Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Chua Nha Đam Đơn Giản được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sữa chua nha đam làm tại nhà có khó không? Cách làm sữa chua nha đam như thế nào? Mọi câu hỏi sẽ được trả lời cụ thể trong bài viết này. Bạn sẽ được hướng dẫn cách làm sữa chua nha đam tại nhà, vô cùng đơn giản và ngon miệng.
Nguyên liệu sữa chua nha đam
2 hũ sữa chua có đường
1 lít sữa tươi
180ml sữa đặc
2 nhánh nha đam
Dụng cụ làm sữa chua nha đam: nồi nấu, muỗng khuấy, hũ đựng thủy tinh, dao, thớt…
Cách làm sữa chua nha đam tại nhà
Không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của nha đam đối với sức khỏe con người. Do đó, sự kết hợp giữa nha đam và sữa chua sẽ mang đến cho bạn một món ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn rất thơm ngon.
Các bước hướng dẫn rất chi tiết, đặc biệt là cách sơ chế nha đam để không bị nhớt là một trong những bước quan trọng góp phần tạo nên thành công cho món ăn này. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những mẹo hay khi làm sữa chua.
Sơ chế nha đam không bị nhớt
Nha đam sau khi mua về, gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu. Sau đó rửa sơ qua nước muối để loại bỏ chất nhớt. Cho vào nồi luộc sơ nha đam cùng 1 ít muối. Khoảng 3 – 4 phút sau, vớt ra để ráo.
Làm sữa chua không bị vữa, vừa mịn vừa ngon
Trước tiên, bạn cho sữa tươi vào nồi lớn, tiếp đến là sữa đặc, khuấy đều cho sữa đặc tan. Cho nồi lên bếp nấu ở lửa vừa, để làm ấm sữa khoảng 70 – 80 độ C.
Để nguội khoảng 30 phút, trộn sữa chua vào hỗn hợp sữa, khuấy đều và lọc qua rây để làm mịn sữa chua. Tiếp đến, cho phần nha đam trên vào trộn chung với sữa chua. Rót hỗn hợp sữa chua nha đam lần lượt vào các hũ đựng thủy tinh.
Cách ủ sữa chua
Bạn cho sữa chua vào ủ trong thùng xốp, hoặc bất kỳ nồi đựng giữ nhiệt được lâu. Châm nước nóng vào bên trong ngập ½ hũ. Thời gian ủ từ 6 – 8 tiếng, thay nước ủ 30 phút/lần.
Mẹo làm sữa chua ngon
– Luôn đảm bảo nhiệt độ ủ sữa chua từ 50 – 60 độ C.
– Không dịch chuyển sữa chua khi đang ủ.
– Bạn có thể ủ bằng nồi cơm điện, máy ủ sữa chua để đảm bảo chất lượng.
Công dụng của sữa chua nha đam
– Theo dân gian, nha đam là một loài cây có tính ứng dụng trong cuộc sống cao. Không chỉ chứa các vitamin, nguồn dưỡng chất tự nhiên tốt cho cơ thể, mà chất gel bên trong có tác dụng làm dịu các vết thương, vết côn trùng cắn…
– Khi kết hợp nha đam cùng sữa chua, công dụng tăng lên gấp bội phận như:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng làm mịn màng da mặt, căng da và giúp các tế bào bên trong da sản sinh nhiều hồng cầu làm hồng hào da.
+ Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
+ Hương vị tươi mát của nha đam sẽ nạp vào cơ thể những năng lượng tươi mát, giải khát cực đã và có khả năng diệt khuẩn trong thành ruột, dạ dày hiệu quả.
Cách Làm Sữa Chua Nha Đam Đơn Giản Nhất Ngay Tại Nhà
Sữa chua nha đam là một trong những món ăn từ trước đến nay được rất nhiều người yêu thích, từ trẻ nhỏ đến người lớn và đặc biệt là các bạn nữ. Với mùa hè nắng nóng oi bức như thế này mà có sữa chua nha đam thưởng thức thì thật tuyệt vời phải không các bạn.
Nguyên liệu làm sữa chua nha đam
Hũ đựng sữa chua: 8 hũ.
Sữa đặc: 1 hộp
Nha đam: 1 nhánh.
Nước sôi: 1 hộp (sử dụng hộp sữa đặc để đong luôn).
Sữa chua cái: 250 gram.
Sữa tươi: 2 hộp (sử dụng sữa không đường).
Cách làm sữa chua nha đam
Sơ chế nha đam
Bước 1: Bạn đem nha đam gọt bỏ vỏ và lấy lại phần ruột trắng bên trong rồi đem phần ruột bên trong rửa nhiều lần với nước lạnh.
