cho cá vào lò hoặc nướng trên than củi khoảng 15 đến 20 phút ( Lưu ý: Lật 2 mặt thường xuyên để cá chín đều).
+ Cuối cùng, bỏ cá ra khỏi lò, bóc lớp giấy bạc và thưởng thức cùng bún tàu, xà lách.
Chính vì vậy, ở hầu hết các tỉnh thành có sông hoặc biển đều có loài này. Nếu bạn muốn tìm mua có thể ra các khu vực này để chọn. Chắc chắn chất lượng cá sẽ rất tươi ngon
Nếu bạn không có điều kiện ra tận nơi để chọn có thể đặt mua trước. Hoặc qua các siêu thị hải sản để mua, tuy nhiên chất lượng chắc chắn sẽ không tươi bằng
Trên thị trường mức giá bán cá chẽm tương đối loạn, mỗi đơn vị lại đưa ra một mức phí khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra mức giá bán trung bình.
Thông thường 1kg cá chẽm tươi sống sẽ có giá khoảng 180 nghìn đồng/kg.
Đối với cá chẽm phi lê có giá 240 nghìn đồng/ 600 – 700gr.
Con Kỳ Nhông Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Làm Món Gì? Cách Nuôi Tại Nhà
Kỳ nhông là một trong những thú nuôi được mọi người quan tâm nhất hiện nay, không chỉ bởi vẻ ngoài hầm hố, bản tính hiền lành, dễ nuôi mà còn bởi chúng có thể được chế biến thành những món đặc sản cực thơm ngon. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại kì nhông, giá bán cũng như cách chế biến món ăn về loài vật này qua bài viết dưới đây!
Kỳ nhông đến từ Nam Mỹ, tên tiếng anh là Leiolepis. Đây là 1 loài động vật bò sát thuộc chi nhông cát, họ Nhông và còn được biết đến bằng nhiều cái tên khác như cự đà, kỳ dông, con dông,…
Do cơ thể không có chức năng tự điều hòa, không chịu được thời tiết quá lạnh nên kỳ nhông thường sinh sống ở những nơi ấm áp.
Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Kỳ nhông có đặc điểm ngoại hình tương tự như con tắc kè. Khi trưởng thành, chúng có thể dài từ 30 – 60m. Con kì nhông có đầu hình tam giác, trên đó có 2 hốc tai khá to, trán có một cục xương nhỏ nhô lên.
Loài vật này có lớp vỏ ngoài hơi sần sùi, da đỏ hồng, ngoài ra còn có các vệt màu đen hoặc cam xuất hiện rải rác trên thân mình.
Lưng kỳ dông có một đoạn gai liên tiếp nhô lên, dài bằng đốt sống lưng.
Con dông là loài vật rất sợ ánh sáng. Chúng thường trốn trong hang của mình gần như cả ngày, chỉ ra ngoài vào ban đêm để tìm thức ăn.
Kỳ nhông duy trì nòi giống bằng cách đẻ trứng. Đến khoảng 7, 8 tháng tuổi, kỳ nhông bắt đầu bước vào thời kỳ động dục.
Bình thường, mỗi con dông sẽ sống tách biệt, đơn lẻ. Chỉ khi cần giao phối, chúng mới đi tìm bạn tình và sẽ nhanh chóng đẻ trứng.
Con đực sẽ tiếp tục tìm kiếm bạn tình mới và giao phối. Mỗi lần, kỳ nhông chỉ có thể đẻ được vài ba quả trứng.
Sau một thời gian ngắn, trứng sẽ nở. Kỳ nhông sơ sinh có thân hình màu trắng, kích thước chưa bằng một ngón tay cái.
Sau khoảng 7, 8 tháng, chúng có thể hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể và lại tiếp tục bước vào thời kỳ sinh sản.
Kỳ nhông là một trong những loài vật được săn lùng nhiều nhất bởi chúng có nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, sinh lực, thậm chí là làm đẹp.
Da kì nhông rất bền, đẹp không thua kém gì da cá sấu. Vì vậy, nó được tận dụng trong việc thiết kế các sản phẩm ví, túi da kỳ nhông cao cấp cho cả phái nữ lẫn phái mạnh.
Thịt của chúng rất thơm, có vị ngọt mặn đan xen, tính bình, giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả, tiêu độc, đẩy nhanh quá trình lành thương, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sinh lực.
Có rất nhiều loại kỳ nhông trên thế giới. Mỗi loại nhông lại có một đặc điểm, tập tính riêng.
Sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Mỹ, loài nhông này còn được biết đến với tên gọi Rồng đất Nam Mỹ.
Chúng có cơ thể màu xanh lá nổi bật, trên thân có những vệt màu xám đen. Mỗi con cự đà xanh trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 150 đến 200 cm, nặng gần 10 kg.
Đây là một loài kỳ nhông Mexico rất đặc biệt, vì chúng sống dưới nước thay vì trên cạn. Cơ thể chúng khá nhỏ bé, trung bình chỉ dài khoảng 15cm, kích cỡ tối đa chúng có thể đạt được là 30 cm.
Đặc biệt, kỳ nhông nước Axolotl còn có khả năng tự tái tạo tế bào và làm lành vết thương nhanh chóng.
Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm cách tái tạo tay chân bị mất cho con người nhờ loại cá này.
Kỳ nhông cát còn có tên gọi khác là dông cát Benly. Một con kỳ nhông đất trưởng thành có thể nặng trung bình 0,5 kg với con đực và khoảng 0,25 kg với con cái. Chúng có thân thể màu xám hoặc đỏ, sọc đen.
