Bạn đang xem bài viết Cùng Học Cách Nấu Nước Râu Ngô Thanh Nhiệt Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nấu râu ngô cùng với các nguyên liệu nào là phù hợp?(Ảnh: Internet)
Nguyên Liệu Nấu Nước Râu Ngô
100gr râu ngô
50gr rễ cỏ tranh
50gr mã đề
3 – 5 khúc mía lau
30gr đường phèn kim cương
20gr đường cát (có thể tăng theo từng khẩu vị)
2 lít nước
Dụng cụ: nồi, bếp, rây lọc, bình thủy tinh…
Các nguyên liệu kết hợp khi nấu nước râu ngô(Ảnh: Internet)
Nấu Nước Râu Ngô Như Thế Nào Cho Ngon và Dinh Dưỡng
Sơ Chế Nguyên Liệu
Rửa sạch các nguyên liệu như rễ cỏ tranh, râu ngô và mã đề với một ít muối rồi để ráo nước. Đối với mía, bạn rửa sạch, rọc sạch vỏ rồi đập dập để chiết xuất nước ngọt.
Nấu Nước Râu Ngô Ngọt Thơm
Cho các nguyên liệu đã sơ chế ở bước 1, đường cát vào nồi rồi đun sôi cùng khoảng 2 lít nước. Khi nước sôi bạn chú ý vặn nhỏ lửa rồi cho thêm đường phèn kim cương vào, khuấy đều, chỉnh lửa liu riu cho đến khi đường tan hết thì tiếp tục đun thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
Lọc Nước Râu Ngô
Đợi nước nguội, bạn chắt nước qua rây lọc vào bình, đậy kín nắp và bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày vừa thanh lọc cơ thể, mát gan, đẹp da lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nước râu ngô uống nóng hay lạnh đều ngon (Ảnh: Internet)
Nếu bạn không chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu trên thì có thể chỉ cần đun sôi một nắm râu ngô + mía lau và 2 lít nước. Sau đó thêm đường phèn vào và đun nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể thưởng thức.
Mẹo nấu nước râu ngô ngon
Khi chọn râu ngô để nấu, bạn nên chọn râu sợi to, bóng, mượt, có màu nâu nhung. Nhiều người có thói quen dùng râu ngô phơi khô dùng dần thay thế như nước chè, tuy nhiên râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất, chứa nhiều dưỡng chất hơn. Để tăng thêm hiệu quả và tác dụng, bạn nên phối hợp râu ngô cùng với mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo… đều được.
Đây là thức uống lành tính, rất tiết kiệm chi phí vì chỉ vài nguyên liệu đơn giản nhưng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, râu ngô thường dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu nên bạn cần chọn nguyên liệu sạch, tốt nhất là tại nhà, nếu không có bạn có thể mua nhưng nhớ ngâm cùng với nước muối trước khi sử dụng.
Râu ngô có tác dụng gì?
Thanh nhiệt giải độc cơ thể.
Hỗ trợ chữa viêm nhiễm.
Phòng chống bệnh sỏi thận hiệu quả.
Có tác dụng lợi tiểu.
Giúp làm giảm huyết áp.
Điều trị bệnh xuất huyết.
Giúp giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra nước râu ngô còn rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Lưu Ý Khi Uống Nước Râu Ngô
Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày mới phát huy hết tác dụng, nên dùng hết trong vòng 3 ngày sau khi nấu. Bạn chỉ nên uống liên tục trong vòng nhiều nhất 10 ngày, không nên uống quá nhiều sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, những người bị tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng, bụng yếu, tay chân lạnh, huyết áp thấp… đều không nên uống nhiều nước trà râu ngô.
Râu Ngô Có Tác Dụng Gì? Cách Nấu Nước Râu Ngô Giải Độc, Mát Gan
Râu ngô là một loại thảo dược quý nhưng tưởng chừng bị bỏ đi trong đời sống. Bản thân của râu ngô là vị thuốc lành tính, giúp mát gan, thanh lọc cơ thể rất tốt. Vậy cụ thể tác dụng của râu ngô là gì? Cách nấu nước râu ngô giải độc, mát gan như thế nào? Mời đọc theo dõi bài viết rất bổ ích về râu ngô sau đây.
