Bạn đang xem bài viết Nghệ An: Dùng Bèo Tây Làm Thức Ăn Cho Vịt, Tiết Kiệm Chi Phí được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bèo tây băm nhỏ trộn với ngô xay, cám công nghiệp làm thức ăn cho vịt, là cách làm sáng tạo của anh Nguyễn Hữu Thao – chủ trang trại hàng nghìn con vịt ở xóm Lộc Thành, xã Nam Thành, huyện Yên Thành. Bằng cách làm này, mỗi ngày ông Thao tiết kiệm được 1,5 triệu đồng chi phí mua thức ăn cho vịt và vịt nhanh lớn, thịt ngon.
Bèo tây được vớt về và cho vào máy xay nhỏ. Sau đó, trộn với cám ngô.Ông Nguyễn Hữu Thao cho biết, gia đình đang nuôi 5 nghìn con vịt tơ, phải sử dụng 250 kg thức ăn/bữa, trong đó bèo tây chiếm 30%, cám ngô 30%, thức ăn công nghiệp 60%. 3 loại thức ăn này trộn đều với nhau cho vịt ăn. Anh Thao hiện là người duy nhất ở Yên Thành sử dụng bèo tây để chế biến thức ăn cho vịt.Anh Thao cho hay, cho vịt ăn thêm bèo tây và cám ngô, con vịt nhanh ra lông, chóng lớn và chất lượng thịt ngon, đặc biệt là tiết kiệm chi phí. Nếu như không sử dụng bèo tây và cám ngô thì 5 nghìn con vịt mỗi ngày ăn hết 10 bao cám công nghiệp, tương đương 3,2 triệu đồng, thì nay chỉ sử dụng 6 bao cám. Chịu khó lao động, mỗi ngày anh tiết kiệm được 1,5 triệu đồng.
Cùng cách làm của anh Thao, tại Vĩnh Long, Ông T.H.P – ngụ xã Long Phước (huyện Long Hồ) chia sẻ: Mỗi ngày ông đều đi cắt LB về rồi chẻ nhỏ, xắc nhuyễn; sau đó trộn lẫn với một ít cám to, lúa và thức ăn công nghiệp để làm thức ăn cho vịt. Thỉnh thoảng ông còn vứt nguyên cả phần thân, lá và rễ LB cho vịt ăn. Theo kinh nghiệm của ông T.H.P, để có được LB cho đàn gia cầm ăn, người chăn nuôi phải nuôi LB (nuôi trong mương). Như vậy mới đảm bảo có LB đầy đủ và kịp thời. Còn nếu vớt LB dưới sông thì gia cầm thường… chê, ít ăn vì loại LB trôi sông thường hay bị ghe, tàu chạy qua lại… làm dập ở thân và lá tạo nên mùi hôi. Còn anh Phan Văn Được – ngụ xã Phú Lộc (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) – cho biết, nhà anh nuôi 20 con gà. Trước đây, anh chỉ cho ăn lúa (mỗi ngày 3 lần rất tốn kém). Từ ngày được người bạn cho hay “Gà cũng rất thích ăn LB”, anh về vớt LB cho gà ăn. Gà rất thích ăn nên ngày nào anh cũng vớt cho ăn. Nhờ vậy lượng lúa anh cho gà ăn giảm bớt…
Lục bình (LB) là loại thực vật mà các loại gia cầm (gà, vịt, ngỗng…) rất thích ăn. Theo một số người chăn nuôi, LB rất có ích đối với việc chăn nuôi gia cầm; trong đó quan trọng nhất là giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận. Nếu chỉ cho gia cầm ăn lúa, gạo và thức ăn công nghiệp sẽ tốn kém, người chăn nuôi không có lãi hoặc lãi ít. Dùng LB trộn lẫn thì giảm được lượng lúa, gạo và thức ăn công nghiệp.
Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Giúp Tiết Kiệm Chi Phí
Trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản, người chăn nuôi luôn phải bỏ ra một khoảng chi phí rất lớn để mua các thức ăn công nghiệp cho cá. Chính vì vậy mà những năm gần đây người nuôi thường lựa chọn phương pháp tự chế biến thức ăn cho cá để giảm thiểu chi phí. Việc tự chế biến thức ăn cho cá không chỉ giúp các nhà nông tiết kiệm chi phí, nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở cá.