Bước 2: Bạn tiếp tục cho phần ruột trắng bên trong nha đam ngâm vào trong chậu nước lạnh đã được pha sẵn 1 ít muối và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Sau đó bạn để ngâm khoảng 5 phút đồng hồ cho ác chất nhờn có trong nha đam ra hết.
Bước 3: Sau khi bạn đã ngân được 5 phút, bạn vớt nha đam ra và rửa lại với nước nhiều lần để nha đam được sạch hết nhớt.
Bước 4: Bạn đem nha đam cắt thành từng miếng nhỏ hình hạt lựu, sau đó lại tiếp tục xả qua với nước lạnh một vài lần nữa.
Ngâm nha đam đã luộc với đường
Bước 5: Bạn đặt một nồi nước lên trên bếp, đun cho nước sôi lên và cho nha đam đã thái vào luộc qua tầm khoảng 45 giây đến 1 phút rồi thực hiện vớt nha đam ra, sau đó cho nha đam vào ngâm trong 200ml nước đá đã pha sẵn 2 muỗng canh đường.
Bước 6: Bạn ngâm để ngâm nha đam trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ để nha đam được ngấm thêm chút vị ngọt rồi bạn đổ nha đam ra một cái rổ để cho ráo hết nước.
Hòa sữa đặc với nước xôi
Bước 7: Bạn đổ hộp sữa đặc ra một cái âu sạch rồi đổ nước sôi vào và dùng thìa khuấy nhẹ cho sữa tan đều.
Trộn đều sữa tươi, sữa chua với sữa đặc đã hòa cùng nha đam
Bước 8: Bạn tiếp tục đổ sữa tươi vào rồi khuấy đều nhẹ nhàng lên. Sau đó, đổ tiếp sữa chua cái vào khuấy nhẹ đều tay cho tất cả được hoà trộn đều vào với nhau và dùng rây, rây qua hỗn hợp sữa một lần rồi đổ nha đam vào hòa chung cùng hỗn luôn.
Cho hỗn hợp sữa vào từng hũ nhỏ thủy tinh
Ủ sữa chua nha đam
Bước 10: Bạn đun một nồi nước sôi lên, sau đó để khoảng độ 7 phút để nước bớt nóng một chút rồi đổ từ từ nước nóng này vào trong nồi đã xếp sẵn các hũ sữa. Bạn lưu ý phải đổ nước nóng ngập khoảng hơn 1/3 hũ sữa rồi lấy nắp nồi đậy lại. Bạn bật lò nướng hoặc cũng có thể bật lò vi sóng khoảng 70 độ C trước 4 phút và tắt là đi và đặt nồi đựng sữa chua vào để trong khoảng 7 tiếng đồ hồ. Sau 7 tiếng, bạn chỉ việc bỏ các hũ sữa chua ra và cùng gia đình mình thưởng thức món sữa chua nha đam thơm ngon đúng vị tự tay mình làm thôi.
Cách Làm Sữa Chua Nha Đam Tại Nhà Đơn Giản Mà Thơm Ngon Nhất
Sữa chua nha đam là sự kết hợp độc đáo giữa 2 thực phẩm tự nhiên giàu dưỡng chất, đó là sữa chua lên men và nha đam tươi. Nếu ăn sữa chua không bạn sẽ rất nhanh chán, thêm nha đam vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe người sử dụng. Thử tưởng tượng xem, hũ nha đam mát lạnh với phần sữa chua mịn dẻo, thơm ngậy hòa quyện cùng nha đam giòn ngon, thanh mát, càng ăn càng mê. Sữa chua nha đam có hương vị hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của cả người lớn và trẻ em, dùng để ăn tráng miệng hoặc giải nhiệt thì không còn gì bằng.
Nguyên liệu
Sữa đặc có đường: 1 lon
Nha đam: 1 lá
Sữa chua cái không đường: 250g
Sữa tươi không đường: 2 bịch
Nước sôi: 1 lon (dùng lon sữa đặc để đong lượng nước)
Chanh tươi: 1 trái
Hũ đựng sữa chua loại lớn: 8 – 10 hũ
Sơ chế nha đam
Đem nha đam rửa sơ dưới vòi nước lạnh cho sạch bớt đất cát. Bạn dùng dao cắt nha đam thành các khúc nhỏ để dễ sơ chế hơn. Cầm từng miếng nha đam trên tay, gọt bỏ phần gai hai bên rồi lần lượt gọt hết phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng. Lưu ý, bạn phải gọt hết phần vỏ xanh thì nha đam mới không bị đắng, tuy nhiên không nên gọt phạm quá sẽ làm hao lượng nha đam.
Sau khi gọt xong, bạn rửa nha đam với nước lạnh nhiều lần để loại bỏ chất nhớt bên ngoài. Chuẩn bị một thau nước nhỏ, pha với chút muối rồi vắt nước cốt chanh vào.
