Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Món Ăn Nhật Bản Được Ưa Thích được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món chiên hải sản và rau – Tempura bổ dưỡng bất ngờ! Cùng với Sushi, đây là món ăn phổ biến của Nhật BảnCùng với sushi, khi nhắc đến món ăn nổi tiếng của Nhật Bản ở nước ngoài, chúng ta phải kể đến Tempura.Đây là một thực phẩm phổ biến được xếp hạng trong top các món ăn Nhật yêu thích khi khảo sát ý kiến của người nước ngoài đến Nhật Bản.
Từ các nhà hàng món ăn Nhật Bản cao cấp cho tới món ăn gia đình!Tempura là món ăn mà hải sản và rau được trộn vào bột mì và nước, sau đó trộn chung với trứng rồi nhúng trong hỗn hợp bột bao bên ngoài và chiên bằng dầu thực vật. Dường như bạn có nhiều cách để thưởng thức món ăn này chỉ với muối tinh chấm với hỗn hợp bột đã được chiên giòn ngay tại các nhà hàng Tempura cao cấp. Thông thường, Tempura được ăn với nước sốt có một chút vị ngọt kết hợp với nước dùng Dashi, nước tương, Mirin, hoặc dùng với nước sốt trộn một ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ khuấy đều.Trong trí tưởng tượng có lẽ Tempura là một món ăn ở nhà hàng thượng hạng. Song tại Nhật Bản, chúng lại được chế biến thường xuyên như những món ăn gia đình, và cũng là một món ăn mang hương vị của những người dân thường mà bạn có thể mua được ngay trong góc những món ăn hàng ngày ở các siêu thị.
Giới Thiệu Về Món Tempura Được Ưa Thích Tại Nhật Bản
Tempura là gì?
Một trong những phương pháp chế biến món ăn nổi tiếng trong ẩm thực của người Nhật là chiên, các món chiên của họ ngày càng phổ biến và được nhiều người biết đến trên thế giới, trong số ấy nổi bật hơn cả là các món Tempura. Tempura là món chiên ngập dầu giòn mà vẫn mềm mại của người Nhật từ lâu không còn xa lạ ở Việt Nam. Chỉ là con tôm, miếng mực, miếng cá, cọng rau… lăn vào bột rồi đem chiên giòn, nhưng cũng như hầu hết các món ăn khác của xứ sở hoa anh đào, tempura vẫn ẩn chứa trong nó sự khéo léo của một nền ẩm thực tinh tế.
Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu, gần tương tự như những món tẩm bột chiên. Đây là một món ăn khá phổ biến trong các bữa ăn của người Nhật, từ bữa ăn dạng cơm hộp cho tới các bữa tiệc cao cấp.
Trên thế giới, tempura cùng với sushi là những món ăn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất. Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là tôm, mực, cá,một số loại rau củ như bí ngô, cà,khoai lang, lá tía tô, ớt ngọt, đỗ ván, nấm shitake, hạt tiêu xanh… Tempura được dùng khi uống bia, rượu, ăn với cơm hoặc với mì soba, udon… Thoạt nhìn, Tempura như chiếc bánh tẩm bột chiên giòn của người Việt, song cách chế biến và hương vị món ăn hoàn toàn khác biệt. Tempura hấp dẫn bởi sắc vàng tươi, nóng hổi, mềm béo
Cái làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán thông thường chính là bột, dầu, nước chấm và gia vị ăn kèm. Bột để làm tempura là thứ hỗn hợp nhão của bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng.
Nước chấm hoặc gia vị chấm tùy từng sở thích của mỗi người hay tùy mỗi cửa hàng, có thể là xì dầu (nước tương) (ngày nay có loại xì dầu chuyên dành cho tempura được chế sẵn), muối tinh. Cũng có người Nhật và quán ăn ở Nhật dùng hỗn hợp gia vị có pha wasabi để chấm tempura. Lại có nơi mài củ cải tươi ra trộn vào xì dầu để chấm.
Yêu cầu đầu tiên của tempura là nhìn vào phải biết đó là gì. Dẫu được bọc trong lớp bột chiên giòn nhưng người ăn vẫn phải thấy rõ đó là con tôm ửng hồng, miếng đậu bắp xinh xắn, lá phong đỏ thơ mộng hay cọng rau tần ô xanh mát mắt… Ấy là nhờ lớp bột áo bên ngoài phải đủ độ giòn nhưng cùng lúc phải đủ mỏng để nhìn thấy rõ được nguyên liệu chính bên trong. Bột pha cũng không được sệt quá thì lớp áo khoác lên mình con tôm, miếng cà tím mới có thể nhìn xuyên thấu,món ăn mới quyến rũ,bắt mắt.