Cách chế biến thức ăn cho cá
Lúa: Các giống lúa ở Việt Nam hiện nay, hàm lượng Protein trung bình rơi vào khoảng 7-8%, 60% tinh bột, ngoài ra trong lúa còn chứa nhiều loại vitamin như: B1, B2, B6,.. Với những người chuyên chăn nuôi cá nước ngọt sẽ dùng thóc mầm cho cá ăn.
Cám gạo: Đây có thể xem là một trong những nguyên liệu được người nhà nông ưa thích khi chế biến thức ăn cho cá. Protein có chứa trong cám gạo khoảng 13,3%, bên cạnh đó trong cám gạo còn chứa khá nhiều Vitamin B1, E và chất xơ.
Ngô: Hàm lượng Protein có trong ngô khá cao ( 10,6%), giá trị Protein của chúng sẽ được tăng cường nếu được trộn lẫn chung với đậu tương và một số nguyên liệu khác như: Cá tạp, ốc bưu vàng,.. Ngô cũng có chứa rất nhiều tinh bột ( 69,2%) tuy nhiên chúng lại rất nghèo canxi.
Sắn: Bột sắn được nghiền nát có hàm lượng đạm thô khoảng 3,52%, béo thô 1,04%, xơ thô 1,35% và khoáng tổng hợp là 1,58%. Bột sắn rất dễ được phân biệt với các loại tinh bột khác nhờ màu trắng đặc trưng và có tính kết dính cao, chính vì thế chúng thường được trộn chung với bột ngô, gạo, đậu tương để tăng độ kết dính cho thức ăn.
Đậu tương: Được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên chúng được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Protein có trong đậu tương có hàm lượng rất cao ( 40%), thậm chí ở một số loại đậu tương hàm lượng Protein có thể lên đến 43-50%. Trong đậu tương còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Canxi, sắt, photpho, chất xơ.
Cá tạp: Có hai loại cá tạp phổ biến nhất là cá tạp nước ngọt và cá tạp nước mặn, phần lớn người nuôi cá nước ngọt rất thích bổ sung cá tạp vào thức ăn cho cá. Nguồn thực phẩm này có lượng Protein cực cao, đồng thời chúng cũng rất dễ để tiêu hóa nên được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn để chế biến thức ăn cho cá.
Ốc bưu vàng: Được xếp vào nhóm thức ăn có hàm lượng Protein cao nên được khá nhiều người lựa chọn làm thức ăn cho cá, thịt ốc bưu vàng thường được hấp chín sau đó phơi thật khô rồi nghiền thành bột mịn để bổ sung vào thức ăn.
Đối với bất kỳ vật nuôi nào nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thức ăn cần thiết sẽ khiến chúng chậm lớn, kém ăn và đồng thời rất dễ mắc bệnh. Trong quá trình chăn nuôi cá, nếu các hộ gia đình không muốn sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thì có thể áp dụng công thức chế biển thức ăn cho cá sau đây. Công thức này được chế biến theo tỷ lệ được các chuyên gia về thủy hải sản đề nghị.
Các loại thức ăn như: gạo, ngô, sắn,… sau khi nghiền nhỏ thì trộn theo tỉ lệ 30% bột ngô + 30% cám + 10% bột cá + 10% thóc nghiền + 20% bột đỗ tương. Nếu có điều kiện thì các bạn nên ủ men trước khi cho cá ăn, bên cạnh đó một số loại tinh bột nên được nấu chín để giúp cá dễ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho cá
Một số nguyên liệu như: đậu tương, khô dầu thường có chứa những thành phần khó tiêu hóa và có thể chứa một số độc tố, nấm mốc. Vì thế khi chế biến thức ăn cho cá các bạn nên xử lý trước bằng nhiệt độ hoặc dùng chúng cho các đối tượng có độ mẫn cảm thấp.
