Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Ăn Số 7 Dành Cho Người Bắt Đầu được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những người mới bắt đầu ăn thực dưỡng sẽ lúng túng không biết bắt đầu từ đâu trước vô vàn thông tin trên internet, cũng như không biết cách nấu cơm lứt sao cho mềm, hay cách ăn cơm gạo lứt muối mè như thế nào là đúng và tốt cho sức khỏe. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về ăn gạo lứt muối mè cho những người muốn chuyển sang thực dưỡng.
Vì sao ăn cơm gạo lứt muối mè giúp cải thiện sức khỏe?
Trong cách ăn số 7, chúng ta thường ăn cơm gạo lứt muối mè và cần phải nhai kỹ trên 100 lần/miếng cơm, nhai 1 lần ra nước rồi nuốt để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong gạo lứt. Điều đó sẽ tạo cảm giác no lâu hơn, bạn sẽ không muốn ăn thức ăn ngoài giúp giảm cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, cơm gạo lứt muối mè là cặp quân bình âm dương và axit/kiềm nhất, tốt cho hệ tiêu hóa và cân bằng nồng độ pH trong máu, thải các chất độc tố bên trong cơ thể. Chỉ cần bạn ăn một thời gian sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản và khỏe mạnh.
Bí quyết nấu cơm gạo lứt mềm những vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng
Cách nấu cơm gạo lứt
Để cơm lứt mềm dẻo, đầu tiên cần ngâm một lon gạo lứt trong nước ấm khoảng 40oC trong vòng 22 tiếng và thêm khoảng 1/4 muỗng cafe muối hầm.
Cách nấu tốt nhất là hấp cách thủy trong nồi áp suất: cho gạo và nước (lưu ý cần canh lượng nước vừa đủ để cơm không bị nhão) vào thố gốm sứ, đổ nước vào nồi áp suất rồi đun sôi và xì 10 phút thì tắt bếp, sau 20 phút lại đun và xì 10 phút thì tắt, 30 phút sau mới mở nắp và dùng cơm.
Bên cạnh cách nấu trên, ta có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất nồi gang, nhưng không nên nấu bằng nồi nhôm thường hay nồi cơm điện vì sẽ làm giảm 70% chất dinh dưỡng trong gạo.
Cách làm muối mè
Cần phải làm sạch mè bằng cách quấy mè trong nước nhằm đãi bỏ cát sạn rồi đem phơi thật khô. Sau đó rang mè hơi vàng, nghe mùi thơm là được. Tiếp đến trộn mè với muối biển theo tỷ lệ 25:1 (25 muỗng mè : 1 muỗng muối). Lưu ý: Người già nên dùng ít muối hơn những người còn trẻ, hoạt động mạnh.
Hoặc bạn có thể mua muối mè làm sẵn ở các cửa hàng thực dưỡng uy tín, đảm bảo chất lượng mà đỡ tốn thời gian.
Ăn số 7 là gì?
Với người ăn thực dưỡng số 7 sẽ ăn 1 chén cơm gạo lứt với 3 muỗng cà phê muối mè. Khi ăn chỉ cho vào miệng 1 muỗng cà phê và nhai trên 100 lần cho tới khi thành nước, cảm giác ngọt trong miệng rồi mới nuốt. Nhai kỹ như vậy mới có thể hấp thụ gần 100% chất dinh dưỡng của thức ăn nhờ dịch vị của nước bọt có khả năng chuyển hóa đường trong gạo lứt. Do đó, mỗi lần ăn 1 chén cơm mất khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc hơn.
Cơm gạo lứt muối mè thường được ăn vào buổi sáng và trưa, ít ăn hoặc nếu được có thể nhịn (với những người muốn giảm cân hoặc đang điều trị bệnh) vào buổi chiều tối, đặc biệt với những người muốn giảm cân hoặc đang điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, mỗi ngày chỉ uống tối đa 0,75 lít nước trà lứt hoặc nước ấm khoảng 37 độ, nên uống trước và sau khi ăn 1 tiếng. Lưu ý rằng khi uống, ngậm trong miệng vài phút để có nước bọt rồi mới nuốt.