Ví dụ như với 120 gr bột tempura cần khoảng 200 ml nước, pha chung với 1 quả trứng, khuấy tan. Áo nguyên liệu chính vào hỗn hợp bột rồi chiên trong dầu ở 170 độ C. Một bí quyết được chia sẻ bởi các đầu bếp chuyên nghiệp khiến cho con tôm trong món tempura của Nhật luôn “đứng” thẳng rất đẹp. Ấy là vì các đầu bếp Nhật luôn khứa vài đường ngang từ bụng tôm vào sâu 50% thân mình,sau đó đè con tôm thẳng xuống thớt, dùng 2 ngón tay nắn vào mình tôm. Lúc này, bạn sẽ nghe tiếng các cơ tôm đứt ra lỏng lẻo. Con tôm lúc này đã thẳng ra như ý. Một lưu ý cuối cùng nhớ bẻ đuôi tôm cho xòe ra trước khi cho vào chảo dầu.
Lịch sử món Tempura kiểu NhậtTempura là món ăn thứ hai của Nhật Bản được cả thế giới biết đến sau Sushi,nhưng đây lại là món ăn có xuất xứ từ châu Âu. Tempura du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ XVI (thời kỳ Edo) do những người truyền giáo Bồ Đào Nha mang tới. Tempura xuất phát từ chữ “Tempora” trong tiếng Latin, có nghĩa là “thời gian”. Tempora là từ thường được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha theo đạo Thiên chúa giáo dùng để chỉ thời kì ăn chay hay còn gọi là “Ember Days”. Vào ngày này,người công giáo thường tránh ăn thịt, thay vào đó họ ăn cá hoặc rau. Sau một thời gian du nhập vào Nhật Bản, Tempura đã được cải biến lại cho phù hợp với khẩu vị của người Nhật.
Ăn Tempura ở đâu?Tempura đã trở thành món ăn phổ biến tại Tokyo và được bán tại các quầy hàng ở ven đường gọi là Yatai. Với bản tính sáng tạo và ưa thích sự hoàn mỹ, người Nhật đã cải biến Tempura theo nhiều cách khác nhau và trang trí đẹp hơn “bản gốc”. Tempura xuất hiện nhiều trong các bữa ăn thông thường đến tiệc sang trọng.
Tempura hấp dẫn thực khách bởi sắc vàng tươi, nóng hổi và hương vị béo mềm. Trên thế giới, Tempura cùng với Sushi là những món ăn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất và trở thành biểu tượng trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản.
7 Món Ăn Vặt Được Yêu Thích Nhất Nhật Bản
Bánh cá Taiyaki
Taiyaki – bánh nướng cá tráp biển Nhật Bản – món ăn vặt được yêu thích không chỉ của người Nhật mà còn đối với khách đến du lịch Nhật Bản. Nhân của món bánh cá được làm từ đậu đỏ, thứ mà người Nhật cực kỳ thích ăn. Món bánh được làm từ bột trộn mì hơi loãng, rồi cho vào khuôn nướng có hình cá tráp. Đầu bếp sẽ nhanh tay cho vào lớp nhân đậu đỏ khi mặt dưới của bánh hơi chín một chút, rồi sau đó tiếp tục đổ thêm một lớp bột nữa. Khi bánh Taiyaki chín, hai mặt sẽ có màu vàng nâu nhìn rất hấp dẫn và thu hút những cái bụng.
Món ăn vặt Nhật Bản – bánh cá nướng Taiyaki
Bánh mochiBánh mochi – một loại bánh truyền thống của Nhật Bản – có lớp vỏ được làm từ gạo dẻo thuần khiết làm từ gạo mochi. Theo truyền thống Nhật Bản, bánh mochi có ý nghĩa gắn kết người thân và bạn bè. Mỗi chiếc bánh mang ý nghĩa là một lời cầu chúc may mắn, thị vượng. Và trên hết, bánh mochi mang đến sự gắn bó và chia sẽ niềm vui, là sự sum vầy.
Món ăn vặt Nhật Bản – bánh mochi
Kem machaKhi đến du lịch Nhật Bản, bạn có thể tìm thấy kem matcha ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, để có một trải nghiệm thú vị, bạn nên đến thành Osaka để thưởng thức món kem matcha này. Vừa ăn kem, vừa ngắm khung cảnh thành Osaka dưới những tán cây anh đào thì vô cùng thơ mộng và tuyệt vời đúng không nào!
Món ăn vặt Nhật Bản – kem matcha
Mỳ ramenNói đến ramen, người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Mày ramen là món ăn phổ biến và được yêu thích của người Nhật. Các nguyên liệu của món ăn bao gồm: Mỳ, nước suos, rau tươi, măng khô, trường luộc và thịt heo Chashu,… với sợi mỳ được làm từ bột lúa mỳ, nước, muối và nước tro tàu (nước Lye). Đây cũng là món ăn được các bạn đên du học Nhật Bản rất thích và ăn thường xuyên.