Đến buổi chiều, chúng quay trở lại hang và lấp hang bằng cát để ẩn mình, nằm im trong hang để tiết kiệm năng lượng.
Đây là loài kỳ nhông sống ở các đồi núi, khu rừng ẩm thấp trong khu vực châu Âu. Chúng thích trú ẩn dưới các đám lá rụng hoặc đám rêu vào ban ngày và chỉ ra ngoài vào buổi tối hoặc đêm.
Loài này có thân hình màu đen và nhiều đốm vàng hoặc đỏ, cam như lửa phân bố trên cơ thể. Kích thước không lớn lắm, trung bình chỉ dài khoảng 20 cm, nặng dưới 50g.
Kỳ dông lửa thường ăn các loại côn trùng, giun đất, nhện và cả ếch nhái non. Hiện nay, loài này đang bị suy giảm số lượng đáng kể, cần được bảo tồn, nhân giống.
Không chỉ sống trên cát, trên rừng mà có một loại kỳ nhông còn sống được dưới biển. Cự đà biển là một loài bò sát được tìm thấy ở vùng biển Ecuador, chúng sinh hoạt trên các bãi đá ven bờ hoặc các khu rừng ngập mặn sát biển.
Màu da tối sẽ giúp chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn, tránh tình trạng hôn mê khi lên bờ quá lâu.
Ngoài ra, loài vật này còn có khả năng thay đổi màu sắc linh hoạt, đôi khi cơ thể chúng chuyển sang màu đỏ, xanh lục,…
Chúng có thể dài trên 1,5 m (với con đực) và khoảng 1m (với con cái). Thức ăn chủ yếu là các loài tảo, rong biển. Cấu tạo hàm phẳng cùng bộ răng sắc giúp chúng ăn được những miếng tảo dính chặt trên đá, san hô,…
Kỳ nhông là thú nuôi đặc biệt, được rất nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ bề ngoài hầm hố nhưng tính cách lại cực kỳ hiền lành, dễ nuôi.
Tại Việt Nam, bạn có thể bắt loài rồng đất này trên cao nguyên, vùng núi vào các ngày nắng hạn tháng 4, tháng 5.
Chúng sống trong các đồi cát, khe đá trong các khu rừng, đi kiếm ăn vào ban ngày và ngủ trên các cành cây khi đêm đến.
Đối với kỳ nhông sống trong đất cát, chúng thường tập hợp thành 1 tổ. Bạn chỉ cần dùng cuốc đào hang của chúng và dũng cảm dùng tay là có thể thu được một số lượng con dông đất lớn. Kì nhông khá hiền và sẽ không cắn người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế bẫy giúp tóm gọn chúng dễ dàng hơn bằng cách: Sử dụng 1 chiếc cần tre, buộc dây cước vào, nối cùng 1 sợi cước nhỏ nối vào mo cau, đặt trước cửa hang.
Nếu kỳ nhông đi qua, chạm vào dây cước, chốt bật sẽ tác động vào thòng lọng khiến chúng bị mắc kẹt trong mo cau.
Kỹ thuật nuôi kỳ nhông cảnh không khó bởi thức ăn của chúng khá dễ kiếm và rẻ tiền. Bạn có thể cho chúng ăn các loại rau, củ quen thuộc như rau cải, rau muống, cỏ mềm, lúa non, ngô, khoai, sắn,..
. Những đồ ăn từ thực vật như thế này chiếm một phần lớn trong chế độ ăn của chúng.
Con dông ăn khá ít, vì vậy bạn chỉ cần cho chúng ăn 1 bữa/ngày với một lượng thức ăn nhỏ nhưng đủ chất là được.
Trong khẩu phần ăn của mình, kỳ nhông đã ăn rất nhiều rau cỏ xanh và được cung cấp một lượng nước khá nhiều.
Các món ăn từ kì nhông được xem là đặc sản, được dân nhậu cực kỳ ưa chuộng. Bởi thịt nhông vô cùng thơm ngon, màu trắng như thịt gà nhưng lại có vị dai, ngọt, sụn mềm, nhai sần sật rất thú vị.
Trước khi làm các món ăn hấp dẫn, bạn cần sơ chế kỹ lưỡng thịt kỳ nhông để loại bỏ chất bẩn cũng như mùi hôi trên cơ thể chúng.
Cho con nhông vào nồi nước sôi, luộc sơ qua để lớp đất bám chặt trên da bong ra.
Mổ bụng, làm sạch ruột kỳ nhông bằng cách xát muối khoảng 2-3 phút.
Rửa sạch bụng một lần nữa cùng nước muối và nước sạch, để ráo nước và chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Từ con nhông, người ta có thể chế biến thành vô vàn món đặc sản kỳ nhông nướng, xào sả ớt, chả nhông, cháo nhông,…
Mỗi món lại có một vị thơm ngon đặc sắc và cách chế biến cũng vô cùng đơn giản.
Rượu dông được xem là thần dược giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý cho phái mạnh, thậm chí có thể chữa được nhiều bệnh.
Sơ chế kỳ nhông sạch sẽ theo chỉ dẫn bên trên, bỏ sạch ruột cũng như nội tạng, chỉ giữ lại mật nhông.
Dùng rượu rửa sạch máu và loại bỏ mùi tanh của kì nhông.
Cho vài con dông đất vào một bình thủy tinh vừa phải, để nguyên con, sau đó đổ rượu trắng vào ngập thân nhông.
Đậy kín bình, ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được.