Có thể trộn thêm các loại Vitamin hay thuốc phòng ngừa bệnh trong thức ăn cho cá khi chế biến. Với dạng thức ăn được nấu chín nên trộn Vitamin sau khi chúng đã được nấu chín ( Trộn khi nguội).
*****
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Gà Từ Bèo Tây
Bèo tây hay còn gọi là bèo lục bình là cây thân thảo, sống nổi trên mặt nước hay những nơi ẩm ướt, lá mọc thành hình hoa, có cuống phồng lên thành phao nổi. Hàm lượng protein cao 18.3% (13.1 – 34.9%), trọng lượng khô 11.3%, chủ yếu tập trung ở lá non, trọng lượng khô khoảng 10%, có rất nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm đặc biệt là gà. Khi gà ăn bèo tây giúp tăng lượng trứng đẻ, tỉ lệ ấp nở cao, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng và giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi (Nuôi 5000 con gà, giảm 500.000 đồng/ngày so với dùng 100% cám công nghiệp).
1. Chuẩn bị nguyên liệu.Tùy thuộc vào số lượng đàn gà mà bà con chuẩn bị cho phù hợp.
Trong 100 kg thức ăn hỗn hợp cho gà, bà con cần chuẩn bị 5 kg bèo tây.
2. Các bước tiến hành.Bước 1: Bà con cần lấy bèo tây ở nơi ao sạch, mương sạch (không có quá nhiều rác thải, xác động vật chết vì đây là nguồn lây bệnh cho gà).
Bước 2: Bà con cắt rễ, loại bỏ lá già, lá thối nhũn và rửa sạch bèo tây.
BĂM NHỎ (đối với các loại nguyên liệu như): Cỏ voi, cỏ dại, thân cây lạc, rau, bèo tây (lục bình), thân cây chuối non….và rất nhiều các loại nguyên liệu khác. Các nguyên liệu sau khi máy băm nhỏ có độ dài từ 1cm đến 5cm. Sản phẩm băm nhỏ của máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A2,2Kw được dùng làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, thỏ, cua, cá… ăn ngay trong ngày hoặc để ủ chua làm thức ăn dự trữ cho vật nuôi trong thời gian nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm.
NGHIỀN NÁT NHUYỄN các loại nguyên liệu như: Cây chuối, rau, bèo (lục bình), cỏ voi, cây và bắp ngô, thân và củ sắn (khoai mỳ), thân và củ khoai lang,… ra các sản phẩm dạng nát nhuyễn giúp vật nuôi dễ dàng hấp thu và tiêu hóa.
NGHIỀN BỘT KHÔ các loại nguyên liệu như: Hạt ngô, các loại hạt ngũ cốc, sắn củ (sắn lát) khô, các loại cá khô, lá cây khô từ dạng thô sang dạng tinh bột làm nguyên liệu để ủ men, ép cám viên, hoặc chế biến các dạng thức ăn khác cho vật nuôi.
Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw, Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V), và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, Động cơ xăng” nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.
Bước 4: Bà con trộn đều nguyên liệu theo công thức:
Hoặc bà con phơi khô hoặc sấy khô kiệt rồi nghiền càng nhỏ càng tốt, đóng bao, bảo quản lâu dài, rồi trộn với thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp cho gà ăn.
Hoặc bà con có thể ép viên để bảo quản lâu hơn.
Máy ép cám viên 3A loại không có đầu cắt của Công ty CPĐT Tuấn Tú là thiết bị ép cám cực nhanh, sử dụng chủ yếu các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, viên cám đều, đẹp giống hệt như loại cám bán trên thị trường. Khi mua máy, bà con sẽ được tặng kèm công thức và tỉ lệ trộn cám dinh dưỡng cho vật nuôi in trong sách hướng dẫn sử dụng máy. Sản phẩm hiện đang được bán tại các đại lý phân phối trên toàn quốc của Công ty.
Cách sử dụng: Với bèo tươi, bà con sử dụng cho ăn trực tiếp hoặc nấu chín trước khi cho gà ăn, sử dụng trong ngày, theo công thức ở Bước 4.