Những lưu ý cho người mới bắt đầu ăn thực dưỡng
Dùng gạo lứt muối mè trong thời gian đầu sẽ khiến chân tay bủn rủn, người mệt mỏi, xây xẩm mặt mày; về lâu dài khi cơ thể đã quen với chế độ ăn thực dưỡng, bạn sẽ không còn hiện tượng này mà cảm thấy sức khỏe được cải thiện lên hẳn.
Trong trường hợp bị táo bón trong 10 ngày đầu, nhai kỹ độ 2 – 3 muỗng canh mè rang không muối, uống một vài cốc nước sôi âm ấm sẽ khắc phục tình trạng này.
Cần phải kiên trì nấu đúng cách và nhai đúng như hướng dẫn trên để không thấy ngán. Chỉ cần nấu sai làm cơm không ngon hoặc nhai chưa thành nước mà nuốt thì khoảng 3 ngày bạn sẽ không muốn ăn nữa.
Nếu bạn theo cách ăn số 7, nên thay đổi cơm thành bún, bánh mì được chế biến từ 100% gạo lứt hoặc thay thế bằng các cốc loại nguyên cám khác và dùng chung với thực phẩm phụ như tương Tamari, miso nhằm đa dạng món ăn, tránh khiến bạn bị ngán hay thiếu chất dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó, để phát huy tác dụng của việc ăn gạo lứt muối mè, bạn cần nên tìm hiểu kỹ về phương pháp thực dưỡng từ các nguồn thông tin uy tín hoặc chuyên gia về thực dưỡng.
Dù rằng ăn cơm gạo lứt mất nhiều thời gian và tốn công sức, mà còn phải nhai thật kỹ, đối với người đi hay bận rộn thì không có đủ thì giờ. Nhưng ăn là cách giúp ta duy trì sự sống và ăn đúng cách mới giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, đến mọi bữa ăn, cần tạm gác công việc và dành trọn vẹn cho bữa ăn, như vậy cuộc sống mới an bình và đầy thi vị.
Cách Nấu Phở Bò Dành Cho Người Kinh Doanh
Cách nấu phở bò dành cho người kinh doanh
Hướng dẫn cách nấu phở bò ngon nhất dành cho người mới bắc đầu kinh doanh
Món phở bò ngon
Công thức nấu phở
1. Làm xương và thịt chín (nạm dòn, gân mềm, gầu dòn) 2. Tẩy xương và thịt chín 3. Nấu nước bò, luộc thịt chín, vớt váng. 4. Thuốc phở. 5. Pha nước lèo làm phở 6. Trang trí tô phở
1. Làm xương và thịt chín
Khi mua xương về (gồm xương ống, xương sườn và các loại xương khác), thịt có thịt chín và nạm gấu (gầu mềm và gầu dòn)
Tất cả bỏ vào ngâm trong một cái thùng hoặc thau lớn.
Cứ 20kg xương + thịt khoảng 3 kg các loại.
Ước lượng số nước ngâm ngập xương và thịt. Giã nhỏ 150gr gừng sống cho ½ vào nước ngâm, bằng miệng bát ăn cơm muối hột , 2 trái chanh vắt vào nước bỏ luôn cả vỏ vô. Tất cả bỏ vào trong ngâm xương thịt, nước khuấy cho tan muối rồi đem xương và thịt ngâm vô.
Ngâm khoảng từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ thì đem ra lấy bàn chải nilon chải kỹ cả xương và thịt trắng ra rồi xả nước, chải xả hai ba lần đến khi nào nước trong không còn đục nữavà ngửi xương thịt hết hôi là được.
Chải xong, xương bỏ ra một cái rổ lớn hoặc một cái chậu thau lớn chờ tẩy.
2. Tẩy xương và thịt chín
Đun một nồi nước khoảng 10 – 15 lít cho thật sôi, bỏ phần gừng sống giã nhỏ còn lại vào nước đang sôi rồi đổ ngay 1 ly rượu trắng vô. Đem xương và thịt (đã ngâm chải kỹ) nhúng lần lượt vào nồi nước gừng rượu trên rồi bỏ ra thau lớn. Nhúng xong đổ luôn nước tẩy vô thau xương và thịt vừa nhúng, ngâm khoảng 10-20 phút rồi mang ra chải lại, xả nước lạnh. Cho sạch. Khi tẩy chải xong mang xương và thịt ra thau, những đường gân máu ở xương ống và xương lớn sẽ nổi lên, lấy dao bằm nát những đườnng gân máu ấy đem chải rửa lại cho máu đọng ra hết để sau này nấu nước sẽ trong hơn và bớt bọt.