Dông xào sả ớt là món ăn đặc sản của miền Trung, một khi bạn đã thưởng thức thì khó có thể quên được vị ngọt, thơm, dai dai của chúng. Thực hiện món ăn này cũng khá nhanh chóng:
Sau khi làm sạch kỳ nhông, bỏ da, đầu, móng chân.
Băm nhỏ củ sả và cả thịt, xương nhông thật kỹ, tránh xương dông còn to có thể gây tổn thương miệng bạn khi ăn.
Cho toàn bộ phần thịt dông vừa ăn vào một bát, ướp gia vị từ 10 – 20 phút.
Cho 1 lượng dầu ăn vừa đủ vào chảo, cho sả vào xào thơm rồi cho thịt nhông vào xào cùng
Nêm thêm nước mắm, hạt tiêu vừa đủ vào cho món ăn thêm thơm ngon hơn.
Khi thịt dông săn lại, bạn tắt bếp, bày ra đĩa và thưởng thức.
Vào những ngày mùa đông giá rét, nếu bạn bị cảm thì chỉ cần ăn một bát cháo kỳ nhông, bởi món ăn này có thể chữa cảm mạo cực công hiệu. Thực hiện như sau:
Kỳ nhông làm sạch, lấy phần thịt đem băm nhỏ.
Xào qua thịt kì nhông cùng dầu ăn, nước mắm cho thơm.
Gạo rửa sạch, rồi cho vào nồi nước vừa đủ, hầm nhừ cùng thịt dông.
Khi cháo đã nhừ, bạn cho thêm hạt tiêu vào ăn cùng rau sống. Món cháo này vừa lạ miệng, độc đáo, vừa cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.
Gỏi dông ăn cùng bánh tráng nướng là món ăn độc đáo của vùng đất Bình Thuận. Nếu không có điều kiện đến tận nơi thưởng thức, bạn có thể tự chế biến tại nhà theo hướng dẫn sau:
Dông sau khi sơ chế, đem luộc chín, bỏ xương và xé thịt thành từng mảnh nhỏ.
Ướp phần thịt kỳ nhông trên cùng hành khô, cà rốt, rau thơm, mắm, muối, hạt tiêu, đường, tỏi, ớt,…
Chờ thịt dông ngấm gia vị là bạn có được mói gỏi nhông cực thơm ngon, ăn cùng bánh tráng nước rất hấp dẫn.
Thịt dông khi nướng lên sẽ tỏa ra vị thơm khó cưỡng. Đây cũng là một trong những món bạn không thể bỏ qua khi muốn thưởng thức thịt kỳ nhông. Cách nướng nhông như sau:
Dông nướng làm sạch, lột da, bỏ đầu và móng chân.
Ướp nguyên con dông nướng với sả băm muối ớt trong khoảng 5 phút.
Xiên que tre xuyên qua cơ thể nhông, rồi đem nướng cho đến khi thịt chúng trở nên vàng, giòn rụm.
Thưởng thức dông nướng thơm ngon cùng nước chấm me, ăn cùng chuối xanh, rau sống.
Kì nhông có ý nghĩa khá lớn trong tâm linh. Nhiều người tin rằng việc nằm mơ thấy kỳ nhông vô nhà không phải là ngẫu nhiên mà đó là điềm báo cho thấy gia chủ sắp phát lộc, có của bất ngờ. Nên đánh số 79
Mơ thấy kỳ nhông ăn thịt mình: Đánh số 37
Mơ thấy mình ăn thịt nhông: Đánh số 18
Mơ thấy bắt được kì nhông: Đánh con 67
Mơ thấy mình giết con dông: Đánh số 82
Mơ thấy 1 cặp kỳ nhông: Đánh số 95
Mơ thấy kì nhông đi theo đàn: Đánh số 47
Giá kỳ nhông là điều nhiều người quan tâm bởi hiện nay, nhu cầu mua bán con nhông để làm cảnh hoặc chế biến món ăn rất lớn.
Giá kỳ nhông xanh (kỳ nhông Nam Mỹ): Khoảng 700k – 1.000k / con nhỏ, từ 1.500k – 5.000k / con trưởng thành.
Con dông đất: Loài nhông này thường được mua bán với mục đích chế biến món ăn, mức giá loại kỳ nhông thịt này rơi vào khoảng 400k cho 1 kg thịt nhông.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua kỳ nhông tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Nếu muốn chế biến các món ăn thơm ngon từ nhông cát, hãy mua chúng tại chợ đầu mối hoặc các nhà hàng.
Nếu muốn mua kỳ nhông kiểng, hãy đến các shop bán bò sát. Chúc các bạn chọn được chú pet như ý!
Cá Ngừ Đại Dương Giá Bao Nhiêu 1Kg? Nấu Món Gì Ngon?
Cá ngừ đại dương nhúng giấm
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cá ngừ đại dương phi lê: 1kg
Dừa tươi: 1 hoặc 2 trái
Giấm gạo ngon, gừng sắc sợi, hành tây thái mỏng
Rau quả ăn kèm: xà lách, chuối xanh, khế, dưa leo, dứa, rau thơm,..
Bún
Gia vị: mắm nêm, muối, dầu hào, dầu mè.
Bước 1: Thái và ướp thịt cá ngừ đại dương.
Cá ngừ phi lê thái bản to và mỏng (Mẹo: cho cá vào ngăn đông tủ lạnh để cá hơi cứng lại, cắt sẽ đều, đẹp hơn)
Ướp cá đã cắt lát cùng 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh dầu mè và hành tây thái mỏng. Lưu ý: bạn nêm gia vị chỉ cần nhạt thôi vì sau nước dùng càng đậm đà và rất bổ dưỡng.
