Xu Hướng 9/2023 # Giản Dị Như Cháo Lòng Sả Quảng Trị # Top 10 Xem Nhiều | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giản Dị Như Cháo Lòng Sả Quảng Trị # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giản Dị Như Cháo Lòng Sả Quảng Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rất nhiều du khách khi chưa đi tour du lịch Quảng Trị, đều thắc mắc về món cháo lòng sả ở vùng đất nắng gió này. Khi đã có dịp đến, được thử, hiểu thêm thì dường như bao thắc mắc về món ăn đều được giải đáp theo cách giản dị nhất, y như món ăn vậy.

Cháo lòng sả hay cũng được gọi là lòng thả là món ăn ngon ở Quảng Trị. Cái tên nào cũng đúng, nếu như gọi “sả” bởi món ăn này có hương vị chính là sả. Còn gọi “thả” bởi cách nấu của món này là thả lòng vào nồi nước. Món ăn dân dã này rất nổi tiếng ở miền đất nắng gió Quảng Trị từ lâu, hầu như ai cũng biết và với riêng nhiều du khách thì đây là món đặc sản không nên bỏ quên!

Cháo lòng sả là món ăn ngon ở Quảng Trị được làm từ việc đánh tiết canh heo hoặc tiết canh vịt, rồi đổ vào nồi nước có sả. Người ta nêm nếm gia vị và thêm gạo đã được rang vàng cùng đậu xanh vào nấu cho chín nhừ. Từ nồi cháo này sẽ được thêm lòng heo, hoặc lòng vịt được thái thành từng miếng, đợi đến khi sôi lần nữa thì múc ra tô, và đặc biệt khi ăn phải cho thêm ớt thật cay ăn mới ngon.

Về Quảng Trị, đặc biệt là những ngày mưa lạnh, tìm một quán cóc ngồi và gọi tô cháo lòng sả mà ăn thì không còn gì ấm bụng bằng. Một tô cháo có lòng heo, có tim gan cật và tất nhiên không thể thiếu sả được. Thêm một chút ớt cho cay xè, cứ thế sì sụp húp cho đến khi hết tô thì mới đã, món ăn này có thể ăn kèm bánh mì.

Người dân nơi đây rất thích ăn lòng sả bỏ nhiều ớt, ăn đến cay tê đầu lưỡi, ăn đến chảy nước mắt thì mới đã. Cũng bởi do một phần thời tiết, những ngày mùa đông Quảng Trị rất lạnh nên ăn tô cháo cay thì mới ấm được. Nếu thêm một vài chén rượu Kim Long một đặc sản khác của xứ Quảng Trị này thì món ăn ngon ở Quảng Trị lại càng thêm ngon miệng. Món cháo lòng sả có tác dụng giải cảm, ăn cho thoát mồ hôi, người mệt ăn vào sẽ khỏe ra, lấy lại tinh thần.

Kí Ức Cháo Bột Quảng Trị

Khi bàn về ẩm thực Việt Nam, giáo sư Nhật Bản Tomita Kenje có một nhận xét rất tinh tế rắng: “Phong cách ăn của người Việt Nam đôi khi còn đậm tính dân tộc hơn cả ngôn ngữ”. Văn hóa ẩm thực là sự khởi nguồn của văn hóa loài người, vì con người muốn sống, trước hết là phải ăn. Mỗi tỉnh có một món đặc sản để người ăn nhớ mãi, như nhớ bài thơ hay, bài hát hay về xứ đó. Hà Nội có phở, chả cá Lã Vọng; TP. Hồ Chí Minh có hủ tiếu Nam Vang, Đà Nẵng có mì Quảng, Hội An có Cao Lầu Hội, Quảng Ngãi có món don và Quảng Trị có cháo bột Diên Sanh.