Với bèo khô đã nghiền nhỏ bà con bảo quản được lâu hơn 1 – 2 tháng, trộn với tỷ lệ 3 kg/ 100 kg thức ăn hỗn hợp.
Chúc bà con chăn nuôi gà hiệu quả! Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú
Địa chỉ miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0945 796 556 – 0984 930 099
Email: thegioimaynongnghiepvn@gmail.com
Website: http://thegioimaynongnghiep.vn
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Hướng Dẫn Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Tiết Kiệm Chi Phí
Chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình nuôi tự nhiên và rất dễ ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều trại chủ vội vàng áp dụng mô hình chăn nuôi gà thả vườn mà không có những hiểu biết và nắm bắt thông tin gây ra sự lãng phí thức ăn trong chăn nuôi dẫn tới tình trạng thua lỗ.
Để cải thiện về mặt kinh tế trong trang trại cần giảm tối đa chi phí cám hoa hụt, tăng tối đa lượng cám tiêu thụ thành trọng lượng cơ thể gà. Hôm nay, Lượng Huệ sẽ chia sẻ với trại chủ 5 cách tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi gà thả vườn. Nếu áp dụng những cách sau đây người chăn nuôi có thể tiết kiệm 10% cám, tối đa hiệu quả chăn nuôi.
1. Sử dụng máng ăn hợp lý
Trong chăn nuôi gà thả vườn nhiều trại chủ thường lựa chọn “tiết kiệm” công cho việc cám vào máng và khay ăn bằng cách đổ trực tiếp trên nền đất. Tuy nhiên, cách cho ăn này lại gây ra một vấn đề nghiêm trọng đó là gây ra lãng phí thức ăn. Thức ăn đổ trực tiếp ra nền đất gây mất vệ sinh. Gà có thể dẫm chân vào thức ăn thậm chí thải phân vào đó dẫn tới thức ăn nhiễm bẩn khiến gà rất dễ mắc bệnh nguy hiểm. Đồng thời, với hình thức cho ăn này có thể gây hiện tượng lãng phí thức ăn.
Nếu cho ăn bằng những máng dài bằng 1,5m đến 2 m bằng tấm kim loại hoặc bằng gỗ ngoài trời mà không có mái che, thường gà sẽ bước chân vào trong máng và rơi vãi thức ăn ra ngoài. Còn đổ thực tiếp thức ăn trên nền đất người chăn nuôi sẽ trở tay đối phó không kịp với kiểu thời tiết nắng mưa thất thường. Khi cho gà ăn trong những máng chưa thiết kế đúng kĩ thuật, gà tiếp nhận thức ăn khó đồng thời nếu máng ăn quá rộng sẽ gây lãng phí thức ăn ra ngoài, nếu gà không tiếp nhận thức ăn hợp lý sẽ ảnh hưởng tới năng suất của gà.
Đổ trực tiếp thức ăn trên nền đất gây lãng phí lượng lớn thức ăn trong chăn nuôi
Người chăn nuôi có thể khắc phục bằng cách thay đổi loại máng ăn khác có mái che hoặc bộ phận điều tiết máng ăn chày tự động. Bố chí đủ và đều khay máng ăn trên sân vườn theo mật độ hợp lý.
Lựa chọn máng ăn, uống hợp lý:
Máng ăn
– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà còn nhỏ đặt máng ăn trực tiếp trên nền để gà dễ dàng tiếp nhận thức ăn
– Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
– Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
Nhưng khi gà lớn thù đặt máng ăn cao hơn để tránh hiện tượng gà bới thức ăn và thải phân vào thức ăn
Bắt đầu gà giò trở lên nên treo máng ăn có độ cao ngang với vai của con gà để gà tiếp nhận thức ăn và không bới được ra ngoài.
Máng uống
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
2. Thay đổi cách ăn, uống cho gà phù hợp với từng giai đoạn
Theo Tiến sĩ Salah H. Esmail, Cairo, Ai Cập, gà thịt thường được cho ăn tự do để chúng có được nhu cầu năng lượng và đạt trọng lượng mục tiêu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong những năn gần đây, cho gà thịt ăn có kiểm soát thời gian đã được khuyến cáo vì lý do kinh tế.