Các loại rau quả bạn đem rửa sạch và để ráo nước. Chuối và dưa leo thái lát mỏng, dứa gọt vỏ thái miếng. Mách nhỏ: Muốn chuối và khế xanh ngon mắt thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút.
Bước 2: Pha nước chấm mắm nêm
Băm hỗn hợp gừng, tỏi, ớt với một chút đường và dứa.
Cho một phần hỗn hợp trên vào mắm nêm rồi khuấy đều. Nếm thử có vị hơi ngọt, đậm, cay là được.
Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm phần hỗn hợp còn lại. Pha tiếp 1 thìa canh mắm nêm cùng 1 bát nước lọc vào chảo đun sôi hớt bọt. Nêm tiếp 2 thìa canh đường và thử sao cho vừa miệng thì thôi.
Bước 3: Chuẩn bị nước dùng
Công thức nước dùng: 1 trái dừa + 1 bát giấm + 2 thìa hạt nêm + 1 củ hành tây (gia giảm theo vị ngọt, chua của nước dừa). Có thể cho thêm vài miếng dứa để nước ngọt thanh hơn.
Bước 4: Chuẩn bị mọi nguyên liệu ra đĩa, đặt nước dùng lên bếp cho sôi
Nhúng cá ngừ đã ướp rồi gắp ra đĩa
Cá ngừ đại dương có thể ăn sống chấm mù tạc, nên các bạn chỉ cần nhúng sơ là cá đã chín mềm, ngọt, nhúng lâu cá sẽ bị khô cứng, mất vị ngọt tự nhiên.
Món ăn này rất thích hợp để bạn quây quần bên những người thân trong gia đình hoặc vui vẻ cùng bạn bè .
Con Kỳ Đà Ăn Gì? Kỹ Thuật Nuôi? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
Có thể bạn chưa biết, kỳ đà là một trong số ít các loài bò sát có khả năng đem lại giá trị kinh tế cao cho con người. Mặc dù là động vật máu lạnh nhưng chúng rất dễ nuôi, hiếm khi mắc bệnh, thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người
Trên thực tế kỳ là một nhánh nhỏ trong họ thằn lằn, có tên tiếng Anh là Varanus. Ở Việt Nam nhiều người còn gọi chúng là Cự đà.
Loài động vật này hiện đã xuất hiện ở trên 70 quốc gia trên thế giới, trải dài từ Châu Á, Âu cho tới Châu Úc.
Tùy thuộc vào mỗi loại kỳ đà mà hình dáng, kích thước cơ thể của chúng sẽ khác nhau. Nhưng đa phần là loài bò sát này có thích thước cơ thể tương đối lớn, trên thân có một lớp vảy khá cứng và dày.
Để gánh được toàn bộ phần cơ thể đồ sộ như vậy đòi hỏi chân và đuôi của chúng phải rất to khỏe.
Bạn có thể hình dung hình dáng của chúng không khác gì một chú thằn lằn (hay còn gọi là thạch sùng) phóng to lên.
Chiều dài cơ thể có thể đạt tới 3m, trọng lượng cơ thể mỗi con đạt 10 kg.
Đầu khá nhọn và nhô về phía trước, bàn chân to, bè có 5 ngón chân và có móng vuốt. Điều này giúp kì đà có thể dễ dàng di chuyển trên mọi địa hình
Vào mùa giao phối một cặp kỳ đà có thể cho ra đời khoảng 12 trứng/ lứa. Với những con có sức khỏe tốt có thể đẻ tới 18 trứng.
Và sau khoảng 1 năm chăm sóc, kỳ đà trưởng thành có thể đạt khoảng 13 kg. Nếu trong điều kiện môi trường hoang dã thì mỗi năm kỳ đà chỉ đẻ 1 lần, mỗi lần khoảng 15 trứng.
Tuy nhiên, tỉ lệ trứng nở thành con không cao, chỉ chiếm khoảng 35%.
Nguyên nhân là do bố mẹ kỳ đà không giành nhiều thời gian để bảo vệ cũng như ấp trứng được. Có rất nhiều kẻ thù tới rình mò và cướp trứng.
Kỳ đà là loài bò sát hoạt động chủ yếu về ban đêm nên chúng rất ghét ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
Vào ban ngày chúng thường chui vào các hang động để nằm ngủ, đến tối sẽ bò ra để kiếm ăn.
Chúng cũng có khả năng chịu đói tốt trong nhiều ngày mà không cần ăn uống.
Để giảm thiểu nguy cơ các ngày không có thức ăn thì khi bắt được con mồi chúng thường ăn ngấu nghiến toàn bộ những gì bắt được.
Cũng giống như các loài rắn, kỳ đà muốn phát triển cơ thể toàn diện thì cần phải lột da. Việc lột da sẽ giúp chúng loại bỏ tối đa các vi khuẩn còn vướng, bám trên lớp da cũ.
Thông thường, sau mỗi lần lột da thành công, chiều dài cơ thể và kích thước trọng lượng của chúng có thể tăng gấp 3 lần.
Trung bình 1 năm kì đà lột da 1 lần vào tháng 9 hoặc tháng 10 tùy từng con.
Kỳ đà xuất hiện nhiều nhất trong các khu rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới, các khu vực khe suối, sống, đầm lầy…
Chúng rất thích làm tổ và đẻ trứng trong các khe đá hoặc các hốc cây, cũng có một số ít kì đà có sở thích đào hang và cướp tổ của các loài động vật khác.
