Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nấu Không Bị Tanh, Ngon Khó Cưỡng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vịt là một loại gia cầm có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn, làm phong phú thêm thực đơn mỗi ngày. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt rất cao, bao gồm: canxi, photpho, sắt, vitamin. Bởi vậy, ăn thịt vịt giúp chữa nhiệt bệnh, hư lao, đồng thời bổ ngũ tạng.
Tham khảo các MÓN KHO dân dã, đặc biệt của ẩm thực Việt TẠI ĐÂY
Cách Nấu Vịt Om Dứa Ngon Như Mơ, Ăn Một Lần Nhớ Mãi
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món vịt om dứa
Vịt
Dứa: 1 quả
Dừa tươi: 1 quả
Hành lá: 20 gram
Tỏi: 1 củ
Hành tím: 1 củ
Gừng: 2 nhánh
Sơ chế nguyên liệu vịt om dứa
Vịt mua nguyên con về làm lông, hoặc bạn có thể nhờ người bán sơ chế sạch. Sau khi làm sạch vịt, rửa lại với nước và dùng hỗn hợp rượu trắng + gừng để chà xát lên thân. Bằng cách này, bạn có thể khử mùi hôi của vịt, cũng như các vết bẩn còn sót lại. Chặt thịt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi để khô ráo.
Dứa được gọt sạch vỏ, đẽo mắt, bổ đôi quả và cắt phần lõi bên trong. Bổ dứa thành múi cau và chia nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Lấy ½ chỗ dứa đem đi xay lấy nước cốt.
Hành lá nhặt rễ, bỏ lá úa và thái thành khúc.
Tiến hành ướp thịt vịt theo công thức sau: hành tím và tỏi băm nhuyễn, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê dầu điều, 1 thìa cà phê ớt bột. Trộn đều để gia vị ngấm sâu vào thịt và để ướp khoảng 30 phút.
Cách nấu vịt om dứa ngon
Chuẩn bị nồi trên bếp, chờ đến khi dầu nóng rồi đổ thịt vịt vào cho đến khi thịt vịt săn lại. Tiến hành đổ nước ép và nước dừa tươi vào nồi với một lượng ngập thịt.
Vặn to bếp để món ăn sôi rồi lại giảm nhiệt độ để thịt vịt được chín nhừ. Khoảng 20 phút sau, kiểm tra lại, nếu thịt vịt đã mềm nhũn thì đổ dứa còn lại vào nồi.
Cho to lửa để nước trong nồi ôi lần nữa rồi tiến hành nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cho toàn bộ phần hành vào nồi rồi tắt bếp và trang trí ra bát.
Rắc thêm một ít tiêu, rau mùi và rưới nước sốt đều lên vịt là bạn đã có món ăn hoàn hảo cho bữa tối ngày hôm nay rồi đấy. Chỉ trong 30 phút, món vịt om dứa đã có mặt trên bàn ăn, chắc chắn ai cũng phải xuýt xoa khen ngon nức nở.
Vịt Om Nước Dừa Ngon Chẳng Hề Kém Cạnh Vịt Om Dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Vịt
Dừa xiêm: 1 quả
Nước cốt dừa: ½ hộp đóng sẵn
Rượu trắng: 100g
Gừng: 1 nhánh
Ớt tươi: 2 quả
Sả: 2 củ
Tỏi: 2 củ
Hành tím: 4 củ
Bột nghệ
Tiêu xay
Gia vị: dầu ăn, đường, muối, tiêu, hạt nêm, dầu hào, nước mắm
Sơ chế nguyên liệu
Vịt sau khi mua về được rửa sạch với nước. Bên cạnh bí quyết làm sạch thịt vịt được bật mí bên trên, ngoài ra bạn có thể đem vịt rửa sạch với rượu trước rồi dùng muối chà xát toàn bộ thân vịt rổi rửa kỹ lại với nước. Để khô ráo và tiến hành chặt thành từng khúc vừa ăn.
Tỏi được bóc sạch vỏ, gừng cạo sạch và tiến hành băm nhỏ, để riêng từng loại. Hành lá và ngò tàu được nhặt sạch lá úa, bỏ gốc và rửa sạch, băm thật nhỏ.
Tiến hành đặt vịt vào nồi lớn rồi ướp theo công thức như sau: hạt nêm, đường, muối, tiêu xay, gừng. Sử dụng găng tay nilon để bóp đều gia vị lên thịt sao cho thấm đều. Tiến hành ướp trong vòng 15 – 20 phút.
Nếu không mua nước cốt dừa sẵn, bạn có thể mua quả lấy cùi cũng vô cùng ngon. Lưu ý ngâm phần cùi trong khoảng 15 phút rồi tiến hành lọc phần bã lấy nước cốt dừa.