Món ăn vặt Nhật Bản – Mỳ ramen
Có năm loại mỳ ramen với năm loại súp khác nhau như: Miso (tương đậu nành), Shoyu (nước tương Nhật), Tonkotsu (xương và thịt heo), Shio (muối), Gyokai (hải sản).
Bánh xèo nhật bản OkonomiyakiOkonomiyaki – bánh xèo Nhật Bản – một món ăn đường phố nổi tiếng của Osaka. Khác với bánh xèo Việt Nam, Okomomiya nhìn giống với một chiếc bánh Pizza hơn. Được làm từ bột mì, trứng và bột nhão tempura (tenkasu), bắp cải, lát thịt lợn bên trên với nhiều loại gia vị như nước sốt okomomiya, mayonnaise Nhật Bản, cá ngừ khô và rong biển. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở khắp các nhà hàng trên toàn Nhật Bản.
Món ăn vặt Nhật Bản – bánh xèo nhật bản Okonomiyaki
Edo-maeEdo-mae là một sự kết hợp giữa cơm và các loại hải sản tươi sống khác nhau, như một dạng sushi. Trên những miếng cơm đã tẩm giấm gạo, sẽ được đặt những miếng hải sản được thái lát mỏng. Bạn sẽ không thể cưỡng lại hương vị hơi chua chua vô cùng tuyệt vời của món ăn.
Món ăn vặt Nhật Bản – Edo-mae
Lẩu Shabu ShabuThật đáng tiếc nên đến du lịch Nhật Bản mà không ăn lẩu Shabu Shabu. Cùng với nước lẩu hương vị siêu đậm đà với những miếng thịt lợn cao cấp mỏng dính tươi ngon nhúng sơ vào lẩu sẽ lập tức chín mềm, ăn cùng với các loại rau củ đặc trưng của Nhật Bản thì không còn gì bằng.
Món ăn vặt Nhật Bản – Lẩu Shabu Shabu
Kết luận
Giới Thiệu Mì Soba Ngon Miệng Đến Từ Nhật Bản
Mì Soba là gì?
Mì Soba là loại mì được làm từ bột kiều mạch, độ dày của nó có thể nói là ngang ngửa mì spaghetti của ý và có rất nhiều kiểu ăn nóng hoặc lạnh khác nhau. Mì Soba rất nổi tiếng và hiện diện trên khắp nước Nhật. Mì Soba được làm 100% từ bột kiều mạch trở nên giòn và rất dễ gãy, nên nhiều nhà hàng cho thêm bột lúa mì vào khi làm nó. Tùy vào các cửa hàng, tỷ lệ bột kiều mạch trong mì Soba thường dao động từ 40% đến 100%.
Cũng nên để ý rằng có một vài loại mì khác cũng được đặt tên là “Soba” (ví dụ – yakisoba, chukasoba hay Okinawa Soba) nhưng thực ra chúng không được làm từ bột kiều mạch. Tuy nhiên, dù sao đi nữa hễ khi nói đến “Soba” thì người ta thường liên tưởng tới loại mì được làm từ bột kiều mạch.
Loại mì Soba cơ bản nhất là Mori Soba, mì sau khi luộc chín được nhúng rửa trong nước lạnh rồi trút bỏ hết nước và cho đặt lên trên một chiếc đĩa hình vuông. Loại mì này thường được ăn cùng với nước tương đậu nành “tsuyu”.
Nhiều loại mì Soba được ăn quanh năm, trong khi số khác thì chỉ được ăn theo mùa. Có một loại mì Soba vô cùng đặc biệt có tên là “Toshikoshi Soba”, một biểu tượng của sự trường thọ (Toshikoshi có nghĩa là “đêm giao thừa”), thường chỉ được ăn vào đêm giao thừa của mỗi năm.
Mì Toshikoshi Soba
Cũng giống như các loại mì Ý, mì soba cũng được sản xuất đóng gói và bày bán tại các siêu thị, tuy nhiên hương vị lại không ngon bằng mì tươi được nhào nấu bằng tay. “Làm mì Soba” từ lâu đã trở thành một hoạt động vui chơi thực hành phổ biến dành cho các thực khách du lịch trong nước và quốc tế. Những hoạt động này thường được cung cấp bởi các làng nghề thủ công truyền thống và các công ty du lịch.
Mì Soba tươi được làm bằng tay
Ăn mì Soba ở đâu?Ở nhiều trạm xe lửa tấp nập, bạn có thể tìm thấy những nhà hàng Soba phục vụ ăn đứng với các bữa ăn nhanh trong thời gian chờ xe. Ăn mì tại các nhà hàng ăn đứng rất đơn giản, bạn mua vé bữa ăn tại máy bán hàng tự động, trao nó cho nhân viên và sau đó thông thả thưởng thức bát mì ngon lành trong khi vẫn đứng tại quầy.
Các món Soba đơn giản thông thường có giá khoảng 500 – 1000 yên (100 – 200 nghìn VND), trong khi các món công phu hơn hoặc đặc biệt hơn thì có giá khoảng từ 1000 – 1500 yên (200 – 300 nghìn VND).
