Xu Hướng 3/2023 # Rượu Whisky Là Gì? Tìm Hiểu Những Điều Cơ Bản Về Rượu Whisky # Top 5 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Rượu Whisky Là Gì? Tìm Hiểu Những Điều Cơ Bản Về Rượu Whisky # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Rượu Whisky Là Gì? Tìm Hiểu Những Điều Cơ Bản Về Rượu Whisky được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Rượu Whisky là gì?

Rượu Whisky là một loại đồ uống có cồn được nên men trực tiếp từ các loại ngũ cốc như gạo, lúa mỳ, ngô, …

Thông thường, Whisky có độ rượu khá nặng, khoảng 43 đến 48 độ tùy loại. Rượu Whisky được yêu thích bởi hương vị nồng nàn, gần gũi. Có rất nhiều cách ủ rượu Whisky trên khắp thế giới. Mỗi 1 bí quyết một ủ rượu Whisky khác nhau lại cho ra 1 vị rượu độc đáo, tạo nên nét đẹp và sự đa dạng trong thế giới rượu Whisky

2. Rượu Whisky bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc

Theo , Vào thế kỷ thứ 5 các nhà tu Ki-tô giáo, mà trước tiên là thánh Saint Patrick của Ireland, bắt đầu truyền giáo trong xứ sở của người Celt và mang các dụng cụ kỹ thuật cũng như hiểu biết về cách chế tạo dược phẩm và nước hoa đến Ireland và Scotland. Theo truyền thuyết thì họ là những người đầu tiên đã chưng cất một chất lỏng trong suốt: aqua vitae hay uisge beatha. Sự hiểu biết này lan truyền trong các thế kỷ sau nhờ vào các tu viện được thành lập mà vào thời gian đó mà thường là trung tâm của các làng mạc và có mở quán rượu riêng.

Sự phát triển

Năm 1494 aquavite lần đầu tiên được nhắc đến trong các văn kiện thuế ở Scotland (Exchequer Rolls) khi nhà tu dòng Saint Benedict, John Cor, của tu viện Lindores (thuộc vùng đất phong bá tước Fife) mua 8 boll mạch nha tại thủ đô của Scotland lúc bấy giờ là Dunfermline. Boll là một đơn vị đo lường dùng để đong ngũ cốc cũ của Scotland, tương đương với 210,1 lít hay 62 kg). Lượng 8 boll tương đương với khoảng 500kg, đủ để sản xuất vào khoảng 400 chai rượu Whisky.

Sau cuộc di dân đến châu Mỹ, Whisky cũng được thử sản xuất từ ngũ cốc. Vì cây lúa mạch (Hordeum) khó trồng ở đây nên những người nông dân ở Bắc Mỹ bắt đầu cho lên men các loại ngũ cốc tăng trưởng tốt ở đấy là lúa mạch đen (Secale) và lúa mì (Triticum). Các lò nấu rượu lâu đời nhất xuất hiện ở Maryland, Pennsylvania và Virginia. Vì không kiếm được than bùn nên không ứng dụng được công thức sản xuất Whisky cổ truyền và vì thế mà rượu nấu ra không được ngon. Thông qua việc đốt thành than vách các thùng đựng rượu người ta cố gắng mang lại hương khói quen thuộc vào phần cất. Mãi cho đến cuối thế kỷ 18 mới có những lò chuyên nấu rượu Whisky.

3. Cách làm rượu Whisky

Thông thường, Whisky đều được làm bằng phương pháp xay ngũ cốc thành hạt tấm và được trộn với nước ấm trong thùng kín. Một thời gian sau, hỗn hợp sẽ hóa đường. Tiếp theo nước này sẽ được trộn với men và được lên men trong một thùng chứa.

Sau 1 thời gian thích hợp, người ra bắt đầu chưng cất chất lỏng này thành rượu. Rượu được tạo thành sẽ được pha loãng với nước và được trữ trong thùng gỗ nhiều năm. Sau quá trình này, Whisky sẽ được pha trộn, làm loãng, lọc, … và đóng vào chai.

4. Phân loại rượu Whisky.

Phân loại theo loại ngũ cốc nguyên liệu

Malt: Là loại Whisky được làm từ mạch nha.

Grain: Là loại Whisky được làm từ lúa mạch.

Rye: Là loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch đen, thường có nồng độ cồn rất cao.

Bourbon: Là loại Whisky làm từ ngô.

Phân loại theo quy trình sản xuất

Single: Là loại Whisky có nguồn gốc từ lò nấu rượu riêng lẻ, thường dùng cho rượu ở Scotland.

Straight: Là loại Whisky có nguồn gốc từ lò nấu rượu riêng lẻ, thường dùng cho rượu ở Mỹ.

Blend: Là rượu Whisky đã được pha trộn.

Pot Still: Là loại rượu được nấu trong những bình nấu cổ theo bí quyết cổ xưa nhất.

