Xu Hướng 6/2023 # Học Cách Nấu “Chè Lý Tưởng” Của Người Trung Hoa # Top 13 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Học Cách Nấu “Chè Lý Tưởng” Của Người Trung Hoa # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Học Cách Nấu “Chè Lý Tưởng” Của Người Trung Hoa được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người Trung Hoa gọi món chè này là “chè lý tưởng” bởi nó thường được dùng trong các tiệc cưới, hỷ của các đôi vợ chồng trẻ trong làng

Mỗi năm, khi tiết trời trở nên oi nóng, con người thường tìm đến các loại đồ uống như nước giải khát, chè, nước ép, trà thảo dược, trà sữa…, để làm mát và giải nhiệt cơ thể. Nếu cánh đàn ông giải nhiệt bằng các loại đồ uống như bia, nước tăng lực thì các chị em phụ nữ lại giải nhiệt  bằng các món chè ngon, mát lạnh và nhiều hương vị hấp dẫn

Các món chè phổ biến trong mùa hè thường đến từ các nguyên liệu quen thuộc như long nhãn, hạt sen, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, thạch rau câu,… Mỗi món chè thường không có cách nấu riêng biệt, chúng ta chỉ cần hiểu và biết cách kết hợp các loại nguyên liệu này với nhau là đã có ngay những món chè ngon, mát lạnh cho mùa hè rồi

Nguyên liệu

Để làm món “chè lý tưởng” của người Trung Hoa, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Đậu đỏ: 100g

Hạt sen khô giá rẻ: 100g

Vỏ quýt phơi khô (trần bì): 1 quả

Đường tinh luyện: 60gram (bạn có thể thay đổi lượng đường tùy theo khẩu vị của gia đình mình)

Long nhãn : 20 múi

    Chế biến

    Hạt sen khô rửa sạch, ngâm nước 2h rồi cho vào nồi nước sôi, hầm mềm (Bạn có thể tìm hiểu cách ninh hạt sen khô ngon, nhanh nhừ ở bài viết: https://longnhanbamai.com/bi-quyet-de-ninh-hat-sen-nhanh-nhu/

    Long nhãn ngâm nước khoảng 5 phút, rửa sạch bụi bẩn

    Đậu đỏ ngâm qua đêm cho hạt đậu ngấm nước, nở mềm . Đổ nước ngập mặt đậu, nấu đến khi hạt đậu nở mềm là được

    Vỏ quýt phơi khô, thái thành từng sợi mỏng

    Khi đậu đỏ, hạt sen đã chín mềm, đổ chung 2 thứ vào nấu cùng nhau, thêm đường và đun liu riu khoảng 15 phút để đường tan

    Cho long nhãn, vỏ quýt thái sợi vào nồi chè, đun thêm khoảng 3 phút cho vỏ quýt mềm thì tắt bếp (chú ý: Bạn không nên đun vỏ quýt quá lâu sẽ làm cho nồi chè bị đắng, khó ăn)

      Thành phẩm

      Món “chè lý tưởng” của người Trung Hoa được tạo bởi vị cay nồng của vỏ quýt khô cùng vị ngọt ngọt, bùi bùi của hạt sen và đậu đỏ, là món ăn ngon, thích hợp sử dụng cho mùa đông ấm áp này!

      Những Món Chè “Trôi Nước” Của Trung Hoa

      Thoạt nhìn những món chè này, bạn sẽ liên tưởng ngay đến kiểu chè trôi nước của người Việt. Hình thức thì có thể giống nhưng hương vị, đặc biệt là phần nhân có chút khác biệt. Trong tiết trời lành lạnh chờ xuân về, bạn có thể trổ tài làm chúng, cũng khá đơn giản.

      Chè “Đông chí”:

      Sở dĩ có tên gọi này vì đây là món ăn truyền thống vào ngày Lễ hội Đông Chí (rơi vào tháng 11 âm lịch) của người Trung Quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, lễ hội này được tổ chức rất lớn, chỉ đứng sau Tết Nguyên Đán. Món chè này theo tiếng Hoa được gọi là tangyuan, nghe có vẻ như “đoàn tụ”.