Một tiệm mì Soba ăn đứng ở một trạm xe lửa
Ăn mì Soba như thế nào?Tùy vào món Soba bạn được phục vụ như thế nào, cách ăn do đó cũng khác nhau:
Soba nước được phục vụ trong một tô đầy súp (thường thì ăn nóng) thì bạn sẽ dùng đũa gấp mì bỏ vào miệng và thưởng thức. Nếu như bạn đang ăn mì trong một tiệm mì Soba thì chắc có lẽ bạn sẽ không thể cưỡng lại được tiếng mút mạnh những sợi mì của những người xung quanh và bắt chước theo ngay. Tiếng mút khi ăn mì sẽ làm tăng vị ngon và làm giảm đi độ nóng của sợi mì khi bạn bỏ chúng vào miệng. Nước mì sẽ được húp trực tiếp bằng tô mà không cần dùng muỗng vì như thế sẽ ngon hơn và bạn cũng không cần phải sợ bị bất lịch sự vì đó là điều bình thường ở các nhà hàng Nhật.
Khi mì Soba được phục vụ với một chén nước chấm (thường là ăn lạnh), sẽ mất một vài bước bạn phải thực hiện trước khi bắt đầu thưởng thức chúng. Trước tiên, trộn một ít lá hành xanh và wasabi (mồ tạc Nhật Bản) vào nước chấm. Sau đó gấp một ít sợi mì Soba và nhúng chúng vào nước chấm rồi thưởng thức.
Nếu như bạn được phục vụ mì Soba với nước chấm, một số nhà hàng sẽ cho bạn một ấm trà nhỏ chứa một loại nước vừa nóng vừa đục. Loại nước này được gọi là Sobayu, tức loại nước còn dư lại sau khi nấu mì Soba. Sobayu được dùng để đổ hòa vào phần nước chấm thừa còn lại sau khi ăn xong bát mì. Đây chính là cách bạn hoàn thành luôn phần nước chấm thông qua việc húp loại hỗn hợp này và bạn có thể tùy chỉnh để lượng sobayu phù hợp theo sở thích của mình.
Mì Zaru soba, chén nước chấm nằm ở phía dưới đồ gia vị
Mê Mẩn Với 10 Món Tráng Miệng Cực Kỳ Được Ưa Chuộng Tại Nhật Bản
I. 10 món tráng miệng cực kỳ nổi tiếng ở Nhật Bản
1. Bánh mì nướng mật ong
Người Nhật sẽ mê mệt món bánh mì nướng to, ngọt và ngon như thế này vào buổi sáng. Bánh mì tráng một lớp mật ong caramen với trái cây và kem trang trí bên trên.
2. Dango
Đây là một loại bánh bao hình tròn thơm ngon làm từ bột gạo. Nếu dùng kèm với một loại sốt đậu trắng đặc biệt, bánh sẽ ngon hơn nhờ vị đắng ngọt đặc trưng.
3. Manju
Đây là bánh màn thầu của người Nhật. Manju có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng tất cả có điểm chung là nhân đậu ngọt xay nhuyễn được bao bọc trong lớp vỏ bằng bột jojo (củ từ). Món bánh này có xuất xứ từ Trung Quốc, tuy đã được biến tấu về hình dáng nhưng vẫn còn nguyên cách làm và hương vị vẫn không mấy thay đổi.
4. Anmitsu
Đây là món tráng miệng truyền thống của Nhật bao gồm mứt đậu đỏ, thạch rau câu, hạt dẻ, mochi, đậu ngọt, trái cây và rưới siro đường nâu. Đây là món ăn yêu thích của người Nhật trong những tháng hè nóng ẩm.
5. Bánh Castella
Cực mềm mịn và “núng nính” – đó là tất cả những gì miêu tả bánh Castella của người Nhật.
6. Thạch đào Hakuto
Món thạch tráng miệng theo mùa này được làm từ nước ép từ đào Hakuto kết hợp với nước suối khoáng. Thạch có kết cấu mịn và mềm, được đặt trong chiếc hộp hình quả đào bắt mắt.
7. Tokoroten
Món mì thạch mát lịm độc đáo này là sự lựa chọn tuyệt vời cho mùa hè ở Nhật. Người ta thường ăn kèm món này với giấm, rong biển và nước tương.
8. Bánh Giọt Nước
Nhật Bản vốn nổi tiếng với các loại bánh mochi mềm dẻo, thơm ngon và đặc biệt là Bánh mochi giọt nước (Mizu Shingen Mochi) – một món tráng miệng độc đáo, bắt mắt, trong trẻo như một giọt nước. Món bánh này phải ăn trong vòng 30 phút, nếu không muốn nó bị tan chảy. Bánh được làm từ nước, đường, bột rau câu agar, rưới sốt mật ong và ăn kèm đậu phộng rang ngậy, khiến bữa ăn của bạn thêm phần hoàn hảo hơn.