Ngoài ra, người ta còn phân loại whisky theo năm sản xuất, xuất xứ của sản phẩm, ….

Những thương hiệu Whisky nổi tiếng nhất.

Nhắc đến Whisky, bạn sẽ không thể không nhắc tới 10 cái tên sau:

Cảm ơn các bạn đã theo dõi

Các Bước Chưng Cất Rượu Whisky

Whisky là gì

Whisky là cách gọi của người Anh, còn Whiskey là cách gọi phổ biến của người Mỹ. Về cơ bản, cách làm rượu Whisky chính là chưng cất các loại hạt mạch nha như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, ngô… và Whiskey gần như luôn được ủ trong thùng gỗ sồi từ vài năm đến vài thập kỷ.

Các loại Whisky trên thế giới

1. Scotch Whisky:

– Single Malt Whisky là Whisky được sản xuất chủ yếu từ lúa mạch (Malt).Các loại Single Malt phổ biến: Maccallan, Glenlivet, Singleton, Glenmorangie, Balvenie, Talisker, Highland Park, Glen Ord, Glenkinchie, Laphroagh….

– Grain Whisky: là Whisky được sản xuất từ sự tổng hợp của các loại ngũ cốc (Grain), Các loại Grain phổ biến: Snow Grouse, Cameronbrigde.

– Blended Whisky: là Whisky được kết hợp từ Malt Whisky và Grain Whisky (theo qui định là 40% Malt và 60% Grain, nếu thành phần Malt nhiều thì loại Whisky đó càng chất lượng)

2. American Whisky

Còn được gọi là Bourbon Whisky hay Tennessy Whisky, là Whiskey được sản xuất chủ yếu từ Bắp (theo quy định Mỹ thì tỉ lệ Bắp trong nguyên liệu tối thiểu là 51%) và được ủ 4 năm trong thùng gỗ sồi.Các nhãn hiệu American Whisky phổ biến: Jack Daniels, Jeam Beam, Knob Creek, Basil Haden v.v

3. Canadian Whisky:

Còn được gọi là Rye Whisky, là Whisky được sản xuất chủ yếu từ Lúa mạch đen.Các loại Canadian Whiskey phổ biến: Canadian Clud, Crown Royal. Seagram V.O

4. Irish Whisky:

Là 1 loại Blended Whisky, được sản xuất từ Lúa mạch pha trộn với các loại Ngũ cốc khác, được chưng cất 3 lần, thời gian ủ ít nhất là 5 năm, các loại cao cấp có thời gian ủ từ 12 năm.

Thí dụ: Jameson, The Wild Geese, Tullamore Dew

Quy trình chưng cất Whisky (Scotch Whisky)

1. Ủ mạch nha

Tất cả các loại Whisky đều được bắt đầu làm từ một loại ngũ cốc thô được gọi là Malt Whisky (lúa mạch). Lúa mạch được làm ẩm và được cho nảy mầm một phần, quá trình này được gọi là “malting” (ngâm nảy mầm). Mục đích là để lúa mạch có thể tiết ra một loại enzyme giúp chuyển đổi tinh bột có trong lúa mạch thành đường và tạo độ cô đặc nhất định. Sau đó lúa mạch được sấy khô, chuẩn bị cho bước tiếp theo.

2. Nghiền nát Malt (lúa mạch)

Trước khi lên men thì đường có trong lúa mạch phải được chiết xuất hết. Và điều này được thực hiện thông qua quá trình nghiền. Các loại ngũ cốc đang được sử dụng trong cách làm rượu Whisky như ngô, lúa mì hoặc lúa mạch đen, được nghiền nát và cho vào một bể lớn. Bể này được gọi là bể trộn hoặc bể chứa cùng với nước nóng và sau đó được khuấy trộn đều. Ngay cả khi nhà sản xuất không làm rượu malt Whisky. Thì một số loại lúa mạch mạch nha vẫn được thường được thêm vào để giúp xúc tác quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường. Hỗn hợp trộn sau cùng sẽ sền sệt giống như cháo. Sau khi lượng đường chiết xuất đã đạt đến mức tối đa. Hỗn hợp này (lúc này được gọi là mash hoặc wort) được chuyển sang giai đoạn lên men.

3. Lên men

Quá trình lên men diễn ra trong các thùng ủ waskbacks từ ​​48 đến 96 giờ, mash / wort gặp men, men sẽ ăn đường trong hỗn hợp và chuyển chúng thành cồn, độ cồn của chất lỏng được đạt mức 7% -10% trước khi nó được đi vào nồi chưng cất. Với thời gian lên men và các loại men khác nhau cho các hương vị đa dạng của Whisky.

4. Chưng cất

Các nồi chưng cất thường được làm bằng đồng theo phương pháp chưng cất lại truyền thống để thu được rượu với nồng độ cao, đồng thời loại bỏ đi các các chất độc hại trong rượu. Có hai loại nồi chưng cất phổ biến nhất hiện nay  là nồi chưng cất truyền thống và nồi chưng cất dạng cột tháp.

