Bạn đang xem bài viết Món Ăn Gợi Nhớ Của Cao Bằng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc. Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám. Đây là món ăn đặc trưng của người Cao Bằng đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong danh sách top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam.
Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam.
Với người dân Cao Bằng, xôi trám là một món ăn dân dã, truyền thống. Chị Phạm Thị Kim Oanh ở huyện Hòa An vẫn thường xuyên làm món xôi trám cho gia đình: “Tôi là người Cao Bằng. Thường thường, ngay bản thân gia đình nhà của tôi rất hay làm xôi trám đặc biệt là vào ngày giỗ và ngày rằm. Mặc dù làm xôi trám hơi cầu kỳ, mất công nhưng ăn lại rất là ngon”.
Quả trám đen chỉ to bằng ngón tay cái, thon nhọn ra hai đầu. Trám đen có hai loại là trám nếp và trám tẻ. Thông thường, người ta hay chọn trám nếp để đồ xôi vì có vị bùi, ngọt, thịt mềm chứ không cứng và giòn như trám tẻ. Phải chọn loại trám nếp chín cây có màu tím thẫm, quả còn tươi, đỉnh cuống còn dính nhựa, da quả căng, bóng, mịn không bị rộp. Ở Cao Bằng, trám đen ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An là ngon nhất do khí hậu thổ nhưỡng hợp với loại cây này.
Quả trám đen. – Ảnh: báo Cao Bằng
Để chế biến được món xôi trám khá kỳ công. Trước tiên, trám cần rửa thật sạch bằng nước ấm để ra hết chất nhựa. Sau đó, ta đổ nước ngập trám, bắc nồi lên bếp đảo đến khi nước nóng già khoảng 70 độ C thì tắt bếp và ngâm từ 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Trám sau khi om mềm, chín, ta dùng dao khoanh tròn rồi tách đôi quả trám, lấy phần cùi và bỏ hạt.
Về phần gạo nếp để đồ xôi, chị Triệu Bích Phượng, Trưởng phòng nghiệp vụ Trung tâm văn hóa tỉnh Cao Bằng, thường hay chọn một loại gạo nếp hương có một mùi thơm rất quyến rũ: “Gạo nếp ở tỉnh nào cũng có nhưng ở Cao Bằng thì gạo ngon nhất là ở Bảo Lạc, một loại gạo đặc trưng của Cao Bằng. Còn trám thì ở Cao Bằng là món ăn rất là ngon và nếu như khách của các tỉnh bạn đến đến Cao Bằng thì đó cũng là một món ăn trong thực đơn để tiếp khách trong và ngoài tỉnh”.
Gạp nếp hương sau khi vo sạch và ngâm từ 8-10 tiếng, người ta cho vào chõ, trộn với cùng với trám, nấu trong khoảng 30 phút là chín tới. Mở nắp vung chõ xôi nóng hổi, mùi xôi thơm phảng phất mùi hương nhựa trám bùi và ngậy. Chị Kim Oanh cho biết, nhiều người Cao Bằng còn sáng tạo cho món xôi trám thêm ngon bằng cách: “Tôi cho một ít thịt băm đã xào thơm cùng với hành. Sau khi xôi chín tới, tôi chỉ việc cho thịt băm đã xào vào, trộn cùng với xôi trám rồi đem ra ăn”.
Xôi trám dẻo, thơm, không dính tay, đơm ra đĩa có màu tím hồng khá đẹp. Món xôi trám ngon nhất khi ăn cùng muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng. Mùi thơm của hạt nếp dẻo hòa lẫn cùng vị bùi, béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng của trám rừng, ăn nhiều không thấy ngán.
Trám đen còn có thể làm các món ăn khác như trám nhồi thịt hay trám rim với tóp mỡ hoặc thịt ba chỉ. Vị cay cay của tiêu, gừng, thơm bùi của trám và sự béo ngậy của thịt hòa quyện tạo thành món ăn đặc sản, mang hương vị riêng biệt, ngon khó cưỡng.
Dừng chân ở Cao Bằng, du khách hãy một lần nếm thử vị ngon của xôi trám và các món ăn từ trám để cảm nhận hương vị độc đáo của ẩm thực Cao Bằng.
Tò Mò Cách Làm Món Xôi Trám Đen Cực Hấp Dẫn Của Cao Bằng
(Kiến Thức) – Lên Cao Bằng, chúng ta có cơ hội thưởng thức món xôi trám đen đặc sản của núi rừng. Không giống như những loại xôi khác, món ăn này có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Xôi trám đen ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng… Ngày nay ở các chợ Cao Bằng, trám đen vẫn mua bán theo cách truyền thống là đếm từng trăm hoặc khi được chế biến sẵn sẽ bán bằng lạng, cân.
