Bạn đang xem bài viết Những Công Dụng Chính Của Sữa Hmo – Loại Sữa Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sữa HMO đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể trẻ, nhưng nếu phải kể đến những công dụng chính của sữa HMO, ta có thể chọn ra 3 công dụng.
Thứ nhất, HMO trong sữa hình thành kháng thể cho bé, xây dựng “bức tường an toàn, ngăn cản mọi tác hại nguy hiểm đang ngày ngày tìm cách xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Thứ hai, uống sữa HMO giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, kích thích lợi khuẩn, tăng nhu động ruột, đồng thời loại bỏ các nguy cơ tiềm tàng liên quan đến căn bệnh hoại tử đường ruột.
Thứ ba, HMO góp phần kích thích trí não, tăng khả năng nhận thức và sự ghi nhớ ở trẻ, từ đó bé thoải mái học hỏi, phát huy óc sáng tạo của bản thân. Với 3 công dụng trên, nói HMO là loại sữa giúp trẻ phát triển toàn diện quả không ngoa chút nào!
Điều gì làm nên những công dụng chính của sữa HMO?
HMO có cấu trúc đại phân tử, kết cấu vững chắc giữa các hiđroxyt nên rất khó phá vỡ. Chính vì thế dù phải đi qua hai tầng enzim nước bọt cùng dạ dày, HMO vẫn nguyên vẹn để phát huy hết khả năng của mình. Đa phần HMO sẽ ở đại tràng, nhưng vẫn sẽ có một số ít di chuyển theo mao mạch lên đến hệ hộ hấp, giúp trẻ loại bỏ luôn cả những nguy cơ bệnh hô hấp thông thường.
Chính điều này đã làm nên những công dụng chính của sữa HMO. Mặt khác, từ trước đến nay, HMO chỉ có thể được tìm thấy trong sữa mẹ, là thành phần nhiều thứ 3. Song nhờ sự tiến bộ của máy móc, công nghệ, HMO đã xuất hiện trong rất nhiều loại sữa bột công thức cho trẻ em hiện nay. Tuy không thể bằng sữa mẹ, những đây đã là một việc đáng để vui mừng trong ngành công nghiệp dinh dưỡng.
Ngoài những công dụng chính của sữa HMO, có những tác hại nào khác hay không?
Một điều chắc chắn là chưa bao giờ sữa mẹ bị coi là không tốt, và vì trong đó chứa cả HMO nên sự thật hiển nhiên là ngoài những công dụng chính của sữa HMO ra thì sữa này hoàn toàn không có thêm tác hại nào khác. Nếu có, nó không xuất phát nguồn từ HMO mà là từ những thành phần khác có trong loại sữa bột đó. Điều này nói lên vấn đề gì?
Nó nói rằng mẹ hãy hoàn toàn yên tâm để chọn sử dụng sữa HMO cho con, có thể chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín như Abbott, Nestle,… để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Sữa HMO thật sự sẽ giúp con bạn rất nhiều trong quá trình bé lớn lên, nên mẹ đừng ngại mà hãy tìm hiểu ngay và dùng cho bé nhé!
Sữa Hmo Chứa Những Thành Phần Như Thế Nào?
Chắc chắn có rất nhiều người thắc mắc: sữa HMO chứa những thành phần như thế nào thì mới có tác dụng to lớn đến như vậy. Thực tế, sữa HMO vẫn bao gồm những nguyên liệu chính yếu gồm chất đạm, chất béo, canxi, vitamin,… nhưng được bổ sung thêm HMO mà thôi. Nghĩa là phụ huynh có thể cho con sử dụng sữa HMO ngay vì nó chẳng có gì khác, hay gây kích ứng mà trẻ không thể dùng.
HMO lại không hề gây ra tác dụng phụ gì, vì nó vốn dĩ luôn có trong sữa mẹ tự nhiên. Nên mới nói, sữa HMO hoàn toàn là sản phẩm an toàn mà bất kỳ ai cũng có thể mua về để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu nhà mình.
Sữa HMO chứa những thành phần như thế nào tác động lên cơ thể của bé?