9. Suama
Suama là một món tráng miệng làm từ bột gạo và đường, được sử dụng thuốc nhuộm thực phẩm màu đỏ ở bên ngoài và vẫn còn màu trắng bên trong. Điều này để tượng trưng cho lá cờ Nhật Bản. Tuy nhiên, nó thường biến ra màu hồng phấn và trắng.
10. Kem Kakigori
Kakigori là món tráng miệng với thành phần chính là đá bào, được tạo hương vị với siro và sữa đặc có đường. Món đá bào được xay nhuyễn mịn, mềm mượt với nhiều hương vị khác nhau tùy bạn lựa chọn. Các vị phổ biến được nhiều người yêu thích gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho…
II. Những món tráng miệng Nhật Bản khác bạn nên thử 1. Mont BlancMont Blanc là một món tráng miệng được làm bằng hạt dẻ xay nhuyễn, hạt dẻ là nguyên liệu cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản, chúng cũng được sử dụng để làm ra nhiều món ăn khác nữa mà hương vị của từng món sẽ được điều chỉnh phù hợp với khẩu vị theo từng khu vực.
2. CrepesCác cửa hàng bánh crepe nhỏ xuất hiện phổ biến trên khắp đường phố Nhật Bản. Họ thường có 20 hoặc nhiều hơn những mô hình nhựa bánh crepes đặt ở phía trước gian hàng để thay cho menu, giúp bạn dễ dàng tưởng tượng ra những thành phần bánh trước khi order. Bánh crepes Nhật Bản không quá khác so với phiên bản gốc của Pháp, chúng được xoắn tròn, dễ dàng để bạn cầm theo vừa đi vừa ăn, bên trong là phần nhân với các loại trái cây, kem tươi, sô cô la và thêm cả những viên kem nhỏ.
3. Thạch cà phêMột món tráng miệng đơn giản làm từ thạch và cà phê đen, sau đó phủ thêm lớp kem tươi hoặc kem vani. Món ăn này phổ biến trong các quán cà phê hoặc nhà hàng cũ ở Tokyo.
4. ImagawayakiImagawayaki là một món bánh tráng miệng giống như bánh crepe truyền thống nhưng bên trong là phần nhân đậu đỏ. Ngày này người ta thay đổi và sử dụng cả mứt trái cây, khoai lang ngọt thậm chí là cả thịt và cari để làm nhân cho món ăn này. Tên gọi của chúng cũng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền.
5. ShirukoShiruko là một món nước tráng miệng của Nhật Bản được làm bằng đậu azuki nghiền ăn cùng bánh gạo mochi truyền thống. Nó có một số biến thể bao gồm cả phần đậu azuki nghiền dạng lỏn hơn và cả phần sốt cay, đặc như súp vậy. Shiruko là một món ăn phù hợp để ăn vào mùa đông
Lời kết : Người Nhật rất chú trọng đến cách bày trí món ăn cũng như chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Thường thì sau bữa cơm chính sẽ có ít nhất một món tráng miệng. Để làm các món tráng miệng, ít khi dùng đường giống như các quốc gia khác mà người Nhật lại chuộng dùng mật ong hoặc các hương liệu tự nhiên
Top Các Món Ăn Vặt Được Giới Trẻ Yêu Thích
Ẩm thực Sài Gòn, một nơi hội tụ nét văn hóa ẩm thực đặc trưng nhiều vùng miền khác nhau. Các món ngon không chỉ được phục vụ trong những nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay cả ẩm thực vỉa hè cũng như một “mê lộ” khiến bạn khó lòng mà thoát ra được. Các món ăn vặt vỉa hè Sài Gòn có một mức giá bình dân nhưng hương vị món ăn ngon tuyệt, lạ miệng mà ai đã từng nếm qua thì không dễ dàng quên được.
Đặc biệt bánh xôi thịt tép hay bánh tôm ăn không ngán mà còn lạ miệng. Bánh tráng trộn, hủ tiếu gõ, gỏi bò khô… đều là những món quà vặt Sài Thành nhất định bạn phải thưởng thức.
1. Bánh tráng trộn/nướng
Bánh tráng trộn là một trong số những món ăn vặt chế biến đơn giản nhất nhưng ngon khỏi chê. Chỉ với nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, các thành phần còn lại thay đổi theo người bán, thường là phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng,… nhưng khi trộn đều với nước mắm sốt me ngọt và rau răm, món ăn lại mang một hương vị khá thơm ngon, ăn hoài không chán.
Với món bánh tráng nướng thì hiện nay Sài Thành đi đâu cũng có thể mua những đa phần đều sử dụng loại bánh tráng chúng ta cuốn đồ ăn để nướng làm mất đi vị ngon.