Kỳ đà cũng đặc biệt thích những nơi có ánh sáng yếu như bên trong các hang động tăm tối. Đặc biệt, khả năng ngụy trang của chúng thì không phải bàn cãi.
Kỳ đà có thể dễ dàng thay đổi màu sắc cơ thể để phù hợp với môi trường sống, điều này sẽ giúp chúng giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm của kẻ thù.
Trong điều kiện môi trường thiên nhiên, bạn phải thực sự tinh ý mới có thể phát hiện ra được chúng
Tuy nhiên, mật kỳ đà có vị ngọt thanh, không đắng và hoàn toàn không độc hại.
Trên thực tế hiện có rất nhiều loại kỳ đà khác nhau như: kỳ đà hoa, kỳ đà vân, kỳ đà đất, kỳ đà đuôi đỏ… Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ phân tính về 3 loại kì đà phổ biến nhất
Kỳ đà nước ở nhiều khu vực còn gọi là kỳ đà hoa Đông Nam Á có tên tiếng anh là Varanus salvator macromaculatus .
Loài bò sát này xuất hiện nhiều nhất tại Sing, Borneo và một số quần đảo.
Đây được xem là loài kỳ đà có kích thước cơ thể lớn nhất tại Việt Nam, xuất hiện nhiều tại Cao Bằng, Gia Lai, Lâm Đồng….
Đầy hơi bẹt, cổ và mõm dài, lỗ mũi nhỏ có hình bầu dục, lưỡi tẽ đôi thành 2 phần, luôn thè ra và thụt vào tương tự như các loài rắn.
Về cơ bản kỳ đà hoa có kích thước cơ thể khá đồ sộ, chiều dài có thể lên tới 2,5m, đuôi dài, dẹp, cùng sống đuôi rất rõ nét.
Kỳ đà vân có tên tiếng anh là Varanus bengalensis, đây là giống kỳ đà có kích thước lớn tương tự như kỳ đà nước.
Kích thước chiều dài cơ thể tính từ đỉnh đầu tới đuôi là khoảng 175 cm
Đặc điểm nhận biết kỳ đà vân bạn có thể dựa vào thân hình màu vàng xám, xem lẫn các đốm nhỏ màu xám lông chuột.
Ở Việt Nam mới ghi nhận 1 trường hợp duy nhất bắt được kỳ đà đuôi đỏ
Có lẽ loài bò sát này có quá nhiều lợi ích nên rất nhiều anh em đã tìm cách săn bắt, mua bán tận diệt.
Điều này đã khiến số lượng kỳ đà ngày càng suy giảm nghiêm trọng và đang có nguy cơ biến mất mãi mãi.
Chính phủ Việt Nam đã đưa kỳ đà vào danh sách những loài động vật được bảo tổn vào năm 2000.
Nhà nước rất khuyến khích việc chăm sóc, bảo tồn cũng như nuôi dưỡng phát triển cá thể kỳ đà trong điều kiện nhân tạo
Kỳ đà là loài bò sát chuyên ăn thịt, món ăn yêu thích nhất của chúng chính là các loài động vật có kích thước nhỏ hơn như: cá, cóc, nhái, côn trùng, rắn, lươn…
Trên thực tế tại Châu Âu cũng ghi nhận rất nhiều thường hợp kỳ đà không tìm được thức ăn trong môi trường tự nhiên.
Nên chúng đã lẻn vào nhà các hộ dân quanh khu vực để bắt gà, vịt.
Bên cạnh là một công nhân dọn xác thì kỳ đà cũng là tên trộm siêu đẳng. Chúng sẵn sàng thực hiện các phi vụ ăn cắp trứng cá sấu ngay trong đầm lầy rất nhiều lần mà không bị phát hiện
Mô hình chăn nuôi kỳ đà không tốn quá nhiều chi phí nhưng có thể tiêu diệt được các loài côn trùng, chuột cống gây hại tới vụ mùa
Nếu đã có kinh nghiệm nuôi cá sấu thì bạn sẽ thấy chuồng nuôi kì đà cảnh cũng hoàn toàn tương tự.
Có thể xây chuồng lưới thép hoặc chuồng xi măng, trung bình mỗi chuồng chỉ nên nuôi từ 5 tới 10 con là đẹp.
Bản tính của kỳ đà là thích các khu vực tối, ánh sáng yếu để trú ngụ. Vì vậy bạn nên xây thêm một số hang trong chuồng để chúng cảm thấy thoải mái
Nếu khu vực xây chuồng còn đủ diện tích thì bạn nên trồng một số cây to để lấy bóng mát cho chuồng. Vị trí đặt chuồng cũng nên là nơi khô thoáng, mát, không có gió lùa trực tiếp
Diện tích đẹp nhất đối với 1 chuồng là chiều dài 4m, rộng 3m, cao 3m.
Khi chọn mua kỳ đà giống nên chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chịu khó di chuyển. Không mắc bệnh, cơ thể to, chắc không bị thương tích.
Khi đã nuôi quen thì kỳ đà rất thân thiện, chúng có thể nhận biết được chủ nhân. Kì đà có thói quen ăn và uống nước nhiều vào buổi tối nên nguồn nước và thức ăn cũng nên được thay mới hàng ngày
Mặc dù là loài bò sát có sức khỏe phi thường tuy nhiên không phải vậy mà chúng không thể mặc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở kỳ đà là: Táo bón, viêm cơ dưới da, ký sinh trùng da…
Nguyên nhân chủ yếu là do lượng thức ăn và nguồn nước uống không đảm bảo, điều kiện chuồng trại bị ô nhiễm không được cọ rửa thường xuyên…
Như đã nói ở trên kỳ đà có rất nhiều công dụng, thịt kỳ đà có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Lười và mật kỳ đà có thể sử dụng để chữa bệnh, da có thể sử dụng để làm túi, ví…
Điều này khiến nhiều người băn khoăn, không rõ liệu ăn thịt kỳ đà có đen không.