3. Nấu nước lèo, luộc thịt chín vớt váng
20 kg xương, 2 hoặc 3 kg thịt sẽ nấu 50 lít nước. Đun nước cho thật sôi, bỏ xương vô trước, bỏ thịt vô sau ở trên, đun cho đủ sức nóng nhưng không lớn lắm , đủ cho lên váng đóng trên mặt nước, khi váng đóng dầy sẽ dùng vợt lưới, vớt hết ra (đừng đụng mạnh hoặc khuấy động để cho váng không chìm xuống làm đục nước). Không đun lửa quá lớn làm nứớc sôi sục váng sẽ chìm xuống.
Khi vớt thịt ra rồi, cứ để xương trong nồi hầm từ 10 tới 12 tiếng thì xương sẽ nhừ và long các khớp xương ra, thịt bám xung quanh xương mềm nhũn và có một số lượng xí quách thật ngon để nhậu bia. Nấu tới thời điểm này nước mới ngọt.
4. Thuốc phở
1/ 100gr đại hồi 2/ 20 trái thảo quả 3/ 20 cái đinh hương
– Đại hồi: bóp cho rụng hết cánh. – Thảo quả: Nướng cháy vỏ, mang ra bỏ vỏ và xác, chỉ lấy hột bên trong thôi (vỏ và xác thảo quả ăn vô sẽ bị say) – Đinh hương: để nguyên – Đem hết cả sao lên cho hơi cháy và bốc mùi thơm, mang ra giã thành bột bỏ vào lọ thủy tinh hoặc nhựa có nắp kín hơi để xài dần dần.
Với số lượng xương và thịt trên chỉ cần một muỗng càfe đầy là đủ, bỏ vào một túi vải thắt lại cho vô nồi nấu xương và thịt đã vớt váng xong (có dây buộc ra ngoài để dễ lấy ra). Muốn làm nhiều thuốc thì tăng số lượng lên làm một lần cho đỡ tốn công.
5. Pha nước lèo
Khi xương đã đun xong( tức là từ lúc mới nấu đến khi lấy ra để pha là trên 10 giờ và xương đã nhừ). Gạn nước ra một nồi khác rồi pha chế.
Trong việc pha chế gồm có:
– Đường: 2/3 chén ăn cơm (đường càng trắng, nước càng trong). Muốn ngọt hơn thì cho thêm nhưng theo người Bắc thì pha thế là vừa. – Hành ta củ: lấy 100gr củ lớn nướng bóc vỏ đen. – Tỏi: 100gr bóc vỏ để nguyên tép bỏ trong cái túi như thuốc phở, thả vào nồi hầm xương cũng được. – Cho 2 muôi lớn múc phở, nước mắm thật ngon (nước mắm dở thì không nên cho). Nêm nếm cho vừa, hơi mặn một chút để vào với bánh là vừa.
Tất cả các thứ trên bỏ vào nồi nước lèo pha bán, khi gần bán mới pha. Nồi nước xương (nồi chứa) chỉ có muối gừng nướng tỏi thuốc phở không được cho gì thêm vì cho gia vị trước sẽ bị thiu (nước xương có thể chia bán 2 ngày nhưng lúc nào cũng phải để lửa nóng ấm đừng để nguội sẽ thiu ngay).
6. Trình bày tô phở
Sắp xếp trước các vật dụng sau đây:
– Hành lá thái nhỏ (đừng thái lớn quá), hành nhỏ ngon hơn hành lớn. – Ngò rí (mùi Bắc) thái nhỏ. – Hành tây cắt đôi thái mỏng. – Tiêu xay nhỏ. – Rau thơm các loại: húng quế, húng cây, ngò gai, rửa sạch bày đĩa lớn ở ngoài bàn ăn trước, ai thích ăn thứ gì lấy thứ đó. – Tương đen và đỏ (chỉ có người Nam Trung thích dùng), người Bắc không dùng nhưng hợp tương ớt Bắc và tỏi muối. Hành lá, hành tây thái mỏng, ngò đều bỏ riêng từng chén một, ngò bỏ sau cùng trên hành.
Nhúng bánh phở phải nước thật sôi, bánh mới ra hết chất hôi, nhúng kỹ và lắc sóc cho ráo nước rồi mới đổ vô tô. Khi đổ vô tô lấy đũa sới lên cho đều để bánh khỏi dính vào nhau thành từng cục.
