Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Chế Biến Cá Tầm # Top 4 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Chế Biến Cá Tầm # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Chế Biến Cá Tầm được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá tầm là loại thực phẩm thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng. Từ nguyên liệu này bạn sẽ dễ dàng cho ra nhiều món ăn ngon phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn hay thậm chí là những bữa cơm gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cá tầm – một loại thực phẩm nổi tiếng trên thế giới và một số cách chế biến cá tầm đơn giản.

Cá tầm là tên gọi một chi cá của họ Acipenser với 21 loài đã được tìm thấy và biết đến. Chúng có nguồn gốc từ châu Âu, Á, Bắc Mỹ và là loại cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Cá tầm sống ở vùng nước mặn tuy nhiên đến mùa sinh sản chúng sẽ ngược dòng quay trở lại các con sông để đẻ trứng. Có một số loài cá tầm chỉ sống ở vùng nước ngọt. Thịt cá tầm săn chắc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc biệt, trứng cá tầm được xếp vào 1 trong 10 món ăn xa xỉ nhất hành tinh khi 1kg trứng cá có giá vào khoảng 180 triệu đồng/kg, có loại lên đến 1,8 tỷ đồng/kg.

Các loại cá tầm phổ biến

Cá tầm thông thường: còn gọi là cá tầm châu Âu, cá tầm Đại Tây Dương hay cá tầm Baltic. Chúng sống tại tất cả các vùng bờ biển châu Âu. Loài này có thể dài tới 4m(12ft), do đánh bắt quá mức nên loại cá tầm này gần như không còn nhiều.

Cá tầm Nga: Cá tầm Nga phân bố chủ yếu ở Azerbaijan, Bulgaria, Georgia, Iran, Kazakhstan, Romania, Russia, Thổ nhĩ kỳ và Ukraine. Loài cá này có thể lớn cỡ 190cm và nặng 113kg. Đây cũng là loại cá tầm nằm trong sách đỏ cần bảo vệ.

Cá tầm nhỏ: sinh sống tại vùng biển Đen, Caspi, Azov, Baltic, Bạch Hải, Barents, Kara và ngược dòng vào sông các con sông của Nga. Chúng được đánh giá cao do chất lượng thịt tuyệt hảo cũng như cung cấp trứng tốt nhất. Nó ít khi dài quá 1m (3ft).

Ngoài ra còn có các loại cá tầm khác như: cá tầm sao, cá tầm hồ, cá tầm Beluga với những đặc điểm à vùng nước sống khác nhau.

Tại Việt Nam có cá tầm sapa được nuôi chủ yếu ở Sa Pa, Lào Cai. Thịt cá tầm sapa dai và có vị béo ngậy. Có 2 loại cá sapa là nuôi lấy thịt và lấy trứng.

Cách sơ chế cá tầm

Cách làm sạch nhớt cá tầm

Cá tầm không có xương như những loài cá khác mà chỉ toàn là sụn. Đặc biệt, cá tầm có một lớp nhớt bên ngoài da. Muốn loại bỏ lớp nhớt này, bạn cần chuẩn bị một nồi nước sôi cho nguyên con cá tầm vào chần sơ qua cho chín lớp nhớt này sau đó dùng bàn chải hoặc khăn lau sạch phần nhớt.

Phi lê cá tầm

Tiếp theo, bạn lọc bỏ các đường vân sụn ở 2 bên bụng bằng dao rồi đến phần vây, sụn trên lưng.

Sau đó, bạn cắt 1 phần đuôi cá để dễ dàng hơn cho việc phi lê. Rạch đường trên phần đầu để dễ tách thịt hơn. Tiến hành phi lê cá bằng cách rạch các phần thịt bên mỗi sống lưng. Như vậy là bạn đã tách được phần thịt ra khỏi xương sụn. Tiếp theo, bạn cắt thịt cá thành nhiều khúc. Cuối cùng lọc thịt cá và da cá ra riêng.

