Bạn đang xem bài viết Gạo Khẩu Hang (Cốm Già), Đặc Sản Nổi Tiếng Vùng Đất Tú Lệ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
127
SHARES
Share
Tweet
Nằm giữa ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong, khi đồ lên có vị dẻo thơm đặc biệt mà không nơi nào có được. Đó là giống nếp Tú Lệ (còn gọi là nếp Tan Lả – theo tiếng của người Thái) – loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng lòng chảo Mường Lò.
Trong quá trình sản xuất từ khi cấy lúa đến khi thu hoạch được những hạt gạo nếp dẻo thơm, đồng bào dân tộc Thái ở Tú Lệ đã làm được các sản phẩm từ cây lúa thơm ngon trở thành đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc như cốm Tú Lệ, gạo Khẩu hang (cốm già)…
Khẩu hang là một loại gạo nếp đặc biệt bởi được làm từ loại thóc nếp Tú Lệ truyền thống vừa thơm vừa dẻo và về cách sơ chế từ hạt thóc non thành hạt gạo. Nếu như bình thường để có gạo nếp đồng bào trồng lúa nếp, để chín vàng trên bông và cắt về tách hạt, phơi khô, khi nào cần dùng thì xay xát để tách vỏ trấu lấy gạo. Nhưng với khẩu hang đồng bào gặt từ khi hạt thóc còn non, chỉ cần chín một nửa bông lúa là gặt về. Sau đó, được các bà các mẹ cẩn thận dùng tay tuốt từng bông lúa tách hạt. Để giữ độ thơm ngon, hương vị của lúa non người Thái đem số thóc đó đi đồ như đồ xôi đến khi hạt thóc chín là được. Tiếp đó, phơi khô số thóc đã đồ chín như phơi thóc bình thường.
Để hạt gạo khi xay xát không bị gãy và có màu sắc đẹp, giữ được độ thơm ngon người ta phơi thóc đồ dưới nắng nhẹ, chủ yếu là phơi trong trời râm và có gió để hút nước đi. Nếu phơi dưới trời nắng to, nhiệt độ cao sẽ làm cho gạo bị gãy nát, màu trắng không đều, khi nấu chín sẽ không còn mùi thơm đặc trưng. Hạt gạo khẩu hang được cho là ngon và làm khéo tay là có màu trắng trong, hơi đục không giống màu trắng bạc như gạo nếp thường.
Cách nấu gạo khẩu hang cũng đặc biệt và khó nấu hơn so với gạo nếp thông thường. Để có được xôi ngon, thơm dẻo các bà các mẹ phải rất cẩn thận, tỉ mỉ trong việc đồ xôi. Gạo khẩu hang được ngâm với nước lạnh khoảng 10 – 15 phút trước khi xôi. Trong khi đồ chín phải chú ý lửa, lúc đầu khi nước chưa sôi có thể đun to lửa, khi nước bắt đầu sôi và bốc hơi thì cho lửa nhỏ vừa phải để cho hạt gạo chín từ từ, có như thế mới giữ được độ thơm ngon đặc biệt. Khi chín có thể giỡ xôi ra bát hoặc đĩa để dùng. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được mùi thơm dịu mát của cốm, vị béo ngậy, vị ngọt của gạo non. Có được mùi vị này là do khi đồ thóc non đã giúp lưu giữ lại hương vị, độ đậm đà của gạo. Và khi phơi người ta cũng không phơi dưới nhiệt độ cao, giúp cho cơm sau khi đồ chín có được một mùi vị rất riêng.
Khẩu hang rất dễ ăn, nhiều chất dinh dưỡng do còn nguyên lớp vỏ lụa và phôi mầm nên rất tốt cho người ăn kiêng thực dưỡng và trẻ em, nấu cháo cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng. Du khách ai đã ăn khẩu hang một lần đều nhớ mãi hương vị của nó, mùi thơm dịu mát, độ ngon ngọt của gạo non hòa quyện vào với nhau làm thực khách mê say. Sau khi ăn muốn mua một ít về để làm quà cho gia đình và bạn bè. Vì khẩu hang đồ từ thóc non nên thời gian bảo quản không được lâu như thóc nếp già bình thường. Sau khi xay xát, khẩu hang có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 10 ngày đến nửa tháng. Nếu được đóng gói cần thận trong túi ninon thì sẽ để được 1 tháng. Còn để bảo quản bằng thóc sẽ lưu giữ được từ 5 đến 7 tháng. Muốn ăn khẩu hang ngon nhất thì nên ăn trong thời gian sớm nhất sau khi làm xong, lúc đó mùi vị và độ đậm đà còn lưu giữ được nhiều hơn, càng để lâu độ ngon của khẩu hang sẽ bị giảm.