Tiếp đó, bạn trút hết nha đam vào thau, ngâm khoảng 5 phút cho hết chất nhớt rồi lấy ra, rửa nhiều lần với nước lạnh. Bạn chỉ ngâm nha đam trong khoảng 5 phút, nếu ngâm lâu thì nước muối sẽ ngấm vào nha đam, làm cho nha đam bị mặn.
Cắt nhỏ nha đam
Bạn cắt nha đam thành các hạt lựu có kích thước đều nhau, độ to nhỏ tùy ý. Tiếp đó, đem xả qua nước lạnh thêm vài lần nữa để làm sạch nhớt hoàn toàn.
Chần sơ nha đam với nước sôi
Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đá có pha 2 muỗng canh đường. Bạn nấu sôi một nồi nước, cho nha đam cắt nhỏ vào chần sơ trong khoảng 45 giây đến 1 phút. Bạn vớt nha đam ra, cho vào thau nước đá rồi ngâm khoảng 1 – 2 tiếng, sau đó vớt ra, để ráo nước.
Lưu ý:
Chần sơ nha đam sẽ giúp nha đam chín, sạch nhớt và không bị đắng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chần sơ chứ không nên luộc kỹ, nếu luộc lâu nha đam sẽ ra nước và tóp lại, vừa hao lại vừa ăn không ngon.
Nha đam sau khi chần sơ ngâm vào nước đá sẽ trắng và giòn hơn. Cho thêm đường vào thau nước đá để giúp nha đam thấm vị ngọt.
Làm sữa chua nha đam
Lọc hỗn hợp sữa qua rây để loại bỏ cặn, bước này sẽ giúp sữa chua đặc mịn sau khi thành phẩm. Cuối cùng, bạn cho nha đam vào chung với sữa, khuấy đều rồi múc vào từng hũ nhỏ (hũ thủy tinh hay hũ nhựa đều được).
Ủ sữa chua
Xếp các hũ sữa chua vào một chiếc nồi lớn có nắp đậy (hoặc khay lớn có đáy sâu). Nấu một ấm nước sôi, để khoảng 5 – 7 phút cho bớt nóng rồi đổ nước sôi vào nồi. Lưu ý, lượng nước nóng chỉ cần ngập khoảng 1/3 chiều cao của hũ sữa chua là được. Sau đó bạn đậy nắp nồi lại.
Bật lò vi sóng hoặc lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trước 4 phút, tắt lò rồi cho nồi đựng sữa vào. Ủ như vậy trong khoảng 7 tiếng là bạn sẽ có hũ sữa chua mịn màng và thơm ngon như ý.
Sau khi ủ xong, bạn lấy sữa chua ra ngoài, cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Sữa chua nha đam sau khi ủ xong có thể ăn được ngay, tuy nhiên nếu bảo quản trong tủ lạnh thêm khoảng 1 ngày thì sẽ đạt thành phẩm thơm ngon nhất.
Chỉ với các bước thực hiện đơn giản, nguyên liệu sẵn có lại không tốn nhiều thời gian, bạn có thể tranh thủ vào bếp khi rảnh rỗi để làm sữa chua cho cả nhà. Sữa chua nha đam làm một lần có thể bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần, thời gian bảo quản lên tới 5 – 7 ngày nên chỉ cần làm một lần là sẽ có sữa chua ăn nguyên tuần đấy.
Yêu cầu thành phẩm
Sữa chua nha đam sau khi lên men có màu trắng tinh xen lẫn những miếng nha đam trong veo đẹp mắt.
Sau khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn cầm hũ dốc ngược nhưng sữa chua vẫn dính bên trong, như vậy là sữa đã đạt độ đông đặc lý tưởng.
Khi ăn, sữa chua mịn, dẻo, thơm ngậy. Sữa có vị ngọt vừa ăn, vị chua nhẹ kích thích, nha đam giòn giòn rất hấp dẫn.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Sữa chua cái là phần sữa màu trắng, được dùng để làm men khi làm sữa chua. Sữa chua cái có thể có đường hoặc không đường, tuy nhiên dùng sữa không đường sẽ giúp nhanh lên men hơn. Bạn có thể mua sữa chua cái tại các siêu thị hoặc dùng sữa chua tự làm.
Nếu mua sữa chua cái trong siêu thị, bạn chọn sữa của hãng nào cũng được (hầu hết mọi người thường dùng sữa chua vinamilk) nhưng phải để ở nhiệt độ phòng. Khi mua, bạn hãy để ý hạn sử dụng của sản phẩm, chỉ mua sữa chua mới sản xuất, sữa chua gần hết hạn sẽ có lượng vi khuẩn kích hoạt men ít, hoạt động yếu, làm cho sữa lên men chậm, không đạt độ chua mong muốn hoặc đông chậm, không đông.