Sữa HMO chứa những thành phần như thế nào và tác động ra sao lên cơ thể của bé? Với sữa HMO, bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng thông thường, hỗ trợ phát triển xương,… thì còn có HMO hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy mọi thứ. Một trong những tác dụng nổi bật nhất của HMO chính là tăng sức đề kháng của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em bú sữa mẹ sẽ ít bị đau ốm hơn so với trẻ chỉ uống sữa ngoài – loại chưa được bổ sung HMO. Đây chính là nền tảng đến các chuyên gia nghiên cứu và đưa được HMO vào sữa công thức. Mặt khác, HMO cũng hỗ trợ não bộ và hệ tiêu hóa ở trẻ, bé ăn ngon, hấp thu tốt, tăng năng lực ghi nhớ, thoải mái nhận thức mọi điều kỳ thú của thế giới xung quanh.
Mẹ cần biết sữa HMO chứa những thành phần như thế nào để làm gì?
Mẹ cần biết sữa HMO chứa những thành phần như thế nào để xóa bỏ hoàn toàn những nghi ngại xung quanh loại sữa này. Đây là tâm lý hoàn toàn bình thường khi mới nuôi con lần đầu, vì ai mà chẳng lo lắng cho con? Nhưng mẹ hoàn toàn yên tâm với sữa HMO nhé, nó là công cụ tốt giúp mẹ bớt cực nhọc hơn khi chăm con nhỏ đấy!
Giả sử như lúc mẹ hết sữa, hay sữa không ra, hãy thay thế tạm cho con bằng sữa HMO thì con vẫn được bổ sung dưỡng chất gần tương đương so với sữa mẹ. Nhưng mẹ cũng không được lạm dụng, vì sữa mẹ vẫn là cơ sở vững chắc cho bé phát triển toàn diện nhất. Nhìn con lớn lên, ngoan ngoãn và lém lỉnh, chắc chắn luôn là mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người làm cha làm mẹ, nên tìm kiếm thêm các thông tin như thành phần của sữa HMO cũng sẽ giúp mẹ mở rộng cẩm nang kinh nghiệm nuôi con của mình. Chúc các mẹ nuôi con thật tốt nhé!
Cách Làm Đẹp Và Những Công Dụng Của Dầu Dừa
Hôm nay, em xin chia sẻ bí quyết làm đẹp cùng dầu dừa với các chị em Phụ nữ trên diễn đàn webtretho.com
Dầu dừa giúp làm đẹp da như thế nào? Dầu dừa có tác dụng gì với làn da? Cùng đọc bài viết sau đây để biết được những tác dụng của dầu dừa trong làm đẹp da
1. Tác dụng của dầu dừa trong làm đẹp da từ ngàn xưa
Từ ngàn năm trước người dân của các quần đảo ở Thái Bình Dương đã biến đến những tác dụng của dầu dừa trong làm đẹp da và sử dụng rộng rãi. Ngay từ khi vừa lọt lòng, các bà mẹ đã thoa dầu dừa để bảo vệ làn da non nớt của đứa trẻ. Rất nhiều người trong số họ sử dụng dầu dừa hàng ngày trong suốt cuộc đời. Tại sao họ làm như thế?
– Bởi vì dầu dừa có tác dụng giúp bảo vệ khỏi các bệnh ngoài da và tác hại của ánh nắng mặt trời.
2. Tại sao tác dụng của dầu dừa lại rất tốt cho da
a) Dầu dừa có tác dụng chống oxi hóa mạnh
Dầu dừa chứa 3 loại chất chống ôxi hóa:
Vitamin E: có 2 nhóm vitamin E là tocopherol và tocotrienol, trong đó tocotrienol có khả năng chống ôxi hóa gấp 50 lần tocopherol (tocopherol là loại vitamin E thường gặp trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Dầu dừa là một trong số ít dầu thực vật chứa vitamin E loại tocotrienol, Phenol, Phytosterol.
Nhờ các chất trên, dầu dừa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do chính là những phân tử thiếu electron và chúng sẽ phá hủy các phân tử lành lặn để “cướp” electron, làm tổn hại đến các mô và tế bào. Gốc tự do là nguyên nhân gây nên lão hóa da, bệnh tật, kể cả ung thư.
Tác dụng của dầu dừa
Chúng ta không thể ngăn chặn gốc tự do vì chúng sinh ra trong quá trình trao đổi chất như hít thở, ăn uống, hút thuốc, stress v.v. Điều chúng ta có thể làm là hạn chế chúng càng ít càng tốt? Bằng cách nào?