Du khách gần xa có dịp ghé qua Tú Lệ hãy thưởng thức món xôi Khẩu hang để cảm nhận hương vị đặc biệt, cảm nhận cảnh sắc, con người và hương vị nơi đây.
Địa chỉ du khách có thể liên hệ tìm hiểu thông tin sản phẩm nông nghiệp tại Tú Lệ: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ – thôn Pom Ban, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Điện thoại: 0988997833.
Bùi Kiểm
rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr<1g�r
127
SHARES
Share
Tweet
10 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Vùng Chè Thái Nguyên
Thái Nguyên được du khách biết đến không chỉ là vùng đất nhiều danh thắng, di tích lịch sử mà còn là vùng chè có nhiều món ăn đặc sản vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa núi rừng.
Bánh Chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm.
Bánh Chưng Bờ Đậu mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, lá rong dùng để gói bánh là lá rong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong màu bánh trông rất đẹp mắt.
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải có loại nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10.
Róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.
Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
Bánh cooc mò đặc sản Thái Nguyên có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.
Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần.
Thông thường có hai cách chế biến trám là trám om và trám nấu. Từ trám nấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó món gỏi trám và món nham đã trở thành đặc sản.
Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là trà, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (TP Thái Nguyên). Quả thật Trà Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc.
Nhà thơ Dương Thuấn cũng đã phải thốt lên trong bài thơ Trà Thái Nguyên:
“Trà Nhật, trà Tầu, trà năm châu bốn bể Uống bao thứ trà của nghìn muôn sứ sở Chẳng đâu ngon thơm như trà Thái Nguyên”
Ai đã một lần từng về xã Úc Kỳ (Phú Bình) đều không thể bỏ qua việc nếm thử vị ngon ngọt, đậm đà của món tương nếp ở nơi này. Đây là đặc sản được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp Úc Kỳ với những sản phẩm tương ở các địa phương khác.
Nghề làm tương ở xã Úc Kỳ không rõ chính xác có từ bao giờ, chỉ biết từ lâu, mỗi gia đình đều có ít nhất 1 chum tương để ăn trong năm và làm quà biếu khách đến chơi. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương và là thứ ẩm thực đặc sản đang dần vươn xa ra các thị trường trong, ngoài tỉnh.
Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được. Với thành phần gồm có: thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày. Để có được những chiếc nem chất lượng, người ta chỉ dùng thịt ở 2 quả mông của con lợn. Thịt được rửa sạch và lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ rồi trộn cùng tỏi băm nhuyễn, tiêu xay, rượu trắng và thính gạo rang thơm.
Thưởng thức nem chua Đại Từ bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của lá ổi hòa quyện trong cái mềm ngọt của thịt, hương thơm lựng của mùi lá chuối nướng vùi trong than củi. Nếu không có điều kiện nướng nem bằng than củi bạn có thể bóc ra rồi cho vào nướng trong lò vi sóng, hoặc lăn qua chảo khoảng một phút cho vừa chín tới là có thể dùng được.
Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy.
Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát. Tết Thanh minh, nếu có dịp lên Phú Lương vào vùng dân tộc Tày sinh sống thể nào du khách cũng được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân giã này.
Xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon. Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt trên đất Võ Nhai để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức. Nơi đây có gần 30 hộ dân làm đậu phụ, trung bình mỗi ngày các hộ dân làm khoảng 20kg – 30kg đậu.
Vì đậu Bình Long được ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm. Đậu ở đây cũng được bán hết sức đặc biệt họ không bán từng bìa mà bán theo cân, với 20 nghìn đồng/1kg đậu, đủ để đại gia đình quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon chế biến từ đậu. Đậu Bình Long ăn khá béo ngậy nên có thể ăn khi còn nóng chỉ cần cắt ra chấm mắm tôm chanh sẽ cảm nhận vị thơm ngậy riêng biệt. Còn không thì có thể cắt nhỏ, rán vàng, chấm nước mắm chanh ớt ăn kèm rau sống như những loại đậu khác, cầu kỳ hơn đậu phụ kết hợp với một số thực phẩm khác: thịt lợn, cà chua là có ngay món ngon dân dã trong bữa cơm gia đình.
Mỳ gạo Hùng Sơn, Đại Từ có thể được phân biệt với các loại mỳ khác ở độ giòn, dẻo, thơm. Trong lúc nấu có lỡ tay quá lửa sợi mỳ vẫn không bị nát, nước vẫn trong. Mỳ có thể dùng để làm phở nước, phở xào, có thể làm canh nấu với cua đồng, rau rút hoặc trong các món lẩu quen thuộc.