Đặt bánh phở vô tô xong thì đặt thịt (thịt chín và nạm, gầu các loại sẽ thái ra một mâm nhỏ và phân ra từng khu từng loại, ai thích gì sẽ bày thứ đó vô tô. Tái cũng thật mỏng và lớn ra một tô riêng. Nhỏ quá không thái miếng được thì bằm nhuyễn lấy dao ép xuống hớt bỏ lên trên tô.
Thịt lát đều trên mặt bánh rồi cho hành lá, hành củ vào giữa, ngò trên cùng.
Xong xuôi, mang xuống đổ nước, nhớ đổ nước đều những chỗ có thịt tái, đừng đổ một chỗ tái sẽ không tái được (trước khi đổ nước cần xem nồi nước có thật sôi không hãy đổ- phở nguội là dở). Nước trên mặt bánh và thịt 1 phân là vừa. Trình bày tô phở, tùy theo nhãn quan thấy đẹp là được . Nước lèo cạn sẽ mặn phải cho thêm nước đun sôi vô nhưng phải thử nếm cho vừa miệng như lúc mới pha chế.
cách nấu phở bò gia truyền 20
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:
– Đừng bao giờ quên gừng nướng đó là một gia vị tối quan trọng. – Nhớ bỏ thuốc phở ra đúng lúc, đừng để ngửi thấy mùi thuốc và hồi sặc lên. – Đừng quên túi tỏi. – Đừng quên vớt váng. – Đừng quên thứ tự khi làm
Làm đúng như thế là phở nhất rồi không thể ai nấu hơn mình được.
Nhớ phở bò là bò (đừng trâu, hỏng ngay).Không nấu chung với gà hoặc heo sẽ mất vị thuần túy, thành phở lai căng không tuyệt vời được.
Với lượng thịt trên có thể được trên 100 tô phở, nhiều tô thì thêm lên một vài kg thịt chín, 2 yến bánh phở khoảng 12 kg hoặc 2 yến rưỡi 15 kg, 1,5 kg tái ngon.
Nước khi pha chế bán có thể cho thêm 1 kg, củ cải rửa sạch bổ đôi thái miếng như khẩu mía cho vô nước ngọt và có chất rau càng ngọt hơn.
cách nấu phở bò gia truyền 21
Đôi điều về món phở bò:
Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục. Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.
Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu. Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt.
Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở
Kinh Nghiệm Trồng Rau Mầm Rau Muống Trong 7 Ngày
Chị này chỉ mới bắt đầu trồng rau mầm thôi, nhưng chỉ sau 7 ngày từ ngày gieo hạt đã đạt được kết quả khá tốt.
Kinh nghiệm trồng rau mầm rau muống của chỉ như sau:
1. Giai đoạn 1: Xử lý hạt – Ngâm hạt
– Thời gian thực hiện cho việc ngâm hạt khoảng tầm 12 – 15 tiếng đồng hồ.
– Cách thực hiện: Ngâm hạt vào nước ấm 55 độ C (cách thông thường để đo lường là 2 sôi + 3 nguội).
– Lưu ý: cũng có thể ngâm nước lạnh. Dù muốn ngâm nóng hay lạnh thì rửa hạt rồi mới ngâm.
2. Giai đoạn 2: Xử lý hạt – Lọc hạt
– Thời gian thực hiện: Tùy lượng hạt gieo nhiều ít
– Cách thực hiện: Dùng ray lược lấy những hạt đã nở to, những hạt chưa nở tiếp tục ngâm cho nở để làm tiếp. Đồng thời bỏ những hạt hư.
– Kết quả đạt được: Tỉ lệ hạt hư không quá 5% lượng hạt ngâm.
– Lưu ý: Hạt hư thường có màu sậm hơn, bóp nhẹ thấy mềm hơn hẳn. Hạt hưa và hạt chưa nở dù ngâm 2 lần thì nên bỏ vào thùng đựng đất để trồng lớn. Tỉ lệ lớn rất ít nhưng vẫn có. Hoặc bỏ hẳn vào thùng giá thể tái xử lý.
– Thời gian thực hiện: 8 tiếng
– Cách thực hiện: Sau khi ngâm vớt hạt ra, rửa hạt lại rồi để ráo nước một chút. Tiếp đó cho hạt vào rổ để khô thoáng, tối trong 8h.