Ở đây, gà được cho ăn một lượng thức ăn nhất định 4 – 6lần/ngày để chúng ăn hết thức ăn và sau đó có khoảng thời gian nghỉ 1 giờ hoặc ít hơn.
Điều này có 2 lợi ích. Thứ nhất, nó làm giảm kích thích cơ học của việc tiêu thụ thức ăn thường thấy trong chế độ cho ăn theo dây chuyền liên tục cả ngày. Thứ hai, trong suốt thời gian không ăn, gà thường im lặng, ít vận động và điều này có thể làm cải thiện việc sử dụng thức ăn hơn do giảm nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì.
Đối với giai đoạn gà con: Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi
– Cách cho gà ăn: Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 – 21 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3-4 giờ/lần. Khi cho ăn lần tiếp theo, người chăn nuôi cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay để đảm bảo vệ sinh cho đàn. Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30.
– Cách cho gà uống nước: Trong 2 tuần đầu người chăn nuôi dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau dùng máng cỡ 4,0 lít. Máng uống phải được kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 3 lần(sáng, chiều, tối)
Để đạt được năng suất tăng trọng tốt nhất cần phải cho gà ăn theo khẩu phần có chất lượng tốt với mức protein và mức năng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Chế độ dinh dưỡng nuôi gà giai đoạn 1-21 ngày tuổi
Chỉ tiêu
1-21 ngày tuổi
ME (kcal/kg)
2.900
Protein (%)
22,00
Canxi (%)
1,00
Phot pho (%)
0,69
Lizin (%)
1,12
Methionin + cystin (%)
0,48
Giai đoạn từ 21 – 42 ngày tuổi
– Cách cho gà ăn: Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 – 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt.
Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:
Ngày
Thức ăn cũ(%)
Thức ăn mới (%)
1
75
25
2
50
50
3
25
75
4
0
100
Trong giai đoạn gà giò, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30 con – 40 con/máng. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần (sáng, tối) hoặc 4 lần (sáng, chiều, tối, đêm).
– Cách cho gà uống nước: Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4-8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).
Giai đoạn gà thịt
Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, người chăn nuôi cần lưu ý:
– Tăng gấp đôi lượng thức ăn so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương và nặng ký.
– Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống nước có đầy đủ nước. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, cần bổ sung nước để gà không bị chậm lớn.
3. Điều chỉnh lượng thức ăn trong máng hợp lý
Nên tránh đổ thức ăn trong máng quá đầy, thức ăn nên duy trì ở mức độ nhất định để giảm thiểu tổn thất. Với chăn nuôi gà chúng ta nên thiết kế máng ăn phù hợp với từng lứa tuổi của gà và đặt vị trí máng ăn phân bổ đều trong khu chăn nuôi để cho tất cả gà có thể tiếp nhận thức ăn cùng một thời điểm thì độ đồng đều của gà sẽ cao hơn.
Mối liên hệ của lượng thức ăn trong máng ăn và hao phí thức ăn:
MỖI LIÊN HỆ CỦA LƯỢNG THỨC ĂN TRONG MÁNG VÀ HAO PHÍ THỨC ĂN
Lượng thức ăn trong máng
Hao phí thức ăn
Đầy máng
20%
2/3 máng
10%
1/2 máng
3%
1/3 máng
1%
4. Cắt mỏ cho gà
Phần mỏ dài giúp gà có thể chơi đùa với thức ăn, nhưng một khi thức ăn rơi trên sàn chuồng và lẫn với chất độn chuồng thì gà sẽ không ăn. Việc cắt tỉa mỏ đúng cách là điều cần thiết để giảm bớt những vấn đề này, ngoài ra còn có những ưu điểm như giảm bớt cắn mổ đồng loại và các tập tính không tốt khác.