Người dân Hùng Sơn làm mỳ bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai đặc sản của Định Hóa. Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh. Người ta bóc bánh đặt vào khuôn, đem phơi và cắt bánh thành những sợi mỳ đều đặn.
Top 20 Đặc Sản Miền Trung Nổi Tiếng Gần Xa
21/08/2023
TOP 20 Đặc sản miền Trung nổi tiếng I. Món ăn đặc sản miền Trung 1. Bún bò HuếNếu Hà Nội nổi tiếng với bát bún thang, bún mọc nóng hổi, ấm lòng thì miền đất Huế mộng mơ lại lừng danh với bát bún bò độc đáo, lạ miệng. Một tô bún bò Huế là sự kết hợp hài hòa của nước dùng thanh ngọt, cùng đầy đủ các loại rau, củ đầy dinh dưỡng. Bún bò Huế có hương vị rất riêng, không thể “lẫn” với những loại bún khác bởi vị ngon đặc trưng của mắm ruốc, hương sả, khhi thưởng thức sẽ có vị ngọt dịu dàng, mùi thơm dễ chịu chứ không nồng, không tanh. Cái vị đậm đà, quyến rũ ấy khiến bún bò Huế trở thành món ăn đặc sản miền Trung không thể bỏ qua.
2. Mì QuảngMột món ăn không quá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu muốn ăn một tô Mì Quảng ngon đúng vị, bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ đâu trừ Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam và sẽ không khó để tìm thấy địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm ngon với tôm, thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị beo béo của dầu, hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,… Những nguyên liệu đó như hòa quyện với nhau, hài hòa làm tăng thêm hương vị, tôn lên nét đặc trưng của một tô mì Quảng trứ danh.
3. Bánh cănĐây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với bánh khọt của người miền Nam. Nhưng phần nhân của bánh căn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, có nhiều loại như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm… Ăn kèm là rau sống các loại cùng nước chắm như: mắm nêm, nước mắm chua ngọt,…
Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Bánh hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon, vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống.
Lẩu thả (hay còn gọi là lẩu hải sản của vùng biển Mũi Né, Phan Thiết, Việt Nam) là món ăn mà qua đó thực khách có thể khám phá và thưởng thức hương vị của chúng để có thể hiểu được ý nghĩa của Ẩm thực Việt Nam.
6. Cao lầuẨm thực Hội An luôn là một điều gì đó vô cùng cuốn hút khách du lịch. Và nhắc đến ẩm thực phố Hội thì chúng ta phải nhắc đến món Cao lầu trứ danh. Cao lầu được xem là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây, món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc ngâm gạo thơm trong nước tro,rồi lọc cho kỹ, xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô. Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn, vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon ngọt, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc. Sau khi thăm thú chán chê Hội An xinh đẹp, dừng chân tại một quán ven đường, gọi cho mình bát Cao lầu và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó là một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi của bạn đấy.
Bánh canh có phần khiêm tốn hơn về mức độ phổ biến, song vẫn là một trong những món ăn chiếm được nhiều cảm tình của người bản địa lẫn khách du lịch. Nổi tiếng nhất vẫn và Bánh canh cá lóc tại Quảng Trị và Huế. Món bánh canh cá lóc có thành phần khá đơn giản, bao gồm sợi bánh canh làm từ bột gạo và thịt cá lóc đồng. Khâu làm bánh canh, nguyên liệu chính của món ăn luôn là khâu quan trọng hàng đầu. Bột gạo được chọn để làm bánh phải đảm bảo được độ dai dẻo và vị ngọt tự nhiên khi nấu lên.
8. Cơm, Bún hếnTô Cơm, Bún hến thơm nồng, nóng hổi, vừa có vị ngòn ngọt, bùi bùi của hến cùng phần nước luộc tinh chất không tanh. Có thể nói cơm và bún hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng đối với người Huế, phải như vậy mới đã, mới thấm được hết cái hương vị thơm ngon của món ăn. Các bạn cũng có thể thưởng thức cơm và bún hến tại Hội An với hương vị ngon không kém.
Ngoài món mì Quảng trứ danh thì Quảng Nam còn được biết đến với món cơm gà Tam Kỳ nổi tiếng không kém, đây cũng là một trong các món ăn đặc sản miền Trung không thể không thử. Là cơm gà thì tất nhiên nguyên liệu chính phải là gà rồi nhưng phải là gà ta. Giống gà ở nơi miền cát nóng này phải vất vả bới sục tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Con gà sau khi chế biến có da vàng ươm, từng thớ thịt săn lại, thơm nức. Cơm cũng được nấu bằng chính nước luộc gà, vì thế khi chín hạt cơm ngả màu vàng óng, có độ bóng mượt rất hấp dẫn.