Bằng cách bổ sung thật nhiều chất chống ôxi hóa. Dầu dừa là một trong những nguồn như vậy. Tác dụng của dầu dừa thật tuyệt vời phải không nào?
b) Dầu dừa có tác dụng diệt và kháng khuẩn
Dầu dừa chứa chủ yếu là các axit béo chuỗi trung bình (ABCTB) như:
– Axit Lauric (48-53%)
– Axit capric (7%)
– Axit Caprylic (8%)
– Axit caproic (0.5%)
Các axit béo trong dầu dừa có tác dụng giúp diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Nếu biết cách sử dụng hợp lý, dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa mụn, chữa trị bệnh chàm (eczema), phát ban, vẩy nến v.v
3. Những lợi ích chính và tác dụng của dầu dừa
a) Dầu dừa có tác dụng làm trắng răng và hơi thở thơm tho
Lấy một thìa dầu dừa (khi nó còn đông đặc) ngậm vào miệng. Để nó tan chảy bằng cách nhai và đảo trong miệng khoảng 10 phút. Sau đó nhổ đi, bạn sẽ ngạc nhiên về những vết bẩn trong đấy. Cách đơn giản nhưng rất tuyệt vời này sẽ giúp bạn lấy đi những vết ố vàng và mang lại hơi thở thơm tho.
b) Dầu dừa giúp tẩy tế bào chết cho da mặt
Trộn hỗn hợp gồm bột nổi và dầu dừa (chưa tan chảy) với tỷ lệ bằng nhau rồi thoa đều lên mặt và cổ. Sau khoảng 2 phút chà xát nhẹ nhàng lên da mặt theo vòng tròn nhỏ, dùng một chiếc khăn ấm lau những bột nổi dư thừa trên da. Bột nổi sẽ làm sạch da đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn và có tác dụng dưỡng ẩm.
c) Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm môi
Đây là cách sử dụng dầu dừa đơn giản nhất. Lấy một chút dầu dừa lên đầu ngón tay rồi thoa lên môi. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm tuyệt vời cho đôi môi quyến rũ. Bên cạnh đó, chúng còn có chỉ số chống nắng SPF 4 nữa đấy.
d) Dưỡng ẩm
Khi làn da bạn bị khô, bạn hãy thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da đó. Có thể ban đầu da bạn hơi nhờn dính nhưng chỉ sau 5 phút, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Làn da của bạn sẽ trở nên mềm mại và tươi sáng.
e) Tẩy da chết với đường của dầu dừa
Cho một thìa dầu dừa vào lòng bàn tay (vẫn đông) rồi đổ một lượng đường tương đương lên. Sau đó, chà xát hỗn hợp lên chân, cánh tay hoặc bất kỳ vùng da nào bạn muốn tẩy da chết. Dùng xà phòng và nước để rửa sạch phần da đó. Cuối cùng, thoa một chút dầu dừa lên vùng da vừa tẩy da chết. Làn da bạn sẽ mịn màng hơn trông thấy.
f) Dầu dừa còn có tác dụng tẩy tế bào chết với muối cho da chân
Sử dụng lượng tương đương muối biển với dầu dừa thoa lên da chân. Hỗn hợp này sẽ lấy đi tất cả những tế bào da chết trên đôi chân của bạn. Rửa lại với nước sạch và cảm nhận làn da tươi mới của bạn chẳng khác gì da em bé.
Tất cả 35 tác dụng của dầu dừa
Không chỉ là dưỡng chất dành cho da và tóc, dầu dừa cũng giúp bạn tiêu hao năng lượng, giảm cân rất hiệu quả:
1. Một thìa dầu dừa mỗi ngày giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.
2. Sử dụng dầu dừa với đường để làm hỗn hợp tẩy da chết toàn thân.
3. Sử dụng thay dầu xả sau khi đã gội đầu bình thường. Cách này giúp tóc hạn chế xơ, rối rất tốt.
4. Thay cho gôm tạo kiểu tóc bằng cách thoa một chút vào lòng bàn tay, xoa lên tóc và sau đó tạo kiểu theo ý muốn.
5. Đựng vào trong hộp nhỏ để sử dụng làm sáp chống nẻ cho môi.