Nồi chưng cất Whisky truyền thống có nguyên lý hoạt động tương tự như Nồi nấu rượu gạo, dạng nồi này thường được sử dụng để sản xuất rượu Whisky ở các nước như Scotland, Ireland, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nơi khác.

Tháp chưng cất còn được gọi Coffey Stills theo tên của Aeneas Coffey – người cải tiến tháp chưng cất hoàn chỉnh như ngày nay. Coffey Still hường được sử dụng để sản xuất rượu Bourbon, Rye Whisky và các loại Whisky khác của Mỹ. Tháp chưng cất được sử dụng vì mang lại năng suất cao, nhiều nhà sản xuất dần dần thay thế nồi chưng cất truyền thống bằng Tháp chưng cất.

5. Ủ Whisky trong thùng gỗ sồi

Gần như tất cả các loại rượu Whisky đều được ủ trong thùng gỗ, thường là thùng gỗ sồi. Một ngoại lệ đáng chú ý là rượu Whisky ngô, có thể được ủ hoặc không ủ thùng gỗ. Bourbon, rye Whisky và các loại rượu Whisky Mỹ khác phải được ủ trong thùng gỗ sồi mới. Trong khi đối nhiều quốc gia khác, nhà sản xuất thường tận dụng lại các thùng gỗ sồi đã được ủ.

Thùng được lưu trữ trong kho, và khi rượu Whisky đủ tuổi, một phần chất cồn sẽ bay hơi và ngấm hương vị tannin từ thùng sồi, tạo nên mùi riêng biệt.

6. Đóng chai

Trước khi đóng chai, rượu Whisky có thể được lọc để không bị đục khi thêm nước lạnh hoặc đá, rượu được đóng chai ở độ cồn tối thiểu 40% sau ít nhất 3 năm ngâm ủ trong thùng sồi. Nếu như sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trên thì không được bán tại châu Âu. Ở các nước khác có những quy định khác đối với những tiêu chuẩn trên, ví dụ tại Uruguay thời gian lưu trữ ít nhất quy định là 2 năm.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Thêm

LinkedIn

Tumblr

Pinterest

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Fondant Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Bánh Fondant

Tất tần tật những điều bạn cần biết về Fondant trong nghệ thuật làm bánh ngọt, fondant có ăn được không? Cách làm fondant ra sao? Những thành phần và nguyên liệu có trong fondant là gì khiến chúng đắt hơn so với những loại bánh thông thường?

Cuộc sống ngày càng được nâng cao dẫn đến thị hiếu tiêu dùng của con người cũng ngày cao hơn về tiêu chuẩn và chất lượng. Không chỉ là nhu cầu về ăn no, ăn đủ mà còn là những yêu cầu về tính thẩm mỹ của món ăn, món bánh. Do đó, những người làm nghề bếp, thợ làm bánh hay các lĩnh vực về ẩm thực luôn không ngừng sáng tạo từ công thức đến các kỹ thuật trang trí để đáp ứng nhu cầu của thực khách.

Chiếc bánh fondant tinh tế được làm từ những bàn tay khéo léo

Trang trí bánh bằng fondant là một trong những kỹ thuật trang trí bánh ngọt độc đáo, sáng tạo và tuyệt đẹp góp phần tạo nên những chiếc bánh đẹp như các tác phẩm nghệ thuật sống động đầy màu sắc. Nghệ thuật trang trí bánh bằng fondant đôi khi bị xem là lãng phí, tuy nhiên những câu chuyện kể về fondant có lẽ sẽ tiếp tục cuộn lên thành một làn sóng mới về thẩm mỹ.

Fondant được xem là lớp phủ mặt bánh dùng trong trang trí bánh (Ảnh: Internet)

Fondant là một loại nguyên liệu dùng trong trang trí và được làm từ bột đường trắng mịn dùng trong trang trí và tạo hình cho những chiếc bánh kem hoặc bánh ngọt. Từ Fondant trong tiếng Pháp có ý nghĩa là “tan chảy”, fondant được xem là bắt nguồn từ từ “foundry” trong tiếng anh với nghĩa là “lò đúc”. Cũng có nhiều người gọi fondant đơn giản là “kẹo đường” bởi khi giải thích tên gọi của fondant….rắc rối quá, lại có nhiều cách phát âm khác nhau nên gọi như vậy cho đơn giản, dễ hiểu.

Fondant được làm từ đường bột (icing sugar) được nấu chảy cho dẻo mềm lên và tạo hình, tùy vào công dụng cũng như thị hiếu thẩm mỹ và khẩu vị của mỗi thợ làm bánh mà fondant có rất nhiều công thức với vô vàn màu sắc và mùi vị khác nhau. Tuy nhiên chúng có điểm chung là đều khá linh hoạt, dễ tạo màu và tạo mùi, rất được ưa chuộng trong việc tạo lớp phủ (coat) bên ngoài cùng cho mặt bánh hay nặn hình thù trang trí theo ý muốn.