Râu ngô là gì?
Đặc điểm của râu ngô
Cây ngô là loài cây thảo có chiều cao từ 1.5m đến 2.5m. Thân của loài cây này đặc và dày như thân của cây tre, có đốt và mỗi đốt thường cách nhau khoảng từ 20 đến 25cm. Lá của cây rất to, dài và rộng, ngoài ra lá của cây được bao phủ bởi lông rất thô ráp.
Hoa của cây đực có màu xanh và thường mọc tụ lại thành một bông dài ở ngọn cây. Còn hoa cái thường mọc một bông rất to và có hình trụ ở nách lá, được bao phủ xung quanh là các lá bắc dang mảng. Quả ngô thường có rất nhiều hạt cứng và bóng.
Râu ngô tươi có màu vàng óng rất bắt mắt, khi phơi khô có màu đỏ sẫm, râu ngô có mùi hương đặc trưng thu nhiều hút côn trùng.
Cách thu hái và chế biến râu ngô
Râu ngô thường được thu hoạch 2 lần hằng năm, lần một là vào tháng 4 hoặc tháng 5, lần hai từ tháng 7 hoặc tháng 8. Râu ngô sau khi được thu hái người ta sẽ phân loại và bỏ đi những sợi màu đen, chỉ lấy những sợi màu vàng. Sau công đoạn phân loại người ta sẽ rửa sạch và mang đi phơi ở những nơi thoáng mát.
Thành phần hóa học của râu ngô
Trong 1g râu ngô thường chứa 1600 đơn vị sinh lý của vitamin C và vitamin K.
Ngoài ra râu ngô còn chưa từ 4% đến 5% các chất khoáng giàu kali, đường tự nhiên và các chất Sterolnhư Sitosterol và Stigmasterol, tinh dầu, tanin.
Râu ngô (râu bắp) có tác dụng gì?
· Hạ đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.
· Tăng bài tiết nước tiểu thải tố cơ thể ra ngoài.
· Tăng bài tiết mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột tốt hơn
· Hỗ trợ điều trị ứ mật và bệnh sỏi túi mật.
· Cải thiện tình trạng tim mạch tốt hơn.
· Cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung.
· Trị ho ra máu, vàng da, phù thủng.
· Giảm đau và đông máu nhanh hơn.
· Hỗ trợ nâng cao nhiệm vụ vỏ tuyến ở thượng thận.
· Ức chế các tụ khuẩn coli, phế cầu khuẩn.
Cụ thể, chúng ta sẽ đi sâu vào tác dụng của từng bài thuốc, cũng như liều dùng, cách dùng các bài thuốc này.
Râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Để làm bài thuốc này ta cần râu ngô khoảng từ 10g đến 15g sắc chung với nước để uống. Ngoài ra, ta có thể ủ hạt ngô với nước cho lên mầm rồi lấy mầm mang đi sấy khô và tán thành bột để dùng. Mỗi ngày dùng 25g pha với nước.
Tác dụng của râu ngô chữa bệnh sỏi thận
Để làm bài thuốc này ta cần sử dụng 9g râu ngô hãm với 200ml nước trong 30 phút, lấy nước uống hoặc ta mang đi sắc với nước cũng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 30 ml sau môi bữa ăn khoảng 4 giờ.
Râu ngô có tác dụng chữa viêm thận và viêm bàng quang
Để làm phương thuốc trị viêm thận và viêm bàng quang ta cần các vị thuốc sau 40g rau má, 40g ý dĩ, 30g sài đất, 40g mã đề và cuối cùng là 90g râu ngô. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với 600ml nước, sắc cạn còn 250ml thì ngưng. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 3 đến 4 tiếng.
