Bạn đang xem bài viết Nguyên Liệu Và Công Thức Nấu Lẩu Đầu Cá Hồi – Thực Phẩm Nhập Khẩu được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên liệu cho món ăn gồm có:
Đầu cá hồi: 4Cà chua: 3Cần tây: 300gMăng chua: 200gHành lá: 3 nhánhGia vị: muối, đường, nước mắm, bột nêm, rượu trắng, dầu ăn, Gừng, ớt, Sả băm, Tỏi bămRau ăn kèm lẩu: Bắp chuối bào, rau muống, bạc hà, giá và các loại rau khác tùy khẩu vị
Sơ chế nguyên liệu
Đầu cá hồi chặt miếng vừa ăn. Rửa sạch bằng nước lạnh, để ráo .Sau đó, dùng củ gừng thái chỉ, ướp đầu cá hồi cùng với gừng và 1 ít rượu trắng; dùng tay trộn đều, và để khoảng 20 phút cho ngấm. Đây là bước cực kỳ quan trọng, giúp làm giảm bớt mùi tanh của cá hồi trong quá trình chế biến.
Đầu cá hồi sau khi khử mùi tanh rửa sạch thì ướp với nước mắm, hạt nêm và một ít tiêu.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Cần tây và hành lá rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Măng chua xả sạch với nước, chần qua nước sôi, để ráo, ướp với chút đường.
Các loại rau ăn kèm lẩu, bạn rửa rau sạch với nước và để ráo.
Bước 1: Chiên đầu cá
Đầu cá sau khi ướp 15 phút thì bạn chiên qua với dầu nóng. Lật đều để mặt ngoài đầu cá săn lại và hơi vàng xém là được.
Chiên sơ đầu cá giúp khi nấu nước lẩu sẽ thơm hơn, đầu cá giữ được chất ngọt và đặc biệt là không bị tanh nữa.
Bước 2: Nấu lẩu
Cho một ít dầu vào chảo khác, khi dầu nóng thì xào một nửa số cà chua, nêm thêm đường và muối cho đậm đà. Khi cà chua chín đến mềm nhuyễn thì cho măng chua vào xào chung trong vòng 10 phút.
Nước dùng sau khi đã được hầm với xương ống hoặc giò heo cho ngọt nước. Khi nước sôi thì cho đầu cá đã chiên vào, tiếp tục nấu đến khi nước sôi lại. Cho cà chua và măng đã xào vào nồi. Nêm thêm nước mắm, muối, đường, hạt nêm cho ngon.
Khi nước tiếp tục sôi lại thì cho nửa số cà chua còn lại và cuống cần tây vào nồi. Khi cà và cần đến mức chín mà bạn muốn, cho vào lá cần tây, ớt và hành lá vào. Thêm tỏi và sả phi vào nồi cuối cùng cho dậy mùi rồi tắt bếp…Với món lẩu này bạn có thể ăn kèm cùng với bún hay mì đều được.
Công Thức Và Nguyên Liệu Cho Món Lẩu Gà Lá É Thơm Ngon Đặc Trưng
Mùi thơm của lá é tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn (Nguồn Internet)
Giới thiệu
Lẩu gà lá é là món ăn dân dã, ngon miệng rất được ưa chuộng. Vị ngọt thanh của thịt gà, cộng thêm mùi thơm của lá é. Tất sẽ hòa quyện và tạo ra món ăn rất tuyệt vời trong các bữa ăn gia đình vào cuối tuần, bữa tiệc với bạn bè.
Lẩu gà lá é thơm nồng, ngọt thanh (Nguồn Internet)
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá é
Để làm món lẩu gà lá é, bạn cần chuẩn bị một số những nguyên liệu sau đây:
Cách nấu lẩu gà lá é
Bước 1: Với gà, bạn mua ngoài chợ về, đem chà xát thật sạch để không còn mùi hôi, đồng thời giúp da gà ăn ngon hơn và không bị nhớt. Sau đó, xả với nước sạch. Làm như vậy từ 2 đến 3 lần, gà sẽ đảm bảo không còn bị bẩn nữa. Để ráo nước, bạn chặt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn, để cho ráo.
Bước 2: Lá é nhặt lấy lá non, rửa sạch. Ớt bỏ cuống, cho vào cối. Cộng thêm một phần lá é, một ít muối rồi bạn giã nhuyễn ra. Sả đem rửa sạch rồi đập giập.
Bước 3: Lúc này bạn sẽ ướp thịt gà. Bạn cho phần muối ớt lá é mới giã ở trên vào phần thịt gà rồi đảo đều. Để khoảng 30 phút cho gà ngấm gia vị.