Fondant xuất hiện như thế nào?

Ngoài ra, lớp phủ mà fondant tạo ra có giá trị thẩm mỹ rất cao với bề mặt láng mịn và bóng mờ, chúng cũng không dễ nhăn nheo hay gãy nứt và có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao trong nhiều giờ của các bữa tiệc ngoài trời.

Nếu so với những loại bánh nổi tiếng có lẽ fondant còn có mặt sớm hơn, ngay từ những năm thuộc thế kỉ 15 người ta đã áp dụng sự hỗn hợp loại đường dẻo kết hợp cùng với hạnh nhân để nặn thành những hình thù khác nhau cho loại nguyên liệu trang trí này. Vào thế kỉ thứ 16 đã có những công thức cơ bản về fondant được hình thành.

Tuy nhiên mãi cho đến thế kỉ thứ 20 loại nguyên liệu trang trí fondant mới được sử dụng phổ biến và chính thức được áp dụng vào nghệ thuật trang trí các loại bánh ngọt. Sau hơn 100 năm nguyên liệu trang trí fondant đã có những sự trang trí đa dạng và phong phú hơn rất nhiều, fondant được dùng dùng với muôn vàn những ý tưởng trang trí cũng như được nổi tiếng bởi…giá thành khá cao.

Cấu tạo hóa học của Fondant ra sao?

Fondant được hiểu là một dạng nước có sự bão hòa với đường, khi đó lượng đường được hòa tan nhiều gấp 2 lần lượng nước ở nhiệt độ sôi so với khi đường được bão hòa trong nhiệt độ phòng thông thường. Sau đó, nếu như đường hòa tan và vẫn để yên cho dung dịch này nguội đi, đồng thời khi đó đường vẫn sẽ được hòa tan trong dung dịch bão hòa cho đến khi xuất hiện sự cấu tạo hạt nhân diễn ra.

Trong quá trình này nếu như có tinh thể của sucroza không tan rơi vào hỗn hợp sẽ tạo ra độ giòn hoặc bị khuấy động các tinh thể sucrose hòa tan thành tinh thể giòn (được sử dụng trong công thức làm kẹo cứng), còn ở fondant người ta sẽ để bó nguội và không khuấy động, sau khi nguội thì khuấy động thật nhiều sẽ tạo thành các dạng tinh thể nhỏ và fondant trở nên mềm mịn.

Fonadant có ăn được không?

Fondant hoàn toàn có thể ăn được bởi nguyên liệu chủ yếu là đường

Bạn sẽ cảm thấy thắc mắc bởi nếu có cấu tạo hóa học liệu fondant có ăn được không? Câu trả lời là có, fondant hoàn toàn có thể ăn được và chúng có mùi thơm nhẹ của vani! Bạn hoàn toàn yên tâm bởi fondant được cấu tạo hoàn toàn từ 100% là đường và rất ngọt.

Tuy nhiên fondant ngọt nên có thể sẽ không thích hợp với khẩu vị của người Việt Nam chúng ta, do đó nếu bạn không thích có thể dễ dàng bóc lớp đường này ra và thưởng thức món bánh kem ngon lành như bình thường.

Một chiếc bánh fondant bao gồm những thành phần nào?

Một chiếc bánh fondant thông thường sẽ bao gồm một lớp bánh bông lan bên trong, sau đó được phủ thêm một lớp fondant láng mịn bên ngoài và được phủ toàn bộ lên bánh. Fondant rất đa dạng về màu sắc khi phủ lên bánh và chúng ta không thể biết được phía sau lớp fondant có những gì cho đến khi chiếc bánh được cắt ra chia sẻ với mọi người.

Do vậy, độ đa dạng của cốt bánh bên trong cũng khá đa dạng, có thể lựa chọn các loại bánh như: bánh gato thông thường, butter, sponge, chocolate… tùy theo ý thích và hương vị bạn muốn. Thông thường bạn nên chọn các loại bánh dạng mềm như sponge, sử dụng kem tươi sẽ dễ ăn hơn với mọi người. Bánh càng đặc và có độ cứng, được sử dụng kem bơ thì sẽ dễ cho việc phủ bánh bằng fondant , tuy nhiên lại khá ngậy và béo sẽ không hợp khẩu vị nhiều người.

Làm bánh fondant có khó không?

Bạn sẽ tự hỏi rằng làm bánh fondant liệu có khó không, tuy nhiên bạn sẽ không nhận được câu khẳng định là có hay không. Bởi đơn giản nếu như bạn khéo tay và thật sự có đam mê với nghề làm bánh thì chỉ cần bạn có thêm một chút kiên nhẫn và khả năng để tạo hình những chiếc bánh thật bắt mắt.