6. Thay thế dầu ăn hàng ngày khi nấu nướng bạn sẽ có hương vị tuyệt ngon.
7. Thoa một chút vào nách bạn sẽ có chất khử mùi tự nhiên.
8. Sử dụng dầu dừa thay thế kem cạo râu hoặc dành cho những chị em thích cạo lông chân hàng ngày.
9. Thêm một thìa vào bồn tắm để ngâm mình sẽ giúp bạn có làn da mềm mượt.
10. Sử dụng dầu dừa làm kem tẩy trang rất tốt cho da.
11. Nếu bạn sử dụng vitamin hàng ngày, hãy uống kèm với một thìa dầu dừa để giúp vitamin hấp thu tốt hơn.
12. Thoa lớp mỏng dầu dừa lên vùng bị bỏng sẽ giúp da mau lành hơn.
13. Sử dụng 5 muỗng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp.
14. Thoa dầu dừa quanh mắt giúp ngăn ngừa nếp nhăn.
15. Dầu dừa cũng có tác dụng làm dài lông mi nếu bạn thoa thường xuyên trước khi đi ngủ.
16. Dầu dừa giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, vì thế hỗ trợ giảm cân rất tốt.
17. Dầu dừa có thể thay thế kem đánh răng hoặc kem dưỡng da.
18. Dầu dừa có thể dùng kết hợp với biện pháp mát xa cơ thể.
19. Dầu dừa trị hăm da rất tốt.
20. Dầu dừa giúp trị vùng da bị ong đốt, làm lành vết thương nhanh hơn.
21. Thoa dầu dừa lên núm vú khi cho bé bú giúp ngăn ngừa tình trạng nứt đầu ti.
22. Đối với bà mẹ cho con bú, sử dụng dầu dừa giúp sữa nhiều hơn.
23. Sử dụng dầu dừa trong thời kỳ mang bầu có thể hạn chế tình trạng rạn da. Ngoài ra dầu dừa cũng giúp làm mờ dần vết rạn.
24. Sử dụng một thìa dầu dừa mỗi ngày giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa.
25. Nếu bạn dễ bị chảy máu cám, hãy thường xuyên thoa dầu dừa vào lỗ mũi.
26. Dầu dừa giúp làm dịu và chữa lành bệnh trĩ.
27. Dùng dầu dừa thường xuyên giúp loại bỏ chứng đau nửa đầu.
28. Trộn dầu dừa với bạc hà, tinh dầu trà giúp bạn có một loại thuốc chống côn trùng tuyệt vời.
29. Dầu dừa có tác dụng giải độc cơ thể.
30. Dầu dừa có thể sử dụng để đánh bóng nữ trang.
31. Nếu kẹo cao su bị dính vào tóc, hãy sử dụng dầu dừa để gỡ nó ra thay vì cắt tóc.
32. Dầu dừa có thể sử dụng trong quan hệ vợ chồng để tránh tình trạng khô rát khi gần gũi.
33. Dầu dừa mát xa móng tay giúp móng tay chắc khỏe hơn.
34. Dầu dừa có thể thay kem chống nắng tự nhiên.
35. Dầu dừa sẽ làm dịu và chữa lành các vết sưng phồng ở chân nếu bạn phải đi bộ quá nhiều.
Công Dụng Của Bào Ngư Khô, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Bào ngư khô được biết đến là món ăn thượng hạng và thường xuất hiện trong những bữa tiệc quý tộc ở triều đình. Hiện nay, bào ngư được sử dụng phổ biến hơn, được nhiều người tìm kiếm bởi chúng có công dụng rất tốt trong điều trị nhiều bệnh lý. Hiểu rõ được công dụng, cách dùng và những lưu ý sẽ giúp người dùng có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Những thông tin về bào ngư
Bào ngư là một trong bát trân cung đình, bên cạnh những món ăn khác như yến sào, vi cá mập, bong bóng cá, gan ngỗng, sò đẹp, gân nai, hải sâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về thực phẩm nhiều dinh dưỡng này.
Tên gọi khác: Cửu khổng hoa, cửu khổng, cửu khẩu, cửa khổng ngư bào, ốc khổng.
Tên gọi theo khoa học: Haliotis Diversicolor Reeve.
Thuộc họ: Haliotidae – Bào ngư, lớp Gastropoda – Túc phúc, ngành Mollusca – Nhuyễn thể.
Những đặc điểm của bào ngư trong tự nhiên
Bào ngư khô là một loại ốc biển đã được qua bào chế. Trong tự nhiên, bào ngư là hải sản quý và có những đặc điểm nổi bật như sau:
Thuộc nhóm động vật thân bụng 2 mảnh, chân mềm, bao gồm vỏ cứng bên ngoài và phần thân bên trong rộng, phần xoắn ốc bị tiêu giảm thành khối có hình bầu dục, dẹt và hơi khum.