Nguyên liệu nấu lẩu (Nguồn Internet)
Bước 4: Để món lẩu ngon hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng nước khoáng. Với nước khoáng có chút vị mặn, nó sẽ làm món lẩu vừa ăn nhưng không bị gắt. Bạn lấy một ít nước khoáng vừa nấu cho vào nồi. Bắc lên bếp và cho sả vào nồi nước này. Nấu cho đến khi nước trong nồi sôi lên. Lúc này, bạn cho vào thịt gà đã ướp ngấm gia vị. Nấu cho đến khi gà chín. Nêm nếm cho nước lẩu vừa ăn. Nếu có phần bọt nổi lên trên, bạn có thể vớt đi cho nước trong.
Bước 6: Phần lá é còn lại, bạn vò hơi dập. Sau đó, cho lá é này vào nồi. Nên nhớ chỉ nên cho một lượng vừa đủ, bởi nếu lá é cho ít quá thì nồi lẩu sẽ bị nhạt vị còn nếu cho quá nhiều sẽ dẫn đến quá nồng, rất khó ăn.
Lúc này, nồi lẩu gà lá é đã hoàn thành rồi. Để ăn ngon hơn bạn chuẩn bị bát muối ớt lá é bên cạnh để chấm gà.
Lẩu gà lá é có thể ăn kèm bún rất ngon (Nguồn Internet)
Các mẹo nấu lẩu gà lá é ngon
Để làm món lẩu gà lá é tuyệt vời, bạn cần lưu ý những mẹo sau đây:
Không nên chọn gà quá già bởi thịt gà sẽ bị dai không ngon.
Nnên mua lá é tươi non. Tránh mua lá é bị héo hoặc bị hư hỏng phần lá nhiều.
Khi nấu, nêm nếm và cho một lượng lá é thích hợp vào nồi lẩu. Không nên cho quá nhiều hoặc quá ít.
Mong là những gợi ý của chúng tôi ở trên sẽ hữu ích để bạn làm món lẩu gà lá é ngon và bổ dưỡng ngay tại nhà!
Cây Si Rô, Giá Trị Thực Phẩm Và Dược Liệu
Cây si rô (xi rô), tên khoa học là Carissa carandas, thuộc họ Trúc đào (1).
Thường được biết với giá trị làm cảnh và ăn quả hơn là làm thuốc. Cây mọc ở nhiều nơi khắp nước ta nhưng hiện nay, ở miền Nam, cây si rô khá hiếm vì đã bị chặt bỏ nhiều (do cây có gai).
Si rô là loài cây bụi lâu năm, có gai cứng, lá kép, khá nhỏ và có hình bầu dục. Hoa si rô nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, có mùi thơm và rất sai quả. Quả si rô là dạng quả mọng, kích cỡ như quả nho với lớp thịt quả khá dày và có màu sắc rất bắt mắt, từ trắng xanh đến trắng hồng và đỏ khi còn sống, đến khi chín thì chuyển thành màu đen.
Quả si rô sống rất chua nên được dùng như gia vị để làm chua món ăn, thường là nấu canh chua, trộn gỏi. Khi chín, độ chua của quả si rô giảm dần và quả có vị chua ngọt nên được dùng để ăn chơi, ngâm rượu, làm mứt…, trong đó, phổ biến nhất là dùng làm nước si rô.
Cách làm nước si rô giúp giải khát, lợi mật
Hái quả si rô chín đen rồi lặt bỏ cuống quả, rửa sạch mủ trắng, để ráo nước. Sau đó, chà nát phần thịt quả si rô để lấy dịch quả (bỏ phần bã) rồi cho đường vào (tùy theo nhu cầu về độ ngọt của nước si rô mà tỉ lệ dịch quả và đường có thể là 1:2 hoặc xê dịch khác đi). Đun sôi hỗn hợp khoảng nửa tiếng thì tắt bếp, đợi nguội và cất trữ để sử dụng dần.
Nước si rô có mùi thơm đặc trưng và màu si rô tự nhiên, rất đẹp. Theo kinh nghiệm dân gian, pha si rô với nước đá để uống không những giúp giải khát, thanh nhiệt, lợi mật mà còn giúp lợi sữa đối với bà mẹ cho con bú.
Công dụng của quả si rô
Được biết, quả si rô rất giàu chất sắt nên rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu, đồng thời, quả cũng chứa nhiều vitamin A, C nên cũng tốt cho sự phát triển của tế bào. Ngoài ra, quả si rô còn chứa Phot pho là khoáng chất cần thiết giúp xương và răng chắc khỏe.