Có lần ngồi nói chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về ẩm thực. Nhắc đến cháo bột, anh Tường bảo đó là cháo bánh canh, tức vừa cháo, vừa bánh, vừa canh, một cách chế biến tổng hợp của dân gian để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người nghèo. Ở Huế bánh canh có nhiều, ở Quảng Bình cũng có món này nhưng chỉ có người Quảng Trị gọi là cháo bột. Gọi như thế nó dân dã chân chất, đúng điệu hơn. Mạ tôi là người Quảng Trị, bà nấu ăn rất ngon, mạ hay nấu cháo bột cho tôi ăn lúc nhỏ. Ở làng biển ít cá tràu (cá lóc) nên mạ hay nấu cháo bột với cá nục, cá thu… Bà bảo rằng, ngày xưa người Quảng Trị gọi là cháo vạc giường (tôi nghe có người nói vạt gường), vì con bột giống như một đoạn vạc gường bằng tre mà Quảng Trị, Quảng Bình nhà nào cũng có để trải chiếu lên nằm. Anh Tường chém tay khẳng định, cháo bột cá lóc Quảng Trị là cái gốc của món bánh cánh Việt Nam. Bây giờ thì bánh canh cá lóc có khắp nơi như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…Nhưng mỗi miền người nấu đều gia giảm thêm các thứ theo khẩu vị tập quán của mỗi vùng. Như miền Nam thì thêm tí đường. Miền Bắc thì ít cay hơn. Nhưng phải đến Diên Sanh mới thật hương vị của nó. Ăn nhiều là ghiền.

Tôi có nhiều kí ức không quên về món cháo bột cá lóc Diên Sanh. Hồi chung tỉnh Bình Trị Thiên, khoảng năm 1980, tôi hay ra dạy về Quản lí kinh tế thương mại cho các lớp Bồi dưỡng quản lí kinh tế của Trường Thương nghiệp Bình Trị Thiên do thầy Đặng Thông, người Triệu Phong làm hiệu trưởng. Trường đóng ở Diên Sanh. Diên Sanh hồi đó chỉ là đồi cát hoang hoải, nhà cửa lợp tồn thưa thớt. Trường Thương nghiệp đóng ở khu nhà chung cư lợp tồn cho vợ con lính Sài Gòn trước năm 1975. Muỗi nhiều vô kể. Muỗi đến mức, ban ngày khi không lên lớp, tôi phải ngồi trong màn để soạn bài hoặc đọc sách. Nhắc đến Kẻ Diên, tôi nhớ bài dân ca về triết lí sống vô cùng thâm thúy về con gà: “Tháng giêng tháng hai/Tháng ba, tháng bốn/Tháng khốn tháng nạn/Đi vay đi tạm được một quan tiền/Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái/Về nuôi, hắn đẻ ra chục trứng/Một trứng: ung/Hai trứng: ung/Ba trứng: ung/Bốn trứng: ung/Năm trứng: ung/Sáu trứng: ung/ Còn ba trứng nở ra ba con/Con diều tha/Con quạ bắt/Con mặt cắt xơi/Chớ than phận khó ai ơi/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Nghĩa là hết. Nhưng không. “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Bài dân ca nói về xứ nghèo u uẩn, khốn khó, nhưng họ sống lạc quan, tự tin. Vâng, đó chính là bản lĩnh sống của người Diên Sanh, người Quảng Trị!

Ngoài bài ca dao nổi tiếng ấy, ở Kẻ Diên này có một món ăn rất nổi tiếng và khoái khẩu khác, đó là cháo bột cá lóc. Một buổi chiều khi trường đã tan học, anh Đặng Thông rủ tôi đạp xe xuống chợ Diên Sanh “ăn món này hay lắm. Không biết cậu đã thưởng thức lần nào chưa?”. Hồi ấy chợ Diên Sanh rất đông đúc. Hai anh em qua chợ rồi rẽ vào một ngôi nhà tranh cạnh chợ. Đây là quán cháo bột của mẹ Thanh. Mẹ tuổi trạc 70, nhai trầu, hay cười hiền. Quán không có biển hiệu và chỉ bán vào buổi chiều. Khách quen tự tìm đến. Chúng tôi đến thấy đã có gần chục người ngồi chờ trên mấy cái đòn đơn sơ ở góc sân. Vì cháo chưa chín. Một lúc sau một người thanh niên khỏe mạnh bưng một nồi quân dụng cháo bột to đùng bốc khói ra sân. Bà Thanh cầm cái môi to cán dài kê ghế ngồi múc cho mọi người. Người thì tô lớn, tô bé. Người thì chờ mua mang về. Được chục phút khách đến rất đông. Có bà già và mấy nam nữ thanh niên áo quần sang trọng cũng hăm hở đến ăn. Họ là Việt kiều ở Mỹ về. Những người này quê ở thị xã Quảng Trị, ngày trước hay vào đây ăn nên thèm cháo bột bà Thanh lắm. Mới bay về Huế lúc sáng là chiều đến đây ngay. Bưng tô cháo bột cá lóc nóng hổi, húp thìa nước dùng trong veo ngọt lịm, nhai con bột vừa dai, vừa dẻo với miếng cá lóc trắng thơm, tôi như ngây ngất. Vị nồng cay của tiêu, vị thơm của lá làm tôi nhớ mãi. Ăn xong, tôi gọi tô nữa, dẫu bụng đã no căng. Ở Huế, tôi đã ăn bánh canh Thủy Dương Huế nổi tiếng, nhưng gia vị không dậy mùi, không quyến rũ bằng tiêu, lá ném trong bát cháo bột Diên Sanh.