Cách làm món thịt vịt om nước dừa
Đầu tiên, chuẩn bị một chảo lớn đặt lên bếp rồi đổ dầu vào. Đợi cho đến khi dầu sôi thì cho gừng và tỏi vào để phi thơm. Đảo đều tay cho đến khi thịt vịt chín đều và săn lại.
Tiếp theo, đổ nước cốt dừa vào nồi và tiếp tục đun đến khi sôi. Đổ nước vào nồi cho đến khi nước xâm xấp mặt thịt rồi tiến hành nêm nếm gia vị. Cho nhỏ lửa để thịt vịt chín nhừ và từ từ ngấm nước cốt dừa.
Đợi đến khi nước sốt trong nồi quánh đặc lại, cho hành lá và ngò tàu đảo đều và đun tiếp trong vòng 3 phút. Nếu ngại phần mỡ vịt, bạn có thể lọc bớt ra cho khỏi ngấy. Tuy nhiên, mỡ vịt rất thơm và làm món ăn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Bổ Sung Thêm Công Thức Vịt Nấu Măng Chua Cay, Đậm Vị Vào Thực Đơn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Vịt: 1 con
Măng chua: 500g
Đậu phụ: 6 tấm
Váng đậu: 1 túi
Khoai môn: 2 củ
Dừa: 2 quả
Gừng: 1 củ
Tỏi khô: 1 củ
Hành tím khô: 1 củ
Ớt tươi: 2 quả
Gia vị: đường, muối, tiêu, bột ngọt, sa tế, rượu trắng
Rau ăn kèm: rau muống, nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm, cải thảo
Bún
Sơ chế nguyên liệu
Với thịt vịt, bạn nên chọn những con vịt đực không quá non hoặc quá già. Đặc biệt, phần trên da cổ và da bụng dày thì càng tốt. Bạn nên kiểm tra bằng cách ấn vào da, nếu cảm thấy độ đàn hồi thì là thịt vịt tươi.
Vịt sau khi mua về được làm sạch lông. Tiến hành khử mùi hôi bằng cách rửa qua với rượu và chà xát bằng muối. Chặt thịt thành miếng và tiến hành ướp gia vị theo công thức như sau: 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hành, 1 thìa cà phê tỏi băm. Trộn đều gia vị vào với nhau rồi để ngấm trong vòng 20 phút.
Đậu phụ rửa sạch cắt miếng, khoai môn cắt khúc và các loại rau sống được nhặt sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
Đối với măng chua, luộc cho hết vị hăng rồi đem xào
Hành và tỏi được bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
Gừng cạo vỏ, lấy dao đập dập và băm nhỏ
Nấu canh vịt măng chua cay
Chuẩn bị nồi phi thơm hành tỏi băm, sau đó cho thịt vịt vào xào săn lại. Sau đó, thêm khoai môn và đổ nước dừa đến ngập thịt. Đun to lửa đến khi sôi thì cho măng chua, đậu phụ và váng đậu đun tiếp. Tắt bếp và trình bày ra bàn ăn ngay thôi!
Kinh Nghiệm Nấu Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Thơm Không Cưỡng Nổi
Lẩu riêu cua bắp bò là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi vị ngọt thanh mát, thơm mềm và mùi hương lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Món lẩu riêu cua bắp bò với những miếng giò tai dai giòn, chả cá rán thơm béo, đậu hũ nóng hổi; những con rạm chiên giòn thấm đều gia vị, ngậm đủ nước lẩu càng thơm béo.
Nồi lẩu cua riêu cua bắp bò ngon thường có màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, vàng của đậu rán và chả cá, mùi thơm lừng của cua đồng rất thích hợp cho những dịp quây quần bên gia đình dịp cuối tuần. Để giúp bạn thực hiện thành công món ngon bổ dưỡng nay, ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn thực phẩm ngon cùng với cách nấu lẩu riêu cua bắp bò đúng vị để bạn có thể tham khảo.
Để làm món lẩu riêu cua bắp bò bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
– Cua đồng: 1kg.
– Sườn non: 500gr.
– Bắp bò: 500gr.
– Đậu hũ: 5 miếng.
– Bún sợi nhỏ: 1.5kg.
– Cà chua: 3 trái.
– Tỏi: 1 củ.
– Ớt: 2 trái.
– Rau sống: Rau muống bào, hoa chuối, xà lách, tía tô, kinh giới, giá và ngò tàu.
– Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm: mỗi thứ 1 chén nhỏ.
– Hạt nêm, đường, muối và dầu ăn.
Tỏi, Cà chua, ớt : tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng. Cà chua cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi đem xắt múi cau. Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi xắt lát nhỏ, để riêng.
Rau sống: gồm rau muống bào, hoa chuối, xà lách, tía tô, kinh giới, giá và ngò tàu đem lặt sạch, rửa kỹ rồi ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi xả lại với nước sạch, vẩy khô và để ráo.