Còn nếu như bạn chưa biết cách làm thì có thể sẽ học được cách làm bánh fondant tại những khóa học làm bánh chuyên nghiệp, ở những khóa học này bạn sẽ được học kiến thức và thực hành tại lớp thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thực tế để có thể làm được một chiếc bánh fondant tinh tế và đẹp mắt bạn sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể tận dụng hết công sức và sự tỉ mỉ của mình để làm ra những chiếc bánh yêu thích. Tuy nhiên sau quá trình miệt mài chắc chắn thành quả sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc!

Tạo hình fondant mất bao lâu?

Từ những công đoạn làm fondant lớp phủ cho đến công đoạn tạo hình trang trí bằng fondant đều cần nhiều thời gian. Người làm bánh chuyên nghiệp sẽ phân biệt những loại fondant dành cho việc phủ bánh và những loại có đặc tính dùng để thực hiện tạo hình và trang trí riêng. Tất cả những loại fondant được dùng trong trang trí bánh đều có thể ăn được.

Tạo hình Toroto và Vô diện trong cực dễ thương bằng Fondant

Những hình thù nhân vật, những chi tiết trang trí bằng fondant cực kì đa dạng và phong phú, bạn cũng có thể yêu cầu tạo hình theo nhân vật hoặc hình tượng mình mong muốn, tuy nhiên những nguyên liệu này khá đắt và đương nhiên việc phải trả một khoản tiền lớn hơn cho chiếc bánh này là điều dĩ nhiên sẽ xảy ra. Thành phẩm là một chiếc bánh vô cùng tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế.

Để hoàn thành một chiếc bánh fondant theo yêu cầu riêng biệt có thể mất rất nhiều thời gian, cho từng chiếc bánh theo các kích thước khác nhau cũng như từng chi tiết trang trí bánh đều đòi hỏi thủ công. Đối với những chiếc bánh yêu cầu cao có thể mất đến vài ngày để hoàn thành.

Có bao nhiêu loại fondant và phân biệt như thế nào?

Poured fondant: Đây là loại cơ bản nhất của fondant.

Poured fondant bao gồm những thành phần chính là đường nấu chảy dùng với nước và bột ngô, những hương liệu được xem là phổ biến của hương hạnh nhân hoặc hương chanh. Chúng ta có thể mặc định cho fondant được làm từ đường, và chúng có vị ngọt ngấy tuy nhiên loại fondant này có rất nhiều hương vị đa dạng như chocolate, trái cây….

Cupcake fondant siêu cute

Poured fondant có dạng hơi đặc, thông thường được sử dụng để làm lớp phủ cho bánh bởi chúng có sự láng mịn, loại fondant này cũng được sử dụng làm nhân của những loại bánh ngọt cỡ vừa như bánh cupcake, kẹo, bánh pastry… Hay chúng ta sẽ dễ tìm thấy fondant loại này trong món Cadbury crème egg trong ngày lễ Phục Sinh rất phổ biến, nếu thiếu vị ngọt của fondant món bánh này sẽ không được xem là hoàn thiện.

Rolled fondant: Được sử dụng rộng rãi trong những chiếc bánh trang trí tinh tế.

Trên thực tế Rolled fondant thường khó “điều khiển” hơn Poured nhiều lần, tuy nhiên chúng lại được sử dụng một cách rộng rãi hơn bởi những nhu cầu trang trí được xem là phức tạp và tinh tế hơn rất nhiều trong thời điểm hiện tại. Những kết cấu hóa học của Rolled fondant được xem là cứng và có độ dai hơn so với Poured, bởi chúng có sự tham gia của gelatin.

Khi Rolled fondant được nấy xong thường có dạng tròn như một khối bột, khi sử dụng sẽ được cán mỏng ra và sử dụng theo nhu cầu của chúng. Thông thường sẽ được sử dụng với độ dày khoảng từ 3 – 5mm và dùng để bọc bên ngoài cốt bánh, tạo thành một lớp láng mịn với các màu sắc bắt mắt để tiếp tục các công đoạn trang trí khác.

Khi sử dụng Rolled fondant người nghệ nhân làm bánh cần có những kỹ thuật và đòi hỏi tay nghề cao, bởi áp lực từ sức nặng của lớp Rolled fondant có thể làm xẹp bánh, do vậy mà cốt bánh cần là những loại bánh có độ cứng. Tuy nhiên sau khi hoàn thành tác phẩm chiếc bánh fondant lại quá hoàn mĩ có thể góp mặt trong những bữa tiệc cực kì sang trọng.

Sculpting fondant: Fondant dùng để tạo hình và trang trí.

Với những tính chất chung cùng với sự có mặt của Rolled fondant, sculpting fondant được xem là sự thừa hưởng và nối tiếp của những đặc tính có sự dẻo dai và linh hoạt cho những công thức tạo hình, nhuộm màu cho chiếc bánh.

