Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Làm Cơm Rượu Nếp Miền Nam # Top 13 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Làm Cơm Rượu Nếp Miền Nam # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Cơm Rượu Nếp Miền Nam được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Với hương thơm lên men tự nhiên và đặc biệt món cơm rượu này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thật tuyệt vời phải không nào, để giúp các bạn biết cách tạo ra món ăn vặt ngon bổ dưỡng này thì hôm nay mình sẽ chia sẻ bí quyết làm cơm rượu thơm ngon. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian với cách chế biến vô cùng đơn giản là các bạn đã có thể làm ra được một chén cơm rượu thật thơm ngon rồi.

Cách làm cơm rượu thường được các chị em tìm kiếm và áp dụng nhiều nhất là trong dịp Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên trong những ngày thường, chị em vẫn có thể áp dụng thực hiện để ăn kèm với sữa chua rất hợp vị.

Nguyên liệu

– Gạo nếp: Có hai loại gạo nếp bạn có thể dùng để làm cơm rượu là gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Nếu bạn muốn ăn cơm rượu nếp trắng thì bạn chọn loại gạo trắng. Ngược lạị, bạn chọn loại gạo cẩm để làm cơm.

– Gạo nếp ngon nhất để làm cơm sẽ là loại gạo không chà bóng vỏ (còn nguyên lớp cám). Tuy nhiên, nếu bạn không mua được loại gạo thô như trên thì có thể chọn loại gạo đã chà bóng cũng không sao. Chuẩn bị khoảng 500 gram gạo nếp.

– Men rượu: Bên cạnh gạo thì đây là nguyên liệu quan trọng tiếp theo và quyết định chính tới chất lượng của món. Bạn cần chọn kỹ men, tuyệt đối không được mua men tàu bởi nếu không thì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chuẩn bị khoảng 3 viên men, mỗi viên chừng 2 gram là được.

– Nước lọc: Chuẩn bị loại nước lọc đã đun sôi và còn hơi âm ấp để thực hiện. Với lượng cơm rượu như trên thì bạn cần từ 300 – 400 ml nước.

– Muối ăn: Muối ăn để nắm cơm trong quá trình ủ men. Chuẩn bị 2 thìa cafe muối ăn sạch.

Cách làm đơn giản như sau

Bước 1: Chuẩn bị gạo nấu cơm. Không giống với cách dùng gạo nếp khi nấu xôi, trong cách nấu cơm rượu này, phần chuẩn bị gạo sẽ hơi khác 1 chút. Nếu như đối với món xôi, bạn cần phải ngâm gạo từ 6 – 7 tiếng thì với món cơm rượu này, phần gạo nếp bạn chỉ cần vo sạch là được.

Bước 2: Cho gạo ra rá sau đó vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu. Sau khi vo xong, bạn để cho gạo ráo nước tự nhiên. Lưu ý là bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng của gạo.

Bước 3: Nấu cơm nếp. Sau khi vo gạo xong, bạn cho phần gạo vào nổi và cho tiếp vào gạo ¼ thìa cafe muối rồi trộn đều. Trộn xong, bạn cho nước vào nồi cơm sao cho phần nước này chỉ xâm xấp mặt gạo, không được nhiều quá. Một cách dễ hiểu hơn đó là để có được cơm rượu ngon thì trước tiên, món cơm nếp của bạn cần phải hơi khô một chút, không được vừa hay nhão. Bởi thế, lượng nước bạn cho vào nấu cơm chỉ bằng 2/3 lượng nước tiêu chuẩn bạn vẫn nấu là được.

Bước 4: Chuẩn bị men rượu. Cho các viên men rượu vào một chiếc cối khô, sạch. Tiếp đến, bạn dùng chày để giã thật mịn phần men này. Giã xong, bạn dùng đũa hoặc tay đảo đều để men không bị dí chặt mà tơi bột là được. Trường hợp bạn muốn nhanh và men mịn hơn thì bạn có thể sử dụng tới máy xay sinh tố.

Bước 5: Làm cơm rượu. Chuẩn bị mọi nguyên liệu sẵn sàng xong, ở bước cuối này, bạn sẽ tiến hành làm cơm rượu và ủ cơm rượu. Đầu tiên, bạn đánh tơi phần cơm nếp. Tiếp đến, bạn xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều và để cơm được nguội tự nhiên.

Bước 6: Trong lúc chờ cơm nguội, bạn pha 1 thìa cafe muối với khoảng 300 ml nước âm ấp. Pha đều xong, bạn kiểm tra xem cơm đã nguội bớt chưa. Khi chạm tay vào cơm thấy cơm ấm vừa là được.