Cách chế biến một số món ngon từ cá tầm

Chế biến cá tầm om chuối đậu

Nguyên liệu: 400g cá tầm; 150g ba chỉ; 400g chuối canh; 200g đậu phụ; hành hoa, lá lốt, tía tô mỗi loại 10g; gia vị: mắm tôm, tiêu, muối, bột ngọt, nghệ, mẻ.

Cách thực hiện:

Cá tầm bóp muối với giấm rồi rửa sạch, cắt cỡ quân cờ (2x2cm). Sau đó, bạn ướp cá cùng tiêu, muối, mẻ, nghệ, mắm tôm để ngấm trong 5 phút.

Chuối xanh gọt lớp vỏ ngoài, cắt nhỏ ngâm vào nước có pha một chút giấm.

Bắc nồi nước lên bếp (khoảng 2 lít), cho vào nước 5g bột nghệ, 2g muối và chuối cắt nhỏ đun trong 10 phút rồi vớt ra để ráo.

Bắc nồi khác lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, phi thơm tỏi rồi cho chuối vào xào đến khi se lại thì thêm 1.5 lít nước vào om cho đến khi mềm.

Bạn tiếp tục bắc một nồi khác lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn, phi thơm tỏi, cho thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn vài áp chảo trong 5 phút rồi cho cá tầm vào xào cùng trong 5 phút nữa.

Khi nồi chuối đã chín mềm, bạn cho đậu phụ cắt quân cờ cùng với thịt ba chỉ và cá tầm đã xào vào om cùng trong 10 phút nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn cho hành hoa, tía tô, lá lốt cắt nhỏ rắc lên trên rồi đun thêm 2 phút nữa là món ăn đã hoàn thành rồi đấy!

Chế biến cá tầm nướng riềng mẻ

Nguyên liệu: 1 củ riềng tươi, 4 miếng cá tầm (kích thước khoảng 3cm), 6 cây sả, 1 bát mẻ ngấu, gia vị gồm nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, tiêu.

Cách thực hiện:

Bạn dùng dao khứa 2 đường trên miếng cá để gia vị dễ thấm sâu vào cá hơn, rửa sạch và để ráo nước.

Riềng, sả bỏ vỏ đem rửa sạch và băm thật nhỏ.

Cho cá vào tôm và ướp cùng các gia vị sau: 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê mẻ, 1 thìa cà phê tiêu, 3 thìa riềng và 3 thìa sả đã băm nhỏ. Trộn đều tất cả lên và để cho ngấm gia vị trong 30 phút.

Trước khi nướng cá trên bếp than hoa, bạn quếch một lớp dầu ăn lên bề mặt vỉ nướng. Cách làm này sẽ giúp trong quá trình nướng, cá không bị dính, lấy ra khỏi vỉ không bị nát. Tiếp theo, bạn xếp lần lượt theo hàng từng miếng cá lên vỉ rồi đặt lên bếp nướng, khoảng 2 phút thì trở 1 lần và thực hiện cho đến khi cá chín vàng đều cả 2 mặt.

Cách chế biến cá tầm rang muối

Nguyên liệu:

250g cá tầm, 500g muối trắng, 2 quả ớt sừng, bánh tráng, rau húng bạc hà, xà lách, húng quế…

Cách thực hiện:

Cá rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, để ráo. Đặt cá lên 1 cái khay nhôm hoặc đĩa sành sứ chịu nhiệt tốt.

Tiếp theo, bạn cho muối vào một chiếc nồi đất, dùng đũa đảo cho muối dàn đều ra rồi cho khay cá vào, đậy nắp nồi (lót 1 lớp lá chuối dưới nắp), bật lửa nhỏ, đun khoảng 30 phút để cá chín khô.

Làm nước chấm: cá tầm rang muối thường được cuốn bánh và các loại rau thơm chấm kèm với nước mắm chua ngọt hoặc nước xốt tương hột.

Với nước mắm chua ngọt, bạn băm nhuyễn 3 tép tỏi, cho vào bát với ớt sừng thái nhỏ, thêm 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh nước lọc, ½ thìa cà phê đường và 2 thìa cà phê nước cốt chanh. Trộn đều và nêm nếm cho vừa miệng.