Những gia vị làm nên hương vị đặc biệt cho món cơm gà Tam Kỳ là tỏi, ớt, gừng rồi hành tím, rau răm… Ở nơi mảnh đất quanh năm gió Lào cát trắng, gừng như thơm hơn, ớt như cay hơn, rau thì đậm sắc… Và dường như chính sự kết hợp của các hương liệu đó đã tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt, riêng có của món cơm gà Tam Kỳ.
Bánh canh hẹ là món ăn đặc sản của Phú Yên, tuy đơn giản nhưng món ăn này lại rất được lòng người dân và du khách. Nghe cái tên là biết món ăn sẽ nổi bật bởi màu xanh mát của hẹ, ngoài ra chắc chắn có những sợi bánh nhỏ có độ dai mềm dẻo nhất định, những miếng chả cá được hấp chín và chiên vàng thơm ngon, đặc biệt là nước lèo được nấu từ cá tươi, có vị ngọt đậm đà tự nhiên chứ không béo và dễ ngán như nấu từ xương heo đâu. Ghé đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh” thì hãy thưởng thức một tô bánh canh hẹ để không bị nuối tiếc nha!
Đến với cố đô Huế, bạn không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh bèo chén, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ướt, bánh ép…
Có lẽ bạn cũng sẽ thắc mắc rằng vì sao gỏi cá này lại nổi tiếng tại Nam Ô mà không được đánh giá cao ở những nơi khác. Có một lý do đơn giản mà khi giải thích ra thì bất cứ ai cũng gật gù đồng ý. Bởi tính chất của món gỏi cá Nam Ô là dùng nguyên liệu cá tươi sống hoàn toàn, trong khi làng chài Nam Ô lại là nơi đánh bắt được rất nhiều loài cá dùng cho món gỏi này. Do đó, món gỏi cá được ăn tại Nam Ô sẽ tươi ngon và ngọt vị hơn.
Gỏi cá Nam Ô có 2 loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt, tuy cùng một nguyên liệu nhưng cách chế biến 2 loại gỏi cá này tương đối khác nhau. Đối với gỏi cá khô thì sau khi sơ chế xong và đợi cho cá ráo nước sẽ được trộn với thính, vừng rang, lạc rang, bánh tráng nướng giã nhỏ cùng nhiều gia vị đặc trưng khác. Còn đối với gỏi cá ướt thì sau khi đã được làm sạch, cá trích sẽ mang ướp với gừng, riềng, tỏi và ớt băm nhuyễn rồi ngâm trong nước dùng pha với nước mắm.
– TOP những đặc sản khô Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ qua
II. Đặc sản miền Trung làm quà 1. Bánh khô mè Bà Liễu MẹBánh khô mè có từ lâu và đã trở thành đặc sản bánh kẹo Đà Nẵng nổi tiếng, nhưng bánh khô mè sản xuất tại quận Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả.
Khẩu vị của Bánh khô mè được xếp vào loại xuất sắc khi nó giúp “đánh thức” được cả ngũ quan của thực khách: Thứ nhất, mắt nhìn thấy nhiều màu: trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng. Thứ hai, mũi ngửi được nhiều mùi: mè rang, hương quế Trà My, mùi thơm dịu của gừng. Lưỡi nếm lắm vị: ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế. Miệng nhai thấy: mềm, cứng, xốp, giòn. Tai nghe âm vỡ rào rạo của bánh.
2. Kẹo Cu đơKẹo cu đơ chính là một trong những đặc sản nổi tiếng của người dân Hà Tĩnh. Kẹo Cu Đơ được làm chủ yếu từ đậu phộng (lạc) và mật mía. Mật mía và lạc nhân (đậu phộng hạt) được bỏ vào chảo, đun sôi với lửa nhỏ. Trong quá trình đun phải dùng đũa quấy đều để mật không bị cháy. Có thể trộn thêm một số phụ gia như gừng, mạch nha để kẹo ăn được giòn hơn, thơm hơn. Hỗn hợp được nấu đến lúc đạt được độ sệt nhất định người làm kẹo sẽ dùng những miếng bánh đa nướng (bánh tráng) cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau.
Vị ngọt của mật mía nguyên chất, vị cay cay của gừng, vị thơm của lạc kết hợp với hương thơm giòn của bánh tráng vừng tạo nên món đặc sản này. Chẳng thế mà ai đi du lịch vùng đất này cũng mang về vài bịch cu đơ để làm quà.