ẢNH HƯỞNG CỦA CẮT MỎ GÀ LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN GÀ ĐẺ
Mỏ đã cắt
Mỏ còn nguyên
Lượng thức ăn ăn vào (g/gà mái/ngày)
68,5
68,5
Hao phí thức ăn (g/gà mái/ngày)
1,1
2,0
Tăng trọng hàng ngày (g)
11,0
9,5
Khối lượng trứng/gà mái (g/ngày)
50,2
50,4
Hiệu quả thức ăn cho lượng trứng (g/g)
2,18
2,28
5. Cho ăn cám trộn sỏi
Ngoài ra, tuân thủ kỹ thuật cắt mỏ gà giai đoạn từ 12-15 ngày tuổi sẽ giảm được đáng kể lượng rơi vãi thức ăn do lãng phí. Cho gà ăn thêm sỏi giúp tiết kiệm thức ăn
Tiêu hóa ở dạ dày cơ là co bóp nhào trộn thức ăn, chính vì thế với thức ăn hạt nhất là đối với gà ăn thóc hay ăn ngô hạt thì khả năng tiêu hóa để triệt để thì chúng ta có thể bổ sung cho gà thêm sỏi , trộn trực tiếp sỏi vào khẩu phần thức ăn, nhưng đa phần gà chăn thả tự nhiên gà tự thu nhận thức ăn, trang bị khu nuôi gà 1 khay sỏi để gà tự thu nhận thức ăn của nó. Trộn sỏi sẽ giúp gà co bóp dạ dày cơ và tiêu hóa triệt để thức ăn
Là một trong những cách
tiết kiệm thức ăn cho gà
rất hiệu quả: việc bố sung sỏi vào thức ăn có thể giúp tiết kiệm được 4,3% cám trên gà đẻ và 6.4% cám trên gà thịt.
Do gà không có răng nên chúng sử dụng diều và mề để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy cám gà cần bổ sung thêm sỏi theo những nấc tỉ lệ nhất định để đạt được hiệu quả tương ứng:
HIỆU QUẢ BỔ SUNG SỎI VÀO CÁM TRÊN GÀ THỊT
Tỉ lệ trộn sỏi (%)
Trọng lượng (kg)
FCR
(kg thức ăn/kg tăng trọng)
0
1.924
2.50 kg thức ăn/kg tăng trọng gà
3
1.953
Còn: 2,34 kg thức ăn/kg tăng trọng gà
Bảng nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu trộn sỏi theo tỉ lệ 3% vào cám gà thịt, cả trọng lượng của gà tăng từ 1.924 kg lên đến 1.953kg. Cùng với đó, FCR (Food comsumption rate- tỉ lệ tiêu tốn thức ăn) đã giảm từ 2.50 kg xuống còn 2.34kg. Điều này có nghĩa rằng giờ đây, mỗi một 1kg tăng trưởng trên gà chỉ cần đến 2,34 kg cám, thay vì 2.50 kg nếu như không trộn sỏi.
Những điều cần chú ý:
·
Với gà thịt : thông nên trộn quá 4% sỏi
·
Sỏi phải có độ lớn phù hợp, lựa chọn sỏi sạch, không có vi khuẩn và rác hữu cơ bám vào.
·
Lượng sỏi trộn vào cám nên theo tỉ lệ 4% nếu trộn mỗi ngày hoặc 12% nếu trộn 1 tuần/lần
Ngoài 5 cách tiết kiệm chi phí cơ bản, người chăn nuôi cũng cần quan tâm tới việc
lựa chọn con giống có tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp (FCR)
để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi.
Đối với dòng gà nội địa nước ta, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật vào công tác giống cũng như tận dụng được ưu thế lai trội nên những đơn vị chăn nuôi và sản xuất gà giống như:
g
à
ta Minh D
ư
, g
à
ta L
ư
ợng Huệ (gà Ri Hải Phòng) hay gà J-Dabaco… đã cải thiện được đáng kể khả năng hấp thu thức ăn trong khi vẫn đảm bảo tăng trọng và cân nặng. Trung bình để gà tăng trọng được 1 kg thì chỉ cần đến một lượng thức ăn hấp thụ là 2,5-2,8 kg cám (trong điều kiện tiêu chuẩn- loại bỏ những yêu tố gây lãng phí trên).