Sườn non rửa sạch, để ráo. Sau đó ướp với sườn non với 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng muối, 1/2 muỗng đường và 1/2 muỗng tỏi băm nhỏ. Bạn trộn đều và để 30 phút cho sườn thấm gia vị.
Bắp bò rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại với nước sạch và để ráo. Sau đó, xắt bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn. Sau khi xắt xong, bạn ướp bắp bò với 1 muỗng cafe hạt nêm và để khoảng 30 phút cho bắp bò thấm gia vị rồi xếp bắp bò ra đĩa, để riêng.
Cua đồng làm sạch, tách mình cua để khều lấy gạch cua để riêng ra chén nhỏ. Tiếp theo, bạn đem cua rửa sạch rồi cho vào cối, cho thêm chút muối và giã nát (hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay cua). Sau khi giã xong, bạn hãy lọc lấy nước và bỏ phần xác cua.
Chẳng cần bạn đi đâu xa, ngay tại căn bếp nhà mình bạn cũng có thể tự nấu lẩu riêu cua vị chuẩn ngon chỉ cần tuân thủ theo các bước ngay sau đây:
Bước 1: Ninh sườn cho nồi nước lẩu
Bật bếp, cho sườn non vào nồi áp suất đem ninh khoảng 15 – 20 phút cho sườn chín mềm.
Kinh Nghiệm Nấu Lẩu Bò Mềm Thơm, Ngọt Nước, Không Bị Dai Tại Gia
Cách nấu lẩu bò sao cho mềm ngọt tự nhiên, thơm nồng nàn mà không tanh hôi vẫn luôn là bài toán khó đối với chị em nội trợ, và các ông chồng khi muốn tự tay chế biến món ngon chăm sóc gia đình. Vì mỗi bộ phận của bò đều có những kiểu chế biến khác nhau, chứ không cố định trong giới hạn nào. Thế nên, chúng tôi sẽ cập nhật đủ mọi công thức nấu nước lẩu, sơ chế từng bộ…
1. Hướng dẫn các bước nấu lẩu bò thập cẩm đơn giản nhất
Cách nấu lẩu bò thập cẩm rất được ưa chuộng, bởi người ta thường dùng phần thịt ngon nhất của con bò để chế biến như là nạm và bắp bò. Chỉ bằng một chút khéo léo trong khâu ướp thịt, cũng như cách nêm nước lẩu theo công thức sau, bạn sẽ có ngay chiêu đãi gia đình.
1.1. Nguyên liệu chính
500 gram thịt nạm bò, 500 gram bắp bò
20 gram tỏi băm, 30 gram sả băm, 135 gram sa tế dầu Vianco
2 lít nước dùng gà, 3 muỗng canh nước tương
1/2 muỗng canh muối, 1,5 muỗng canh hạt nêm
1 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê giấm trắng
2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương ớt
5 gram đậu phộng, 100 gram bắp cải tím, 200 gram cải thìa
20 gram hành tím băm, 50 gram cà chua
100 gram bắp Mỹ
10 gram ớt sừng, 200 gram nấm linh chi nâu
200 gram cải thảo, 100 gram củ sen
1.2. Hướng dẫn cách nấu lẩu bò thập cẩm
1.2.1. Ướp thịt nạm bò
Cắt thịt nạm bò thành từng miếng vuông vừa ăn. Sau đó cho vào tô thịt bò 10 gram hành tím băm, 10 gram tỏi băm và 1 muỗng canh hạt nêm.
Tiếp theo, cho 45 gram sa tế dầu Vianco.
Dùng đũa đảo đều và ướp 30 phút để thịt thấm gia vị.
1.2.2. Xào thịt bò và đun nước lẩu
Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho 10 gram tỏi băm, 10 gram hành tím băm và 30 gram sả băm vào phi thơm. Tiếp theo, cho thịt nạm bò đã ướp và 50 gram cà chua vào xào sơ.
Sau đó, cho 2 lít nước dùng xương gà và 100 gram bắp Mỹ cắt khúc vào, nấu 30 phút đến khi thịt nạm bò chín mềm.
Nêm gia vị vào nồi lẩu bò gồm 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê giấm trắng. Thêm 10 gram ớt sừng và 45 gram sa tế dầu Vianco. Khuấy đều để các gia vị hòa quyện vào nước lẩu.
1.2.3. Cách làm nước xốt chấm lẩu thịt bò
Cho vào chén 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh tương ớt. Tiếp theo, bạn cho vào chén 45 gram sa tế dầu Vianco. Dùng thìa khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn. Rắc thêm đậu phộng vào chén xốt để tăng thêm vị bùi thơm.