3. Trà Cung đình HuếCó lẽ khi giới thiệu về đặc sản miền Trung nào thể hiện sự tinh hoa nhất nơi đây thì chỉ có thể là trà cung đình Huế. Trà cung đình Huế mang đậm, gợi nhớ một nét gì đó rất xa xưa, chắc là do ngày xưa vua chúa hay dùng trà cung đình vào nhiều thời gian khác nhau trong ngày, mà vì là loại trà chỉ vua chúa được thưởng thức nên được bào chết rất kỹ lưỡng tỉ mỉ từ rất nhiều loại thảo dược quý. Thưởng thức một tách trà cung đình ấm nóng sẽ giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, mát gan, giúp ăn ngon ngủ tốt hơn, cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Mua vài hộp trà thì người nhận quà hẳn phải hạnh phúc và sung sướng với món quà quý như thế đó.
Đà Nẵng ngoài nổi tiếng với những bãi biển đẹp còn rất nổi tiếng với món đặc sản chả bò siêu ngon. Có lẽ khắp vùng miền trên đất nước ta đều có món này nhưng chả bò Đà Nẵng thì không thể lẫn vào đâu được, bởi được làm từ 100% thịt bò tươi ngon, không sử dụng phèn sa, chất bảo quản như một số nơi. Bạn cứ thử cắt khoanh chả bò của Đà Nẵng mà xem, một mùi thơm đặc trưng của thịt bò nơi đây sẽ hấp dẫn bạn ngay đó, chả có màu hồng, vị ngọt nhưng mà cũng khá giòn, dai và đậm đà.
6. Mứt rong sụn Phan Rang
Mứt rong sụn Phan Rang không chỉ là một loại một loại bánh kẹo đơn thuần, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe bởi được làm từ rong sụn thiên nhiên và chứa nhiều khoáng chất, i-ốt, yếu tố vi lượng, vitamin, axit amin… Chắc chắc bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên thưởng thức món mứt này chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa độ giòn, dai và cực kì mềm khi nhai.
Từ chiếc lá ít đặc trưng của vùng đất, người dân Bình Định đã sáng tạo một loại bánh có một không hai – bánh ít lá gai.
Một mẹo nhỏ là nếu bạn muốn ăn bánh ít lá gai ngon đúng vị thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước, Bình Định. Nơi đây nổi tiếng trứ danh với món bánh ngon tuyệt này.
10 Món Đặc Sản Ngon Nổi Tiếng Của Tây Ninh
Những đặc sản nổi tiếng như bánh canh Trảng Bàng, muối tôm, nem bưởi, ốc xu núi bà, bò tơ Củ Chi… là những món ăn ngon níu chân du khách khi đến với mảnh đất đầy nắng gió Tây Ninh.
Tây Ninh cách Sài Gòn khoảng 100 km về phía tây bắc, là điểm đến thú vị cho những chuyến du lịch ngắn ngày hay dã ngoại cùng bạn bè. Ngoài những địa điểm du lịch hấp dẫn, bạn đừng quên thưởng thức 10 món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn dưới đây.
Nhắc đến thị trấn Trảng Bàng, trong lòng thực khách xa gần đều nghĩ đến món bánh canh gắn liền với nơi đây. Tô bánh canh đặc sản Tây Ninh đặc trưng với giò heo, huyết và những cọng hành xanh tươi, tuy đơn giản nhưng thực khách ngay lập tức bị cuốn hút khi thưởng thức qua.
Khói của tô bánh canh bốc nghi ngút, lăn tăn mỡ hoa nóng bỏng khi húp thử. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hành, vị cay của tiêu, vị ngọt của nước lèo xương hầm hay vị mềm của những lát thịt phía trên.
2. Bánh tráng phơi sương cuốn thịtĐược xem là món đặc sản của người dân Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương có quy trình chế biến công phu, cầu kỳ và tinh tế. Bánh phải được làm từ gạo ngon, không pha trộn. Khi xay gạo sẽ cho thêm một lượng muối để tạo vị mặn. Bánh đem đi tráng cũng có hai lớp, dày hơn so với các loại khác. Quy trình làm bánh đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, khi bánh chín sẽ được đem đi phơi nắng, nướng trên một cái lò đặc biệt đến khi bánh chuyển màu và tiếp đó được đem phơi sương trong khoảng thời gian nhất định.
Bánh tráng phơi sương thường ăn kèm với rau sống, thịt heo luộc và chấm với nước mắm pha chế công phu. Bánh tráng mềm dẻo với lát thịt tươi ngon hòa cùng nước chấm đậm đà, cùng vị chát, chua của các loại rau tạo nên món ăn tuyệt hảo đầy lôi cuốn.
