Bạn đang xem bài viết Học Ngay Cách Nấu Chè Thốt Nốt, Đậm Vị, Ngọt Ngào, Lại Vô Cùng Đơn Giản! được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là món ăn dân dã đặc sản của người miền Tây nhưng ngày nay chè Thốt Nốt là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người. Các bạn chắc chắn sẽ không thể nào quên được hương vị đặc trưng của nó nếu một lần được nếm thử. Khi ăn các bạn sẽ khoái chí với việc nhâm nhi quả Thốt Nốt ngọt bùi, hòa cùng vị thơm ngậy của nước cốt dừa, thanh đạm nhưng không hề sơ sài. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nấu chè Thốt Nốt, để bắt tay vào bếp là bạn có thể cùng cả nhà được thưởng thức ngay món ăn đậm chất Nam Bộ này rồi!
Tìm hiểu về Thốt Nốt
Thốt Nốt là cây thân thẳng, tuổi thọ có thể trên 100 năm và có thể vươn cao 30 m. Cây có một vòm lá vươn rộng 3 m theo chiều ngang. Thân cây to, trông giống thân cây dừa, được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt Nốt đực không có quả. Thốt Nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Thốt Nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây. Quả Thốt Nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ và cũng là một món ăn chơi, giải khát rất bổ được nhiều người ưa thích. Tất cả những bộ phận của cây Thốt Nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.
Lá Thốt Nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng trái Thốt Nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) Thốt Nốt, nước Thốt Nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè Thốt Nốt, bánh gói Thốt Nốt, bánh bò Thốt Nốt…
Đường Thốt Nốt nấu chè gì ngon?
Phần nước được lấy từ cây Thốt Nốt chính là nước đường lỏng có thể uống, hoặc cô đặc bằng cách bay hơi để tạo thành một si-rô ngọt hoặc một loại đường rắn được gọi là đường Thốt Nốt mà chúng ta thấy. Đường Thốt Nốt thường đóng khuôn rắn thành từng khuôn tròn, sau đó đóng bịch hoặc giữ trong hộp để bảo quản và sử dụng. Trung bình cứ 4 lít nước đường Thốt Nốt sẽ làm được 1kg đường Thốt Nốt.
Đường Thốt Nốt có nhiều công dụng mà chúng ta chưa biết đến không chỉ trong nấu ăn mà còn cực kì có lợi cho sức khỏe nữa. Đặc biệt đường Thốt Nốt còn dùng để nấu chè tạo vị thanh mát, còn có tác dụng kết hợp cùng những nguyên liệu khác để giải nhiệt cơ thể. Dùng đường Thốt Nốt có thể thay thế đường trắng làm thanh mát và đậm đà rất nhiều biến tấu như : chè Khoai, chè Bưởi, chè Đậu Xanh, chè Sen, chè Thốt Nốt…
Chè Thốt Nốt nước cốt dừa
Quả Thốt Nốt to, tròn, có vỏ màu tím đậm, bên trong được chia thành nhiều múi. Khi nấu chè Thốt Nốt, người ta tách từng múi ra, lấy phần cơm dẻo, trong suốt của quả làm thành phần chính của món ăn này. Chè Thốt Nốt sóng sánh nước cốt dừa là một đặc sản của miền Tây, vị ngọt lịm, mát lạnh, thanh lành làm mê mẩn vị giác người thưởng thức.
Cách nấu chè Thốt Nốt rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải đúng nguyên liệu của nó. Đường dùng để nấu chè được làm bằng cách lấy nước từ cây Thốt Nốt thì chè mới có vị ngọt thanh vừa phải. Khi nấu chè, trước tiên phải nấu tan đường Thốt Nốt, cho nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi cho cùi Thốt Nốt vào.
Trong những ngày trời nắng nóng, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức chén chè Thốt Nốt mát lạnh, thơm ngon. Cái dẻo, mềm của cùi Thốt Nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa cùng vị thơm của đường Thốt Nốt tạo nên một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại. Nếu đến miền Tây mà chưa ăn chè Thốt Nốt nước cốt dừa là bạn thiếu sót không hề nhỏ rồi.