Lẩu bò dọn nóng ăn kèm mì hoặc bún, trụng thêm thịt bắp bò cắt mỏng và các loại rau nấm như nấm linh chi, bắp cải tím, cải thảo, cải thìa và củ sen rất thích hợp.
2. Bí quyết nấu lẩu bò gân măng cay ngon mê đắm
2.1. Tập hợp nguyên liệu
400 gram gân bò
500 gram măng củ
40 gram ớt xanh, 40 gram ớt đỏ
20 gram hành tím, 20 gram tỏi
50 gram hành tây, 50 gram sả, 30 gram gừng
20 gram mùi tàu, 30 gram gừng, 20 gram hành lá
120 gram cà chua, 120 gram dứa, 2 lát chanh
60 ml tương bần, 1 muỗng canh rượu Thiệu Hưng
1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh hạt tiêu
1/3 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường
40 ml dầu điều, 1 muỗng canh bột canh
Rau muống, bắp chuối, nấm hương tươi, nấm hải sản
2.2. Cách chế biến món lẩu bò gân măng cay
2.2.1. Cách sơ chế gân bò và măng nấu lẩu
Cho thịt bò vào nồi thêm hành tây, sả, gừng và nước lọc với bột canh đun sôi 1 – 2 phút để loại bỏ chất bẩn. Kế đến, bạn vớt gân bò ra để ráo.
Bạn cho gân bò vừa luộc vào nồi thêm dứa, hành tây, sả, gừng, bột canh, rượu Thiệu Hưng và nước lọc ninh khoảng 45 phút để gân bò chín mềm.
Măng củ cắt đôi, rồi thái thành nhiều miếng vừa ăn. Sau đó, bạn chuẩn bị 1 nồi khác luộc măng trong 5 phút và vớt ra để ráo.
2.2.2. Xào măng với thịt bò và pha nước chấm
Đun nóng chảo dầu, phi thơm tỏi, hành tím băm, thêm măng vào nêm hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm, dầu điều và đảo điều để măng ngấm gia vị. Tiếp theo, bạn đổ gân bò vào xào cùng với vài lát ớt đỏ. Bạn nhanh tay cắt khúc mùi tàu, hành lá, cho vào hỗn hợp xào quanh rồi tắt bếp.
Sả, tỏi, ớt giã nhuyễn. Bạn pha nước chấm băng tương bần, 1 ít nước mắm, đường, 1 lát chanh vắt nước trộn đều với 1/2 hỗn hợp vừa giã.
2.2.3. Cách nấu nước dùng lẩu bò
Cà chua, dứa thái miếng vừa ăn. Đun nước lẩu với cà chua, dứa, ớt xanh cắt lát, 1/2 hỗn hợp giã nhuyễn còn lại, thêm dầu điều, đường, hạt tiêu, nước mấm, khuấy điều.
Đợi nước lẩu sôi, bạn cho phần gần bò và măng vừa xào vào là hoàn tất. Khi thưởng thức dùng kèm bún và rau sống, chấm thịt với hỗn hợp tương đã pha.
3. Chia sẻ cách nấu lẩu bò ba chỉ Mỹ kiểu Hàn Quốc “cực đã”
Công thức nấu lẩu bò ba chỉ Mỹ kiểu Hàn Quốc vừa dễ làm lại nhanh gọn. Tin chắc món ăn này sẽ “đánh gục” hoàn toàn các thành viên trong nhà bạn thôi!
3.1. Nguyên liệu cần dùng
1/2 kí bò ba chỉ Mỹ
200 gram cải bẹ, 200 gram nấm kim châm
3 trái cà chua, 2 cây sả
2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm
2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh sa tế
30 gram hẹ, 300 gram
1/2 củ hành tây, 1 miếng đậu hũ non
3.2. Cách nấu món lẩu bò ba chỉ Mỹ kiểu Hàn Quốc
Hành tây và cà chua bổ múi cau. Sả đập dập thái nhỏ.
Đổ dầu ăn vào nồi, đợi dầu sôi thì cho sả vào phi thơm.
Cho kim chi vào cùng, đảo đều cho săn lại.
Tiếp đến, cho hành tây , cà chua và chút gia vị vào đảo đều.
Đổ nước đầy nồi và đun sôi thêm lá hẹ và nêm gia vị, nước mắm, đường cho vừa miệng. Bạn cho thêm nước vào trong nước lẩu để có vị chua cay và có thể thêm sa tế tùy thích.
Xếp thịt bò, đậu và nấm kim châm ra đĩa. Như vậy là bạn đã hoàn thành món lẩu bò rồi.
4. Công thức nấu lẩu bắp bò riêu cua ăn là “ghiền”
4.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Phần nước hầm xương:
300 gram sườn sụn bò
3 củ hành tím
1 muỗng canh nước mắm
Phần riêu cua: 500 gram cua đồng xay, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê mắm tôm (Xem ngon và sạch chỉ với các bước đơn giản tại nhà).