Sử dụng quả si rô cũng tốt cho gan, mật, giúp bổ tim, giảm lo âu, điều trị khó tiêu, táo bón, đau dạ dày, giúp giảm cân, làm sạch máu và hạ đường huyết (3).
Đặc biệt, quả si rô non được dùng để điều trị các bệnh về mật, trong đó phải kể đến khả năng làm giảm triệu chứng dễ bị cáu gắt, bực bội (ăn khoảng 4 gam thịt quả si rô chưa chín, mỗi ngày một lần) (3).
Tuy nhiên, quả si rô (cũng như các bộ phận khác của cây) có nhiều mủ trắng hơi độc nên sau khi hái, cần chờ cho quả chảy hết mủ và nên rửa sạch trước khi ăn. Bên cạnh đó, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, không nên ăn quá nhiều quả si rô mỗi ngày (không quá 10 quả).
Công dụng của lá và rễ cây si rô
Lá cây si rô được dùng dưới dạng thuốc sắc để hạ sốt, điều trị tiêu chảy và bệnh đau tai (2). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cây si rô cũng có đặc tính kháng khuẩn (4).
Rễ si rô có vị đắng, có tính sát trùng, được dùng dưới dạng thuốc sắc để trị giun sán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ rễ cây si rô còn có đặc tính chống co giật (4).
Thông tin thêm
Cây si rô ưa nắng, không chịu được úng nước và sinh trưởng khá chậm. Thật vậy, có lần, tôi chỉ cây si rô cao chừng hơn hai mét, nằm nghiêng tè một bên, cành lá rậm rạp, từng chùm quả lúc lĩu rất đẹp và hỏi chú tôi cây đó trồng được năm, bảy năm chưa? Nghe xong, ông chú tôi đang ngồi võng liền bật người ngả ra phía sau, cười khà khà: “Trời, nó mấy chục năm rồi đó, già hơn mày nữa chứ giỡn hả!”. Mặt khác, quả si rô rất đẹp và rất lâu chín (khoảng mấy tháng) nên cây si rô rất lý tưởng để trồng làm cảnh. Tuy nhiên, giá thành cây si rô cũng hơi “nhỉn” hơn các giống cây cảnh khác.
Cây si rô dễ sống nhưng lại khó nhân giống. Cây có thể được trồng bằng hạt nhưng vì nó chậm lớn nên người ta thường áp dụng biện pháp chiết cành. Hơn nữa, khi chiết cành si rô, cần phải dùng thuốc kích thích thì tỉ lệ cành chiết mới ra rễ mới cao chứ không thể để tự nhiên như nhiều loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, cây si rô ít sâu nhưng lại dễ bị rệp sáp phá hoại.
Nguyên Liệu Và Cách Nấu Lẩu Cá Chép Măng Chua Ngọt Tại Nhà
Có rất nhiều loại lẩu cá ngon và hấp dẫn, trong đó không thể không kể đến món lẩu cá chép giòn. Lẩu cá chép giòn được rất nhiều người yêu thích thường được nấu trong các dịp liên hoan hay các bữa tiệc của gia đình.
Cách chế biến cá chép giòn
Khi mua về, chúng ta cần đánh sạch vẩy cá sau đó mổ bụng làm sạch ruột bên trong, làm sạch phần mang cá ở đầu, cắt hết vây cá và bóc màng đen trong thành của bụng cá giúp cho món lẩu cá chép giòn ngon không còn mùi tanh.
Sau khi làm sạch, bạn rửa qua nước lạnh cho hết chất bẩn của cá. Muốn cá giảm bớt mùi tanh lấy muối i ốt cùng gừng tươi băm nhỏ sát quanh thân cá và bụng cá rồi rửa lại lần nữa. Gừng, muối có tác dụng khử mùi tanh rất tốt nhất là rửa sạch chất nhờn ở mình cá.
Cuối cùng bạn cắt cá chép ra thành 3 phần là phần khúc đầu, mình và khúc đuôi.
Lưu ý: Để nấu lẩu ngon ta nên chọn cá chép đồng, thân dài, không nên chọn con có trứng.
Cá chép giòn làm món gì ngon
Đầu tiên ta ướp cá chép giòn với một ít nước mắm sau đó cho vào chảo dầu chiên giòn rồi cho ra đĩa cho ráo mỡ. Sau đó nhúng cá qua trứng gà rồi lăn qua bột chiên xù sao cho bột dính đều vào mình cá. Cuối cùng cho cá chép giòn vào chảo dầu nóng chiên cho chín vàng đều.
Thế là món cá chép giòn chiên xù đã hoàn thành.