Cách nấu chè Thốt Nốt đậu Xanh
Nguyên liệu:
Thốt Nốt tươi hoặc cùi Thốt Nốt mua sẵn: 1 kg
Đường cát hoặc nếu bạn thích chè đậm màu có thể sử dụng luôn đường Thốt Nốt: 500 g
Đậu Xanh không vỏ: 300 g
Nước cốt dừa: 200 ml
Bột năng: 2 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
Bước 1: Với quả Thốt Nốt sau khi mua về thì các bạn đem bổ theo chiều dọc và dùng sau đó cạo lấy hết phần thịt cùi ở bên trong sau đó dùng dao cắt cùi Thốt Nốt thành những miếng nhỏ sao cho vừa ăn. Thường là cắt đôi, hoặc các bạn nên cắt phần cùi Thốt Nốt thành hình hạt lựu có kích cỡ như hạt trân châu như vậy là vừa ăn và hơn nữa trông còn rất đẹp mắt. Thường bạn có thể mua phần Thốt Nốt đã được tách vỏ hiện có bán sẵn rất nhiều.
Bước 2: Cho vào trong tô một ít nước (không dùng nước nóng) rồi các bạn cho bột năng vào rồi khuấy đều cho bột được hòa tan hết. Trường hợp nếu như bột năng của các bạn không được tan hoàn toàn sẽ làm cho món chè Thốt Nốt của các bạn bị sập sựt rất khó ăn hơn nữa và món chè trông còn không được bắt mắt.
Bước 3: Đậu Xanh đã bỏ vỏ đem ngâm trong nước trước đó khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó tiếp tục cho đậu xanh vào trong một cái nồi hấp để hấp cho chín, hoặc cũng có thể sử dụng nồi cơm điện, nồi áp suất để hấp chín đậu xanh.
Khi đậu Xanh đã chín thì các bạn có thể trút ra tô và dùng một cái thìa để nghiền cho nhuyễn đến khi đậu còn nóng hổi hoặc cũng có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với đường kính trắng cho nhanh.
Bước 4: Cho vào trong nồi nửa lít nước cùng với chút đường Thốt Nốt và cùi Thốt Nốt rồi sau đó đun sôi. Khi nước sôi thì đổ từ từ hỗn hợp nước bột năng đã hòa tan vào, khuấy đều. Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp sánh đặc như ý thì cho đậu Xanh đã nghiền nhuyễn vào quấy đều. Vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước trong cách làm món chè Thốt Nốt đậu xanh. Khi ăn thì lấy chè ra chén và thêm nước cốt dừa lên trên, ngon hơn khi dùng nóng.
Chè Thốt Nốt và Mít
Cũng với các bước thực hiện như trên bạn có thể kết hợp với mít. Loại trái cây này rất hợp vị với chè Thốt Nốt, là một biến tấu thú vị mà chắc chắn mọi người sẽ khen ngon không ngừng. Lượng mít có thể tùy bạn chọn lựa phù hợp theo nhu cầu. Nên chọn mít dày múi, chín vừa tới, để khi nấu mít sẽ không bị nát. Mít bỏ hạt và tước thành những sợi dài cho vào nấu cùng Thốt Nốt.
Nếu không thích thêm đậu Xanh bạn có thể đơn giản hơn với những nguyên liệu như sau:
Nguyên liệu
Mít bỏ hạt: 300g
Đường (có thể sử dụng đường phèn, đường Thốt Nốt hoặc đường trắng): 100g
Thốt Nốt: 500 mg
Nước: 300 ml
Nước cốt dừa: 200 ml
Cách thực hiện
Bước 1: Múi mít bỏ hạt, tước sợi dài. Thốt Nốt xẻ làm đôi. Đường Thốt Nốt đem giã nhuyễn rồi cho vào nước nấu tan, nếu là đường phèn hoặc đường cát bạn chỉ cần cho thẳng vào nấu.
Bước 2: Bạn cho nước và nước cốt dừa vào nồi và đun sôi, sau đó cho mít và Thốt Nốt vào nấu sôi lần nữa rồi tắt lửa. Bạn có thể thưởng thức món chè này ngay khi còn nóng hoặc nếu thích ăn lạnh thì nên để vào tủ lạnh, mùi vị của chúng cũng vẫn rất tuyệt vời.
Các bạn có thắc mắc hạt Đác có tác dụng gì? Mà từ một món ăn dân dã, đặc sản vùng miền, mấy năm gần đây trở nên phổ biến và yêu thích đến vậy?