Nước râu ngô giúp giảm cân giữ dáng
Để sử dụng râu ngô trong việc giảm cân làm đẹp dáng thì ta có 2 cách
Cách 1: Dùng từ 9 gram đến 18 gram râu ngô tươi sắc với từ 200 đến 300 ml nước uống trong ngày. Với cách đun này bạn có thể cho thêm mía hoặc lá dứa vào để tạo mùi thơm và tăng hiệu quả giảm cân.
Cách 2: Dùng nước sôi tráng qua bình pha trà, cho khoảng 10g râu ngô khô vào bình trà, cho nước sôi vừa đủ ngập rồi chắt bỏ lượng nước đó. Châm nước sôi vào đầy bình trở lại, ngâm trong 10 phút thì có thể sử dụng. Uống trà râu ngô giúp chị em sở hữu eo thon, dáng chuẩn đáng ngưỡng mộ.
Bông mã đề và râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, mát gan
Có thể bạn chưa biết, hầu hết các loại nước sâm giải nhiệt bán đầy ở nước ta đều được nấu từ râu ngô. Bông mã đề và râu ngô là hai thành phần chính giúp nước sâm thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể,…
Ngoài ra, còn có thục địa, mía lau, thuốc dòi, cỏ tranh,… giúp nước sâm trở thành món đồ uống “quốc dân” mà ai ai cũng thích. Thức uống này nếu dùng vào ngày nóng thì không còn gì bằng.
Râu ngô có tác dụng chữa bệnh phù thũng
Để chữa phù thũng bằng râu ngô ta chuẩn bị các vị thuốc sau: thóc lép 20g, mơ leo 20g và cuối cùng là 5g râu ngô. Mang ba vị thuốc trên sắc với nước uống sau mỗi bữa ăn.
Nấu nước râu ngô như thế nào?
Cách nấu nước râu ngô hay nước sâm râu ngô rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
500 gram mía lau
50 gram râu ngô
100 gram rễ cỏ tranh
20 gram mã đề
100 gram thục địa
20 gram thuốc dòi
1,5 lít nước lọc
Đường phèn (chuẩn bị ít nhiều tùy vào độ ngọt của bạn).
Cách nấu:
Bước 1: Mía lau rửa sạch,để ráo, đập dập, xếp dưới đáy nồi.
Bước 2: Xếp các nguyên liệu còn lại lên trên, đổ nước vào đun với lửa lớn 10 phút đầu, sau đó vặn lửa vừa.
Bước 3: Cho thêm đường phèn, 30 phút sau có thể tắt bếp, uống với đá lạnh sẽ rất ngon.
Lưu ý: nước sâm rất dễ bị chua, nên uống hết sau khi nấu, hoặc bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp, có thể giữ lâu được 1-2 ngày.
Các lưu ý khi sử dụng râu ngô
Khi sử dụng râu ngô ta cần lưu ý một số điều sau:
· Khi mua râu ngô nên chọn chỗ có uy tín và chất lượng vi râu ngô rất đễ bị nhiễm thuốc trừ sâu.
· Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
· Không lạm dụng và sử dụng quá liều lượng.
· Không nên cho trẻ nhỏ dùng thay thế nước uống thường ngày.
· Khi sử dụng râu ngô bạn nên cẩn thận với các loại thuốc lợi tiểu và các thực phẩm chức năng khác.
· Bảo quản nước râu ngô ở nhiệt độ thấp để tránh hư hỏng. Tuy nhiên, chỉ bảo quản tối đa 2 ngày vì rất dễ bị chua.
· Không nên uống nước râu ngô khi nhận thấy có vị chua, khi đó chúng đã bị hư, sử dùng sẽ ảnh hưởng dạ dày và tiêu hóa.
Râu ngô mua ở đâu?
Hiện nay, râu ngô được bán khá phổ biến trên thị trường. Để mua được râu ngô chất lượng không thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chúng tôi khuyên bạn nên mua tại Thảo dược An Quốc Thái.
Đây là địa chỉ bán râu ngô cùng nhiều vị thuốc Đông Y khác như: mã đề, cỏ tranh, thục địa,… với uy tín hơn 30 năm tại TPHCM.