Trám đen không chế biến thành nhiều món như trám trắng. Trám đen chỉ dùng để rang với thịt lợn hoặc ăn đơn thuần sau khi đã sơ chế. Đặc biệt hơn cả là món xôi trám đen rất thơm ngon được nhiều người ưa thích.
Cách làm xôi trám đen cũng không quá cầu kỳ. Trám tươi cho vào nồi đổ ngập quá nửa nước, đun nhỏ lửa. Đảo đều trám trong nồi cho đến khi nước nóng già, tắt bếp để ủ. Trám chín từ từ, tinh dầu trám tan vào nước, trám sẽ bở và có mùi thơm rất dễ chịu. Lúc này có thể ăn trám và chế biến trám. Dùng dao nhỏ sắc hoặc dùng sợi chỉ cuốn quanh cắt đôi quả trám ra, nhẹ nhàng tách bỏ hạt. Nếu muốn để dành ăn dần trong thời gian lâu có thể vài năm thì bỏ trám đã om ngâm trong dầu ăn.
Thông thường, người ta cho vào mỗi nửa quả trám một ít muối hoặc bột canh bóp cho trám dẹt lại là để được khá lâu để ăn dần. Nếu để trong tủ lạnh cũng được lâu nhưng trám bị khô không được ngon. Đối với món xôi, sau khi om chín, trám đen được bóc lớp vỏ mỏng dính bên ngoài rồi tách hạt lấy phần cùi. Muốn nấu xôi trám ngon , phải chọn được nếp nương đúng mùa, đem ngâm với nước chừng 3 tiếng, sau đó vo lại thật sạch, xóc với chút xíu muối để xôi vừa dền, dẻo lâu lại đậm đà.
Tiếp theo, đặt chõ lên bếp, khi nước trong chõ bắt đầu sôi thì nhẹ nhàng đổ gạo vào, xếp thịt trám lên trên cùng. Khoảng 30 phút là xôi chín, nhấc ra, rưới thêm 1 thìa cà phê mỡ thăn heo rồi đùng đũa tre đánh đều sao cho trám và xôi quyện lẫn với nhau
Xôi nếp đồ xong có màu tím khá đẹp mắt. Món xôi trám ngon nhất khi ăn cùng muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng. Thông thường cứ khoảng 1 cân gạo nếp sẽ kết hợp với khoảng 2 – 3 lạng trám.
Trong mâm cỗ người vùng cao, màu tím hồng của đĩa xôi trám nổi bật giữa những màu sắc của sản vật núi rừng, chỉ nhìn thôi đã ứa nước miếng và muốn xà ngay xuống ăn cho thỏa cơn thèm. Mùi thơm của nếp hòa quyện với mùi thơm của trám tạo mùi thơm kích thích người ăn. Xôi trám của Cao Bằng vừa dẻo, vừa thơm, ăn một lần nhớ mãi. Ảnh: Internet. Thảo Nguyên (TH)
Đổi Món Với Phở Chua Cao Bằng
Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hòa với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.
Phở chua gắn liền với hai địa danh là Lạng Sơn và Cao Bằng nhưng nhiều người khẳng định nó chính là món đặc sản của riêng vùng đất Cao Bằng và được đưa vào danh sách những món ăn chơi, đặc sản Việt Nam.
Để làm được món phở này cũng khá công phu. Bánh phở phải làm sao cho vừa dẻo vừa dai. Gan lợn thái mỏng cho vào rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn nên luộc qua trước khi rán để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ rán giòn bì đến khi có màu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt Thất Khê tẩm ướt rồi đem quay…
Dạ dày chiên vàng hấp dẫn
Xếp bánh phở ra bát, bên trên xếp những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh, thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc ràn đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn.
Khi đã chuẩn bị đủ những thứ đó thì rưới lên trên một chút nước sốt, được chế từ nước lấy trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn thì trộn đều bát phở và thêm chút mác mật ngâm măng ớt.
Măng rừng mắc mật cho thêm vào làm bát phở chua thơm ngon hẳn
Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hòa với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật. Phở chua ăn kèm với rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn. Ăn vào lúc tiết trời se lạnh thì ấm lòng, mùa nóng lại có cảm giác thanh mát nhờ vị chua của nước sốt. Chẳng thế mà khi ăn hết tô phở, vị chua đọng lại nên vẫn thấy chưa no mà còn muốn ăn thêm. Phở chua ăn một lần còn lạ miệng, đến hai lần, ba lần sẽ trở nên nghiện hương vị độc đáo của nó.