Phần hỗn hợp nước lẩu và bún:
1 chén gạch cua, 1 chén hành tím băm
2 trái cà chua
1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê sa tế
1/2 chén giấm bồng
1 dĩa đậu hũ chiên cắt miếng nhỏ, vài miếng váng đậu hũ
1/2 kí thịt bắp bò xắt miếng mỏng, bún, rau sống
4.2. Cách chế biến món lẩu bắp bò riêu cua
4.2.1. Cách nấu nước hầm sườn sụn bò cho lẩu riêu cua
Đầu tiên, bạn rửa sạch sườn sụn rồi chần sơ qua nước sôi khử mùi tanh.
Phi hành tím cho thơm, đổ sườn sụn vào xào với 1 muỗng canh nước mắm. Sau đó, đổ nước lọc vào và ninh nhừ để làm nước dùng nấu lẩu.
4.2.2. Cách chế biến riêu cua
Cua đồng xay pha với 1 tô đầy nước lọc, rồi bạn đổ phần nước cua qua rây để lọc bỏ các phần xác dư. Đun nước cua với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê mắm tôm, khuấy đều lên
Đến khi bạn thấy riêu cua nổi lên trên mặt nước thì vớt ra. Ta thu được phần riêu cua.
4.2.3. Cách nấu hỗn hợp nước lẩu bò
Bắc 1 chảo dầu nóng, phi hành tím băm với gạch cua. Trong 1 nồi khác, bạn xào sơ cà chua với dầu ăn, rồi đổ nước hầm từ sườn sụn vào. Thêm hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, giấm bồng, sa tế vào khuấy đều.
Kế đó bạn đổ riêu cua, gạch cua xào vào. Cuối cùng là đậu hũ chiên, váng đậu với 1 ít hành lá chẻ ngọn.
Bày sẵn thịt bắp bò tươi ra dĩa. Khi ăn thì bạn nhúng vào nồi lẩu cho đang sôi cho chín thịt và ăn kèm với bún tươi, rau sống chan thêm nước lẩu.
5. Biến tấu món lẩu bò viên rau nấm giàu sức hút không thể chối từ
5.1. Nguyên liệu chính
200 gram bò viên, 200 gram gân bò, 150 gram thịt bò phi lê cắt mỏng
1 gói gia vị phở bò
150 gram nấm rơm, 50 gram củ hành tây
2 tép tỏi, 100 gram củ khoai mì, 2 cây sả, vài cọng hành lá
1 gói mì trứng
Rau sống
2 muỗng canh chao, 1 muỗng canh hạt nêm
1 muỗng canh đường phèn
5.2. Cách nấu lẩu bò viên rau nấm cho bé
5.2.1. Sơ chế thịt bò và rau nấm
Chần sơ bò viên qua nước sôi khoảng 1 phút rồi để ráo. Vẫn nồi nước ban nãy, bạn cũng trụng gân bò trong khoảng 1 phút và vớt ráo.
Nấm rơm bạn chẻ đôi, khoai mì cắt khúc. Hành tây cắt thành múi cau, hành lá cắt khúc, tỏi băm. 1/2 sả băm nhuyễn, 1/2 sả còn lại đập dập và cắt khúc. Rau sống rửa sạch
Đổ 1 ít dầu ăn vào phi thơm tỏi và sả băm nhuyễn. Sau đó bạn cho sả đập dập vào. Cho gân bò vào xào khoảng 2 phút với 1 ít hạt nêm. Đổ thêm 2 lít nước vào để làm nước dùng.
5.2.2. Cách nêm nước dùng nấu lẩu bò
Nước dùng sôi, bạn đổ thêm khoai mì, nấm rơm vào hầm mềm gân bò trong 30 phút. Cho hết cả gói gia vị nêm phở bò vào, thêm hạt nêm, đường phèn, khuấy đều.
Kế tiếp, bạn cho bò viên vào, nêm lại cho vừa ăn, đun thêm khoảng 10 phút thì cho hành tây vào.
Bạn sang nồi nước này qua nồi ăn lẩu, thêm hành lá vào, trụng mì và thịt bò phi lê cho chín rồi thưởng thức kèm rau sống.
6. Bật mí cách nấu lẩu đuôi bò khoai môn thơm béo
6.1. Nguyên liệu chủ yếu
Phần nước lẩu:
1 cái đuôi bò đã thui sẵn
500 gram xương heo
200 gram khoai môn, 50 gram đậu hũ ky
20 gram gừng, 20 gram bột ngọt
40 gram đường, 15 gram muối
25 gram hạt nêm
Nước chấm và rau bún: 2 cây sả, 4 củ hành tím, vài tép tỏi, 2 ml dầu điều, 150 gram chao, 30 gram đường, 60 ml nước cốt dừa, rau nấm và mì hoặc phở ăn kèm.