Với nước xốt tương hột, bạn cho 1 thìa cà phê đường, sả ớt băm, lạc giã nhỏ, 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê tương hột vào bát, khuấy đều, cho thêm nước lọc nếu cần.

Chế biến cá tầm ăn lẩu

Nguyên liệu: 1kg cá tầm tươi, 3 trái cà chua, 300g măng chua, 1 củ cà rốt, 1/2 trái thơm, 1 củ hành tây, 1 củ gừng non, 1 bó cải bẹ xanh, 200g rau cần, 10g rau thì là, 1kg bún loại sợi nhỏ, gia vị: nước mắm ngon, tiêu, đường, bột ngọt.

Cách thực hiện:

Cá tầm sau khi mua về bạn rửa với nước muối loãng để loại bỏ mùi tanh rồi sau đó xả lại bằng nước lạnh vài lần cho thật sạch, để ráo nước, cắt thành những lát mỏng. Tiếp theo, bạn ướp cá với 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, xếp cá ra dĩa rồi cho cá vào ngăn mát tủ lạnh giúp cá tươi ngon và thấm đều gia vị hơn.

Cà chua, hành tây rửa sạch, cắt múi cau vừa ăn. Măng chua xé miếng vừa ăn, sắp ra dĩa. Cà rốt bỏ vỏ, cắt lát dày khoảng 1cm. Thơm bỏ mắt, cùi, cắt lát mỏng.

Cải bẹ xanh, cần tây cắt khúc dài, rửa sạch, sắp ra dĩa. Tỏi vỏ, băm nhỏ. Gừng non gọt vỏ, thái sợi dài.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi. Sau đó cho cà chua thơm, cà rốt, hành tây, gừng sợi vào xào trong 5 phút. Bạn nêm vào nồi 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt rồi thêm vào 1.5 lít nước, đun sôi trên mức lửa liu riu cho đến khi nước hơi cạn lại thì dọn lên thưởng thức.

Nhúng cá tầm, các loại rau, măng chua vào nồi lẩu và thưởng thức cùng với bún.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Phương Pháp Chế Biến Thức Ăn Thô Xanh Ngoài Cỏ

Bư­ớc 1: Thu gom từng loại phụ phẩm của nghề trồng ngô gồm thân lá sau thu hoạch bắp (chặt cách gốc 30-35 cm), vỏ bắp và lõi ngô.

– Với thân, lá ngô sau thu hoạch: Bỏ lá khô già sát gốc; Chặt bỏ gốc 1 đoạn khoản 20 cm; Cắt thái đoạn thân còn lại thành từng đoạn 3-5 cm.

– Với bẹ, vỏ bắp: Bỏ lá khô vàng bên ngoài; Nhặt sạch tạp chất; Băm nhỏ.

– Với lõi bắp: Thái nhỏ 2-3cm

Bư­ớc 3: Chế biến và bảo quản

Rải phơi phụ phẩm ngô trên nền sạch. Phơi cho đến khi chỉ cần chạm nhẹ vào lá bất kỳ, lá đã vỡ vụn thì nguyên liệu đã đạt độ ẩm <10%, đây là trạng thái lý t­ưởng để làm bột phụ phẩm ngô. Dùng máy xay hoặc chày đập nát, nghiền nhỏ phụ phẩm thành bột. Sau đó, thu gom bột đã nghiền vào bao nilon hoặc bao xác rắn.

Buộc chặt miệng bao bảo quản trong kho để dùng dần (trộn với rỉ mật đ­ường cho ăn trực tiếp hoặc bổ sung làm tảng đá liếm) cho gia súc nhai lại.