      Nguyên liệu:

      Phần nước đường: 100g đường, 200ml nước, 2-3 lá dứa, 1 nhánh gừng nhỏ, gọt vỏ băm nhuyễnPhần bột nếp: 200g bột nếp, một ít nước để nhồi bột canh vừa đủ, một ít màu thực phẩm (đỏ và vàng)

      Thực hiện:

      Để chuẩn bị cho phần nước đường, đun sôi nước trong một cái nồi nhỏ, sau đó cho lá dứa và gừng vào đun lửa riu riu, cho đến khi bạn ngửi được mùi thơm của lá dứa và gừng hòa quyện. Thêm đường và đun thêm 15 phút nữa. Vị ngọt của món ăn tùy bạn điều chỉnh. Nếu thích ngọt hơn, có thể thêm đường. Để phần nước đường này sang một bên.

      Trong một cái chậu đủ rộng, hòa bột với nước, nhồi thật kỹ thành một khối. Hãy nhồi đến khi nào bột không còn dính vào tay.

      Chia bột ra thành 3 phần. Nhỏ từ 2 đến 3 giọt màu đỏ, vàng cho hai phần bột, nhồi kỹ một lần nữa. Tiếp tục chia bột thành những phần nhỏ, vo tròn.

      Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi, cho các viên bột này vào luộc chín. Khi thấy bột nổi lên, vớt ra, cho vào phần nước đường đã nấu riêng. Món này có thể dùng nóng hay lạnh tùy thích.

      Chè bột đậu đỏ

      Món chè này có sự khác biệt là có thêm phần nhân làm từ đậu đỏ. Đây được xem là món ăn mang lại sự may mắn. Bạn có thể làm nhân từ hạt đậu đỏ nguyên, luộc chín, sau đó quết mịn nhưng để tiết kiệm thời gian, có thể chọn mua những hũ bột đậu đỏ được làm sẵn dưới dạng “mứt”.

      Nguyên liệu:

      200g bột nếp, 300ml nước, 1 hũ mứt bột đậu đỏ.Phần nấu nước đường giống như trên nhưng không có lá dứa. Thay vào đó, bạn nên thêm nhiều gừng hơn.

      Thực hiện:

      Nhồi bột với nước cho đến khi bột mịn, quến thành khối và không dính tay. Chia bột và nhân thành những viên nhỏ. Thông thường, kích cỡ bột phải gấp đôi nhân. Cán bột mỏng, sau đó cho nhân vào giữa, gói lại, gấp mép cẩn thận, vo tròn đều đặn, tránh những phần bột dày mỏng không đều có thể làm vỡ nhân bên trong.

      Chuẩn bị phần nước đường trong một nồi riêng, sau khi đường sôi, để lửa thật nhỏ cho nước đường hơi “sắc” lại. Trong khi đó, chuẩn bị một nồi nước khác, đun sôi và luộc bột. Khi bột nổi, vớt bột cho ngay vào nồi đường, tắt lửa và dùng ngay.

      Chè mè đen

      Sự khác biệt về phần nhân cũng như một số thành phần khác khiến chè mè đen không “na ná” như chè đậu đỏ. Bên cạnh đó, phần gừng cho vào nước đường cũng phải chọn gừng già, cay và ấm hơn.

      Nguyên liệu:

      Phần bột: 400g bột nếp, 180ml nước, 100g hạt mè đen, 100g đường, 1/3 thanh bơNước đường: 800ml nước, 250g đường, 1 nhánh gừng già băm, ½ muỗng cà phê bột mè nấu đường làm sẵn, 2 cọng lá dứa.

      Thực hiện

      Rang phần mè đen trên lửa vừa cho đến khi mè dậy mùi thơm. Để nguội, cho mè vào cối xay thực phẩm xay mịn, trút ra tô, cho đường, bơ  vào trộn cho đến khi hỗn hợp có độ kết dính. Nếu thấy bột quá khô, có thể thêm bơ, sau đó cho hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh để một lúc.