Nếu độc giả có nhu cầu mua râu ngô, vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:
Cửa hàng thảo dược thiên nhiên An Quốc Thái
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Liên hệ: 0902743250 (Mobi) – 0961744 414 (Viettel).
Tại An Quốc Thái, giá bán râu ngô (râu bắp): 120.000 VNĐ/KG (loại khô).
Hiện nay, trên thị trường thuốc Đông Y tại Việt Nam, râu ngô được bán với giá dao động từ: 120.000 VNĐ/KG – 150.000 VNĐ/KG. Để tránh trường hợp mua râu ngô kém chất lượng hoặc đội giá, bạn nên chọn mua tại những địa chỉ có uy tín.
Bạn có thể mua râu ngô ở đây vì giá tương đối rẻ và chất lượng đảm bảo.
Cách Nấu Nước Sâm Bông Cúc Với Ngò Rí, La Hán Quả, Râu Ngô Và Mã Đề
Nước sâm bông cúc là thức uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Ảnh Internet.
1. Cách nấu nước sâm bông cúc ngò rí
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1.2. Các bước thực hiện cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản với ngò rí
Bước 1: Bông cúc khô các bạn ngâm trong nước khoảng 15 phút. Sau đó, các bạn chuẩn bị một nồi nước, cho bông cúc vào và đun sôi.
Rau ngò rí các bạn rửa sạch để ráo. Nấu bông cúc ít phút bạn cho đường phèn vào nấu cùng cho đến khi đường tan hết thì cho ngò rí vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Lọc lấy nước và bỏ bã. Để nguội nước sâm.
Có thể điều chỉnh lượng đường để nước sâm bông cúc được vừa vị. Ảnh Internet.Bước 2: Nước sâm nguội thì cho vào chai và để trong ngăn mát tủ lạnh và để dùng dần. Sâm bông cúc nấu theo cách này khá đơn giản và nhanh. Bạn có thể thực hiện khi trong nhà không có sẵn nhãn nhục, hay kỷ tử hoặc các nguyên liệu kết hợp khác.
Để giữ được vị đặc trưng của bông cúc các bạn có thể chỉ dùng ngò rí để dậy mùi thơm đặc trưng mà không cần dùng la hán quả, nhãn nhục,…Ảnh Internet.
2. Cách nấu nước sâm bông cúc la hán quả
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
30 gram bông cúc khô
15 gram hoa hòe
1 tái la hán quả
10 gram cam thảo
40 gram đường cát
30 gram đường phèn
1.5 lít nước sôi
Một số nguyên liệu cần có để nấu nước sâm bông cúc la hán quả. Ảnh Internet.2.2. Các bước nấu nước sâm bông cúc la hán quả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, các bạn cho tất cả các nguyên liệu bao gồm: hoa cúc khô, hoa hòe, la hán quả, cam thảo vào một túi vải có dây rút. Sau khi cho vào thì rút dây chặt lại.
Cho 50 ml nước vào nồi đun sôi để chần qua nguyên liệu. Khi nước sôi các bạn cho túi nguyên liệu vào, dùng muỗng nhấn nhẹ túi vải cho ngập nước để loại bỏ được các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại trong nguyên liệu làm nước sâm bông cúc.
Bước 2: Nấu và ủ nước sâm hoa cúc
Tráng nguyên liệu sẽ giúp loại bỏ bớt tạp chất dư thừa, giúp nước cốt trà trong và thanh hơn. Ảnh Internet. Cho đường vào và tiếp tục nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn. Ảnh Internet.Bước 3 : Pha nước sâm hoa cúc la hán quả
Sau khi tráng các nguyên liệu xong thì phần nước tráng các bạn bỏ đi và chuẩn bị nấu sâm.
Các bạn cho tiếp 1,5 lít nước lọc và 10 gram đường cát vào đun sôi. Khi hỗn hợp nước đường sôi các bạn tắt bếp cho nước nguội khoảng 90 độ C thì cho túi nguyên liệu vào và đậy nắp nồi lại ủ khoảng 15 phút.