Cháo bột là một trong món ăn hấp dẫn của người Quảng Trị . Ảnh: N. DUY

Từ đó gần như chiều nào tôi cũng đạp xe xuống chợ Diên Sanh ăn cháo bột cá lóc. Bà Thanh rỉ rả kể cho tôi hay Diên Sanh là nơi khai sinh ra món ăn dân dã nhưng ai cũng thèm và nhớ này. Muốn có cháo bột ngon phải có nước dùng ngon, gạo phải gạo quê Quảng Trị , con bánh phải quết thật nhuyễn, bỏ vào nước sôi không nhão và phải có cá tràu đồng. Cá luộc gỡ thịt riêng, ướp nước nắm, ném củ giả nhỏ, cho thêm hạt tiêu rồi rim cho cứng miếng cá. Đầu cá, xương cá giã nhỏ, bọc trong lớp vải màn rồi cho vào nồi nước dùng. Ném lá thái nhỏ, khi múc ra tô mới cho vào. Cháo bột ăn càng cay càng ngon nên trên bàn phải luôn luôn có lọ tiêu, bát ớt bột để riêng.

Trong tôi, sau cháo bột Diên Sanh là kí ức về cháo bột Quang ở phường 5, TP. Đông Hà. Thực ra, cháo bột Quang cũng học lỏm từ cháo bột Diên Sanh, nên cũng thơm ngon quyến rũ. Tôi quen Phan Văn Quang là vì anh là người làm thơ, hay vào Huế đọc thơ uống rượu với bạn bè như Phạm Nguyễn Tường, Nhất Lâm ở Huế . Thơ Phan Văn Quang hay, đẫm chất thi sĩ bụi đời. “Trải chiếu giữa sàn/Mưa chém vào phên nứa/Chai rượu đứng nghiêm chào những người bạn cũ/ Đĩa mồi mấy con mực nằm nghiêng/Xưa như trái đất/vẫn còn thằng áo rách/Manh chiếu lủng tròn thành chiếc mâm (Tĩnh vật sống). Nhà văn hoàng Phủ Ngọc Tường viết rằng: “Phan Văn Quang là một nhà thơ thuộc “trường phái phong trần”… Quang lại là người phát hành Tạp chí Cửa Việt thời ông Tường làm Tổng biên tập, nên anh em gặp nhau luôn. Sau khi Tạp chí Cửa Việt ở Thành Cổ bị đình bản, Quang thất nghiệp, bèn bàn với vợ là chị Phiếu, vốn là giáo viên nghỉ dạy, mở quán cháo bột. Rứa mà thành một thương hiệu cháo bột Quang ở Đông Hà nức tiếng. Từ nhiều năm trước tôi đã viết một bài in trên báo Thương mại về Quang làm thơ và bán cháo bột. Phan Văn Quang cũng có thơ về cuộc cháo bột nuôi thân của mình: “Vợ tôi mở hàng cháo nuôi con/Tôi mất việc trở thành người có việc/Gã làm thơ hành nghề cháo bột/Cháo nuôi tôi giữ trọn trái tim người (Không đề). Hương vị cháo bột Quang chính là hương vị cuộc đời, chính là hương vị cháo bột cá lóc Diên Sanh nổi tiếng.