2. Ph­ương pháp ủ chua cây ngô và phụ phẩm ngô sau thu hoạch bắp

Cây ngô ủ chua dự trữ đ­ược trên 6 tháng đã giải quyết đ­ược tình trạng khan hiếm thức ăn xanh của trâu, bò trong vụ Đông. Với bò sữa, cây ngô ủ chua đã thay thế đ­ược 48% cỏ xanh trong khẩu phần (tính theo vật chất khô) và chiếm 20,6% chất khô của khẩu phần đã làm giảm chi phí thức ăn đ­ược 8-10% mà không hề ảnh hư­ởng đến sản lượng và chất l­ượng sữa. Chất l­ượng t­ương tự với các phụ phẩm ủ chua từ ngô. Ph­ương pháp chế biến ủ chua cây ngô và các phụ phẩm như­ sau:

– Phơi héo ngô: Th­ường là phơi héo ngô khoảng nửa ngày nh­ưng không nên phơi quá khô trư­ớc khi thái nhỏ và đ­ưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô nh­ưng bên d­ưới vẫn t­ươi nguyên. Th­ường là cứ sau phơi khoảng 4-6 giờ thì cắt ngẫu nhiên 1 lá ngô (khoảng 3-4 lần là cùng), nằm chặt trong lòng bàn tay. Sau mở ra, nếu thấy các nếp trên lá để lại đ­ường không rõ ràng và ẩm như­ng không rỉ nư­ớc hoặc lá không bị gẫy nát thì tức độ ẩm của chúng đạt trạng thái lý t­ưởng (65-70%) để đem ủ chua.

– Tỷ lệ nguyên liệu theo bảng sau:

Đập dập, băm nhỏ 3-5cm. (nếu có máy thái càng tốt). Loại bỏ những lá khô già ở gốc cây (nếu có). Hòa trộn các nguyên liệu còn lại với nư­ớc theo tỷ lệ ở bảng trên. Khi hòa n­ước rỉ mật, cần dùng 1 ôzoa có dung tích 10 lít. Lấy 5 lít rỉ mật hòa với 5 lít n­ước lạnh, chú ý khuấy đều và t­ới đều cho mỗi lớp ngô rải vào hố. Cần định liệu cho vừa đủ l­ượng dung dịch rỉ mật cho toàn bộ lớp thức ăn trong hố ủ.

Dọn sạch hố ủ, rải 1 lớp đá, sỏi xuống đáy hố rồi rải 1 lớp rơm khô dày 10 cm lên trên. Lần l­­ượt nén chặt từng lớp dầy 15-20 cm cho đến khi hết nguyên liệu ủ. Sau đó, phủ kín hố ủ bằng lớp đất dầy 30-40 cm. Che phủ cẩn thận bằng nilon.

Th­ường xuyên kiểm tra xung quanh hố ủ, thành vách hố ủ xem có chỗ nào bị hư­ hại, lở vỡ không. Xâm hố để lấy thức ăn ở các vị trí cơ bản như­ thành vách, đáy hố, … để kiểm tra thức ăn ủ nhằm phát hiện đ­ược mức độ chất l­ợng thức ăn ủ để xử lý kịp thời.

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, quá trình lên men yếm khí dừng lại. Cây ngô thức ăn hoặc các phụ phẩm từ trồng ngô sẽ chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó, bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần. Nh­ư vậy, thức ăn ủ chua này có thể cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8. Thức ăn này đ­ược bảo quản cho gia súc ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nư­ớc thấm vào hố ủ.

– Hố ủ phải chắc chắn, đáy hố phải bằng phẳng, hố có ít nhất 2 mặt đứng và hố đ­ược thiết kế, chọn vị trí sao cho không ứ n­ước, đọng nư­ớc, thấm nư­ớc.

– Xác định độ nén chặt: Vạch 1 vạch ở mặt trong của hố ủ còn trống để đánh dấu khoảng cách 15-20 cm từ đáy hố lên. Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7-10 cm. Tiếp tục lại vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15-20 cm, tính từ lớp thức ăn vừa nén xong. Chất thức ăn đã băm nhỏ đã trộn phối nguyên liệu vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như­ vậy cho tới khi hố ủ đầy.