Xin chia sẻ với quý vị rằng, đó chỉ là những lời đồn thổi trong nhân gian, hiện chưa có bất kỳ dẫn chứng khoa học nào chỉ ra việc ăn thịt kỳ đà sẽ không may mắn
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, số lượng kỳ đà ở nước ta hiện nay đang sụt giảm nghiêm trọng.
Vì vậy, nên tránh giết hại, sử dụng thịt kỳ đà làm các món ăn cũng như khai thác thương mại
Kỳ đà om chuối là món ăn vô cùng dân giã và thân quen. Thế nhưng, mỗi vùng miền lại có những cách chế biến riêng biệt, điều này cũng khiến khẩu vị món ăn khác nhau
Nguyên liệu cần có: thịt kỳ đà khoảng 500 gram, chuối tiêu, nghệ, hành, hạt nêm, nước mắm, dầu, tía tô, mẻ….
Bước 1: Kỳ đà rửa sạch cắt từng khúc nhỏ cho vừa miệng ăn, tẩm ướp cùng hạt nêm, gia vị, muối, nước mắm
Bước 2: Chuối xanh rửa sạch, cắt lát nhỏ rồi đem ngâm với nước muối ấm để tẩy sạch hết phần ngựa chuối
Bước 3: Đun sôi nước cùng nước cốt mẻ rồi đổ chuối vào để trần sơ qua
Bước 4: Đun sôi dầu rồi phi thơm hành rồi cho thịt kỳ đà đã tẩm ướp vào để trần sơ qua.
Sau đó đổ thêm chuối vào để xào cùng, nêm nếp gia vị cho dễ ăn. Đổ thêm chút nước vào cho ngập chuối và thịt rồi đun ở nhiệt độ vừa phải
Bước 5: Khi nước trong nồi gần cạn thì bạn cho thêm rau thơm , tía tô, lá lốt vào để dậy mùi. Đảo qua lại một lúc cho thịt chín hẳn rồi đổ ra đĩa thưởng thức.
Món kỳ đà xào lăn chế biến vô cùng đơn giản, ngay cả những người chưa từng vào bếp cũng có thể tự mình nấu được dựa vào các bước sau đây
Nguyên liệu cần phải có: thịt lợn ba chỉ khoảng 500gram, hạt tiêu, mỡ, hành, sả, tỏi, ớt chuông to
Bước 1: Vệ sinh sạch thịt kỳ đà, để khô nước rồi thái thành từng miếng mỏng, sả cũng nên bóc vỏ. Rửa sạch toàn bộ rau, ớt, cà chua…
Bước 2: Tẩm ướp thịt kỳ đà cùng sả, ớt , muối, tiêu, gia vị, ngâm trong khoảng 20 phút để gia vị được thấm đều
Bước 3: Đun sôi dầu trên chảo rồi phi thơm hành tỏi, đổ thịt kỳ đà đã để ráo nước vào để xào qua. Đảo đều tay để thịt không bị cháy
Bước 4: Cho thêm muối, tiêu, hạt nêm vào để món ăn thêm đậm đà và phù hợp với sở thích của người ăn
Mặc dù món kỳ đà nướng muối ớt không quá cầu kỳ nhưng hương vị mà món ăn này đem lại là không phải bàn cãi. Sau khi nướng thịt kỳ đà có màu đỏ cam vô cùng đẹp mắt. Thịt kỳ đà nước có vị thơm, căng ,dai và chắc thịt
Bước 1: Bạn vệ sinh kỳ đà tương tự như trên, nên cho thêm chút nước muối ấm để rửa qua sẽ sạch hơn
Bước 2: Tỏi bóc vỏ và đập dập, ớt nên rửa sạch và thái nhỏ (nhớ bỏ phần đầu). Tùy thuộc vào mức độ ăn cay mà có thể cho ít hoặc nhiều ớt
Bước 3: Chanh thái làm 2 vắt lấy nước cốt, loại bỏ hạt. Hòa trộn đều muối, hạt nêm, ớt, đường, dầu ăn vào cùng với thịt kì đà để ướp trong vòng nửa tiếng
Bước 4: Xiên kỳ đà vào que sắt để nướng . Món kỳ đà nướng muối ớt ngon nhất là dùng than hoa .
Chú ý đảo đều tay để thịt được chín đều, không nên nướng quá lâu sẽ khiến thịt kỳ đà bị khô và giảm vị ngon.
Cách nấu
Bước 1: Vệ sinh rửa sạch kì đà và các loại rau, củ quả ăn kèm
Bước 2: Đun sôi chảo dầu để rang sơ qua thịt kỳ đà, liên tục xối dầu lên thịt để toàn bộ thịt được chín đều. Bạn vớt ra để ráo mỡ
Bước 3: Sử dụng một chỏa khô khác, bạn cho thêm tỏi, rau mùi, ớt thái nhỏ, muối tiêu, hạt nêm vào để rang đều cùng với thịt kỳ đà khoảng 5-7 phút.