Cháo bột của Quang ngon đến nỗi cứ đến khoảng ba bốn giờ chiều là khách ngồi chật trong nhà ngoài sân, ngoài vườn. Khách Đông Hà chiều nào cũng rủ nhau đi ăn cháo bột Quang. Ngày nào cũng vậy. Cứ chiều là vợ đứng bếp múc cháo, chồng, con bưng bê phục vụ khách. Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Huy Cận, Trần Hoàn, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ …đã từng thưởng thức nhiều lần cháo bột Quang. Mỗi lần tôi ra Đông Hà chơi, buổi sáng ngồi quán cà phê Xuân Lợi, gọi Quang. Quang chỉ ghé mươi phút, nhấp tí cà phê rồi xin phép đi mua cá lóc cho vợ. Cá lóc phải là cá đồng, mua ở chợ quê, chứ cá nuôi thịt nhão không nấu cháo bột được. Quang đi chiếc xe đam cũ mèm tồng tộc, máy nổ vang trời ra tận chợ Cầu Do Linh, vào tận chợ Thành Cổ mới mua được loại cá lóc ưng ý. Tức là loại cá lóc to bằng cổ tay trở lên, nhiều thịt, ít xương hom. Đi chợ về lại lăn ra làm cá cho vợ ướp. Chiều tôi lại về phường 5 cùng Quang ăn cháo bột với cốc rượu đời. Cuộc sống vất vả như thế hơn năm sáu năm liền đã giúp vợ chồng Quang nuôi con ăn học, mua đất làm nhà. Và quan trọng hơn Quang đã góp sức làm cho món cháo bột cá lóc Quảng Trị nổi tiếng hơn- trở thành thương hiệu ẩm thực đặc trưng của vùng đất lửa.

Diên Sanh hôm nay là thị trấn của huyện Hải Lăng. Phố nhà khang trang, đường nhựa xuống tận Mỹ Thủy. Các quán cháo bột cá lóc mọc lên nhiều hơn. Từ Quốc lộ 1 rẽ vào hai ba mét đã có quán cháo bột. Quán chị Hoa, quán chị Thủy… cứ sáng sớm đã có khách ăn. Các quán đặt bếp chế biến cháo phía ngoài. Mùi cháo bột cá lóc thơm lừng cả đoạn phố. Một tô to chỉ 20.000 đồng, ăn no căng còn thòm thèm. Hình như tháng nào tôi cũng được nếm cháo bột cá lóc Diên Sanh. Một lần tôi đi làm phim cùng anh em ở VTV Huế. Xe mới rời khỏi Huế, anh em đã đồng thanh là ra Diên Sanh ăn cháo bột cá lóc. Anh em VTV Huế thạo cháo bột Diên Sanh lắm. Các anh dẫn tôi đến quán chị Thức cách quốc lộ gần cây số. Đây là quán nổi tiếng. Khách đến, chủ quán dắt ra sau bếp chọn cá lóc mới bắt đầu nấu nướng. Chờ lâu một chút, nhưng cháo bột ở đây rất ngon. Nhìn tô cháo hết mực đơn sơ nhưng có thưởng thức mới biết vì sao nó nức danh như vậy. Ai qua Diên Sanh cũng phải dừng lại trước những hàng cháo bột với hương ném gọi mời trong gió…

Một món ăn tồn tại hàng trăm năm và ngày càng hút khách, đó mới thực sự là một thương hiệu ẩm thực bền vững của Quảng Trị quê mẹ tôi!

Cháo Bột Quảng Trị, Cháo Bột Hải Lăng

Cháo cá vạt giường hay còn gọi là cháo cá, cháo bột. Là một món ăn đặc sản dân dã của người dân Quảng Trị, Cháo Bột Quảng Trị có hương vị hấp dẫn đặc trưng riêng, khi ăn chắc chắn bạn sẽ muốn thêm tô thứ hai .

Đất Thép Anh Hùng Quảng Trị vào ngày hè nắng nóng, lấy làm ngạc nhiên khi quán cháo cá lúc nào cũng đông nghịt khách, khách địa phương cũng có, khách du lịch cũng nhiều, một tay thìa, một tay đũa xì xụp đến ngon lành. Người dân nơi đây, gọi món này là cháo cá, còn khách du lịch hay gọi với cái tên mỹ miều là cháo vạt giường nghe rất lạ tai. Sở dĩ, cái tên vạt giường xuất phát từ cách làm món cháo, cháo cá vạt giường không giống bất kỳ món cháo nào ngoài Bắc, không sột sệt, không đặc mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Vị cháo cá ngon ngọt, thơm nức mê mẩn khách du lịch ngay từ lần ăn đầu.