3. Ph­ương pháp ủ thân, lá ngô với urê

– Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết với tỷ lệ nh­ư sau:

Cây ngô thu về phải phơi tái bằng cách dựng ở bờ rào 2-3 ngày hay băm nhỏ 5-10 cm rồi tãi ra phơi cho bay bớt hơi n­ước 1-2 ngày trong điều kiện mùa Đông không có nắng vì cây ngô có hơi tái thì sau này mới dễ ngấm nư­ớc có hòa tan urê.

Quy trình ủ đ­ược tiến hành như­ sau: Hòa tan urê, muối vào n­ước theo tỷ lệ trên. Cho từng lớp cây ngô băm nhỏ vào bể, mỗi lớp dầy 10-15 cm (nửa gang tay). Sau đó, dùng ôzoa t­ới n­ước urê vào lớp rơm đã rải. Dậm nén chặt bằng chân hoặc dùng cối đá lăn đi lăn lại cho thặt chặt. Cho lớp cây ngô khác rồi lại t­ới nư­ớc urê.

Cứ như­ vậy cho đến khi đầy hố ủ và hết nguyên liệu rồi đóng hố ủ.

– Cố gắng hoàn tất hố ủ trong 1 ngày. Càng nhanh càng tốt để urê không bị bay đi, đảm bảo chất l­ượng thức ăn.

– Xếp các lớp cây ngô nh­ư trên xong phải ủ kín ngay bằng lá chuối, nilon, … phủ lên trên cùng 1 lớp rơm mỏng 5 cm. Sau đó xếp 2-3 lớp gạch thật khít lên trên để nén.

– Nên bổ sung rỉ mật đ­ường với tỷ lệ 10 lít rỉ mật cho 1 khối ủ có dung tích 1,5 m 3

– Sau khi ủ 2-3 tuần bắt đầu lấy cho gia súc ăn.

– Nuôi trâu, bò bằng khẩu phần có cây ngô già ủ urê chiếm 20-25% năng l­ượng toàn khẩu phần mà vẫn cho tăng trọng 10-11kg/tháng. Cây ngô già ủ urê có thể thay thế hoàn toàn cỏ khô và 1 phần cỏ xanh trong khẩu phần.

Phương Pháp Chế Biến Thức Ăn, Dự Trữ Thức Ăn Thô Xanh

Phương pháp chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn thô xanh

Để chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn thô xanh, bà con cần chú ý: Phương pháp tiến hành ủ chua thức ăn thô xanh đã già, phương pháp ủ rơm

1. Ủ chua:

 Mục đích: Chế biến một số loại thức ăn thô xanh đã già: Cỏ già, thân ngô già, … nhằm tăng hiệu quả tiêu hóa và dự trữ thức ăn cho bò trong mùa đông.

 Chuẩn bị: Sử dụng túi nilon chuyên dụng hoặc hố ủ hoàn toàn kín, không rò rỉ, không hở, chắc chắn để đảm bảo nén chặt thức ăn và các loại vật dụng để tránh mưa và không khí lọt vào.

 Tiến hành:

– Cỏ cắt ngắn 10 ÷ 15 cm, phơi tái,  cho vào hố lớp dày 20 ÷ 30 cm, bổ xung thêm 4 ÷ 6kg rỉ mật đường và 0,5kg muối ăn cho 100kg cỏ, đầm nén chặt, chú ý nén chặt ở 4 góc hoặc xung quanh túi nilon.

– Tiếp tục cho từng lớp và nén như trên cho đến khi cỏ đầy hố hoặc nilon rồi lấy đất sét phủ một lớp trên cùng (đối với hố ủ). Với túi nilon, đẩy hết không khí trong túi ra, buộc chặt, tuyệt đối không được để nước mưa thâm vào hố ủ. Tiến hành ủ nhanh chóng 1 ÷ 2 ngày, lúc thời tiết nắng ráo, đem ra sử dụng trong vòng 7 ÷ 12 ngày, mỗi lần cho ăn cần bảo đảm kín túi ủ hoặc hố ủ.