      Trong một cái thau rộng, nhồi bột với nước để tạo thành khối dẻo. Chia bột thành từng phần nhỏ (từ 16 đến 20 viên). Dùng tay khéo léo làm mỏng bột, sau đó cho phần nhân mè đen vào giữa, vo tròn nhẹ nhàng, để sang một bên.

      Chuẩn bị phần nước đường bằng cách đun sôi nước, cho đường, gừng và lá dứa vào, đun từ 10 đến 15 phút trong lửa vừa, cho đường và mè vào, đun thêm 5 phút nữa, vặn nhỏ lửa cho đến khi phần nước này còn khoảng 4/5.

      Tiếp tục luộc riêng phần bột như trên, sau đó cho vào nước đường nóng và dùng ngay.

      Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

      Cách Nấu Món Cháo Tiều Của Người Hoa

      Cháo tiều được du nhập vào Việt Nam khoảng vào thế kỷ 20. Thoạt đầu nhìn qua thì cháo tiều không có gì khác so với cháo lòng là mấy nên khiến nhiều người nhầm lẫn, tuy nhiên cháo tiêu có những nét riêng để tạo nên hương vị đặc biệt, thơm ngon đến khó cưỡng. Tất cả các thành phần của cháo như bao tử heo, tim, gan, cật… đều không được nấu chung với cháo mà để riêng ra thành từng phần và khi ăn mới được nấu chín nên cháo rất ngon.

      Cháo tiều thơm ngon của người Hoa

      Nguyên liệu làm món cháo Tiều

      * Gạo tẻ: 200 gram* Cải chua: 100 gram* Bao tử heo, lưỡi heo, tim, gan, cật heo: 200 gram* Quế chi, đại hồi, bát giác, ngò rí, ớt: mỗi loại một ít* Gia vị nêm nếm theo khẩu vị cẩu bạn

      Hướng dẫn nấu cháo tiều

      Bước 1: Gạo mang đi vo sạch, cho vào nồi hoặc bát để ngâm qua một đêm.

      Công đoạn vo gạo để nấu cháo (Ảnh: Internet)

      Bước 2: Sau khi ngâm gạo xong thì xả nước cho sạch rồi bắc một chiếc nồi lên bếp, cho nước nào đun thật sôi, sau đó cho gạo vào. Khi thấy hạt gạo nở bung ra, có màu trắng phau là cháo đã được. Lưu ý ở bước này là bạn không nêm nếm gia vị vào cháo.

      Bước 1: Bao tử và lưỡi heo đem làm sạch, lộn trái, sát muối để khử mùi; tim, gan, cật heo cũng rửa sạch. Sau đó, bắc một chiếc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi rồi cho tất cả vào luộc chín, ngâm vào nước lạnh để làm sạch thêm một lần nữa.

      Bước 2: Cắt bao tử, lưỡi, tim, gan và cật heo ra thành những miếng vừa ăn rồi cho vào tô, thêm ngũ vị hương, tỏi, hành, tiêu và ớt băm nhuyễn vào để ướp.

      Bước 3: Lấy một chiếc chảo cho lên bếp, đợi cho chảo nóng rồi cho phá lấu vào xào đến khi săn lại rồi đổ nước dùng cùng các vị thuốc bắc như quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi… và cuối cùng là cải chua, nấu cho đến khi cạn nước. Để lửa nhỏ cho tới khi phá lấu chuyển qua màu vàng ươm là được.

      Cuối cùng, múc cháo trắng ra tô, cho phá lấu cắt miếng vừa ăn cùng với cải chua lên bề mặt cháo. Trang trí bằng vài cọng ngò rí, rắc thêm tiêu, ớt, thưởng thức khi cháo còn nóng.

      Cách Nấu Mì Hoành Thánh Xá Xíu Của Người Hoa

      Mô tả

      Mô tả khoá học

      Mì hoành thánh xá xíu là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Tô mì với màu sắc bắt mắt cùng phần nước dùng đậm đà hương vị đã giúp món ăn chinh phục thực khách. Không những thế, viên hoành thánh mềm thơm cùng những miếng thịt xá xíu đậm đà, hòa quyện trong phần nước dùng ngọt thanh càng làm tăng thêm hương vị độc đáo cho món ăn.