– Kết quả đạt được: Hạt nứt nanh, hơi nhú rễ là đạt để gieo.
– Lưu ý: Đây là phương pháp shock hạt. Kích thích hạt nứt nanh ra rễ nhanh hơn.
4. Giai đoạn 4: Cho giá thể vào khay trồng
– Thời gian thực hiện: 1 tiếng
– Cách thực hiện: Cho hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị từ trước vào khay trồng với chiều cao là 5cm.
– Kết quả đạt được: Hỗn hợp tơi xốp, không vón cục.
– Lưu ý: Để hỗn hợp dày khoảng 1 -2 cm đều được. San đều mặt giá thể, không tạo chỗ trũng hay lồi làm mật độ hạt không đồng nhất. Giá thể có thể dùng mãi bằng cách tái ủ với tập đoàn F và EM. Không phải lựa rễ. Rể được ủ hoai mục thành phân hữu cơ an toàn
– Thời gian thực hiện: Tùy lượng hạt gieo nhiều ít
– Cách thực hiện: Gieo khít, hạt liền hạt, nếu hạt chưa nở thì gieo hạt cách hạt phủ lên bề mặt giá thể. Gieo cách biên của khay gieo 1cm. Phủ 1 lớp hỗn hộp giá thể mỏng lên hạt để che tối & giữ ẩm cho hạt
– Kết quả đạt được: Hạt liền hạt, không nằm chồng lên nhau.
– Lưu ý: Nếu hạt bị chồng lên nhau mầm sẽ bị đội lên nhau khi phát triển cao lên (rễ mầm sẽ không tiếp xúc giá thể) khi phát triển mà cắm rễ vào đầu một hạt mầm khác hoặc nằm chổng trơ trên không.
– Thời gian thực hiện: 2 ngày
– Cách thực hiện: Đậy bìa carton lên hạt đã gieo. Sau đó đặt các viên gạch ống lên để chặn lại cho hạt quay rễ cắm vào đất & hạt lên đều. Chặn gạch 1 ngày, sau đó bỏ gạch ra, vẫn tiếp tục để bìa cac tông thêm 1 ngày nữa để che tối.
– Lưu ý: Hạt ra rễ như thế này gieo là chuẩn, rễ không bị hổng lên khỏi mặt giá thể. Khi ủ tối tưới 2 lần 1 ngày (lúc sáng sớm & chiếu tối). Mở bìa cac tông ra tưới rồi đậy lại như cũ.
– Sau 2 ngày ủ tối lấy bìa cac tông ra & đặt mầm trong nơi râm mát & ánh sáng yếu để mầm phát triển chiều cao (để mầm trong điều kiện ánh sáng này khoảng 2 ngày). Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Kết quả: Mầm cao khoảng 1.5-2cm
– Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Giai đoạn này cần chủ động vọt vỏ hạt ra khỏi mầm để cây phát triển tốt & nhanh hơn. Kết quả: Sau 4 ngày mầm cao khoảng 5-6 cm
– Sau 6 ngày để mầm phát triển chiều cao trong điều kiện ánh sáng yếu ta đem mầm ra ngoài ánh sáng chan hòa (không cho nắng chiếu sáng trực tiếp vào mầm). Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Kết quả: Mầm cao khoảng 11-13cm, lá vàng màu mỡ gà.
– Không để mầm nơi có nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có nhiều gió.
8. Giai đoạn 8: Thu hoạch – ngày thứ 7 sau gieo
– Trước khi thu hoạch 1 ngày không tưới nước cho mầm.
– Dùng dao bén, dao lam hoặc kéo cắt rau cách gốc 1cm.
– Mầm lúc này cao khoảng 14-15cm & lá xanh hơn.
– Lưu ý: Bảo quản mầm trong điều kiện nhiệt độ 10-15 độ(nên gói mầm trong giấy khăn ăn và cho vào hộp có nắp đậy kín. Cho hộp vào tủ mát hay tủ lạnh. Sẽ bảo quản mầm được trong vòng 5-7 ngày mà chất lượng vẫn tốt). Không được rửa mầm rồi cho vào hộp bảo quản, ăn tới đâu ta lấy ra rửa tới đó.