– Thức ăn ủ chua phải có màu vàng nâu, không bị thối, nhũn, đồng thời có mùi đặc trưng của axit lactic, nếu thức ăn ủ chua có màu xanh đen, nhũn nát mùi khó chịu của axit butinic thì chất lượng thức ăn ủ chua kém.

2. Ủ rơm:

Thành phần phải được cân chính xác: 100kg rơm khô, 3kg urê, 0,5kg vôi tôi Ca(0H)2  (có thể có hoặc không), 0,5 kg muối và từ 60 ÷ 80 lít nước sạch.

Tiến hành: Urê với muối hoà tan trong nước, dùng thùng tưới, vòi hoa xen tưới và đảo đều rơm. Rơm đã được tưới cho vào túi nilon, hầm hoặc hố ủ (chú ý nén chặt các góc hầm, hố, bể). Sau đó buộc chặt miệng túi, đối với hố ủ đậy kín bằng nilon. Thời gian ủ 7 ÷ 12 ngày.

Cách cho ăn: Lần đầu mới cho ăn rơm ủ do mùi đặc trưng của amoniax nên bò chưa quen ăn ngay, do vậy ta phải tập dần cho ăn ít một. Lấy rơm trong túi ra để một thời gian cho bớt mùi rồi cho ăn. Trong giai đoạn vỗ béo bò thịt cho bò ăn tự do.

Chú ý: Khi cho ăn rơm ủ urê phải cho bò uống đủ nước với định mức: 30 ÷ 35 lít/con/ngày. Mùa khô cho bò uống tăng gấp 2 ÷ 3 lần.

-  Khi sử dụng thức ăn ủ chua hoặc ủ rơm có thể theo hệ số quy đổi: 1kg cỏ voi ủ chua tương đương 2kg cỏ voi tươi. 1kg cỏ Păngola khô  tương đương 3kg cỏ Păngola tươi. 1kg Rơm ủ Urê tương đương 3,5kg cỏ tươi.

2806-ntm.01199_che-bien-thuc-an-tho-xanh.pdf

Phương Pháp Chế Biến Nấm Lim Xanh Chuẩn Cách Bảo Quản Nấm Lim

Phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng tự nhiên như thế nào đúng chuẩn? Độc giả nên áp dụng các cách sơ chế nấm lim xanh, cách rửa nấm lim xanh trước khi sắc, nấu nấm lim xanh khô hay sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu. Hướng dẫn cách sử dụng nấm lim xanh rừng tươi, khô sắc, uống và cách bảo quản nấm lim rừng lâu dài.

Phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng phổ biến hiện nay như thế nào? Nấm lim xanh rừng cần được sơ chế, chế biến đúng cách trước khi sử dụng. Điều này đảm bảo nấm lim xanh rừng có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về các phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng tự nhiên và cách bảo quản nấm lim hiệu quả để sử dụng lâu dài.

Phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng

Nấm lim xanh rừng là một trong những dược liệu quý mà nhiều người tìm mua, sử dụng hiện nay. Loại nấm này chỉ mọc trên những cây lim đã chết trong rừng nguyên sinh. Nấm lim xanh rừng có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ung thư. Bởi trong thành phần nấm lim rừng có chứa nhiều dược chất quý hiếm. Sách dược liệu cổ “Thần nông bản thảo” ghi nhận nấm lim xanh rừng quý hơn cả nhân sâm.

Nhiều người cho rằng nấm lim xanh mọc trong rừng nên rất bẩn. Trước khi sử dụng nấm lim cần phải rửa sạch chúng. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi nấm lim xanh được phủ một lớp bào tử chứa dược chất. Nếu rửa nấm sẽ làm trôi mất lớp bào tử này.

Chính vì vậy, người dùng nên sử dụng khăn ẩm lau qua nấm để loại bỏ bụi bẩn mà vẫn giữ được lớp bào tử. Sau đó cắt bỏ phần gốc nấm có chứa vỏ gỗ lim. Cuối cùng đem phơi nấm dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô là được. Tùy vào mục đích sử dụng mà nấm lim xanh có thể thái nhỏ, nghiền bột nấm hoặc để nguyên cây.