Cách Nấu Chè Trôi Nước Đường Thốt Nốt
Người hướng dẫn: Ngọc Lan/Người Việt Nguyên liệu: -1 gói bột nếp 500g -250g đậu xanh đãi vỏ -500g đường thốt nốt -1 củ gừng -1 lon nước dừa 400ml -Mè trắng rang vàng Cách thực hiện: *Phần nhân: -Đậu xanh vo sạch, ngâm cho nở trong khoảng 6 tiếng -Rửa đậu sạch, cho vào nồi + 3 cup nước nấu cho cạn nước (để lửa sôi hớt bọt, sau đó để lửa nhỏ) -Cho đậu đã nấu nhừ vào cối xay sinh tố, xay nhuyễn. (Nếu thấy đặc quá có thể thêm chút nước) -Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, cho đậu đã xay vào + 3-4 muỗng canh đường + 3 muỗng cà phê bột súp gà. Trộn đều. (có thể thêm một ít hành phi cũng rất ngon) -Sên đậu cho đến khi thấy đậu quyện lại thành một khối thì tắt bếp. -Để đậu nguội, chia đậu thành 15-20 viên bằng nhau *Phần vỏ -Cho gói bột nếp 500g vào thau sạch + ½ muỗng cà phê muối + 1 muỗng canh dầu ăn + 450 ml nước ấm. Trộn đều. Nhồi bột thành khối. (Nên cho khoảng 400 ml nước ấm vào trước để nhồi, nếu thấy khô thì từ từ cho thêm, vì bột có thể mới cũ khác nhau nên lượng nước vì thế cũng gia giảm) *Nước đường (nên làm từ lúc nấu nhưn cho đường được ngon) -Cho đường thốt nốt vào nồi (có thể thay bằng đường cát, nếu muốn chè có màu trắng) + 1.5 lít nước + gừng gọt vỏ, cắt lát mỏng. Đun cho đường tan, sau đó cứ để lửa riu riu cho đường hơi sắc lại. *Vo viên -Bắt sẵn một nồi nước sôi. -Ngắt từng cục bột cỡ bằng viên nhân. Vo trên tay cho bột dẻo lại. Sau đó ấn miếng bột mỏng mỏng ra, đặt viên nhân vào giữa. Túm bột lại, vo tròn, thả vào nồi nước sôi. -Cứ làm lần lượt cho đến khi hết nhân. Còn dư bột thì vo thành từng viên nhỏ làm viên ỷ. -Khi thấy viên trôi nước nổi lên thì vớt ra thả vào thau nước lạnh. -Sau đó múc các viên trôi nước từ thau nước lạnh thả vào nồi nước đường. -Để chè sôi lên, bớt lửa riu riu để nước đường thấm vào viên trôi nước khoảng 15-30 phút thì tắt bếp. *Nước cốt dừa -Cho lon nước dừa vào nồi + 2 muỗng cà phê đường +1/2 muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê bột năng. Khuấy đều đến khi sôi. Tắt bếp. Chè trôi nước đạt yêu cầu sẽ có vỏ mềm, dẻo, không cứng, nhân đậu xanh có vị ngọt ngọt hơi mặn mặn, thấm với nước đường thơm lừng mùi gừng. Chan thêm nước cốt đường mặn mặn ngọt ngọt lên trên, có thêm chút mè trắng rang vàng thì vô cùng tuyệt vời.
Cách Nấu Chè Đậu Xanh Đường Thốt Nốt Thanh Mát Ngày Hè
Chè đậu xanh hay gọi là đỗ xanh chưa bao giờ nằm ngoài danh sách món ăn yêu thích của người Việt trong mùa hè nóng bức này. Món chè này không chỉ dễ nấu mà hương vị tuyệt vời khó cưỡng. Thay vì đơn thuần nấu bằng đường kính, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách nấu chè đậu xanh đường thốt nốt mang hương vị thơm đặc trưng của đường thốt nốt quyện với mùi lá nếp thật hấp dẫn.
Sự khác biệt nhất giữa cách nấu chè đậu xanh đường thốt nốt so với chè đậu xanh thường chính là hương hương vị và màu sắc. Chè đậu xanh thường sẽ không có màu vàng nâu đẹp mắt cũng như hương vị đậm đà, thơm mát như như chè đậu xanh đường thốt nốt. Nấu món này thực sự không quá cầu kì, khâu chuẩn bị nguyên liệu đơn giản, chỉ cần bạn chỉn chu hơn một chút là đã có thể vào bếp để bắt đầu nấu rồi.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè cho 2 – 3 người ăn
Đậu xanh ( đã bỏ vỏ ngoài): 150gam
Đường thốt nốt: 100 gam
Bột sắn dây: 20 gam
Lá nếp: 5, 6 lá
Quy trình nấu chè đậu xanh đường thốt nốt
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
– Đỗ xanh sau khi mua về, ngâm nước khoảng 2, 3 tiếng là được, khi này hạt đậu cơ bản đã nở mềm.