Cá chép giòn nướng muối ớt
Đầu tiên ta giã nhuyễn muối, tỏi, ớt sau đó dùng gang tay sát đều lên cá rồi ướp khoảng 20 đến 30 phút.
Sau thời gian ướp các bạn xiên cá vào xiên rồi đem nướng trên than hồng. Lật đều tay để cá chín vàng đều, có thể phết thêm dầu ăn hoặc mật ong lên để con cá thêm vàng.
Hoặc bạn có thể dùng giấy bạc để nướng cá, món ăn sẽ không bị dính bụi, và vẫn giữ được vị ngon của cá. Nhược điểm của cách này là cá không được vàng, khô bằng nướng trực tiếp.
Nguyên liệu nấu lẩu cá chép giòn
Cá chép: 1 con (khoảng 0,8kg – 1kg).
Cà chua: 300 gam.
Rau cần, rau muống, rau bắp chuối.
Hành tím, gừng, tỏi, mẻ.
Thì là, hành lá.
Dứa 1 quả
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt
Cách nấu lẩu cá chép giòn
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Rau cần, rau thì là, hành lá, nhặt lá sẵn, rửa sạch ngâm nước muối loãng sau đó rửa lại với nước, rồi cắt khúc ra vừa vặn đủ ăn.
Bắp chuối và rau muống sống rửa sạch sẽ, ngâm nước muối loãng sau đó rửa lại rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát nhỏ và mỏng.
Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập ra rồi băm nhỏ.
Mẻ nghiền thật nhỏ, lọc lấy 1 tô nước mẻ và lưu ý phải loại bỏ bã.
Hành khô và tỏi lột bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Bắc một cái nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho hành và tỏi vào phi thơm. Tiếp đó cho cá chép và một nửa số cà chua vào xào sơ sơ để cá đỡ mùi tanh và thơm.
Đổ thêm một chút nước mắm cùng với gừng, hạt tiêu, đường, hạt nêm, ớt bột vào chiên cùng. Khoảng 5 phút sau cho thêm mẻ và một bát nước lọc vào đun sôi
Khi nước trong nồi sôi kỹ thì giảm lửa để lửa nhỏ vừa đủ, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi đun thêm chừng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Nguyên liệu lẩu cá chép giòn măng chua
Cá chép: 1 con khoảng 0,8kg – 1kg.
Nước dùng (nước xương ninh): 2 lít.
Măng chua: 300 gram.
Dứa: 1 quả
Nấm rơm: 100gram.
Cà chua: 3 quả
Hành khô, gừng, nghệ tươi.
Me chua: 1 vắt.
Rau thì là, rau cần, tỏi tây, nấm hương,.
Một số loại rau ăn kèm: Cải thảo, cải cúc, bạc hà, rau muống…
Gia vị: Muối ăn, nước mắm, hạt tiêu, ớt tươi, sả băm, hạt nêm…
Cách nấu lẩu các chép giòn măng chua
Các bạn cùng chúng tôi thực hiện món lẩu hấp dẫn này nhé!
Cho cá vào một cái tô lớn rồi cho gừng giã nát, tiêu bột, đường cát, hạt nêm, ớt bột vào rải đều trên mình cá cho chúng thấm đều gia vị, thời gian ướp khoảng chừng 1 giờ đồng hồ.
Trong khi chờ đợi cá thấm gia vị ta mang rau cải cúc, cải thảo, rau muống ra nhặt rửa thật sạch, sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút cho sạch rồi rửa lại và vớt ra rổ cho ráo nước.
Măng chua cắt nhỏ thành miếng vuông.
Cà chua rửa sạch bổ múi cau.
Nghệ tươi cạo vỏ rửa sạch, rồi giã nhỏ.
Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở mềm, rửa sạch sẽ.
Nấm rơm cạo sạch, bổ làm đôi.
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát nhỏ và mỏng.
Bắc một cái chảo lên bếp cho dầu đến khi nóng rồi cho hành vào phi thơm sau đó cho nấm hương, nấm rơm, cà chua, măng chua vào xào sơ cùng với tiêu bột, nước mắm, 1 ít rượu trắng, xào cho dậy mùi thơm thì dừng.
Đổ nước hầm xương và cá chép vào nồi bắc lên bếp bật lửa vừa để mau sôi, sau đó ta cho hỗn hợp vừa xào trong chảo vào nấu cùng, cho thêm dứa, me quả, cần tỏi tây cắt khúc ngắn, rau thì là, ớt tươi, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng đợi đến khi cá chín thì tắt bếp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Liệu Và Công Thức Nấu Lẩu Đầu Cá Hồi – Thực Phẩm Nhập Khẩu trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!