Phần vỏ bào ngư cứng, có nhiều lớp chồng lên nhau, thành phần chủ yếu là canxi cacbonat. Bên ngoài sần sùi, có vân tím, xanh và nâu xen kẽ lẫn nhau. Vỏ bên trong có lớp óng ánh khá đẹp mắt.
Bên mép vỏ gần miệng có 7 đến 13 gờ, tạo thành các lỗ nhỏ thành hàng để thở và thoát nước từ mang. Thông thường sẽ có 9 lỗ để thở và những lỗ khác do thoái hóa, để lại dấu vết. Khi các lỗ bị che lấp hoặc bị các sinh vật nhỏ khác bám dính vào sẽ khiến bào ngư bị ngạt.
Thân bào ngư dính chặt vào mặt vỏ trong bằng các cơ, chân là khối thịt mềm và dính vào thân, phát triển ra xung quanh mép vỏ, khi di chuyển sẽ co giãn.
Các cơ ở chân bám rất chắc vào những khối đá lớn và co rút vào bên trong vỏ khi bị đánh động. Cũng bởi vậy mà bào ngư có thể bám chắc và sống tại vùng biển có sóng lớn.
Đây là động vật sinh sản hữu tính, có thể hơn 1 triệu trứng mỗi năm vào mùa nóng.
Bào ngư sinh sống bằng cách ăn những loại tảo biển, chất mùn bã hữu cơ và rong biển.
Bào ngư sống ở đâu, có mấy loại?
Là một loại hải sản, bào ngư sinh sống chủ yếu ở vùng nước biển ấm, trong, có độ mặn cao và có độ sâu khoảng từ 2 đến 12m. Chúng ta có thể dễ dàng thấy bào ngư ở ven biển, hải đảo, những khu vực có nhiều đá ngầm. Đây là loại hải sản ưa sống ở những nơi đáy biển, có nhiều sỏi đá, trên những tảng đá có bùn mịn, rong mơ, rong tảo…
Với đặc tính bám chặt vào đá, bào ngư có thể sinh sống tại những nơi có dòng chảy mạnh, sóng lớn. Khi chưa trưởng thành, chúng sống bám gần bờ. Khi bắt đầu sang giai đoạn sinh trưởng, bào ngư di chuyển xa và sâu hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã phát hiện ra 3 loại bào ngư có giá trị kinh tế:
Bào ngư bầu dục – Haliotis Ovina Gmelin
Haliotis Asinina L – Bào ngư hình vành tai
Bào ngư chín lỗ – Haliotis Diversicolor Reeve
Loại hải sản này được tìm kiếm nhiều ở đảo Cát Bà, đảo Cô Tô, đảo Bạch Long Vĩ và một số hòn đảo khác từ Nghệ An vào tới Bình Thuận. Cô Tô và Bạch Long Vĩ là hai khu vực được khai thác nhiều bào ngư tự nhiên nhất, sản lượng có thể lên tới 45 – 50 tấn mỗi năm.
Hầu hết các ngư dân tại địa phương tự khai thác và gom bán cho thương lái để phân phối trong nước hoặc xuất ra nước ngoài. Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nhiều địa phương đã chủ động nuôi trồng, nhân giống và khai thác phù hợp để đảm bảo nguồn cung.
Khai thác và bào chế
Tại Việt Nam, mùa sinh sản của bào ngư vào tháng 1 và tháng 2. Ngư dân bắt đầu khai thác và đánh bắt vào khoảng thời gian tháng 7 tới tháng 10. Theo kinh nghiệm, đây là thời điểm nước biển ấm, bào ngư béo và rất thuận tiện trong việc khai thác.
Việc khai thác khá khó khăn khi loại ốc biển này thường ở sâu dưới lòng biển. Bởi vậy, muốn đánh bắt được loại bào ngư to, béo, ngư dân phải lặn xuống sâu. Cũng chính vì vậy mà bào ngư tự nhiên có giá trị kinh tế không hề nhỏ.
Sau khi khai thác, cách làm bào ngư khô như thế nào? Việc bào chế bào ngư khô được thực hiện theo những cách sau đây:
Làm sạch, rửa đất cát, rêu bám bên ngoài rồi ngâm cùng nước muối loãng. Sau đó dùng dao để tách lấy phần thịt bên trong, để riêng phần thịt và vỏ.