6.2. Cách nấu lẩu đuôi bò khoai môn
6.2.1. Hầm đuôi bò và pha nước chấm
Đuôi bò chặt thành nhiều khúc ngắn, rồi bạn đem hầm với xương heo trong 2 tiếng.
Trong khi chờ đợi bạn băm nhuyễn tỏi, sả, hành tím và xào với dầu điều. Sau đó, xay nhuyễn hỗn hợp này bằng máy xay sinh tố, bạn sẽ có được phần sa tế. Xay nhuyễn chao, đường với nước cốt dừa nữa thì bạn đã pha xong nước chấm.
6.2.2. Chiên khoai môn, đậu hũ ky và nêm nước lẩu
Khoai môn gọt vỏ cắt khúc nhỏ, chiên giòn đậu hũ ky cùng khoai môn. Lúc này nước xương heo và đuôi bò hầm vừa tới, bạn cho thêm gừng, đường, muối, bột ngọt hạt nêm vào, khuấy đều.
Sửa soạn rau cải, nấm bào ngư và nấm đông cô, với mì hoặc phở ra dĩa. Khi thưởng thức thì thêm 1 phần sa tế vào nước lẩu, 1 phần vào nước chấm chao cực ngon.
7. Tuyệt chiêu nấu lẩu lòng bò cốt dừa mới mẻ
Cách nấu lẩu lòng bò cốt dừa mang phong vị của ẩm thực Trung Hoa còn có tên gọi là món phá lấu lòng bò. Chúng tôi đã chọn lọc ra cách nấu lẩu lòng bò sao cho không bị tanh hôi đúng chuẩn nhất phía dưới để bạn tiện bề theo dõi.
7.1. Nguyên liệu cốt lõi
1 kí lòng bò
50 gram muối hột, 13 gram muối bọt
100 ml rượu trắng, 100 ml giấm trắng, 1 lít nước lọc
50 ml dầu điều, 50 ml nước cốt tắc, 30ml nước mắm
1 lít nước dừa tươi, 400 ml nước cốt dừa
5 lát gừng, 10 gram gừng đập dập, 50 gram gừng băm
3 gram bột ngũ vị hương, 2 cái hoa hồi, 2 gram bột quế
3 gram bột nghệ, 5 gram hạt nêm, 90 gram đường
1 muỗng canh muối, 10 gram riềng
15 gram tỏi băm, 15 gram hành tím
7.2. Hướng dẫn cách nấu lẩu lòng bò với cốt dừa
7.2.1. Sơ chế lòng bò
Cho 1kg lòng vào âu lớn, thêm 50 gram gừng băm, 50 gram muối hột. Đổ thêm 100ml giấm trắng, 100ml rượu trắng, rồi bạn dùng tay chà xát muối, gừng vào các miếng lòng.
Để ngâm 30 phút và rửa sạch lòng dưới vòi nước. Tiếp theo cho lòng bò vào luộc sơ 5 phút trong nồi nước sôi với 5 lát gừng và 1 muỗng canh muối.
7.2.2. Cách ướp lòng bò và nấu nước lẩu
Cho lòng bò đã luộc sơ vào âu lớn, thêm 10 gram muối, 5 gram hạt nêm, 3 gram ngũ vị hương, 30 gram đường và 50ml dầu điều. Dùng đũa trộn đều và ướp lòng khoảng 30 phút.
Phi thơm 15 gram tỏi băm, 15gram hành tím băm, 10 gram riềng đập dập và 10 gram gừng đập dập. Sau đó, cho lòng bò vào xào săn lại, thêm 1 lít nước dừa tươi, 2 cái hoa hồi, bột nghệ và bột quế. Đậy nắp và hầm lửa vừa trong khoảng 90 phút, đến khi nước hơi cạn thì cho tiếp 400ml nước cốt dừa. Rồi bạn tiếp tục hầm thêm 30 phút.
7.2.3. Cách làm nước mắm chấm lẩu lòng bò
Chuẩn bị một nồi nhỏ, cho 50 gram đường trắng, 50 ml nước cốt tắc và 30 ml nước mắm. Dùng muỗng khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.
Dùng kèm bánh mì với nước lẩu và lòng bò cùng rau răm rất ngon.