Cách Trị Bệnh Gà Ủ Rũ, Bỏ Ăn Nhanh Chóng Và Tiết Kiệm Chi Phí
Bệnh gà ủ rũ rất đa dạng chủng loại. Mỗi dấu hiệu bất thường tại các bộ phận cơ thể gà đều là biểu hiện của một loại bệnh. Người chăn nuôi nên tìm hiểu cách trị bệnh gà ủ rũ trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả cao. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và duy trì sức khỏe ổn định cho cả đàn gà.
Cách chữa trị bệnh gà ủ rũ phổ biến nhấtNguyên nhân gây bệnh: Virus Newcastle
Bệnh gà ủ rũ ủ bệnh trong khoảng 3 đến 4 ngày. Trong giai đoạn này, gà chết rất nhanh và đột ngột. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh là gà bị ho, lờ đờ, hô hấp khó khăn. Bên cạnh đó, phân gà bị lỏng và có lẫn máu. Gà thường kém ăn và còi cọc.
Bệnh phát triển ở thể nặng hơn gây ra sự mất tri giác cho gà. Đàn gà bị ngoẹo cổ, và có xu hướng quay vòng tròn. Gà cũng không thể tự đi thẳng mà thường chạy theo đường zích zắc.
Đối với các loại gà mái, bệnh gà ủ rũ làm con mái giảm lượng trứng. Ngoài ra, chất lượng trứng không đảm bảo, vỏ trứng mềm dễ vỡ.
Tỷ lệ chết của bệnh này rơi vào 40 – 80%. Đây là tỷ lệ rất cao và có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Bệnh lây lan nhanh trong môi trường ô nhiễm và nhiều phân gà bệnh. Vì thế, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý vệ sinh chuồng trại. Các loại axit hữu cơ cho gà như Megacid L hoặc Nano Bạc là lựa chọn hữu hiệu giúp tiêu trùng, khử khuẩn. Các sản phẩm này cũng không gây tốn kém. Liều lượng theo tiêu chuẩn là 2 – 3 lần/tháng.
Cách trị bệnh gà ủ rũ đi kèm với sưng diều, trướng bụngCách trị bệnh gà ủ rũ nhanh nhất là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần cẩn trọng trong sử dụng kháng sinh. Liều lượng các loại kháng sinh phải được tuân thủ chặt chẽ và tránh lạm dụng.
Cách trị bệnh gà ủ rũ cần được áp dụng triệt để ngay khi người chăn nuôi phát hiện bệnh. Bệnh gây tỷ lệ chết lớn và lây lan rất nhanh. Trong quá trình sử dụng kháng thể cho gà bị bệnh, người chăn nuôi cũng cần bổ sung các axit hữu cơ để phối hợp điều trị và tăng cường dinh dưỡng.
Nên Cho Ếch Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Và Chi Phí Thức Ăn Nuôi Ếch Thịt
Nuôi ếch không cần đầu tư chi phí quá lớn, kỹ thuật không quá phức tạp và nhiều nông dân đã thành công làm giàu từ mô hình nuôi ếch bên cạnh các vật nuôi khác. Nắm rõ các kiến thức sẽ giúp chúng ta không bỡ ngỡ khi bắt đầu nuôi và có khởi đầu thuận lợi. Ngoài chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, con giống, kỹ thuật chăm sóc… bà con đang có ý định nuôi ếch cũng cần hiểu rõ về nguồn thức ăn và chi phí thức ăn cho ếch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bà con nội dung này. Mời bà con theo dõi!
Hiện tại, các mô hình nuôi ếch dù là trong bể xi măng, trong bể lót bạt hay nuôi trong vèo lưới, nuôi bán tự nhiên đều áp dụng 2 loại thức ăn chính:
Cám công nghiệp cho ếchĐể nuôi quy mô lớn, việc cho ăn cám công nghiệp có sẵn sẽ giúp người nông dân tiện lợi và dễ dàng hơn trong khâu cho ăn.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại cám công nghiệp với giá thành và chất lượng khác nhau. Chất lượng cám có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng thịt ếch.