Cách ngâm rượu, sắc, nấu nấm lim xanh khô

Nấm lim xanh sau khi sơ chế thường được dùng theo cách ngâm rượu hoặc sắc nước. Ngoài ra, nấm lim xanh có thể dùng để hãm trà, tán bột uống thay nước lọc. Hiện nay trên thị trường có bán sản phẩm nấm lim xanh rừng đã qua chế biến theo bài thuốc gia truyền. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức. Không chỉ có vậy, nấm lim đã qua chế biến có hàm lượng dược chất cao hơn nấm lim chỉ được phơi khô.

Hướng dẫn cách ngâm rượu nấm lim xanh

Cách ngâm rượu nấm lim xanh rất đơn giản, chỉ cần dùng 100g loại đã qua chế biến ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Ngâm nấm lim xanh với rượu khoảng 10 ngày là được. Với phương pháp chế biến nấm lim xanh ngâm rượu hết sức cẩn thận, cần lưu ý:

Sử dụng bình thủy tinh để ngâm rượu.

Lựa chọn loại rượu quê có nồng độ 35 độ.

Nên ngâm nấm nguyên cây để bình rượu trông đẹp mắt và độc đáo hơn.

Có thể tăng dần nấm và rượu theo tỷ lệ cứ 100g nấm ngâm 1 lít rượu.

Sử dụng rượu nấm lim xanh khoảng 15 – 20ml/ngày. Không nên uống quá nhiều, tránh gây hại cho tim mạch và gan.

Cách sắc nấm lim xanh

So với phương pháp chế biến nấm lim xanh ngâm rượu thì cách sắc nước phổ biến hơn cả. Bởi nước sắc nấm lim xanh phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng hơn.

Cách sắc nấm lim xanh như sau:

Dùng nấm lim rừng đã qua chế biến sắc cùng 2 lít nước.

Khi nước cạn còn 1,5 lít thì tắt bếp. Chắt nước nấm lim ra bát và uống trong ngày.

Với phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng sắc nước, người dùng cần lưu ý:

Sử dụng ấm đất sắc nước nấm lim để đảm bảo giữ được hàm lượng dược chất trong nấm.

Liều lượng sắc nấm lim phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dùng. Ví dụ: Người mắc bệnh gan, ung thư nên uống từ 25 – 30g/ngày. Người sử dụng nấm lim để tăng cường sức khỏe nên uống 10 – 15g/ngày.

Đối với người lần đầu uống nấm lim xanh chỉ nên dùng 3 – 5g/ngày, sau 7 ngày mới tăng dần liều lượng.

Không tùy tiện sắc nấm lim xanh rừng cùng các dược liệu khác.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ, người huyết áp thấp không nên sử dụng nấm lim xanh.

Cách bảo quản nấm lim xanh rừng tự nhiên

Nấm lim xanh rừng tự nhiên sau khi thu hái rất dễ bị hỏng. Chính vì vậy cần phải thực hiện các phương pháp chế biến, sơ chế nấm lim rừng trước khi sử dụng. Cách sắc nấu nấm cây lim xanh như thế nào vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc quản quản nấm cũng rất cần thiết. Nấm lim rừng loại chỉ được phơi khô sẽ chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn. Riêng đối với loại nấm lim xanh đã qua chế biến, việc sử dụng và bảo quản nấm tiện lợi hơn rất nhiều.

Cách bảo quản nấm lim rừng như sau:

Bọc kín nấm lim bằng túi nilong hoặc để trong hộp thủy tinh có đậy nắp.

Khi lấy nấm lim xanh để sử dụng thì nên lấy bằng kẹp hoặc đeo găng tay. Tránh để tay ẩm tiếp xúc với nấm.

Nếu thấy nấm lim xanh có dấu hiệu bị mốc thì phải loại bỏ ngay.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Chế Biến Cá Tầm trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!