Theo tục lệ xa xưa, tháng giêng là tháng ăn chay đối với người theo đạo Cao Đài. Phần đông dân cư Tây Ninh là tín đồ đạo Cao Đài do đó tháng ăn chay và nghề nấu món chay gia truyền rất được coi trọng và nổi tiếng. Giáo dân Cao Đài, nhiều người ăn chay “trường”, nhiều gia đình ăn chay 1/3 tháng hoặc cả tháng giêng.
Nguyên liệu phù trợ rau củ quả có bắp cải, súp lơ, cà chua, su su, củ đậu và các loại nấm, mộc nhĩ cùng đỗ hạt, miến, kim châm và nước dừa tươi. Cách thể hiện nguyên liệu gia cầm gia súc giả rất phong phú. Có thể nói bên “mặn” có món gì thì bên “chay” có món ấy. Nấm xào, cũng gà rán gà quay, vịt tiềm, tôm chạo, cua hấp cua rang đủ cả nhưng không phải là thực phẩm động vật. Mọi thứ đều “chay”.
Bò tơ Củ Chi từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân vùng đất này. Giống bò được chăn thả với số lượng lớn trên những cánh đồng cỏ nơi đây mang đến hương vị đầy khác biệt. Những chú bò non tơ (còn gọi là con bê) được chế biến thành rất nhiều món ngon đặc sản, nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến món bò tơ nướng. Miếng thịt được tẩm ướp vừa vị nướng trên bếp than hoa tỏa mùi thơm nghi ngút khiến bạn phải cồn cào ngồi đợi và thỏa mãn khi thưởng thức.
Sau khi lấy nguyên con bò từ lò về, việc đầu tiên là thui lông. Đây là công đoạn bắt buộc vì bò tơ ưu thế hơn bê ở chỗ lớp da dày hơn, ngon hơn, phải thui lông vừa tới sao cho lớp da vàng ươm, khi nấu thành món mùi thơm của thịt mới bốc ra được và nhất là lớp da săn giòn nhai mới đã miệng.
Món ăn ngon đặc sắc khác của cư dân Tây Ninh mà chỉ những người ở Nam Bộ lâu năm mới quen ăn và “mê” nhất, đó là mắm chua. Cách chế tạo mắm chua có lẽ phần nào chịu ảnh hưởng ở người Khơmer, nó được cải tiến đôi chút cho phù hợp với khẩu vị người Việt.
Vào khoảng tháng 9 thán 10 âm lịch là mùa cá con xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi xúc hoặc là sa để bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tren, cá đỏ đuôi) làm mắm chua. Cách làm là cá rửa sạch ướp với muối hột rang giả nhuyển, sau đó trộn thính và đường tán, sau từ 15 đến 20 ngày mắm có thể ăn được. Khi ăn trộn thêm đường cát, tỏi, ớt, hạt tiêu còn tươi cho mắm dịu lại. Mắm chua ăn chung với rau sống, trái đậu rồng non. Tùy theo sở thích người ta có thể ăn với cơm hoặc với bún, bánh tráng thịt heo luộc.
Có hình dạng gần giống ốc bươu nhưng có mình dẹt và nhỏ hơn, người dân nơi đây cho rằng ốc xu núi Bà không những ngon đặc trưng mà còn có tác dụng chưa nhức mỏi khá tốt. Ốc bắt về được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như nướng, hấp xả, xào me, xào tỏi… Thịt ốc có vị dai, giòn, vị ngọt thanh và có chút hương thuốc quý.
Để cảm nhận vị ngon đặc biệt của ốc, người dân địa phương khi bắt ốc núi về thường cho cơm dừa nạo nhuyễn vào rồi hấp với xả hay gừng và gia vị chấm đi kèm là muối tiêu chanh.
Được xem là “đệ nhất ẩm thực” ở xứ Tây Ninh, thằn lằn núi là món nhậu cuốn hút cánh mày râu. Món ăn này luôn được nhiều thực khách săn đón khi đến Tây Ninh.
Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me.
Nhắc đến Tây Ninh không thể bỏ qua món muối tôm, đặc sản độc đáo của địa phương. Công dụng của muối chỉ dùng để chấm các loại trái cây như cóc, ổi xoài… nhưng lại cuốn hút rất nhiều thực khách. Du khách đến đây thường tìm mua hũ muối đem về để dành hoặc tặng bạn bè, người thân.
Nguyên liệu của món chấm đặc biệt này gồm: muối, tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, ớt… Các nguyên liệu được tính toán tỉ mỉ theo liều lượng nhất định sau đó đem xay đều rồi rang qua lửa và phơi nắng cho muối dậy mùi thơm.