Sau khi ủ xong, các bạn bỏ đi phần xác nguyên liệu và cho thêm 30 gram đường phèn cùng 30 gram đường cát vào. Khuấy cho hỗn hợp đường hòa tan hoàn toàn. Nếm thử vị đã vừa rồi các bạn cho nước sâm hoa cúc la hán quả ra ly. Trang trí thêm một vài bông hoa cúc cho ly nước sâm thêm bắt mắt hơn và thưởng thức thôi. Phần còn lại để nguội hẳn đóng chai và để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Khi cho thêm đường vào nước ủ trà sẽ làm cho nước trà có màu đẹp và vị sẽ thanh hơn. Ảnh Internet.
3. Cách nấu nước sâm bông cúc, mã đề, rau ngô
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các bạn sơ chế nguyên liệu như sau: rong biển các bạn cho vào nước ngâm. Trong khi ngâm các bạn dùng tay đảo nhẹ để rong biển sạch cát. Ngâm khoảng 30 phút cho rong biển sạch.
Râu ngô, rau mã đề, lá dứa, ngò các bạn rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt nhỏ.
La hán quả các bạn cho vào túi, đập dập.
Bước 2: Thực hiện nấu nước sâm
Các bạn cho 3 đến 4 lít nước vào 1 nồi. Thêm rong biển, la hán quả vào cùng. Đun sôi khoảng 20 phút cho thêm râu ngô vào.
Tiếp đó, các bạn cho lá dứa, mã đề vào tiếp tục đun sôi. Sau đó cho thêm bông cúc vào và đun sôi thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Nấu hỗn hợp nước đường
Lọc nước sâm bông cúc lấy phần nước cốt bỏ đi phần bã. Ảnh Internet. La há quả các bạn nên đập giập để nước sâm đậm vị và ngon hơn. Ảnh Internet.
10 gram bông cúc khô
200 gram rong biển
100 gram râu ngô
100 gram mã đề
100 gram đường phèn
10 gram ngò rí
100 gram lá dứa
1 quả la hán
Nước lọc
3.2. Các bước thực hiện cách nấu nước sâm bông cúc mã đề râu ngô
Sau khi đã lọc lấy nước cốt còn nóng, cho ngò cắt khúc nhỏ và đường phèn vào một cái nồi. Cho phần nước vừa lọc vào. Khuấy cho hỗn hợp đường tan hoàn toàn. Để khoảng 10 phút rồi lọc lại lần nữa để vớt hết ngò ra. Để nguội sau đó ta được thành phẩm là nước sâm bông cúc.
Các bạn có thể cho vào chai, để trong tủ lạnh dùng dần cho mát. Ảnh Internet.
4. Công dụng của nước sâm bông cúc
Khánh Kim
Trong Đông Y, nước sâm bông cúc có tác dụng trong việc giúp làm giảm sốt, giúp tinh thần tỉnh táo, chữa một số bệnh đau họng. Trong Tây Y, người ta thường dùng bông cúc để uống hoặc đắp lên các tĩnh mạch ở chân chữa xơ vữa động mạch.
Thành phần nguyên liệu để nấu nước sâm bông cúc đều là những nguyên liệu tự nhiên như quả la hán, nhãn nhục, bông ngò, rong biển, râu bắp,… Đây đều là những nguyên liệu giúp làm dịu những ngày nóng , thanh lọc cơ thể rất tốt,…
Giúp đào thảo độc tố ra bên ngoài, cải thiện tình trạng viêm mụn, viêm gan cấp tính,…
Nước sâm bông cúc giúp thư giãn đầu óc, điều trị các chứng bệnh mất ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Hợp chất apigenin trong hoa cúc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nước sâm hoa cúc giúp thay thế cho những loại nước uống có đường có ga giải khát không tốt cho sức khỏe.
Trời mùa hè nắng nóng, hãy tự tay pha cho mình món đồ uống hấp dẫn này để đánh bay cơn khát, mang đến cho cơ thể một cảm giác thanh mát tuyệt vời. Ảnh Internet.5. Các lưu ý khi sử dụng nước sâm bông cúc
Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn phải sử dụng đúng cách và hợp lí. Đặc biệt đối với độ tuổi trẻ nhỏ và người già nên cân nhắc khi sử dụng, không nên lạm dụng quá nhiều.