Bước 4: Đổ ra đĩa thưởng thức cùng với cơm nóng
Ngoài những món ăn nêu trên thì kì đà cũng có thể chế biến thành nhiều món khác như: kỳ đà nấu măng, nấu cà ri, bóp gỏi
Khi ngâm rượu kì đà bạn cần loại bỏ sạch lông và nội tạng của chúng. Bởi đây là những bộ phận chứa rất nhiều ký sinh trùng
Bình ngâm nên sử dụng bình thủy tinh trong suốt là tốt nhất, có thể nhìn thấy được kì đà ở bên trong.
Có thể bạn không tin nhưng hầu hết các bộ phận trên cơ thể kỳ đà đều mang lại một giá trị riêng.
Như mật kì đà có thể dùng để ngâm rượu chữa bệnh, hoặc đem sấy khô để làm thuốc điều trị bệnh động kinh, hen suyễn hay các bệnh đau mỏi xương khớp, đi ngoài…
Dù là sử dụng để lấy thịt hay ngâm rượu uống thì bạn cũng không nên vứt bỏ mật
Da kì đà từ lâu đã được biết đến là vị thuốc giúp điều trị bệnh mề đay, ngứa da đặc biệt hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa có bất kỳ dẫn chứng y khoa nào.
Cũng có một số ít trường hợp chữa bệnh thành công, nếu bạn muốn áp dụng thử có thể thực hiện như sau
Nguyên liệu cần có: Da kỳ đà khô bạn có thể tìm mua ở một số cửa tiệm bán thuốc đông y trên địa bàn thành phố
Bước 1: Hơ da kỳ đà trên lửa cho tới khi chuyển sang màu đen
Bước 2: Nghiền nát da thành bột
Bước 3: Đổ vào hũ thủy tinh để sử dụng dần
Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy 1 thìa cà phê bột da kỳ đà pha cùng 100ml nước ấm để uống vào sáng sớm trước ăn sáng.
Mỗi giấc chiêm bao sẽ báo hiệu cho chúng ta một sự việc, hiện tượng nào đó sắp xảy ra. Có thể là điềm may mắn hoặc điềm xui xẻo. Giấc mơ thấy kì đà đa số là đem lại điều may mắn
Mơ thấy kì đà chảy máu đánh 72
Mơ thấy kỳ đà chạy vào nhà đánh số 26
Chi phí ban đầu cần bỏ ra để mua kỳ đà giống là bao nhiêu hiện là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất . Theo khảo sát của chúng tôi, giá bán kì đà là vô cùng mắc.
Trung bình giá kỳ đà giống loại 1Kg giá giao động từ 400K – 500K/ kg
Giá bán thịt kì đà thành phẩm loại từ 1,8 tới 4Kg dao động từ 350K- 500K
Đặc biệt đối với kỳ đà đã trưởng thành loại ( 7- 8Kg) có giá bán khoảng 400K
Khi đặt mua số lượng lớn mức giá sẽ rất rẻ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra mức chi phí tương đối
Bạn có thể tìm mua kì đà tại các trang trại nuôi kỳ đà kiểng tại khu vực miền Bắc Hà Nội, Bắc Giang, Đà Lạt, Khu vực Miền nam có thể tới, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Gia Lai, Kontum
Ốc Nhung Giá Bao Nhiêu 1Kg? Ốc Lông Biển Làm Món Gì Ngon?
Một trong những loại ốc được nhiều người yêu thích nhất hiện nay đó là ốc nhung. Với chất thịt thơm, ngon, ngọt mang đến cho người thưởng thức hương vị đậm đà khó quên. Những ngày đông se lạnh mà được lũ bạn rủ nhau đi ăn ốc nóng, ngồi bên hè nghe tiếng mưa rơi nhẹ, vị cay xíu lưỡi từ dĩa ốc sả ớt kết hợp với cái ngọt từ thịt ốc, mang đến cảm giác ấm áp đến tuyệt vời.
Ốc nhung còn được những người dân vùng biển gọi là ốc lông. Bởi lẽ bên ngoài cơ thể chúng được bao bọc một lớp lông tơ, khá dày và mềm.
Chúng là một chi ốc biển Cymatium, thuộc họ Ranellidae, bao gồm khá nhiều loài.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 2 loài được phát hiện và sinh sống nơi những môi trường khác nhau là Ốc lông PiLê và Ốc lông Caođa
Ốc nhung là loài động vật sống ở biển. Chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó phổ biến là các khu vực biển ở Địa Trung Hải, phía tây Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Bên cạnh đó, khu vực biển Thái Bình Dương cũng là địa điểm lý tưởng của loài ốc này. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện ở một số vùng biển như dải biển miền trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận,..
Ốc nhung là một loài ốc khá đặc biệt. Chúng thường lớn hơn so với những loài ốc thông thường khác.
Cơ thể hình xoắn ốc, nổi bật bởi hình dáng và cấu tạo bên ngoài của chúng.
Trong đó, vỏ ốc sần sùi, gồm có nhiều sợi lông gai mà vàng nhạt bám lên trên, nhìn chúng như có lớp rêu bám vào vậy.
Lớp vỏ ốc được cấu tạo từ lớp đá vôi, cứng rắn, giúp bảo vệ cơ thể ốc khi gặp kẻ thù hoặc tránh những va chạm trong quá trình di chuyển hoạt động. Thân ốc Nhung có màu nâu, sẫm đen.
Ốc Nhung thường sinh sống trong những rạn san hô hay vách đá ngầm thường khiến toàn cơ thể chúng bị bao phủ bởi lớp rêu biển cố định.