Nem bưởi là món ăn chơi phổ biến của người dân Tây Ninh. Nem bưởi có vị chua, mặn, ngọt, vị cay của ớt, tiêu và một hương thơm đặc trưng làm thành món nem lạ lẫm và đầy dư vị hấp dẫn.
Nguyên liệu chính của món ăn này là vỏ bưởi, đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp các phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá chùm ruột, lá chuối… Nem chín có màu hồng hào, có độ dai vừa phải và phải hội tụ đủ các vị chua, mặn, ngọt, cay, thơm…tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt quyến rũ nhiều thực khách.
Trong hàng chục món bánh tráng thuộc về nhóm quà vặt xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng me thuộc loại có sức hấp dẫn không cưỡng được nếu đã một lần nếm qua.
Nó không quá đơn giản như chiếc bánh tráng muối ớt cay xé lưỡi hay quá lộn xộn như món bánh tráng trộn, vốn luôn được gia giảm nguyên liệu rất… tùy hứng của các lò bánh, mà đã được người chế biến nâng cấp thành một loại quà rong khá thanh cảnh mà cũng cầu kỳ nhất hạng.
Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, lạc rang giã đôi và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp.
10 Món Đặc Sản Ngon Nổi Tiếng Đậm Chất Cố Đô Huế
Cố đô Huế nhỏ nhắn, yên tĩnh và mang những nét hiền hoà đặc trưng của một cố đô, từ lâu đã là điểm đến ưa thích của khách du lịch cả trong và ngoài nước. Du khách đến với Huế sẽ không khỏi xiêu lòng bởi những món ăn đặc sản độc đáo của xứ Huế mộng mơ, bên dòng sông Hương đẹp lãng mạn này.
Xứ Huế được viết trên bao áng thơ văn về vẻ đẹp cổ kính hay yêu kiều thơ mộng với những tà áo dài tím trên những con phố…Với những thắng cảnh và các di tích lịch sử Huế thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham quan, bên cạnh Huế còn nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.
Đây là món ăn mà bất cứ ai khi đến Huế đều muốn thưởng thức cho bằng được. Thành phần đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Được pha trộn từ nhiều nguyên liệu nên tô cơm hến vừa thơm hương các loại rau, vừa có vị ngọt của hến lại vừa đậm đà của mắm ruốc. Bên cạnh đó cơm hến lại rất cay, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.
Bún bò Huế là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012. Ăn một tô bún bò đặc sản xứ Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của cư dân đất thần kinh. Ngày nay, bún bò Huế được biến tấu với nhiều cách khi ăn kèm với giò heo, sợi bún to…
Tuy nhiên, món ăn vẫn giữ được cái vị cay xé lưỡi đã làm nên thương hiệu. Không chỉ nước dùng cay, trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát… cho thực khách tha hồ lựa chọn. Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi.
Bún hến là món ăn biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương xưa. Một tô bún hến đầy đủ gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.
Không nổi tiếng và được bán nhiều như bún bò hay cơm hến, nhưng món bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) vẫn được nhiều du khách tìm đến thưởng thức mỗi khi có dịp về đất cố đô.
Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm, thêm vài lát ớt xắt, vài cọng ngò cho dậy mùi thơm. Trong những buổi xế chiều, bát bánh canh cua Nam Phổ dù không cao sang nhưng đủ để thực khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.
Có cách chế biến như nem chua khi cũng được làm từ thịt lợn xay nhuyễn cùng các loại gia vị, nhưng thay vì gói lại để chua, người Huế đã biến tấu bằng cách vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.
Nem lụi xứ Huế có cách thưởng thức như món gỏi cuốn của người Sài Gòn khi được cuốn kèm với bánh tráng cùng các loại rau như xà lách, chuối chát, khế, đồ chua… Ăn kèm món này là chén nước chấm pha sền sệt như nước chấm món bánh khoái.
Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân xứ Huế.
Món ăn hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy cùng chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi đúng chất Huế. Ăn bánh bèo Huế phải từ từ mới cảm nhận hết được cái thơm ngon của nó. Vị ngọt của tôm cháy, cái đậm đà cay nồng của nước mắm hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.
Đến với cố đô Huế, du khách không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh nậm, bánh khoái, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh ướt… Mỗi món ăn có hương vị khác nhau sẵn sàng làm thỏa mãn vị giác của bất kỳ vị khách khó tính nào.
Khi đã thỏa thích với đủ món mặn, du khách đừng nên bỏ qua việc tìm hiểu và thưởng thức những món chè ngon của đất cố đô. Người Huế có đến mấy chục loại chè từ sang trọng, đài các cho đến bình dị, dân dã với đủ hương vị thơm ngon. Có thể kể đến một số loại như: chè bột lọc thịt heo quay, chè hạt lựu, chè khoai môn, chè bông cau, chè bắp….