      Nguyên liệu cần chuẩn bị

      Xương heo 500gr

      Thịt nạc xay 200gr

      Tôm tươi 200gr

      Tôm khô 20gr

      Thịt vai 250gr

      Sốt ướp xá xíu 1/2 gói

      Cải ngọt 1 bó

      Củ cải trắng 2 – 3 củ

      Hành tây 1 củ

      Vỏ bánh hoành thánh 150gr

      Mì trứng 4 – 5 vắt

      Gia vị nêm nếm: nước mắm, hành tím, tỏi, tiêu, bột ngọt, muối, hạt nêm, dầu ăn.

      Cách làm mì hoành thánh xá xíu hấp dẫn tại nhà:

      Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

      Xương heo rửa sạch, chần qua nước sôi để khử mùi hôi.

      Tôm rửa sạch, bốc vỏ rồi băm nhỏ trộn cùng thịt nạc xay và ướp gia vị nêm nếm gồm: muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành tỏi băm nhuyễn rồi để trong khoảng 30 phút.

      Thịt vai rửa sạch, chần qua nước sôi rồi để ráo.

      Tôm khô rửa sạch, ngâm trong nước ấm.

      Cải ngọt rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi trụng chín. Củ cải ngọt rửa sạch, bào bỏ vỏ rồi cắt thành từng khoanh tròn nhỏ.

      Bước 2: Nấu nước dùng

      Đầu tiên, bạn cho xương heo đã chần qua nước sôi vào nấu cùng 2 lít nước. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, bạn hạ lửa nhỏ xuống và cho củ cải, hành tây cùng tôm khô vào nấu cùng.

      Sau khoảng 1 tiếng, xương heo đã ra hết nước ngọt thì bạn nêm thêm chút muối để nước dùng vừa miệng hơn. Lưu ý, trong thời gian nấu nước dùng bạn nên để lửa nhỏ vừa và vớt bọt liên tục để nước dùng nước trong đẹp mắt.

      Bước 3: Làm thịt xá xíu

      Thịt vai heo ướp cùng nước sốt xá xíu cùng bột ngọt, tiêu và chút muối. Sau đó, dùng màng thực phẩm bọc kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh và ướp trong khoảng 3 giờ để thịt thấm đều gia vị.

      Khi thịt đã thấm, bạn bắt chảo dầu và phi tỏi chín vàng rồi cho thịt và nước sốt ướp vào nấu. Nước trong chảo sôi lên, bạn hạ lửa nhỏ vừa rồi hãm chín thịt. Thịt chín, bạn tiếp tục cho thịt vào lò nướng làm nóng. Nướng thịt trong khoảng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C để thịt được săn chắc hơm. Cuối cùng, bạn cắt thịt thành từng lát mỏng vừa ăn.

      Bước 4: Gói hoành thánh

      Hỗn hợp thịt nạc xay cùng tôm tươi sau khi đã ướp khoảng 30 phút thì bạn bắt đầu gói hoành thánh. Trước tiên, bạn dùng một tay đỡ lấy lá hoành thánh, tay còn lại múc khoảng 1 muỗng cà phê nhân thịt đã ướp cho vào đầu mép. Rồi bạn gấp vỏ hoành thánh một lần và dùng hai tay miết 2 đầu vỏ. Cuối cùng, bạn dùng một ít nước để kết dính vỏ bánh rồi gấp vòng 2 đầu bánh còn dư vào nhau để tạo thành hoành thánh có hình thỏi vàng xinh xắn.

      Bước 5: Trang trí món ăn

      Khi đã làm xong hoành thánh, bạn cho hoành thánh vào nồi nước dùng trong khoảng 3 – 4 phút để bánh chín. Kếp tiếp, bạn trụng mì bằng nước dùng và cho ra tô nhỏ vừa ăn. Sau đó, bạn sắp xếp xá xíu, cải ngọt lên trên mì rồi chan nước dùng cùng hoành thánh là đã có thể thưởng thức rồi đấy.

      Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cách Nấu “Chè Lý Tưởng” Của Người Trung Hoa trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!