Các loại nguyên liệu phơi khô nên sạch sẽ, bảo quản kĩ càng. Tránh dùng nguyên liệu bị ẩm mốc.
Không nên uống nước sâm bông cúc sau khi ăn thực phẩm tươi sống, lạnh bụng dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Vào buổi tối, không nên uống nước sâm bông cúc quá nhiều.
Sử dụng đúng cách và hợp lí sẽ phát huy hết công dụng của nước sâm bông cúc.Ảnh Internet.Học Cách Nấu Chè Bạch Quả Cho Cả Nhà Thanh Lọc, Giải Nhiệt Ngày Nóng
Bạch quả từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Biết được cách nấu chè bạch quả, chị em không những mang đến cho gia đình món ăn ngon mát giải nhiệt mà còn đong đầy dinh dưỡng cho cơ thể.
Chè bạch quả
300g bạch quả
150g táo đỏ
Cách chế biến
Đầu tiên, đem hạt sen rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó, tiếp tục thêm bạch quả vào nấu đến khi cả hai chín mềm thì vớt ra để ráo.
Sử dụng nồi cũ, đổ 1 lít nước mới vào để nấu tan đường phèn. Khuấy đều đến khi đường đã tan hoàn toàn thì cho bạch quả, hạt sen vào nấu khoảng 5-10 phút.
Cuối cùng, thêm táo, để lửa trong vài phút là có thể tắt bếp. Món chè bạch quả thanh mát dùng khi nóng hoặc để lạnh đều mang lại hương vị ngon lành đặc trưng.
Chè bạch quả sữa đậu nành
Nguyên liệu
150-200g bạch quả
50g bo bo
20g tàu hủ ki
50g táo đỏ
1 lít sữa đậu nành
150g đường phèn
Cách chế biến
Trước tiên, luộc bạch quả, bo bo cho thật mềm rồi vớt ra để ráo. Ngâm tàu hủ ki trong nước đến khi mềm thì xắt sợi nhuyễn hoặc xé nhỏ vừa ăn.
Bắc nồi, cho sữa đậu nành và đường phèn vào đun với lửa vừa. Khuấy đều để đường tan hết thì thêm táo đỏ, bạch quả, bo bo. Đợi sữa sôi nhẹ lại cho tiếp tàu hủ ki vào là hoàn thành.
Món chè bạch quả sữa đậu nành có cách chế biến mới mang lại hương vị rất riêng cho các tín đồ thích ăn chè. Đảm bảo ai ăn một lần đều muốn dùng thêm chén nữa.
Chè bạch quả bắp ngọt
1 trái bắp Mỹ
100g bạch quả
150g đường thốt nốt
2 muỗng canh tinh bột bắp
2 lá nếp
Cách chế biến
Đầu tiên, bào mỏng bắp để lấy phần hạt nấu chè. Bạch quả ngâm nước khoảng 3-4 tiếng để bớt vị đắng. Sau đó thái chúng thành lát mỏng.
Lá nếp rửa sạch, buộc lại rồi cho vào nồi đun sôi cùng lõi bắp. Lượng nước dùng để nấu khoảng 1,2 lít. Canh khoảng 10 phút đến khi nước sôi, tỏa mùi thơm thì vớt lá và lõi bắp ra.
Tiếp theo, cho đường, bạch quả, bắp Mỹ vào nấu. Trong thời gian này, hòa tan bột bắp với một ít nước rồi rót từ từ vào nồi. Khuấy đều đến khi chè đạt được độ sánh nhất định là có thể tắt bếp.
Món chè bạch quả bắp ngọt với vị thanh vừa phải sẽ khiến cả nhà bạn thích mê. Nấu xong, chị em có thể múc ra chén mời mọi người dùng ngay hoặc để ngăn mát cho thật lạnh rồi mới ăn đều được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Học Cách Nấu Nước Râu Ngô Thanh Nhiệt Hiệu Quả trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!