8. Bí kíp nấu lẩu sách bò cà ri ngon “tuyệt cú mèo”
8.1. Yêu cầu về nguyên liệu
Nguyên liệu phần cái và nước lẩu:
500 gram lá sách bò, 150 gram lá mía bò
200 gram gân bò, 150 gram gan bò
2 muỗng canh dầu ăn, 30 gram bột năng
30 cái hoa hồi, 5 gram thanh quế
500 ml nước cốt dừa, 3 lít nước dừa dảo
100 ml nước mắm, 100 gram đường trắng
15 gram tỏi băm, 15 gram hành tím băm
15 gram riềng băm
Phần gia vị ướp bò:
15 gram muối, 15 gram đường, 15 gram bột ngọt
15 gram hạt nêm, 5 gram tiêu, 5 gram ngũ vị hương
20 gram bột cà ri, 30 gram cà ri dầu, 5 gram lá cà ri
15 gram tỏi băm, 15 gram ớt băm
15 gram riềng băm, 15 gram hành tím băm
15 ml nước mắm
8.2. Cách nấu món lẩu sách bò cà ri
8.2.1. Sơ chế sách bò
Sách bò dùng muối và giấm bóp kỹ. Đun sôi một nồi nước, cho vào nồi 1 củ gừng đập dập cùng 1 ít muối, cho lá sách đã cắt nhỏ và gân bò vào luộc sơ 20 phút, sau đó vớt ra ngâm vào thau nước đã để giữ được độ giòn.
Gan bò và lá mía cắt miếng nhỏ cho vào luộc sơ. Ướp các bộ phận của bò với các gia vị đã chuẩn bị sẵn khoẳng 15 phút cho thấm.
8.2.2. Xào hỗn hợp sách bò và đun nước lẩu cốt dừa
Bắc lên bếp một chiếc nồi hoặc chảo sâu lòng, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng thì thêm 15 gram tỏi băm, 15 grm hành tím băm, 15 gram riềng băm, 3 hoa hồi và 5 gram bột quế. Xào đều lên cho các nguyên liệu dậy mùi thơm. Tiếp theo cho hỗn hợp sách bò đã ướp vào, xào sơ khoảng 2 phút.
Thêm vào nồi 3 lít nước cốt dừa dảo, để lửa lớn nấu cho nước sôi lên thì vớt bọt, hạ lửa nhỏ hầm 1 tiếng trên bếp để hỗn hợp bò mềm. Sau đó thêm 500ml nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều.
8.2.3. Tạo độ sệt cho nồi lẩu
Bạn nêm nếm lại cho vừa ăn với 100 gram đường và 100ml nước mắm. Chuẩn bị sẵn một chén có pha 30 gram bột năng cùng với 50ml nước lọc. Đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều để nước cà ri được sệt lại là hoàn tất.
Sách bò dai dai chấm với nước mắm me chua ngọt, ăn kèm với bánh mì, bún hoặc mì gói đều rất ngon.
9. Hướng dẫn các bước nấu lẩu mắt bò bằng nồi đất dân dã
Cách nấu lẩu mắt bò dường như hiếm khi được giới thiệu trên các trang mạng xã hội. Bởi lẽ, không phải lúc nào bạn đi chợ cũng mua được mắt bò. Cách nấu lẩu mắt bò bằng nồi đất đậm chất miệt vườn rất thích hợp để các “cánh mày râu” lai rai chiều lạnh đấy!
9.1. Nguyên liệu cần dùng
6 cái mắt bò
Vài cây sả tươi
Muối, đường, hạt nêm
Rau sống, phở
9.2. Hướng dẫn cách nấu lẩu mắt bò bằng nồi đất
Mắt bò mua về cắt bỏ mí mắt, rửa kỹ các rãnh mắt để loại bỏ hết chất bẩn.
Rau sông bỏ lá sâu, rửa sạch để ráo.
Sả cây đập dập, cắt khúc. Cho sả và mắt bỏ vào nồi ninh nhừ trong khoảng 30-45 phút đến khi mắt bò mềm. Nồi mắt bò sôi bạn dùng luôn phần nước hầm này để làm nước lẩu. Nêm muối, đường, hạt nêm tùy theo khẩu vị.
Trong quá trình đun nếu nước lẩu hơi cạn thì bạn đổ thêm nước lọc vào. Khi thưởng thức, pha chao với 1 chút cơm mẻ tạ độ chua để chấm mắt bò. Nhúng rau vào nồi lẩu và dùng kèm với phở.
10. Hướng dẫn cách nấu lẩu bò chay kiểu Nhật Bản
Thường xuyên ăn món lẩu mặn hoài cũng chán. Thỉnh thoảng bạn có thể làm mới khẩu vị mình nếu nắm lòng các bước nấu lẩu bò chay kiểu Nhật cực thanh đạm sau.