Ốc lông là loài đẻ trứng, thụ tinh ngoài, một số cá thể ốc có thể là lưỡng tính. Chúng sinh sản vào ban đêm. Mùa sinh sản thường vào tháng 3 đến tháng 10, thời gian dài với khả năng sinh sản cao.
Khi tới mùa sinh sản, cá thể đực và cái bắt cặp, sau đó giao phối. Tinh trùng của cá thể đực sẽ theo ống dẫn tinh chuyển vào con cái và được lưu lại trước khi thụ tinh cho trứng.
Chúng thường đẻ các bọc trứng khác nhau, thường sẽ sinh sản với số lượng bọc trứng lớn.
Bọc có khoảng 100 trứng, với một lớp chất keo nhầy có khả năng gắn kết các quả trứng lại với nhau tạo thành một bọc.
Cuống bám vào mặt đáy, đảm bảo chúng không bị trôi đi khi ở trong môi trường nước.
Mặc dù ngoại hình xấu xí và có vẻ vô cùng kỳ dị, nhưng ốc nhung là loài ốc không có độc. Chúng sinh sống ở môi trường biển tự nhiên, cho nên khá sạch sẽ.
Với nhiều người, ốc là một trong những món ăn khoái khẩu của họ, đặc biệt là giới trẻ. Với những người ghiền ốc thì ốc nhung lại là một món cực kỳ tuyệt vời sau khi chế biến.
Nguyên liệu: Ốc nhung, gừng, sả, đường, bột ngọt, chanh, cùng các loại gia vị phổ thông…
Sau khi mua ốc về thì tiến hành ngâm ốc với nước vo gạo hoặc ngâm với nước ớt.
Sau khoảng 2 giờ khi lớp bùn đất trong cơ thể ốc lọc ra sạch thì tiếp tục giã, chà sạch lớp bao phủ bên ngoài của lớp vỏ.
Loại bỏ các lớp rêu xanh bám trên thân ốc. Rửa sạch rồi cho vào nồi.
Sau khi ốc đã rửa sạch thì cho sả đập dập với gừng lót vào dưới đáy chõ hấp.
Thêm một vài lá chanh hoặc lá bưởi. Thêm một chút muối, ớt xắt lát.
Sau đó, đỏ lửa đem ốc hấp trong khoảng 20 phút. Khi ốc sôi 2 trào thì tắt bếp.
Thường thì món ốc hấp sẽ được ăn kèm với nước chấm gừng chua ngọt.
Bạn chỉ cần giã một chút gừng, thêm chút tỏi, sả và ớt giã nát rồi cho vào bát khuấy đều cùng chút đường.
Sau đó, nêm nước mắm, nước sôi nguội vào. Vắt một chút chanh nữa là hoàn thành
Như vậy bạn sẽ có một bát nước chấm hoàn hảo cho món ăn này thêm đậm đà.
Nguyên liệu: Ốc lông tươi sống, hành lá, dầu ăn, muối, ớt, tỏi, chanh,…
Rửa sạch ốc với nước gạo, thêm chút ớt để lọc các lớp đất bùn trong cơ thể ốc ra.
Xử lý các mảng rêu bám bên ngoài, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi nướng.
Sau khi ngâm ốc vào nước, chúng há lớp nắp đậy ra thì dùng mũi dao tách lớp vỏ ra.
Cho một chút dầu ăn vào phi thơm hành rồi rưới chúng vào phần thân ốc.
Xay nhuyễn ớt, thêm chút muối rồi gãi nát. Sau đó cho vào ốc.
Đặt ốc lên vỉ nướng than hồng rồi tiếp tục phi thơm hành lá rồi cho vào.
Sau đó, tiếp tục nướng ốc dưới bếp than. Đảm bảo ốc chín đều mà không bị cháy.
Sau khi ốc gần chín, thì giã nhuyễn đậu phộng rồi cho vào thân ốc.
Nướng ốc trong khoảng thời gian 7 – 10 phút cho ốc chín đều thì lấy ốc xuống.
Nguyên liệu: Ốc nhung, tỏi, ớt khô, rau răm, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, chanh, tiêu,…
Ốc nhung sau khi mua vệ sinh tương tự như trên
Tiếp đó, rửa lại ốc cho thật sạch, loại bỏ lớp rêu bám bên ngoài bằng cách rửa với nước muối pha loãng.
Rồi dùng dao chặt bỏ phần đỉnh ốc để đảm bảo chúng sẽ thấm và ngấm đều gia vị trong quá trình chế biến.
Hơn nữa, thao tác này giúp cho quá trình lấy thịt ốc ra dễ dàng hơn.
Cho chảo lên bếp, thêm dầu rồi cho tỏi nguyên tép vào.
Xào sơ qua, cho thêm ớt khô nguyên trái vào cùng, trộn đều rồi cho ra bát.
Phi thơm tỏi, cho ốc vào xào cùng khoảng 5 – 7 phút.
Sau đó, cho gia vị: hạt nêm, đường, ớt cùng các gia vị đã chuẩn bị vào
Tiếp đó, cho tỏi và ớt khô vừa xào vào cùng, đảo đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Cho tiếp rau răm đã cắt khúc vào. Trộn đều, tắt bếp.
Để đảm bảo hương vị của món ăn, ốc nhung xào tỏi này bạn nên ăn nóng.
Hiện nay, ốc nhung được bán ở nhiều nơi tại nước ta, bởi chúng cũng được khai thác nhiều tại các vùng biển.
Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua ốc Nhung tại các khu chợ hải sản có tên tuổi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cua Đinh Là Con Gì? Giá Bao Nhiêu 1Kg? Cách Nuôi? Làm Món Gì? trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!