Nếu dùng sữa chua tự làm để làm men cái, bạn nên dùng sữa chua mới làm trong vòng 1 tuần. Sữa chua phải được để hết lạnh, trở về nhiệt độ phòng rồi mới sử dụng để chế biến.
Có rất nhiều loại sữa đặc khác nhau, tuy nhiên theo ý kiến của những người hay làm sữa chua, dùng sữa đặc Ông Thọ sẽ giúp món sữa chua thơm ngon và đông đặc hơn.
Nha đam bạn có thể mua ở chợ, siêu thị hoặc cắt tại vườn nhà nếu có. Để làm món sữa chua nha đam, bạn hãy chọn những lá nha đam thật tươi, có bẹ nhỏ, màu xanh nhạt và dày thịt. Lưu ý, không nên chọn nha đam quá nhỏ hoặc bị sâu, héo, cũng không nên chọn những lá quá to nhưng bè (ít thịt). Chọn lá nha đam thuôn dài, thịt trải đều từ đầu đến cuối, đó là nha đam ngon, nhiều thịt.
Thông tin thêm
Ăn sữa chua nha đam thế nào?
Sữa chua có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên có 2 thời điểm vàng ăn sữa chua sẽ giúp tận dụng hết công dụng của nó: ăn buổi tối để hấp thụ canxi, ăn buổi chiều để hạn chế mệt mỏi, chống bức xạ, đặc biệt là với các chị em văn phòng (làm việc với máy tính thường xuyên).
Bạn có thể dùng sữa chua nha đam để ăn vặt, ăn giải nhiệt, tráng miệng sau bữa ăn hoặc đem ra mời khách. Đặc biệt, các em nhỏ sẽ rất thích hương vị thơm ngon của món ăn này. Bạn có thể dùng để bổ sung vào bữa ăn phụ cho bé, giúp bé ăn ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. So với sữa chua hộp và các món quà bánh mua bên ngoài, chăm sóc con yêu bằng những thực phẩm dinh dưỡng tự làm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con.
Bạn có thể múc ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các loại trái cây khác. Chỉ cần cắt nhỏ trái cây, thêm chút đá bào, đổ hũ sữa chua nha đam vào là sẽ có ngay tô trái cây ngon hết chỗ nói.
Hướng Dẫn Cách Chế Biến Nha Đam Để Ăn Không Thể Đơn Giản Hơn!
Tuy nhiên để chuẩn bị được nha đam trở thành nguyên liệu làm đẹp hoặc đồ ăn phù hợp, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.
Phần nào của cây nha đam có thể ăn được?
Cấu tạo của cây lô hội gồm 3 phần: phần da lá, phần thịt (hay gel) và mủ nha đam.
Mủ nha đam là một lớp chất lỏng màu vàng mỏng giữa da và gel của lá. Nó chứa các hợp chất có đặc tính nhuận tràng mạnh, như aloin và là liều thuốc chữa táo bón hữu hiệu ở liều nhỏ.
Tuy nhiên nếu không kiểm soát liều lượng, tác dụng phụ bao gồm co thắt dạ dày, các vấn đề về thận, nhịp tim không đều và yếu cơ có thể xảy ra. Thậm chí tiêu thụ nhiều hơn 1 gram trong thời gian dài còn ảnh hưởng tới tính mạng.
Thêm vào đó mủ nha đam có thể gây hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, những người bị rối loạn tiêu hóa và những người dùng một số loại thuốc. Bạn cũng nên tránh gel lô hội nếu bạn dùng thuốc trị tiểu đường, tim hoặc thận.
Gel lô hội và da của chúng có thể ăn được, mặc dù vậy, để chế biến thành món ăn tại nhàm bạn nên chỉ sử dụng phần gel. Hãy nhớ rửa nha đam thật kỹ để loại bỏ tất cả dấu vết của mủ cao su, có vị đắng khó chịu và có thể gây ra tác dụng phụ có hại nêu trên.
Cách chế biến nha đam để ăn ra sao?
Bước 1: Rửa sạch lá nha đam. Hãy loại bỏ bất kỳ chất bẩn nào trên da để nó không dính vào thịt của cây khi lá được cắt ra.
Bước 5: Cắt phần thịt nha đam thành từng khúc có độ dài thích hợp.
Gel lô hội tươi sẽ chỉ tốt trong khoảng một tuần trong tủ lạnh. Điều này có thể không phải là vấn đề nếu bạn chỉ chế biến một lượng vừa đủ để tiêu thụ. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn lỡ tay chuẩn bị quá nhiều hoặc có kế hoạch để sử dụng dài hạn, thời gian bảo quản này có thể kéo dài tới 8 tháng theo phương pháp sau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Chua Nha Đam Đơn Giản trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!