Tạo hình và thực hiện trang trí bằng fondant cực kì bắt mắt và sống động

Không cùng công dụng như rolled, sculpting fondant thường được sử dụng trong việc nhào nặn và cho ra đời những nhân vật trang trí với nhiều hình thức khác nhau và được xem là những hình thức trang trí rất quen thuộc trong những chiếc bánh.

Sculpting fondant có thể sử dụng để biến hóa thành bất cứ điều gì, những hình tượng nhân vật cho đến tất cả mọi thứ, và sculpting fondant luôn sẵn sàng được trở thành một bộ môn điêu khắc dành cho giới nghệ thuật làm bánh và trang trí bánh.

Những ưu điểm của bánh fondant so với bánh thông thường:

Một chiếc bánh fondant được làm từ những chất liệu đắt tiền và cao cấp, chính vì vậy mà chúng có những ưu điểm vượt trội hơn so với những chiếc bánh thông thường khác.

Chất liệu thể hiện ý tưởng tuyệt vời: Đối với bánh fondant bạn có thể thực hiện được những ý tưởng vô cùng độc đáo trên những chiếc bánh này, được dùng để thực hiện với bất cứ ý tưởng tùy thuộc vào sự tưởng tượng và đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của bạn. Những hình tượng từ con người đến các con vật, hoa trang trí hay bất cứ điều gì cũng đều được tạo nên với sự sắc nét và tinh tế.

Nghệ thuật fondant mang đến những tác phẩm đẹp mắt và sáng tạo

Bánh được trưng bày lâu hơn: Chiếc bánh fondant được phủ bên ngoài một lớp fondant có thể sẽ được sử dụng và trưng bày với điều kiện nhiệt độ thông thường lâu hơn những chiếc bánh khác. Với chiếc bánh được trang trí tỉ mỉ và tinh tế như vậy mọi người có thể thoải mái chụp hình với bánh, hoặc có thể di chuyển bánh một cách dễ dàng mà không lo sợ phần kem sẽ dính hoặc trở nên lem nhem, kem bị tan chảy như những chiếc bánh thông thường.

Bánh fondant mang sự trang trọng và đẳng cấp: Những chiếc bánh fondant luôn thể hiện được sự đẳng cấp, tinh tế và sang trọng hơn hẳn những chiếc bánh kem thông thường chúng ta sử dụng hàng ngày. Từng chi tiết trang trí trên bánh đều được chăm chút khiến mọi người sẽ phải trầm trồ vì vẻ đẹp và sự sang trọng của chúng.

Điều gì khiến bánh fondant trở nên đắt hơn những chiếc bánh thông thường?

Để tạo ra một chiếc bánh fondant đòi hỏi người làm rất nhiều yếu tố, ngoài việc khéo tay, tỉ mỉ, tinh tế và kiên nhẫn còn đòi hỏi về các yếu tố khác như:

Vật liệu làm fondant đòi hỏi sự cao cấp: Mỗi chiếc bánh fondant đều đòi hỏi là một tác phẩm nghệ thuật có sự khác biệt, chính vì vậy mà người làm bánh cần phải suy nghĩ rất nhiều về việc tạo hình, phối màu cho những chi tiết và cả tổng thể chiếc bánh, cách tạo nên bố cục, nhân vật, điểm nhấn… hoặc thực hiện theo đúng yaau cầu của người đặt bánh.

Mua ý tưởng sáng tạo: Thông thường khi làm bánh fondant sẽ phải làm theo từng yêu cầu chứ không phải là đại trà, chính vì vậy mà mỗi chiếc bánh là một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo hoàn toàn mới. Bạn mua một chiếc bánh và sẽ được mua luôn cả sự sáng tạo của người làm bánh.

Thời gian làm bánh lâu hơn: Thời gian để tạo ra một chiếc bánh fondant lâu hơn rất nhiều so với làm ra một chiếc bánh kem thông thường. Những kĩ thuật để làm ra chiếc bánh fondant thật sự khó hơn nhiều lần so với việc trang trí cho những chiếc bánh kem thông thường. Fondant có thể được xem là một bộ môn điều khắc dành cho nghệ nhân ngành bánh, bạn phải là những người có bàn tay và óc sáng tạo cực kì phong phú.

Mua nguyên liệu làm fondant ở đâu?

Bạn có thể tìm mua được nguyên liệu để làm và trang trí fondant tại những cơ sở hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, hoặc những cửa hàng, shop chuyên bán những loại nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Có thể mua bánh fondant ở đâu tại Việt Nam?

Mua bánh fondant có đáng không?

Bánh fondant có thể đối với nhiều người là một chiếc bánh sa sỉ, không cần thiết. Tuy nhiên bạn nên hiểu về những giá trị được tạo nên từ những chiếc bánh fondant, không chỉ để ăn mà còn là để thưởng thức nghệ thuật.

Bạn có thể tìm được những giá trị đặc biệt của chiếc bánh trong những bữa tiệc trang trọng, đẳng cấp để thể hiện sự trân trọng đối với thực khách và sự đẳng cấp của chủ nhân bữa tiệc.