Món phở chua trông khá hấp dẫn
Trước đây, món này chỉ được dùng khi có đám cỗ, giờ được nhiều người chọn thành món điểm tâm. Vượt qua phạm vi tỉnh Cao Bằng, nó trở thành một trong những lựa chọn của người Hà Thành như là món khai vị trong các buổi tiệc đổi vị khi đã quá ê hề với thịt cá.
************
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Đến Hội An Nhớ Ăn Món Chè
Xí mà còn có tên gọi khác là chè mè đen. Lúc chúng tôi đến, thấy ông đang ngồi bán bên ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ (đối diện Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi Hội An): một chiếc đòn gánh đã cũ, bên là một nồi chè đặt trên bếp than, bên là ấm nước chè tươi trong gáo dừa khô.
Ông Thiều bên gánh chè xí mà.
“Tôi đi bán đến nay đã hơn 76 năm rồi. Lúc trước gánh hàng thuê cho các thương lái Trung Quốc, một lần tôi ăn thử rồi học được…” – ông Thiểu cho biết.
Một bạn già tên Xuân của ông Thiểu ngồi bên tiếp lời: “Để có được nồi chè này, 2 vợ chồng lão phải dậy từ 3h sáng. Ở Hội An chỉ có ổng là người duy nhất bán thôi. Xí mà đã cùng với ổng tham dự các cuộc thi về văn hóa ẩm thực trong tỉnh và nó đã được công nhận là đặc sản của riêng du lịch Hội An đấy!”.
Nhìn bộ đồ bà ba trên bờ vai trắng phết màu, đôi dép cao su đã mòn lẽm, chúng tôi tự hỏi ông đã quang bao nhiêu gánh chè đi khắp con đường Phố cổ hơn 76 năm qua?
Mỗi sáng, ông Thiểu tự mình chuẩn bị tất cả các nguyên liệu rồi đi gánh nước nấu. Ông không cho ai làm thay, chỉ khi ông gật đầu thì mới được phụ. Mỗi nồi chè ông chỉ bán chừng 3 tiếng đồng hồ mỗi sáng là hết sạch.
Chè xí mà nấu từ nước giếng nghìn tuổi
Nguyên liệu chính của chè xí mà là mè đen, sau khi được ngâm khoảng 3 tiếng thì đem mè đi xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc vào. Ông Thiểu cho biết: “Nước để nấu chè được lấy về từ chiếc giếng cổ hơn nghìn năm tuổi gần nhà. Chỉ có nước nớ (ấy) làm xí mà mới có mùi vị đậm đà riêng thôi. Xí mà sẽ ngon ngọt hơn. Người ăn sẽ dễ dàng nhận ra nó dở nếu dùng nước máy!”.
Thì ra chiếc giếng mà ông Thiểu nói đến chính là giếng Bá Lễ có từ thời của nhà Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII – IX). Chất liệu làm giếng cổ này duy nhất bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, cả nghìn năm nay vẫn cho dòng nước quý giá mà không đâu sánh được.
Có lẽ ấn tượng nhất là cái cách thưởng thức chè xí mà. Khách ăn buộc phải ngồi lổm xổm. Ghế đọt chỉ có dăm bảy cái dành cho người nước ngoài nếu không quen theo cách lổm xổm. Chiếc bát sứ bé chỉ chừng hai vá chè là đầy. Ăn xí mà phải dùng một chiếc muỗng con, nếm dần từng tí một sẽ thấy ngọt lịm từ đầu lưỡi và thơm thoảng mùi thuốc Bắc.
Xí mà được nấu từ vị thuốc Bắc
Chị Mai, đến từ TPHCM cho biết: “Xí mà rất đỗi quen thuộc với tuổi thơ tôi. Còn nhớ mỗi lần đi học cùng tụi bạn, nghe tiếng rao lanh lảnh của cụ thì chân cứ muốn dừng lại để mà thưởng thức. Hình ảnh một nồi xí mà đặc sệt, lóng lánh màu lam trên đôi vai kẽo kẹt bay mùi khói khiến bao năm xa Hội An vẫn còn nguyên vẹn. Lần nào về quê cũng phải tìm cụ để được ăn”.
Chiều nay Phố Cổ mưa, cầm trên tay chén xí mà nóng hổi thoảng mùi thơm dịu, bỗng thấy lòng yên bình và nhẹ nhàng đến lạ. Nếu một lần đến với Hội An, hãy ghé thưởng thức món chè “xí mà” đặc biệt này. Bởi lẽ sẽ chẳng ai biết được, một mai kia bạn sẽ nuối tiếc không được ăn thử vì cái tuổi “ông lão xí mà” đã là quá cửu thập rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Gợi Nhớ Của Cao Bằng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!