ĐỂ CHẾ BIẾN NGON :

Để có được một nồi cháo bột phải trải qua nhiều khâu chế biến khá công phu, kỹ lưỡng. Nguyên liệu chính là bột gạo (loại gạo thơm ngon, không quá dẻo, hoặc quá khô), đem ngâm nước vài giờ và xay thật mịn. Sau đó nhào thành bột, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải. Cái khó khi cán bột là khi thái thì bột không dính vào nhau, tức là không khô quá cũng không ướt quá.

Đặc trưng của cháo bột là cá tràu (có nơi gọi là cá quả, cá lóc, cá chuối, một số vùng ở Quảng Trị còn gọi là cá đô, cá tràu v.v…). Cá tràu phải chọn loại thật tươi, còn sống, đem làm sạch. Điều đặc biệt ở đây làm cá không được vứt bỏ ruột. (Một tô cháo bột sẽ mất ngon khi không có “bột lòng” cá! Có vị khách sành ăn còn muốn tô cháo của mình chỉ có toàn ruột cá tràu). Cá tràu làm xong để nguyên con luộc vừa chín tới, tách thịt ra ướp kỹ cùng với các gia vị khác như muối, tiêu, ớt.

Các gia vị ở đây còn có một loại cây họ hành, được gọi là cây ném, củ và cây đều có mùi cay cay, thơm ngon rất đặc trưng, không thể lẫn với các loại rau màu khác. Củ ném được giã giập ướp với cá, lá đem thái mịn để rắc lên cháo. Nước luộc cá làm nước cháo, cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào nồi sẽ có nồi cháo thơm lựng với tất cả các mùi vị béo ngậy, ngọt ngào của cá tràu, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt…, vị thơm của ném, hành…

Cây Ném Quảng Trị

Muốn ngon phải ăn thật nóng, bưng tô cháo bột đang nghi ngút khói, cảm nhận được mùi vị thơm ngon. Những người bán cháo ở đây không mua bột bán sẵn ngoài chợ mà mua gạo về rồi tự xay, lọc, lắng thành bột khô. Vì thế cánh bột rất mềm và tươi ngon, thơm mùi gạo lại không bị chua, bán bao nhiêu làm bấy nhiêu chứ không để dư thừa.

Cháo ngon quyết định phần nhiều bởi cá và bột. Cháo ở đây tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi, nếu nấu cá nuôi thì có mùi khá khó chịu với những người quá quen nghề, quen vị như chúng tôi. Cá đồng thịt rất thơm, béo nhưng không ớn, khi sôi lên tỏa mùi đã thấy thèm. Cá được thu mua từ những người làm nghề trong và ngoài huyện về ngâm một vài nước cho thải chất bẩn. Cách chế biến cũng lắm công phu, cá được luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, phải chú ý lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt để khách ăn khỏi bị hóc xương. Số thịt này được ướp một chút muối tiêu nhưng nhiều củ nén. Xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo. Khi bột chín tới thì thả cá vào cho thấm ngọt.

Khi thực khách ngồi vào bàn, chủ quán nhanh nhẹn múc vào một tô nhỏ xinh, một nhúm sợi vạt giường, một chút thịt cá lóc phi thơm, rắc thêm hành ngò, ớt tươi, sang thì có thêm “cỗ lòng cá lóc” rồi chan nước dùng. Thưởng thức bát cháo cá vạt giường khi nóng thì ngon tuyệt, vừa thơm mùi thịt cá, ngọt ngào sợi bột xen lẫn vị cay xè của ớt tươi.

Thực khách ăn lần đầu cứ hít hà mùi khói bốc lên nghi ngút từ tô cháo, một tay cầm đũa gắp từng sợi vạt giường, tay kia hớp lấy nước dùng đưa đẩy trong miệng, vừa ăn vừa xuýt xoa cái vị cay xè của ớt mà người dân xứ Quảng vẫn hay dùng. Khoái nhất có ông khách Tây, vừa ăn vừa đỏ hết cả mặt nhưng vẫn xì xụp húp ngon lành.

Món cháo cá vạt giường này được ưa chuộng quanh năm, người dân Quảng Trị coi đây là thức quà ăn dân dã của quê mình, đậm chất gió Lào cát trắng, phảng phất mặn mòi của biển. Cũng chính những nét tinh túy đó đã kết thành món cháo cá đặc trưng hớp hồn bao du khách khi ghé tới nơi đây.