Có thể tự làm fondant không?

Bạn có thể làm fondant tại nhà với những công thức chuẩn xác, tuy nhiên hãy chuẩn bị tinh thần hiểu rằng việc có thể tạo được bánh fondant mịn mềm đẹp và bóng láng bởi kỹ thuật làm bánh fondant không đơn giản.

Bạn có thể học làm fondant qua các lớp học làm bánh

Bạn có thể tham gia các lớp học làm bánh fondant để nắm công thức và bí quyết chuẩn xác từ các chuyên gia làm bánh hàng đầu để tạo nên những chiếc bánh sinh động và đẹp mắt.

Cách làm fondant mềm dẻo tại nhà

– Gelatin không mùi: 1 gói – Nước: 60ml – Siro glucose: ½ chén (chất ngọt trong thực phẩm) – Glycerin: 15ml (chất phụ gia) – Vani: 5ml – Đường bột: 960g – Shortening: 30g

Shortening mình nhắc đến là loại nguyên liệu được cấu thành từ 100% chất béo màu trắng, loại này không có mùi vị, có độ đặc tương ứng với loại bơ thực vật. Được xem là loại dầu thực vật nhưng có loại cũng được làm từ mỡ động vật. Khó bị chảy ở nhiệt độ thông thường hơn bơ.

Bước 1: Thực hiện cho gelatin vào tô nước lạnh, để yên không khuấy động cho đến khi hỗn hợp dày lên thì đặt hỗn hợp gelatin lên xửng hấp trên cùng của nồi nước, đun sôi cho đến khi thấy bột đã hòa tan.

Bước 2: Thêm siro glucose và glycerin vào thực hiện trộn đều và khuấy, cho thêm shortening vào và lưu ý nên tắt bếp trước khi shortening tan chảy hết cùng với hỗn hợp.

Bước 3: Thực hiện cho vani vào khuấy đều hỗn hợp cho nguội dần và cho đến khi thấy nhiệt độ trở nên ấm.

Bước 4: Cho chỗ đường bột vào rây cho mịn, cho vào bát lớn và tạo một chỗ trống ở giữa như miệng giếng, cho hỗn hợp gelatin ấm vào, lấy thìa gỗ khuấy đều cho hòa quyện vào nhau.

Bước 5: Cho chỗ đường còn lại vào hỗn hợp rồi nhào tiếp cho đến khi không còn dính vào tay là được, nếu kẹo quá mềm thì cho thêm một ít đường. Nếu cảm thấy cứng thì cho thêm một chút nước.

Chiếc bánh sinh nhật trang trí bằng fondant cho bé gái cực kì xinh xắn

Bước 6: Khi có được hỗn hợp này tức là bạn đã hoàn thành khâu làm fondant. Lúc này bạn có thể sử dụng ngay hoặc để bảo quản trong hợp kín cho vào tủ lạnh. Khi cần sử dụng thì bỏ ra nhiệt độ thường rồi nhào lại cho mềm là được.

Những điều tuyệt vời về fondant đã tạo nên một trào lưu mới của bánh sinh nhật hay những chiếc bánh sang trọng trong các bữa tiệc đẳng cấp. Mỗi chiếc bánh được tạo nên từ nghệ thuật độc đáo mang đến cho bạn một góc nhìn tinh tế, bởi sự sống động như được thổi hồn sẽ tạo nên cảm xúc cho chủ nhân bữa tiệc cũng như thực khách

Tìm Hiểu Cách Làm Rượu Nếp Đục Thơm Ngon Đậm Đà Nhất

Cách làm rượu nếp đục Vậy thì cách làm rượu nếp đục cần những công đoạn nào? Ở bài viết ngày hôm nay, Cơ Khí Trọng Tuyết sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hấp dẫn nhất về vấn đề cách làm rượu nếp đục đúng chuẩn. như thế nào để đảm bảo đương mùi vị đậm đà truyền thống? Những lưu ý trong cách làm rượu nếp đục là gì? Như chúng ta đã biết thì rượu nếp đục còn được nhiều người biết đến với cái tên rượu nếp cái. Không chỉ có mùi vị đậm đà mà đây còn là thức uống không thể thiếu trong những dịp liên hoan cũng như là lễ tết.

Nguyên liệu để cách làm rượu nếp đục

Với bất kỳ loại rượu nào thì khâu đầu tiên chắc chắn sẽ là chuẩn bị nguyên liệu. Với những loại rượu truyền thống thì những nguyên liệu này không phải quá phức tạp nhưng nó đòi hỏi người nấu rượu cần có được sự lựa chọn kỹ càng. Chất lượng của nguyên liệu sẽ là yếu tố quyết định đến hương vị cũng như là độ đậm đà của rượu nếp đục.

Để có được những mẻ rượu nếp đục đúng chuẩn thì bạn sẽ cần đến gạo nếp, men rượu. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách lựa chọn từng loại.