Bước 7: Phần men đã giã nát, bạn đem chia làm hai phần. Rắc toàn bộ phần men thứ nhất lên bề mặt của cơm. Rắc xong, bạn lật mặt kia của cơm lên và rắc nốt phần còn lại. Cuối cùng, bạn dùng thìa và đũa đảo để cho men ngấm đều và kỹ vào với cơm.

Bước 8: Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại. Nắm cơm xong, bạn cho chỗ cơm này vào tô/bát sạch rồi bọc kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát từ 3 – 4 ngày là có thể thưởng thức.

Những lưu ý khi làm cơm rượu

Cách chọn gạo ngon để làm cơm rượu: loại gạo thường được dùng để làm cơm là gạo nếp thơm, dẻo hay ngon nhất là gạo nếp nương, nếp cái hoa vàng của 1 số vùng cao người ta vẫn trồng được, đây được gọi là loại gạo hảo hạng để làm cơm rượu.

Men dùng để làm cơm rượu, bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn( uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc, vì thế bạn nên chọn men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cùng với nhiều vị thuốc bắc, men dạng cục màu tráng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày

Thêm một lưu ý nhỏ nữa là trước khi rắc men các bạn phải kiểm tra cơm, nếu cơm còn nóng không nên rắc men vì như thế sẽ làm chết men, còn nếu cơm quá nguội thì khi rắc men lên cơm sẽ nhanh hỏng. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.

Ăn cơm rượu có mập không ?

Nhiều người lo lắng rằng ăn cơm rượu nếp cũng như ăn cơm, có tác dụng tăng cân. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cơm rượu cũng còn tác dụng khác là giảm cân. Lý do là vì cơm rượu nếp có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm cân.

Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân bằng cơm rượu, bạn chỉ nên sử dụng món ăn này một lượng vừa phải và không cho thêm đường để ăn kèm.

Gạo nếp là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thường được chế biến thành nhiều món như bánh chưng, cơm nếp, xôi nếp cẩm, gạo nếp, cốm. Nhưng liệu chúng có phù hợp với người thừa cân?

Các câu hỏi: ăn cơm nếp có béo không, ăn nếp cẩm có béo không, ăn nếp có mập không, ăn rượu nếp có béo không… vẫn luôn khiến những người đang muốn giảm cân phân vân khi chọn lựa thực đơn cho mình.

Theo kết quả nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Hoa Kỳ, nếp là kho thực phẩm quý báu, một thìa nếp chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.

Trong Đông y, gạo nếp có vị ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy… Phần cám còn được tận dụng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn do nó có chứa chất phytin.

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe về cả mặt dinh dưỡng nhưng nếp được xem là “kẻ thù” của những ai đang trong lộ trình giảm cân.

Lượng calo trong nếp rất cao, 100 gram gạo nếp chứa 357 Kcal. Khi được chế biến thành các món khác như bánh chưng, xôi nếp, cơm nếp, hoặc rượu nếp còn được thêm các gia vị khác, càng làm gia tăng lượng calo nạp vào.

Đơn cử như bánh chưng – món ăn quen thuộc với chị em trong ngày Tết. Khi gạo nếp kết hợp với đỗ xanh, thịt mỡ, bánh chưng là món đầy đủ các thành phần: đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Khi đó, một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi ăn 1 bát cơm đầy cùng thức ăn.

Vì thế, người thừa cân nên tránh xa các thực phẩm giàu calo như nếp, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, nạp đủ năng lượng theo chuẩn 30 Kcal/ kg cân nặng/ ngày và cân bằng giữa 4 nhóm chất (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

Để ăn cơm rượu đúng cách và hợp lí thì bạn tuyệt đối không nên thưởng thức cơm rượu thay cho bữa sáng vì ăn khi đói sẽ cảm thấy bụng cồn cào khó chịu và đừng ăn cơm rượu quá nhiều vì bản chất của nó có 1 lượng cồn nhỏ, tuy nhỏ nhưng ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhanh say.

Hướng Dẫn Cách Làm Cơm Rượu Nếp Lức Ngon Đúng Chuẩn

Gạo nếp lức thường được sử dụng để làm cơm rượu nếp hiện nay có 2 loại:

Gạo lức đỏ là loại gạo xát xong, đóng vào túi ép chân không. Tốt cho người ăn chay, ăn kiêng hỗ trợ nhu cầu giảm cân, làm đẹp mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lành cả với người già yếu, trẻ em, người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp,….