Nhớ Món Cháo Bột Quảng Trị

Những dòng thư mang nỗi nhớ quê nhà rưng rức của người con xa xứ là anh bạn tôi mới đây gửi về cho tôi có đoạn: “Chao ôi răng mà nhớ cồn cào cái vị ngòn ngọt, đậm đà, nồng cay của món cháo bột quê miềng. Đây chắc chắn là cái hương vị mà bao năm qua, ăn bất cứ món ngon vật lạ gì cũng cảm thấy còn thiêu thiếu…”

Ngày ở nhà, món ưa thích nhất của anh là cháo bột, cái tên gọi dân dã của người Quảng Trị với món cháo bánh canh. Cháo bột mẹ anh nấu thường đặc biệt hơn ăn ở quán, bởi mẹ tỉ mẩn và công phu chăm chút từng công đoạn chế biến và cả bởi những thứ được ăn kèm với cháo.

Gạo trắng mẹ đem ngâm đủ độ mới xay, sau đó sú bột và cho vào cối giã cho tới lúc bột chặt, dai mà không dính tay. Bây giờ người ta đem xay bằng máy, chẳng mấy ai công phu ngồi giã nữa, nhưng mẹ anh thì nhất quyết làm theo cách truyền thống bởi giã bằng tay thì sợi bột sẽ ngon hơn. Bột đã nhào kỹ, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải, thái thành sợi nhỏ rời.

Công phu không kém phần làm bột là cách chế biến cá. Cách chế biến cá của mẹ khiến ai ăn cháo mẹ nấu một lần khó mà quên được hương vị đặc trưng của cá. Mẹ rất kỹ lưỡng trong chế biến với việc cá lóc nhất định phải là cá đồng, thịt thơm béo mà không ngấy, chọn con to vừa phải để thịt săn chắc.

Cá được luộc lên cho vừa độ chín là vớt ra ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, mẹ kỳ công lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt, rồi chỗ xương và đầu cá này đem giã nhỏ lọc lấy nước đun lên làm nước dùng. Thịt cá ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt…và đặc biệt là củ ném giã nhỏ, um lên thật thơm.

Rồi dùng nồi nước luộc cá làm nước cháo, khi nước vừa sôi lăn tăn, cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào. Nồi cháo bốc mùi thơm lựng với tất cả các mùi vị béo ngậy, ngọt ngào của cá tràu, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt, vị đăng đắng của bộ lòng, vị thơm của ném, hành…

Nhớ nhất là lúc cả nhà quây quần bên nồi cháo, chờ mẹ múc từng tô, rắc lá ném thái mịn mà thèm đến ứa nước bọt. Món cháo bột của mẹ sẽ rất thiếu nếu không có nem rán ăn cùng. Dù đa công chừng nào, mẹ cũng cố để làm món ăn kèm này.

Cũng là món bánh đa nem cuốn thịt ba chỉ băm nhuyễn trộn với mộc nhĩ, cà rốt, miến thái nhỏ rồi chiên giòn, nhưng vị đậm đà, lạ miệng khi ăn kèm cháo bột khiến món ăn của mẹ được coi là đặc sản của cả nhà.

Du lịch, GO! – Theo Quảng Trị online

Nhớ Món Cháo Bột Dân Quảng Trị

Ngày ở nhà, món ưa thích nhất của anh là cháo bột, cái tên gọi dân dã của người Quảng Trị với món cháo bánh canh. Cháo bột mẹ anh nấu thường đặc biệt hơn ăn ở quán, bởi mẹ tỉ mẩn và công phu chăm chút từng công đoạn chế biến và cả bởi những thứ được ăn kèm với cháo.

Gạo trắng mẹ đem ngâm đủ độ mới xay, sau đó sú bột và cho vào cối giã cho tới lúc bột chặt, dai mà không dính tay. Bây giờ người ta đem xay bằng máy, chẳng mấy ai công phu ngồi giã nữa, nhưng mẹ anh thì nhất quyết làm theo cách truyền thống bởi giã bằng tay thì sợi bột sẽ ngon hơn. Bột đã nhào kỹ, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải, thái thành sợi nhỏ rời.

Công phu không kém phần làm bột là cách chế biến cá. Cách chế biến cá của mẹ khiến ai ăn cháo mẹ nấu một lần khó mà quên được hương vị đặc trưng của cá. Mẹ rất kỹ lưỡng trong chế biến với việc cá lóc nhất định phải là cá đồng, thịt thơm béo mà không ngấy, chọn con to vừa phải để thịt săn chắc.