– Sau đó đem đãi sạch, vớt bỏ những hạt không đẹp, những hạt bị hỏng ra.
Bước 2: Sơ chế lá nếp và đem nấu
– Lá nếp khi cho vào chè sẽ tạo một hương vị đặc trưng rất kích thích vị giác vì vậy chúng ta không nên bỏ qua thứ gia vị hấp dẫn này.
– Lá nếp rửa sạch rồi cuộn thành bó nhỏ gọn, nấu cùng với đậu xanh và đường thốt đã cho vào trước đó.
– Lượng nước bạn cho khoảng 1 lít (tùy theo lượng đậu hoặc khẩu phần ăn), sau đó đun sôi. Khi sôi thì đun nhỏ lửa lại một chút đến lúc đậu nở bung ra.
Bước 3: Say dừa
– Bột sắn hòa tan với một chút nước trước khi cho vào nồi để bột tan đều. Đổ từ từ bột sắn vào nồi sau đó dùng đũa khuấy đều tay đợi đến khi bôt chín thì tắt bếp.
– Lưu ý: Khi cho bột sắn vào thì bạn phải khuấy nhanh và đều tay, nếu không bột vón cục lại như vậy món ăn sẽ không ngon nữa.
– Sau khi hoàn tất các bước, bạn chỉ cần múc ra bát, cho thêm vài sợi dừa đã nạo sẵn vào là được. Món chè đậu xanh đường thốt nốt có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh đều được.
Cách Nấu Chè Đỗ Đen Ngon Mà Vô Cùng Đơn Giản
– Khi chọn lựa đỗ đen, bạn không cần chọn hạt to đâu, loại này có thể ăn sẽ bở nhưng nhạt lắm, không ngon đâu. Bạn nên chọn đỗ đen nhân xanh, hạt bóng, đen đều, vỏ mỏng thì cách nấu chè đỗ đen nhanh chín và ngon hơn hẳn đấy!
– Tiếp theo, bạn đem đỗ đen đổ vào nồi, xả nước vào, bỏ những hạt hỏng nổi lên trên, rồi đem ngâm đậu đen với nước muối loãng (khoảng 1 giờ). Ngâm đỗ như vậy thì cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ hơn, đỗ sẽ có vị ngọt đậm, ngon và đượm vị, ăn thích miệng hơn. Sau khi ngâm xong, bạn vớt đậu ra để ráo nước, sau đó cho vào rang trên chảo với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, đến khi thấy bề mặt đỗ nhăn lại là được.
– Sau khi đỗ được nấu nhừ, bạn dùng muôi lỗ vớt đỗ ra chảo và ướp với đường nâu theo tỉ lệ 1kg đỗ với 600 g đường, dùng đũa đảo đều đến khi đường hòa lẫn vào đỗ, ướp trong khoảng 30 phút nữa rồi bật bếp xào với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút nữa. lúc này bạn cho nước vừa nấu đỗ vào lại đun sôi tiếp. Bạn thực hiện như trên thì cách nấu chè đỗ đen đơn giản lại đảm bảo dẻo thơm, không bị vỡ lát, đã vậy còn có thể áp dụng cho cách nấu chè đỗ đen thập cẩm nữa.
– Khi thưởng thức chè đỗ đen, bạn chỉ cần múc đỗ và nước còn nóng ra bát, rồi thả thạch, trân châu, dừa nạo vào, bạn có thể rưới thêm chút nước cốt dừa lên trên nữa. Cách nấu chè đỗ đen nước cốt dừa như trên làm cho món chè thơm hơn, ngậy hơn, bởi vì nước cốt dừa kết hợp với chè rất hợp đấy!
– Nếu bạn không mua được trân châu làm sẵn, thì bạn có thể tự làm trân châu tại nhà, rất đơn giản thôi. Hòa bột năng với nước nóng già (bạn nhớ cho nước vào từ từ để tránh bột vón cục, bột và nước hòa thành 1 khối dẻo mịn là ok), sau đó nhào kĩ nặn thành hình trân châu. Đun sôi 1 nồi nước, thả viên trân châu vào luộc, đến khi thấy viên trong và nổi lên trên mặt nước là trân châu đã chín rồi đó. Tiếp đó, bạn dùng rây vớt trân châu ra ngâm hoặc xả với nước lạnh để tránh bị dính. Vậy là ta đã có cách nấu chè đỗ đen trân châu rồi đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Ngay Cách Nấu Chè Thốt Nốt, Đậm Vị, Ngọt Ngào, Lại Vô Cùng Đơn Giản! trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!