Gạo lức đen hay còn gọi là gạo nếp cẩm nguyên cám, đây là một loại siêu thực phẩm cho thế giới. Loại gạo này có lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất tốt cho sức khoẻ, giúp phòng chống bệnh tim và ung thư.

Hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp lứt đúng chuẩn

Làm cơmrượu nếp lức đúng chuẩn cần trải qua một công đoạn kì công, tỉ mỉ. Với mỗi loại nếp lức sẽ có cách làm cơm rượu khác nhau. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện món cơm rượu thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Gạo nếp lức. Bạn chọn mua nếp lức tại các cửa hàng bán gạo uy tín để đảm bảo về chất lượng

Men rượu. Mua loại men do Việt Nam sản xuất, men mới, sáng màu và thơm, không ẩm mốc hay có mùi khó chịu. Tuyệt đối không sử dụng men tàu vì đây là loại men độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nồi cơm điện, chum ủ rượu,…

Chi tiết cách làm cơm rượu nếp lức như sau

Gạo nếp lức đem ngâm trong nước khoảng 4-6 tiếng, sau đó vo sạch và nấu thành cơm. nấu cơm nếp lức cần nấu lâu hơn các loại nếp thông thường bởi gạo lức cứng, thời gian chín lâu hơn.

Xới cơm nếp lức ra mâm cho nguội và ráo. Lưu ý rải mỏng lớp cơm để nhiệt độ hạ xuống chỉ còn âm ấm, không quá nóng cũng không quá nguội.

Men rượu đem giã nhuyễn rồi rắc vào cơm nếp lức. Sau đó cho hỗn hợp này vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp lại và để ủ tầm 2-4 ngày là có thể đem ra ăn được.

Cách Làm Cơm Rượu Nếp Cẩm (Nếp Than Miền Bắc) Ngon, Ngọt Tự Nhiên

Tìm hiểu công dụng của cơm rượu nếp cẩm

Cơm rượu nếp cẩm (nếp than miền Bắc) nói riêng hay cơm rượu nếp nói chung có những công dụng như:

Phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Làm đẹp da.

Giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu.

Hỗ trợ giảm cân an toàn.

Cải thiện chức năng sinh lý.

Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.

Cách chọn nguyên liệu để nấu cơm rượu nếp cẩm ngon, chuẩn vị

Chọn gạo

Gạo để nấu cơm rượu phải là gạo nếp cẩm (nếp than) chứ không phải gạo nếp nương. Đây là loại gạo có màu tím đặc trưng, rất bắt mắt. Khi lựa chọn, bạn nên chọn loại gạo mẩy, dài đều và đảm bảo rằng màu tím ấy là tự nhiên chứ không bị pha tạp do quá trình nhuộm.

Ngoài ra, gạo cũng phải có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, không phải là loại gạo mới thu hoạch mà đã được thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Lý do là vì gạo mới sẽ cho ra thành phẩm không được đậm vị. Bạn có thể cho một vài hạt gạo nhai thử để cảm nhận, nếu là gạo nếp cẩm ngon, chúng sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi lạ.

Chọn men rượu

Men dùng để làm nên cơm rượu nếp cẩm cũng được làm từ nhiều loại thảo dược, có tính cay, nóng. Trong men rượu có chứa các vi sinh vật, chúng có tác dụng phân hủy tinh bột thành đường và biến dịch đường thành rượu.

Tại mỗi địa phương, men rượu lại được làm với những bí quyết khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, các bạn nên lựa chọn loại men được làm thủ công từ bột gạo cùng với 32 vị thuốc bắc.

Bạn cần chọn men có màu trắng, tròn, to bằng miệng cốc, hơi phồng nhẹ. Bên cạnh đó, men phải là loại mới, có mùi thơm đặc trưng, không bị mốc.

Cách làm cơm rượu nếp cẩm (nếp than) ngon, ngọt tự nhiên

Nấu gạo nếp cẩm

Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần ngâm gạo nếp cẩm vào nước lạnh trong vòng 4 đến 6 tiếng. Việc làm này sẽ giúp hạt gạo mềm, khi nấu sẽ dễ nở và nở đều hơn.

Bước 2: Sau khi ngâm, các bạn rửa lại gạo cho sạch.

Bước 3: Cho gạo vào nồi cơm điện, nấu như nấu cơm bình thường. Các bạn lưu ý không cho nhiều nước vì sẽ làm cơm bị nhão, còn nếu bạn cho quá ít nước, cơm cũng bị cứng và không ngon.