Để mua hạt giống rau mầm, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới:
Kinh Nghiệm Chế Biến Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm
Thành phần trong khoai tây:
Khoai tây là loại củ được hình thành và phát triển ở dưới đất, mọc từ rễ của cây Solamum tuberosum. Cùng họ với cà, khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ thứ 16 và được trồng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào khi cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, như Kali và Vitamin C, Khoai tây là một sự lựa chọn món ăn đáng tin cậy cho các bé đang tập ăn dặm.
Khoai đây tươi chứa đến 80% là nước, ngoài ra chủ yếu là carb, một lượng chất đạm, chất xơ vừa phải và gần như không có chất béo.
Khoai tây rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, tập trung chủ yếu ở vỏ
Khoai tây rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali và vitamin C. Khi nấu chín khoai tây, hàm lượng vitamin và khoáng chất sẽ giảm đi nhưng có thể hạn chế tình trạng này bằng cách nướng hoặc luộc cả vỏ.
Hàm lượng protein trong khoai tây thấp, chỉ từ 1-1,5% đối với khoai tây tươi và 8-9% đối với khoai tây sấy khô.
Cách chọn & bảo quản khoai tây:
Chế biến khoai tây cho bé ăn dặm quan trọng nhất việc lựa chọn củ khoai tây tươi ngon nhất. Kinh nghiệm là nên chọn những củ khoai tây có vỏ màu nâu nhạt, chỉ cần cạy nhẹ lớp vỏ khoai bên ngoài sẽ thấy khoai có màu vàng là tốt nhất, so với các loại khoai khác có vỏ trắng thì khoai này sẽ mịn và bở, đồng thời có mùi vị thơm ngon hơn.
Tránh mua khoai tây có phần vỏ bị trầy xước, dù chỉ đôi chút. Bởi vết trầy xước tuy có nhỏ những vẫn ảnh hưởng đến chất lượng bên trong củ khoai và khiến bụi bẩn, đặc biệt là vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong củ khoai. Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ khi mà sức đề kháng của chúng còn yếu. Do đó, muốn khoai được ngon và an toàn thì chỉ nên chọn những củ khoai lành lặn.
Khi chọn khoai tây nên tránh chọn những củ khoai tròn đều, không sứt sẹo, mọc mầm hoặc có những đốm xanh vì khoai mọc mầm hoặc có đốm xanh không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước. Tránh chọn những củ da bị nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đó là những củ để lâu và đã bị héo sẽ không giữ được độ ngon và chất dinh dưỡng như ban đầu.
Nên bảo quản khoai ở những nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không dự trữ khoai ở tủ lạnh hay ở trong ngăn đá, nơi ẩm ướt vì khoai dễ mọc mầm.
Để loại bỏ bớt chất độc, trước khi chế biến khoai nên ngâm khoai vào nước muối pha loãng trước 30 phút và trong quá trình chế biến thì cho vào một chút giấm ăn.
Cách chế biến khoai tây cho bé ăn dặm
Khoai tây nghiền
Nguyên liệu
Khoai tây
Nước dùng dashi
Chế biến
Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát nhỏ 5mm-1cm
Đặt nước dùng và khoai tây vào nồi, đun sôi cho đến lúc khoai tây mềm
Cho khoai tây ra chén và nghiền nhuyễn cho bé ăn
2. Khoai tây nghiền sữa
Nguyên liệu:
Khoai tây nghiền
Bánh mì
Sữa mẹ/ sữa bột
Chế biến
Bánh mì cắt bỏ phần vỏ và chỉ chừa phần lõi ở bên trong
Pha sữa bột với nước ấm
Cho bánh mì và sữa vào máy xay cho thật nhuyễn
Cuối cùng cho hỗn hợp này vào khoai tây nghiền và cho bé ăn
3. Salad khoai tây
Nguyên liệu
Khoai tây
Cải xanh
Cà rốt
Sữa chua
Chế biến
Rửa sạch khoai tây và cà rốt, gọt vỏ và cắt thành lát khoảng 0.5 cm và đem đi luộc chín
Bông cải xanh chỉ lấy phần bông, luộc chín và băm nhỏ
Cho khoai tây, cà rốt, bông cải trộn chung lại với nhau
Cho sữa chua vào hỗn hợp vừa trộn là có thể cho bé ăn
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Ăn Số 7 Dành Cho Người Bắt Đầu trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!