Bánh chưng Nhật Lệ là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.
Tré Huế là một món ăn đặc biệt của Huế bởi sự tỉ mỉ và trau truốt trong khâu chế biến và trình diễn. Tré Huế đã trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, để mang lại cho mọi người một món ăn tinh thần bình dị nhưng đậm đà.
Làm Tré không giống như Nem và Chả, nguyên liệu làm tré đều được làm chín và bao gồm nhiều vị. Muốn có lọn tré đậm đà cần phải có thịt bò rim cho thấm gia vị thơm của nước mắm và vị đậm ngọt của đường. Thịt ba chỉ cần ram vàng, thịt đầu luộc và làm sạch. Khi ăn tré Huế chắc hẳn các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt vì sự tinh tế của những gia vị làm nên Tré. riềng, thịt đầu luộc, thịt bò rim và ba chỉ ram tất cả đều được những bàn tay thuần thục và khéo léo sắt thành sợi.
Những Món Ăn Đặc Sản Ở Myanmar Ngon, Nổi Tiếng Nhất
Những món ăn đặc sản ở Myanmar ngon, nổi tiếng nhất Cơm Shan – Món ăn ngon nổi tiếng bậc nhất ở Myanmar
Cơm Shan là một món ăn độc đáo của Myanmar. Thành phần chính của món ngon này là gạo được nấu chín với củ nghệ tươi để mang màu vàng đặc trưng rồi được nén vào đĩa trong, sau đó được trang trí bởi những lát cá nước ngọt và khi ăn thì chấm kèm với xì dầu tỏi ớt. Với những vùng khác nhau ở Myanmar thì đồ ăn kèm với cơm cũng khác nhau và rất đa dạng từ tỏi tây, là đinh hương, da heo chiên giòn cho tới lạc rang, trứng luộc và rau củ quả theo mùa.
Món ăn này ở một số tiệm ăn luôn được phục vụ kèm với một loại bánh tráng chiên phồng giống như cơm của người theo đạo Hồi.
Món Salad – Món ăn đặc sản của người Myanmar Cà ri Myanmar – Món ăn truyền thống ở MyanmarMột trong những món ăn chính thu hút ở Myanmar là cà ri. Do một phần lớn dân số ở nước này theo đạo Hồi nên các nguyên liệu để chế biến ra món ăn này thường không có thịt lợn mà chủ yếu là: Gà, bò, cừu, hải sản… Khi thưởng thức món cà ri này thì người Myanmar ăn kèm với salad, rau xanh, đậu phụ, củ quả. Một điều vô cùng thú vị khi bạn được thưởng thức một khẩu phần cà ri Myanmar chính hiệu là bạn sẽ nhận thêm món tráng miệng truyền thống của người dân Myanmar là những lá trà ngâm chua và các loại hạt đựng trong một khay sơn mài.
Các đồ ăn vặt – Nét độc đáo của ẩm thực MyanmarĐa phần đồ chiên ở Myanmar đều được làm từ bột gạo hoặc bột nếp. Người dân thường trộn loại bột này với các loại gia vị đặc trưng khác như hành, tỏi, gừng được xay nhuyễn. Chính những sự kết hợp này tạo nên một hương vị thơm ngon sức hấp dẫn khó tả các món chiên.
Ngoài ra, một số loại bánh được trộn bột với dừa sợi, hạt mè, cà chua, bột cà ri… để làm nên nhiều loại bánh khác rán với các hương vị nhau.
Đồ ngọt
Du lịch Myanmar nên ăn gì? Món ngon nào ở Myanmar hấp dẫn du khách? … với những câu hỏi này thì không câu trả lời nào chính xác bằng các món ngọt hay còn gọi là “Muon” ở đây. Đồ ngọt ở đây không giống như những chiếc bánh ngọt ở châu Âu được dùng làm bữa tráng miệng hay món ăn nhẹ vào bữa sáng, mà đồ ngọt ở Myanmar được làm chủ yếu từ sợi dừa, nước cốt dừa, hoa quả, bột gạo và được sử dụng trong mọi bữa ăn ở đây. Những món ăn ngọt này không quá ngọt đậm vì không cho nhiều đường nên rất hấp dẫn du khách. Đây cũng là món quà độc đáo được nhiều du khách lựa chọn về làm quà sau mỗi chuyến du lịch Myanmar.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gạo Khẩu Hang (Cốm Già), Đặc Sản Nổi Tiếng Vùng Đất Tú Lệ trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!