Bước 4: Sau khi cơm chín, các bạn trải đều cơm ra một chiếc khay lớn để cơm không bị vón cục.

Bước 5: Chờ cho cơm nguội bớt, khi sờ tay vào vẫn còn cảm thấy ấm thì bạn có thể rắc men lên (không rắc khi cơm nóng vì men sẽ bị chết).

Chuẩn bị men rượu

Thường thì 100 gam men rượu sẽ có thể sử dụng cho 10kg gạo, vì thế bạn có thể căn cứ vào lượng nếp mà mình nấu để điều chỉnh lượng men sao cho phù hợp. Sau khi chuẩn bị được lượng men, các bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Cho men vào cối giã mịn hoặc bạn cũng có thể cho men vào máy xay thịt hay máy xay sinh tố xay lên.

Bước 2: Một số loại men có dính vỏ trấu, các bạn có thể cho qua rây lọc để thu được bột men mịn nhất.

Bước 3: Rắc 1 nửa men vừa xay mịn lên mặt trên khay cơm nếp cẩm còn đang ấm, sau đó rắc nốt nửa men còn lại lên mặt kia của cơm nếp.

Bước 4: Dùng tay trộn đều cơm nếp và men, các bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để cơm không bị nát.

Ủ cơm rượu nếp cẩm

Bước 1: Các bạn cho phần cơm nếp cẩm đã được trộn men vào lá sen hoặc lá chuối rồi gói lại (có thể thay thế bằng giấy bạc nếu không có lá).

Bước 2: Sau đó, bạn để một chiếc bát vào nồi và đặt gói cơm lên (lưu ý, không được để gói cơm chạm đáy nồi).

Bước 3: Đậy kín nắp nồi và đặt nồi ở nơi thoáng mát.

Bước 4: Sau 3 đến 4 ngày (thời tiết mùa hè), bạn sẽ thấy cơm rượu tỏa mùi thơm đặc trưng.

Bước 5: Khi mặt cơm hơi bóng, ướt là đã có thể sử dụng được.

Lưu ý:

Nếu các bạn thích chua thì có thể ủ thêm khoảng 1 – 2 ngày, tuy nhiên, không nên ủ quá 5 ngày vì như vậy vị của cơm sẽ rất khó ăn.

Đối với những vùng có khí hậu mát mẻ, các bạn nhớ giữ ấm cho nồi cơm hoặc cũng có thể để nồi cạnh bếp để ủ nóng.

Các bạn nhớ giữ lại phần nước chảy xuống dưới khi ủ cơm để rưới lên cơm rượu nếp cẩm khi ăn để tăng hương vị.

Cách Làm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng, Hướng Dẫn Nấu Rượu Hạ Thổ

Khi nói đến vùng đồng bằng Bắc bộ người ta thường liên tưởng tới những cánh đồng bát ngát, với những hạt gạo nếp thơm nồng. Thứ gạo ấy không chỉ dùng để làm nên những món ăn đặc trưng mà còn là nguyên liệu để tạo nên thứ đồ uống không nơi nào có được, đó là Rượu nếp cái hoa vàng mang hương vị đặc trưng của miền bắc bộ.

Trưng cất rượu Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu. Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống. Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-45 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.

Hạ thổ rượu

Khâu cuối cùng cũng là khâu khá quan trọng trong quá trình nấu rượu nếp hạ thổ đó là hạ thổ rượu, mục đích của việc hạ thổ là giúp làm giảm lượng Methanon và bóc tách Andehit có trong rượu, như vậy khi uống vào sẽ không cảm thấy mệt hay đau nhức đầu, an toàn trong quá trình sử dụng.

Ngày nay trên thị trường có bán máy khử Methanon nhưng cách tốt nhất vẫn là hạ thổ rượu theo thời gian. Để hạ thổ rượu chúng ta chôn chum sành xuống đất còn để miệng chum nhô lên, sau đó đổ rượu vào chum, rượu khi hạ thổ phải có nồng độ từ 40-45 độ rượu, để khoảng 1-2 năm sẽ hạ xuống khoảng 4-5 độ khi đó uống sẽ dịu và rất ngon. Nếu chúng ta sử dụng rượu quá nhẹ một thời gian sau khi hạ thổ rượu sẽ bị chua vậy cho nên rượu dưới 35 độ thì không thể hạ thổ.

Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Cơm Rượu Nếp Miền Nam trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!