Thức ăn cho ếch cũng được chia theo từng giai đoạn sinh trưởng, mỗi giai đoạn sẽ cho ăn cám có kích thước và hàm lượng đạm khác nhau. Cụ thể:
– Ếch 1 tháng ( kể từ khi bắt giống về) sử dụng cám có hàm lược đạm từ 30-35% với kích thước 2,2-2,5mm.
– Ếch từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 (kể từ khi mua giống về) sử dụng cám có độ đạm từ 25-30% với kích thước cám là 3-4mm.
– Ếch từ tháng thứ 3 đến khi xuất chuồng (kể từ khi mua giống về) sử dụng cám có độ đạm từ 22-25% với kích thước cám là 5-6mm.
Bà con có thể cho ếch ăn cá tạp giá rẻ. Nguồn thức ăn này giúp ếch sinh trưởng tốt và sức đề kháng trước các bệnh tật cũng rất tốt. Ngoài cá tạp, bà con cũng có thể cho ăn các loại thức ăn tươi khác như giun hoặc các loại côn trùng khác.
Dù là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho ếch nhưng việc chế biến thức ăn bằng cá tạp khá mất thời gian hơn và có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra có thể làm ếch bị các bệnh về đường ruột nếu không biết cách.
Thực tế, cho ăn bằng cám cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe và dễ khiến ếch bị bệnh.
Vậy, cho ếch ăn như thế nào để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nước?
Với thức ăn cámVì mỗi giai đoạn tùy theo độ tuổi ếch ăn với số lượng cám khác nhau nên bà con cần hết sức lưu ý điều này để cho ăn một cách hợp lí nhất. Cách cho ăn như sau:
Rải đều thức ăn cho ếch để tất cả các ếch trong bể đều được ăn vì nếu đói chúng sẽ ăn nhau. Nếu sau 20 phút, bể nào hoặc chỗ ếch nào ăn hết lượng thức ăn vừa cho, bà con cho thêm vào để ếch ăn vừa đủ.
Nếu sau 20 phút mà ếch ăn chưa hết, hôm sau hãy giảm lượng tức ăn xuống để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường nước.
Với thức ăn là cá tạpBà con lưu ý tránh cho ếch ăn cá đã bị ôi thiu.
Cần cho ếch ăn cá tạp có kích thước tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của ếch.
Nếu sau 2 tiếng cá vẫn còn trong bể, bạt… cần lấy cá ra ngoài không cho ếch ăn tiếp để phòng các bệnh về đường ruột.
Thức ăn cá tạp nên để trên các tấm xốp mỏng để ếch trèo lên ăn.
Ngoài ra, bà con có thể cho ếch ăn thêm tỏi để phòng ngừa bệnh hoặc trị bệnh về đường tiêu hóa. Tỏi chứa nhiều kháng sinh an toàn, kết hợp tỏi trong khẩu phần của ếch giúp ếch tăng đề kháng, tiêu hóa tốt, nhanh lớn. Trong khi sử dụng thuốc kháng sinh nhiều ếch dễ bị lờn thuốc và giảm đề kháng.
– Cách làm: Tỏi tươi xay nhỏ, trộn với nước và rải đều vào thức ăn của ếch. Cách 15 ngày lại cho ăn một lần và đảm bảo trong thời gian 2 tháng rưỡi nuôi ếch thịt phải cho ăn 5 lần.
Dù vậy một số hãng đã sản xuất ra các sản phẩm thức ăn riêng cho ếch, giúp ếch hấp thu và tăng trưởng tốt.
Mức giá cám tùy thuộc vào lượng đạm có trong cám. Chẳng hạn, cám có độ đạm 18% có giá 11.000 đồng/kg; cám có độ đạm từ 26 – 28% có giá 12.000 – 12.500 đồng/kg; cám có độ đạm 30% giá 15.000 đồng/kg…
Theo kinh nghiệm của một số người nuôi, để nuôi được 1 kg ếch, bà con phải bỏ ra 1,5 kg cám.
Chi phí cám/kg ếch: 1,5×11.000đ (giá cám) = 16,5000 đồng. Mức giá tăng lên khi bà con chọn giá cám cao hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ An: Dùng Bèo Tây Làm Thức Ăn Cho Vịt, Tiết Kiệm Chi Phí trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!