Cá được luộc lên cho vừa độ chín là vớt ra ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, mẹ kỳ công lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt, rồi chỗ xương và đầu cá này đem giã nhỏ lọc lấy nước đun lên làm nước dùng. Thịt cá ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt…và đặc biệt là củ ném giã nhỏ, um lên thật thơm.

Rồi dùng nồi nước luộc cá làm nước cháo, khi nước vừa sôi lăn tăn, cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào. Nồi cháo bốc mùi thơm lựng với tất cả các mùi vị béo ngậy, ngọt ngào của cá tràu, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt, vị đăng đắng của bộ lòng, vị thơm của ném, hành…

Nhớ nhất là lúc cả nhà quây quần bên nồi cháo, chờ mẹ múc từng tô, rắc lá ném thái mịn mà thèm đến ứa nước bọt. Món cháo bột của mẹ sẽ rất thiếu nếu không có nem rán ăn cùng. Dù đa công chừng nào, mẹ cũng cố để làm món ăn kèm này.

Cũng là món bánh đa nem cuốn thịt ba chỉ băm nhuyễn trộn với mộc nhĩ, cà rốt, miến thái nhỏ rồi chiên giòn, nhưng vị đậm đà, lạ miệng khi ăn kèm cháo bột khiến món ăn của mẹ được coi là đặc sản của cả nhà.

Cách Làm Món Lòng Gà Xào Dứa Giản Dị Ngon Cơm

Lòng gà xào dứa là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng mà lại rất ngon cơm.

– 2 bộ lòng gà

– 1 quả dứa, nên chọn quả còn hơi xanh một chút

– 2 quả dưa chuột

– Hành khô

– Hành lá

– Ớt sừng

– Nước mắm, dầu hào, tiêu

Bước 1:

Lòng gà làm sạch, bóp muối thật kỹ rồi cho vào nồi luộc chín, thái nhỏ.

Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột thái con chì.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt miếng vừa ăn.

Hành lá cắt khúc.

Ớt sừng thái sợi.

Bước 2:

Làm nóng dầu trong chảo, cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm.

Cho lòng gà vào xào, thêm một thìa nước mắm và 1/2 thìa cafe tiêu bột. Xào kỹ cho chín rồi trút lòng gà ra đĩa.

Bước 3:

Đây là món ăn được nhiều người yêu thích.

Thêm một chút dầu ăn vào chảo, cho dứa vào, nêm 1 thìa dầu hào. Xào cho đến khi dứa chín thì cho tiếp dưa chuột vào, đảo đều.

Bước 4:

Cuối cùng, bạn cho lòng gà và hành lá cắt khúc vào, đảo đều cho hành lá chín tái thì tắt bếp.

Trút lòng gà xào dứa ra đĩa, rắc thêm tiêu bột, dùng nóng.

Món ăn này khá đơn giản, chi phí lại thấp.

Lòng gà xào dứa có vị chua ngọt dễ ăn, rất đưa cơm. Món ăn khá đơn giản, chi phí lại thấp.

– Lòng gà bao gồm tim, gan và mề gà: 450gr

– Dứa hơi xanh (loại bắt đầu hơi vàng ở 1 góc quả): 1 quả nhỏ

– Gừng, hành, tỏi, hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm

– Rau mùi, hành hoa

Bước 1: Nhặt riêng phần mề gà bóp cùng muối và mẩu nhỏ gừng đập dập. Bóc bỏ những màng mỡ bám quanh bề mặt miếng mề. Sau đó rửa sạch, để ráo. Tim và gan gà cũng rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Thái lòng gà thành những miếng nhỏ. Ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, gia vị.

Bước 3: Dứa gọt bỏ vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng.

Bước 4: Gừng, hành và tỏi khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi, hành hoa nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn.

Bước 5: Phi thơm hành, tỏi và gừng băm nhỏ rồi chút lòng gà vào xào chín tới với 1 chút xíu mắm cho thơm.

Bước 6: Chút tiếp dứa vào xào thêm khoảng 2-3 phút nữa rồi rắc hành hoa và mùi vào.

Vị chua ngọt và hương thơm quyến rũ từ dứa sẽ khiến món lòng xào bỗng trở nên hấp dẫn.

Nêm nếm thêm chút hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giản Dị Như Cháo Lòng Sả Quảng Trị trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!