Sơ chế sạch sẽ, luộc qua với nước rồi tách phần thịt và vỏ. Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến thành phẩm bị nát và dược tính cũng không tốt.
Loại bỏ hoàn toàn đất cát và rêu bám trên bào ngư, tách lấy thịt và vỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Phần thịt giữ nguyên cả con và phần vỏ thì tán thành bột mịn.
Hiện nay, người ta thường sử dụng bào ngư khô bởi chúng vẫn đảm bảo được dược tính và có thể được bảo quản trong thời gian dài.
Tác dụng của bào ngư với sức khỏe người dùng
Vỏ và thịt bào ngư khô đều được sử dụng để là dược liệu, có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Tác dụng của chúng đã được kiểm chứng qua đông y và y học hiện đại.
Theo nhiều ghi chép của y học cổ truyền, bào ngư có vị ngọt mặn, tính ấm. Sử dụng bào ngư khô có tác dụng tăng cường thể lực, giảm ho, lợi sữa, hỗ trợ chữa tiểu đường, cải thiện sinh lực….
Theo y học hiện đại, bào ngư khô có chứa nhiều dưỡng chất như: nước, protit, chất béo, tro và nhiều loại vitamin, axit amin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất.
Với những hoạt chất đó, sử dụng bào ngư có công dụng tuyệt vời, cụ thể:
Tăng cường thể lực, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, bồi bổ cơ thể khỏe mạnh.
Điều hòa và giúp ổn định huyết áp, bổ gan thận.
Có tác dụng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và tăng tiết sữa ở phụ nữ.
Có hiệu quả chữa táo bón, giúp nhuận tràng, thông ruột.
Tăng cường khả năng thị giác cho người sử dụng.
Phòng tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tìm hiểu bào ngư khô chế biến món gì? Những bài thuốc từ bào ngư
Tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, bào ngư khô là nguyên liệu cao cấp, thượng hạng. Bào ngư khi chế biến thành món ăn vừa giúp người dùng ngon miệng, vừa có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.
Vậy, bào ngư khô làm món gì và cách chế biến như thế nào?
Chế biến món ăn – cách nấu cháo bào ngư khô
Đây là món ăn phổ biến và cách chế biến bào ngư khô cũng khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
Nguyên liệu chuẩn bị: 150gr bào ngư khô, 10 con tôm nõn, 100gr gạo tẻ, 200gr sườn non và một số gia vị: hành lá, rượu, rau mùi,…
Cách thực hiện:
Ngâm bào ngư khô với nước trong thời gian 15 phút cho mềm rồi rửa lại với nước. Hấp cách thủy bào ngư rồi cắt thành hạt lựu.
Sơ chế nõn tôm và ướp tôm, bào ngư với rượu, gừng và muối trong 10 – 15 phút.
Rửa sạch sườn non, chặt thành từng miếng vừa vặn và ninh xương trong khoảng 30 phút.
Phi hành tím và cho bào ngư, nhân tôm đảo qua, có thể nêm nếm gia vị cho vừa vặn rồi cho ra đĩa.
Vo gạo, để ráo nước và cho vào ninh cùng nồi xương, để nhỏ lửa để hầm cháo cùng xương.
Khi cháo đủ chín, cho bào ngư và tôm vào cùng, tiếp tục đun trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Sử dụng cháo khi còn nóng, thêm rau mùi, hành lá, hạt tiêu vào cùng thưởng thức sẽ thơm ngon hơn.
Cách nấu bào ngư khô – bào ngư sò huyết
Sự kết hợp giữa bào ngư và sò huyết giúp điều trị bệnh huyết áp, từ đó ổn định huyết áp hơn. Đây là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc và được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư, sò huyết, quả sơn tra và các gia vị khác.
Cách thực hiện:
Sơ chế và ngâm với nước cho mềm, cắt thành hai hoặc ba phần.
Sò huyết làm sạch, lấy phần ruột.
Nhặt sạch tỏi và hành khô rồi băm nhuyễn và phi thơm.
Cho bào ngư vào đảo cùng tỏi và hành.
Cho sò huyết, quả sơn tra, bào ngư hầm cùng 400ml nước (có thể sử dụng nước hầm gà để thêm ngon hơn) và ninh cho khi chín nhừ.
Sử dụng món ăn ngay khi còn nóng, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần để cải thiện tình trạng huyết áp.