Đầu tiên, gạo nếp thì bạn có thể dùng nếp cẩm hoặc thay thế bằng nếp cái hoa vàng, đặc biệt gạo nếp lứt có màu nâu vàng và chưa bị xay xát quá kỹ hết lớp cám gạo sẽ cho hương vị rượu chuẩn nhất. Còn về men rượu thì nó được làm từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Nhìn chung thì men rượu có đặc tính là cay nồng, được nắm thành từng nắm nhỏ và tiến hành ủ cho đến khi thấy nó nở phồng lên.

Tùy vào từng vùng miền và người nấu rượu thì men rượu sẽ có những đặc điểm riêng từ thành phần. Rượu nếp đục sẽ sử dụng men ngọt , nó hoàn toàn khác với men đắng cho rượu chưng cất thông thường, bạn sẽ không cần dùng đến thiết bị nhà bếp. Tỷ lệ men và gạo sẽ thay đổi tùy theo trọng lượng của quả men.

Cách làm rượu nếp đục

Về cách làm rượu nếp đục thì bạn sẽ tiến hành bằng cách ngâm gạo trong một thời gian sau đó để cho ráo, đãi sạch và đem đồ thành xôi chín. Sau khi xôi chín thì bạn sẽ phải dỡ ra và đảo nhanh cho nguội hoặc cói thể trụng qua nước lạnh cho xôi gạo có được độ tơi đúng chuẩn. Sau đó, bạn lại bỏ vào chõ để đồ thêm lần nữa cho chín kỹ hơn để nguyên liệu không bị khô và có được dộ dẻo cần thiết.

Đối với men, bạn sẽ tán men thành bột mịn và sau đó sẽ rât bỏ vỏ trấu đi, rắc đều vào xôi đã để nguội. Nếu như bạn cần còn để xôi quá nóng thì nó sẽ làm cho con men bị chết. Bạn có thể nắm xôi thành từng nắm nhỏ vừa phải và rắc men lên.

Bạn sẽ cần rải lá lót xuống đáy dụng cụ đựng, cho xôi nếp sau khi đã trộn men vào, tiếp theo là phủ lá lên trên. Ủ thật kín, tránh gió và ánh sáng mặt trời để vào nơi nóng ẩm khoảng từ 25 cho đến 35 độ C. Bạn sẽ cần đợi khoảng 2 ngày thì nguyên liệu đã cho thấy được mùi thơm đặc trưng và độ ướt do nước rượu ngọt chảy xuống ở dụng cụ đã chuẩn bị sẵn để đựng rượu. Nếu như bạn vẫn chưa ngửi thấy mùi thơm sau 2 ngày thì lại cần rắc thêm men.

Nếu như bạn để lâu thì sẽ càng răng được lượng nước rượu, lường đường sẽ chuyển hóa thành cồn khiến cho rượu trở nên có vị cay hơn. Nếu như bạn để quá lâu thì chắc chắn sẽ gặp những vấn đề như là rượu bị chua. Điều này còn phụ thuộc lớn vào thời tiết. Chỉ cần từ 3 cho đến 5 ngày thì bạn đã có thể sử dụng.

Lưu ý khi làm rượu nếp đục

Để có được sự an toàn cho sức khỏe người sử dụng thì bạn sẽ cần sử dụng máy lọc độc tố có trong rượu.

Với thiết bị này thì nó sẽ được nhà sản xuất trang bị đầy đủ công nghệ độc quyền để có thể lọc được hầu hết và triệt để những loại độc tố có trong rượu. Bên cạnh đó thì bạn sẽ có thể yên tâm về chất lượng của máy khá bền bỉ và hiện đại, có thiết kế tinh tế và tiện dụng.

Với thiết bị này, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với việc những mẻ rượu của mình cải thiện được chất lượng. Lượng độc tố bị loại bỏ sẽ giúp cho người tiêu dùng hoàn toàn được đảm bảo về mặt sức khỏe.

Tin tức Cơ khí Trọng Tuyết _ Tin tức Thiết bị nấu rượu

Mọi chi tiết xin liên hệ

_Địa chỉ: Đoan Bái-Đại Bái-Gia Bình-Bắc Ninh

_Điện Thoại: 0972787538_0868134139_0865013286

_Email: cokhitrongtuyet@gmail.com

_Website: https://cokhitrongtuyet.com/

_Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCkLUpUnS5Si3oyX9JQsW-Ew

_Instagram: https://www.instagram.com/cokhitrongtuyet/

_Fanpace facebook: https://www.facebook.com/chetaomaythucpham

_Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cokhitrongtuyet/

_Pinterest: https://www.pinterest.com/cokhitrongtuyetvn/boards/

_Whatsapp: +84972787538

Cập nhật thông tin chi tiết về Rượu Whisky Là Gì? Tìm Hiểu Những Điều Cơ Bản Về Rượu Whisky trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!