Chiếc bánh tráng thịt nướng với bên trên là hành phi, tép mỡ ruốc được nêm nếm cho mặn kèm chút thịt băm, sau đó là những miếng thịt nướng thơm lừng với độ dày vừa phải và rất mềm , kèm chung vào đó là độ giòn của bánh tráng rôm rốp nữa rất đã. Bánh tráng nướng không chỉ là món ăn hấp dẫn các chị em mà cánh đàn ông cũng khó từ chối chiếc bánh nóng hổi, giòn và thơm phức này.
2. Ốc
Ốc là món ăn vặt ngon khoái khẩu của người Sài Gòn. Món này khỏi nói luôn rồi, khoái khẩu của người dân Sài Gòn là đây. Nhất là vào mùa mưa, ngồi nhâm nhi tán gẫu cùng vài đứa bạn thân bên mấy đĩa ốc thơm lừng nóng hổi thì còn gì bằng.
Từ con hẻm nhỏ đến mặt đường lớn, không khó tìm một quán ốc để dừng chân. Quán ốc là từ gọi chung, bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác. Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên đến nướng, đút lò… với đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm…
3. Phá lấu
Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa, làm từ nội tạng động vật. Có rất nhiều loại phá lấu: phá lấu heo, phá lấu gà vịt, phá lấu bò… Trong đó, món phá lấu bò được ưa thích hơn cả. Đây là món ăn dân dã, ngon miệng, có sức cuốn hút đến kỳ lạ không chỉ đối với học trò nhỏ mà cả giới sinh viên, công chức. Bạn có thể ăn phá lấu với bánh mì, hoặc mì gói hoặc độc hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.
4. Bột chiên
Bột chiên là món ăn đơn giản làm từ bột gạo, giòn bên ngoài, dẻo bên trong, là món vặt hết sức hấp dẫn. Tùy từng nơi và khẩu vị khách mà món bột chiên sẽ được chế biến khác nhau. Những miếng bột vàng giòn, điểm chút xanh của hành lá, phơn phớt đu đủ, đo đỏ của tương ớt, thơm lừng trứng chiên đã làm mê mẩn bao cư dân Sài Gòn.
5. Súp cua
Đây là một món ăn được ưu chuộng bất kể trời nóng hay lạnh, cũng là món được được bày bán từ nhà hàng ra đến hè phố. Một chén súp ngon thường nóng hổi, có màu trắng của trứng gà, màu đỏ của thịt cua, mùi thơm của tiêu, của rau ngò. Thêm một chút ớt, chút dầu mè, ăn hoài không chán.
6. Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Bò bía ngon ở nước chấm. Tương hột được chưng lên là món chấm không thể thiếu của bò bía miền Nam. Nước chấm phải vừa đủ ngọt của đường, hơi cay của ớt, beo béo của dầu và bùi bùi của đậu phọng. Người lần đầu ăn loại nước chấm này sẽ thấy vị thật lạ, nhưng đã ăn một lần thì rất khó quên hương vị nước chấm này.
7. Hủ tiếu gõ
Đặc trưng của món ăn này là âm thanh do người bán hủ tiếu tạo ra bằng thanh tre và chiếc muỗng inox gõ vào nhau tạo thành âm thanh cốc cốc đi khắp con đường, ngõ hẻm. Người muốn ăn, chỉ cần bước ra ngõ, gọi một tiếng là vài phút sau đã có một tô hủ tíu nóng sốt với hủ tíu, vài lát thịt mỏng, vài cọng giá, cọng hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm. Sức hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ chẳng có gì đặc biệt nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên một hương vị “ngon không bình thường”. Món hủ tíu mì khô thường đi kèm với chén nước dùng trong vắt, nổi bật vài cọng hẹ xanh mát.
8. Cá viên chiên
Cá viên, bò viên, tôm viên, đậu bắp, đâu hũ… sau khi xâu lại thành từng xiên sẽ được đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi những viên thịt phồng to, cháy vàng. Món này ăn với tương ớt và tương đen có vị cay nồng, mằn mặn, giòn dai, nhai sần sật, không quá mềm cũng không quá cứng. Ở một số nơi còn ăn kèm với củ cải, cà rốt ngâm giấm, dưa leo…
Tuy bình dân nhưng luôn là món khoái khẩu của rất nhiều người.
9. Hột vịt/ Cút lộn, xào me
Không chỉ luộc mà trứng vịt hay trứng cút lộn còn có thể dùng để xào me cũng ngon không kém.
Trứng khi ăn có vị chua chua ngọt ngọt của me, vị thơm ngậy của trứng, đặc biệt là mùi rau răm kết hợp với sốt me tạo ra hương vị đặc trưng khó quên khi thưởng thức.
10. Bánh căn
Món bánh căn rất phổ biến tại miềng Trung và là đặc sản của tỉnh Ninh Thuận. ở Sài Gòn, bánh căn được đại đa số nhiều người yêu thích và có những phiên bản bánh căn độc lạ ngon bá đạo luôn.