Chế biến bào ngư khô – Nấu súp bào ngư
Súp bào ngư là món ăn ngon miệng, dễ sử dụng và có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư khô, chân gà tươi, nấm đông cô, cà rốt, bột ngô và các gia vị khác: hành lá, nước tương, gừng, đường, rượu trắng…
Các bước thực hiện:
Sơ chế bào ngư, ngâm với nước cho mềm rồi ướp cùng muối, đường, rượu trắng, nước tương, gừng trong khoảng 1 tiếng.
Làm sạch chân gà, có thể khử mùi bằng gừng hoặc rượu trắng.
Bỏ chân nấm đông cô, rửa sạch, trần qua với nước sôi với gừng để loại bỏ bớt mùi.
Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ.
Hầm chân gà với nước, hầm cho tới khi nước sánh lại thì cho bào ngư, cà rốt và nấm vào cùng.
Pha bột ngô với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi đổ vào nồi hầm, đánh đều.
Cho ra bát và thêm các loại rau thơm rồi sử dụng khi còn nóng.
Chế biến bào ngư cho bệnh nhân ung thư phổi, lao phổi
Chế biến bào ngư hầm hạt sen và thịt lợn vừa thơm ngon bổ dưỡng lại vừa rất tốt cho những bệnh nhân đang điều trị lao phổi, ung thư phổi.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư khô, hạt sen bỏ tâm, thịt lợn nạc và các gia vị khác.
Cách thực hiện:
Ngâm bào ngư với nước và sơ chế sạch, thái thành từng lát mỏng vừa miệng.
Làm sạch thịt lợn và thái lát.
Cho thịt lợn, bào ngư và hạt sen vào hầm, thêm các gia vị cho vừa miệng. Hầm cho tới khi chín nhừ thì tắt bếp,
Dùng món ăn khi còn nóng và sử dụng liên tiếp trong 7 – 10 ngày để thấy được hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe.
Chế biến bào ngư chữa chóng mặt hoa mắt
Nguyên liệu chuẩn bị: Bào ngư, sinh địa, mẫu lệ, bạch thược, nữ trinh tử, cúc hoa, ngưu tất.
Cách thực hiện:
Làm sạch tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng rồi sắc cùng với 700ml nước.
Đun nhỏ lửa, đun trong khoảng thời gian 20 – 25 phút thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc trong ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng bào ngư khô
Bào ngư khô được xem là loại hải sản thượng hạng và được nhiều người tìm kiếm để sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng và chế biến, người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
Sơ chế sạch sẽ bào ngư khô, có thể ngâm với nước muối loãng trong 5 – 10 phút trước khi sử dụng.
Bảo quản bào ngư khô để được bao lâu? Người dùng cần lưu ý về cách bảo quản, nếu bảo quản tốt, có thể sử dụng trong 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, với bào ngư đã được ngâm với nước, người dùng sẽ phải chế biến luôn để đảm bảo được dược tính của bào ngư.
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng bào ngư không? Đây là thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe của bà bầu. Sử dụng hợp lý sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.
Đối tượng có tỳ vị hư hàn không thuộc chứng bệnh thực nhiệt không nên sử dụng bào ngư.
Trước khi dùng cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giải đáp bào ngư khô bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?
Bào ngư là thực phẩm nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người dùng. Chính bởi thế nhu cầu sử dụng bào ngư khô ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều cơ sở, đại lý có bán bào ngư khô. Vậy, bào ngư khô giá bao nhiêu tiền?
Giá bào ngư khô hiện đang giao động trong khoảng 500.000 VNĐ – 600.000 VNĐ/ gr, tùy theo từng địa điểm bán. Người dùng cần phải lựa chọn thông minh để tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực phân phối dược phẩm nói chung. Đây cũng chính là địa chỉ bán bào ngư khô tại Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác trên cả nước được người dùng tin tưởng.
Hiện bào ngư khô tại Vietfarm được bán ra thị trường với giá 600.000 VNĐ/ gr. Đặc biệt, khi mua hàng trực tuyến qua các kênh bán hàng của Vietfarm, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Bào ngư khô là thực phẩm bổ dưỡng và được ứng dụng trong nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe con người. Nắm bắt được cách dùng, cách chế biến và những lưu ý khi sử dụng giúp người bệnh hấp thu được đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Công Dụng Chính Của Sữa Hmo – Loại Sữa Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!