10.1. Nguyên liệu chính
100 gram bò lát chay, 100 gram nấm kim châm
8 bẹ cải thảo, 8 tai nấm đông cô
1 cây hành boa rô, 100 gram cà rốt cắt lát
1 miếng đậu hũ lớn, 200 gram rau tần ô
2 miếng đậu hũ ky chiên
1 gói
1 dĩa mì Udon
1 muỗng cà phê hạt nêm chay
1 chén nước tương
1 chén rượu Sake, 1 chén rượu Mirin
4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu ăn
10.2. Cách nấu lẩu bò chay cơ bản
Đun hỗn hợp xốt gồm nước tương, 4 muỗng canh đường, rượu Sake, rượu Mirin và 1 muỗng hạt nêm. Bò lát chay ngâm nở trong nước 20 phút và vắt ráo, cắt miếng mỏng.
Đun nóng dầu ăn, rồi bạn cho hành boa rô cắt lát vào phi thơm và áp chảo bò lát chay. Thêm 1/2 chén xốt vừa pha lúc đầu vào. Nấu cho bò thấm vị rồi trút ra để sang một bên.
Phi thơm thêm hành boa rô, đổ hỗn hợp xốt còn lại vào. Thêm cà rốt và nấm đông cô tươi, đun sôi đến chín mềm vừa thì múc ra thố ăn lẩu.
Khi ăn thì bạn nhúng phần bò lát chay vào lẩu, đậu hũ, mì Udon và dùng kèm rau sống.
11. Bất ngờ với hàm lượng calo chứa trong mỗi khẩu phần lẩu của người châu Á
Ước tính mỗi khẩu phần lẩu 1 người ăn bao gồm thịt, đậu hũ và rau sẽ có khoảng 622 calo. Ăn lẩu và uống rượu, bia, có thể xem là văn hóa khi dùng món này. Sự thật là bia chính là thủ phạm gia tăng calo nhanh hơn. Bạn nên chọn nước lọc để dùng bữa, không chỉ giúp bạn giảm cân, mà còn tạo được cảm giác nhanh no. Từ đó, bạn sẽ ăn ít lại, không quá no để ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của mình.
Bảo Tiên tổng hợp
Ngọt Ngon Khó Cưỡng Với Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Không Bị Nhớt
Như chúng ta đã biết, nha đam có chứa nhiều vitamin như A, C, B, E với các khoáng chất kẽm, sắt, magie, canxi, kali… cùng với sự góp mặt của các axit amin, enzyme có lợi cho sức khỏe cũng như dưỡng da trắng mịn, hồng hào ngay từ bên trong. Nha đam tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn, ngăn ngừa lão hóa, giảm cholesterol, làm lành vết thương, dưỡng da sạch mụn, hết thâm và hồng hào hơn.
Nếu bạn nấu nha đam đường phèn để uống mỗi ngày sẽ là cách thanh nhiệt, giải độc cơ thể tốt nhất. Nó sẽ nhanh chóng trở thành món tráng miệng sau những bữa ăn hàng ngày của bạn nếu như bạn dùng thử ngay hôm nay.
Cách nấu nha đam đường phèn không bị nhớt
Chuẩn bị: Nha đam, đường phèn, lá dứa.
Thực hiện:
– Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt thành hạt lựu nhỏ vừa ăn. Đem ngâm với nước muối pha loãng tầm 15 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Cách này chính là bí kíp đơn giản để khi nấu nha đam không bị đắng và nhớt.
– Nấu 1 nồi nước sôi, cho nha đam vào trụng khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra rửa lại với nước lần nữa. Trần nha đam như vậy để giúp loại bỏ đi nhiều nhớt hơn nữa, giúp khi nấu nha đam đường phèn sẽ ngon hơn. Lưu ý, không nên trụng nha đam quá lâu để nó không bị mềm đi, ăn như vậy sẽ không ngon.
– Lấy một nồi nước khác, đun sôi rồi cho đường phèn vô nấu cho hòa tan hoàn toàn. Bạn nên căn tỷ lệ đường vừa đủ tạo độ ngọt dịu thanh là được. Với những người đang muốn giảm cân thì cho ít đường hơn, chỉ làm sao để dịu vị đắng của nha đam là tốt nhất.
– Sau khi đường đã tan thì để lửa nhỏ lại, đun thêm vài ba phút nữa thì cho nha đam và lá dứa vào nấu chung.
– Đun thêm 5 phút thì tắt bếp và cách nấu nha đam đường phèn không bị nhớt đã hoàn thành rồi và chờ bạn thưởng thức.
Món đồ uống thanh nhiệt cơ thể này mà uống mỗi ngày thì tuyệt vời biết mấy. Khi uống bạn có thể thêm đá bào, chanh, lá bạc hà để tạo độ thơm ngon hơn. Món đồ uống này không những chăm sóc sức khỏe cơ thể, làm dịu cơn nóng nhanh chóng mà còn hỗ trợ dưỡng da trắng mịn hơn và duy trì vóc dáng chuẩn đẹp, gợi cảm nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nấu Không Bị Tanh, Ngon Khó Cưỡng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!