11. Cá Viên Cà Ri
Một cũng khá lạ khi ngán cá viên rồi thì có thể thử món này cá viên dai dai không bị bở,cà ri thơm nồng,đậm đà thấm đều vào viên cá nước cà ri sệt sệt phải chi có thêm bánh mì để chấm thì không còn gì bằng
12. Chim cút chiên bơ
Món chim cút chiên bơ hấp dẫn người đi đường bởi hương thơm ngào ngạt. Chim cút chiên bơ ngon là những con chim cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thực phẩm.vị béo mềm của phần thịt. Khi ăn, phần thịt phải béo, mềm, còn phần đầu, cánh và chân phải giòn tan. Nước sốt chim cút cùng ổ bánh mì nóng hổi cũng là một trong những đặc điểm khiến món ăn này hấp dẫn những cái bụng chưa hay đang đói.
13. Gỏi khô bò
Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến. Đi ăn gỏi khô bò cũng chẳng phải đợi lâu. Vừa gọi món đã có ngay một đĩa gỏi khô bò đầy màu sắc mà ngon miệng. Gỏi khô bò phải ăn với đu đủ bào. Đu đủ được bào sợi, ngâm nước muối để khử mủ vào tăng độ giòn. Phía trên được trang trí bởi mấy cộng rau răm thái nhỏ, tăng mùi vị và tạo màu sắc bắt mắt thanh nhã, lại thêm mấy hạt đậu phụng rang vàng giòn rụm kèm theo là bánh phồng tôm, ngon đến ngất ngây lòng. Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.
14. Bò lá lốp
Bò lá lốt là một cách thưởng bò hấp dẫn từ hình thức đến hương vị của người Sài Gòn. Không chỉ đặc sắc ở cái ngọt mềm tinh tế từ thịt mà lá lốt còn góp sắc thêm hương cho món có độ thanh giòn kích thích.
Mỗi cuốn bò đều to tròn, thịt nhiều nên ăn rất “sướng” miệng. Kiểu thưởng thức đúng điệu nhất là đặt cuộn bò trong lớp bánh tráng, rau và bún. Gói thật khéo và chấm trọn trong mắm nêm. Khi ấy dường như từng tầng vị giác sẽ chìm trong cái béo thơm, giòn tươi hấp dẫn. Nhờ được nướng liền tay và phục vụ ngay nên khi thưởng thức món ấm nóng rất bắt vị.
15. Bắp xào/ nướng
Món ăn vặt thường được bán trên chiếc xe đẩy lưu động dọc lề đường. Đi ngang qua chiếc xe bắp xào, mùi thơm của bơ quyện với mùi hành nóng khiến nhiều người phải dừng xe lại mua ngay một hộp. Bắp xào ăn khá ngon với hạt bắp nếp mềm dẻo, cùng với tép mỡ, hành lá và con ruốc, thơm mùi bơ beo béo.
Bắp nướng mỡ hành: Để đảm bảo vệ sinh an toàn, bắp nướng hiện nay thường được người bán tách hạt cho vào ly nhựa rồi chan mỡ hành, ruốc và tí tương ớt vào, vừa tiện lợi cho mua về vừa đỡ dơ tay khi ăn.
16. Sủi cảo
Sủi cảo là một trong những món ăn của người Hoa rất được lòng dân Sài Gòn. Món này hơi giống hoành thánh nhưng phần nhân bên trong khá là nhiều do có thêm tôm và thịt nạc xay, thường được chế biến dưới dạng hấp hoặc nướng.
Các loại há cảo thì khá đa dạng và giá cả bình dân. Ngoài ra điểm nhấn nơi đây chính là nước tương rất thơm ngon, ăn mà người ngồi kế bên phải chảy nước miếng vì thèm.
17. Gà lắc
Món này tưởng chừng đắt tiền hóa ra lại cực kì rẻ với giá chỉ 20 ngàn đồng/ phần. Thay vì phải vào tận các chuỗi cửa hàng nhanh nổi tiếng để mua 1 phần gà lắc, hiện nay món này đã có mặt trong menu của rất nhiều cửa hàng ăn vặt. Gà được ướp gia vị, tẩm bột, chiên giòn, sau đó cắt thành khối vuông trong túi giấy và lắc với bột phô mai. Món này thường được ăn kèm với tương cà, tương ớt hoặc mayonnaise đều mang lại trải nghiệm hết sức thú vị.
18. Bánh đúc nóng
Bánh đúc mềm mịn cùng với thịt bầm được chan một chút nước mắm cho hài hòa, phía trên còn rắt thêm một chút hành phi đơn giản vậy thôi mà gây nghiện cho khá nhiều người.
19. Xiên nướng
Ôi chu choa! Hễ nhắc tới đồ nướng là thấy lòng nao nức cả lên, mùi thơm đến từ cách chế biến này thật đã làm lay động bao nhiêu cái bụng thèm ăn ý nhỉ. Loại thức ăn đem nướng được thì nhiều lắm.
20. Mực – Bạch tuộc nướng
Nhắc tới mực bạch tuộc nướng thì ở Sài Gòn có nhiều quán lắm nha mà còn được chế biến ướp nhiều loại sốt khác nhau cộng thêm nước chấm ngon thần thánh. Đặc biệt các quán mực khổng lồ chỉ cần nhìn mấy em mực to đùng đủ thấy hao enzim rồi.
21. Chuối nướng
Ở chúng tôi không có nhiều nơi bán chuối nướng, nhưng cũng không khó để tìm được những nơi bán món ăn này với chuối, nếp được nướng lên rất thơm ngon.
22. Bánh su
Bánh su kem là món bánh ngọt ở dạng kem được làm từ các nguyên liệu như bột mì, trứng, sữa, bơ,… có giá bán chỉ từ 3.000 – 5.000 đồng/cái ở TP.HCM.
23. Chè
Không ngọt gắt như chè Huế, nhiều hương liệu như chè Bắc, chè Sài Gòn ngọt thanh bởi nước cốt dừa, đá bào. Đặc biệt, Chè ở Sài Gòn thì khỏi phải bàn, đa dạng các thể loại từ chè thuần Việt như chè đậu xanh, chè bà ba, chè khoai môn, chuối chưng cho đến các loại chè người Hoa, chè Thái, chè Mỹ… Chúng ta thường bắt gặp những quán chè ở các khu chợ hay khu ăn vặt nổi tiếng của Sài Gòn.
24. Trà sữa
Nói đến ăn vặt, không thể bỏ qua trà sữa. Trà sữa xuất hiện ở mọi nơi, từ những quán vỉa hè cho đến những chuỗi cửa hàng trà sữa. Tuy nhiên, giá bình quân cho mỗi ly trà sữa dù ở đâu đi nữa, thì chỉ rơi vào tầm trên dưới 30.000 đồng. Đây chính là một lựa chọn hợp lý cho túi tiền của học sinh- sinh viên. Trà sữa ngày nay cũng khá đa dạng với các hương vị khác nhau, từ trà sữa trân châu cho đến trà sữa hoa quả, trà sữa thạch phô mai để bạn có thể đổi vị.
25. Chè khúc bạch
Từng làm mưa làm gió ở Sài Gòn, chè khúc bạch vẫn là một trong những món ăn vặt ngon, bổ, rẻ và được giới trẻ ưa chuộng. Chè khúc bạch còn gọi là chè đậu hũ hạnh nhân, được cắt thành từng khối vuông nhỏ và có vị phô mai. Ngoài ra, còn có các vị như socola,trà xanh, cam, dâu… Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể đáp ngay vào một quán khúc bạch nào đó giữa trưa nắng gắt ở Sài Gòn.
26. Dừa tắc
Dừa tắc là hỗn hợp giải nhiệt, kết hợp giữa nước dừa và tắc, kèm theo những lát dừa thái mỏng và mứt, đậu phộng. Có vị ngọt của dừa, chua thanh và mùi thơm của tắc, đây là thức uống giải khát đỉnh nhất cho thời tiết Sài Gòn. Hơn nữa, đây cũng là một món giải khát siêu rẻ, chỉ rơi vào tầm trên dưới 8.000 đồng.
27. Tàu hũ đá
Tàu hủ đá là món ăn đường phố thường chỉ bán vào ban đêm và rất được ưa chuộng ở Sài thành, đa phần là các bạn trẻ. Tàu hủ được phục vụ trong ly nhựa có thêm nước đường, nước cốt dừa và đá bào. Món này có vị béo và bùi nhưng lại không gây ngán.
28. Bánh flan
Bánh flan có vị trứng sữa truyền thống, matcha, socola, phô mai…. Bánh flan siêu mịn, beo béo và rất thơm. Cứ ăn miếng nào đều có cảm có cảm giác miếng đó tan trong miệng. Đặc biệt ăn cùng với cafe đăng đắng, tí đá lạnh kèm theo đó là nước cốt dừa beo béo thật sự còn gì bằng.
29. Trái cây dĩa
Xuất hiện đã khá lâu nhưng trái cây dĩa vẫn luôn là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ.
Miền Nam chính là thiên đường của vô vàn những loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Những món ăn làm từ các loại trái cây được người dân Sài Gòn nói riêng cũng như những người yêu ẩm thực cả nước nói chung đặc biệt yêu thích. Chỉ cần trộn các loại trái cây lại với nhau rồi thêm chút đá, chút sữa tươi, chút sirô thơm ngon là chúng ta đã có được món trái cây dĩa nức tiếng khắp mọi con phố ẩm thực trên cả nước.
2.9
/
5
(
63
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Món Ăn Nhật Bản Được Ưa Thích trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!